intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong những năm qua, luận văn đề xuất những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……./…….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ LỆ THỦY THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……./…….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ LỆ THỦY THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS LÊ THỊ HƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” là luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của tôi tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Mọi số liệu, thông tin trích dẫn đều có ghi rõ nguồn gốc./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Thị Lệ Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, Khoa sau Đại học, quý thầy cô đang làm việc tại Học viện Hành chính Quốc gia và quý thầy cô giảng dạy tại lớp LH4.N3 – những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi tại Học viện. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Thị Hương, người cô kính mến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Phòng Tư pháp huyện Trảng Bom, công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trảng Bom đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực trạng, cung cấp, phân tích các số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi vừa công tác, vừa học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi suốt thời gian qua. Trong quá trình nghiên cứu, với hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn, sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để bản thân được tiếp thu, học tập và nghiên cứu tốt hơn trong những công trình tiếp theo. Trân trọng cảm ơn./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Thị Lệ Thủy
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. HĐND Hội đồng nhân dân 2. PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật 3. QPPL Quy phạm pháp luật 4. UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc 5. UBND Ủy ban nhân dân 6. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tổng hợp, rà soát cán bộ, công chức thuộc Phòng Tư pháp huyện Trảng Bom Bảng 2. Tổng hợp rà soát đội ngũ công chức Hộ tịch các xã, thị trấn. Bảng 3. Tổng hợp kết quả đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom (Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018). Bảng 4. Tổng hợp kết quả đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch tại UBND huyện Trảng Bom (Từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2018). Bảng 5. Tổng hợp kết quả đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trảng Bom (Từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2018).
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH ................................................................................... 8 1.1. Quan niệm về thay đổi, cải chính hộ tịch và pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch ............................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm thay đổi, cải chính hộ tịch và đăn ký thay đổi, cải chính hộ tịch ....................................................................................................................... 8 1.1.2. Pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch .............................................. 12 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch ...................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch.............. 17 1.2.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch ........ 18 1.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch............. 23 1.2.4. Nội dung của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch ........ 26 1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch .......................................................................................................................... 33 1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch ........................................................................................................................... 32 1.3.2. Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ...................................................... 35 1.3.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thay đổi, cải chính hộ tịch ...................................................................................... 36 1.3.4. Cơ sở vât chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch ........................................ 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI ......................................................................................................................... 41
  8. 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai .......................................... 41 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Trảng Bom ................... 41 2.1.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác thay đổi, cải chính hộ tịch ........................................................................................................... 42 2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom ................................................................................................... 44 2.2.1. Kết quả đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom .............................................................................................................. 46 2.2.2. Kết quả quản lý thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom .............................................................................................................. 51 2.2.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được .......................................... 61 2.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom ........................................................................ 66 2.3.1. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ........................................................................................................... 66 2.3.2. Hạn chế trong thực hiện pháp luật về quản lý thay đổi, cải chính hộ tịch ..................................................................................................................... 71 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 73 2.4. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 79 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................................................83 3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ...................................................... 83 3.1.1. Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch phải đảm bảo nguyên tắc pháp quyền ........................................................................................... 83
  9. 3.1.2. Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch vì mục đích đảm bảo quyền con người, quyền công dân ........................................................... 84 3.1.3. Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch đảm bảo các nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác ........................ 85 3.1.4. Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch gắn với cải cách hành chính nhà nước ...................................................................................... 88 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ...................................................... 90 3.2.1. Các giải pháp chung ............................................................................. 90 3.2.2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................. 95 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 108 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 113
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra đến khi chết. Các sự kiện hộ tịch cơ bản của mỗi cá nhân được đăng ký và quản lý trong sổ hộ tịch bao gồm: khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính… Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ các sự kiện hộ tịch của cá nhân nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý về dân cư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý dân cư và quản lý các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh đồng thời tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền nhân thân phi tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản của cá nhân. Thay đổi, cải chính hộ tịch là những sự kiện hộ tịch được xác nhận vào sổ hộ tịch. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch. Việc thay đổi, cải chính hộ tịch là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến nhân thân của con người, đến việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đến hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch nên trong những năm vừa qua nhà nước ta đã ban hành 1
  11. nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nội dung này như: Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch, Luật Hộ tịch năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch và cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các quy định của pháp luật nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thay đổi, cải chính hộ tịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các yêu cầu về thay đổi, cải chính hộ tịch. Nhưng thực tế hiện nay, việc thực hiện các quy định của pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch vẫn còn một số tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Các quy định của pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch đã được ban hành tuy nhiên còn nhiều quy định chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chồng chéo. Tình trạng các cơ quan, tổ chức chưa xác định đúng giá trị pháp lý của việc thay đổi, cải chính hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân khi có yêu cầu hoặc có lúc lại tùy tiện cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch khi không có căn cứ. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng lợi dụng việc thay đổi, cải chính hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi như hợp pháp hóa bằng cấp, tăng thời gian công tác, hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước... Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ quy định của pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung, thay đổi cải chính hộ tịch nói riêng chưa thực sự sâu rộng; năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; việc xử lý cán bộ, công chức có sai phạm trong việc giải quyết các yêu cầu cải chính hộ tịch chưa nghiêm; chế tài xử lý hành chính đối với người dân có vi phạm khi thực hiện yêu cầu thay đổi cải chính, hộ tịch còn chưa đầy đủ và chưa nghiêm. Việc thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan 2
  12. đến nhân thân của một con người và cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của xã hội, nhưng nhìn từ góc độ bên ngoài thì rất “thầm lặng” và cũng được ít người quan tâm. Nhằm góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác thay đổi, cải chính hộ tịch và đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch của huyện Trảng Bom trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn Thạc sỹ Luật chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực hiện pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về hộ tịch đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học với nhiều công trình tiêu biểu đã được công bố như: - Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội của Hoàng Thị Bảo Trang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia (2016); - Pháp luật quản lý về hộ tịch - Từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội của Nguyễn Thị Hạnh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia (2016); - Pháp luật về hộ tịch - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông của Vũ Thị Ái Duyên, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia (2017); - Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch, Thông tin chuyên đề tháng 5 năm 2013 của Trung tâm thông tin khoa học - Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2015 triển khai thi hành Luật Hộ tịch. 3
  13. - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 10/2017. - Báo cáo chuyên đề triển khai thi hành Luật Hộ tịch, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015 của Bộ Tư pháp. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong đó có đề cập đến đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch - một nội dung của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. Tuy nhiên, các công trình đã được công bố có nội dung liên quan đều là những tài liệu tham khảo có giá trị, tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc để thực hiện các nội dung nghiên cứu luận văn “Thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong những năm qua, luận văn đề xuất những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Phân tích cơ sở khoa học của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. Trong đó cần phân tích rõ các vấn đề: Khái niệm thay đổi, cải chính hộ tịch, đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch; thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch; đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch; nội dung và các hình thức thực hiện pháp luật về thay đổi, cải 4
  14. chính hộ tịch cũng như các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom. Trong đó nêu, phân tích rõ các vấn đề: đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch; kết quả thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch, những hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn chế đó. - Trên cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch, Luận văn đề xuất những giải pháp thiết thực, mang tính khả thi bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch nói chung và thực tiễn thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom hiện nay nói riêng, dưới góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Các quy định pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch và thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Về thời gian: Từ năm 2014 đến hết năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Quan điểm, chủ 5
  15. trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thay đổi, cải chính hộ tịch và thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Luận văn đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh..., trong đó phương pháp phân tích, tổng hợp là chủ đạo sử dụng cho cả 03 chương; phương pháp thống kê, so sánh sử dụng cho chương 2 về thực trạng thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch nói chung và thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom nói riêng. Kết quả của việc nghiên cứu là một tài liệu có ý nghĩa tham khảo, ứng dụng trong tổ chức thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện; trong thực hiện quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác đăng ký, quản lý thay đổi, cải chính hộ tịch của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn và công chức hộ tịch thuộc Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn. - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nhất định trong công tác quản lý, tổ chức thi hành pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch của huyện Trảng Bom; nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch. - Trên cơ sở nghiên cứu, Luận văn đưa ra các giải pháp có thể vận dụng, thực hiện trong công tác đăng ký, quản lý thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom đúng với nguyên tắc pháp chế XHCN và bảo đảm thực hiện quyền con người và quyền lợi ích chính đáng của công dân liên quan đến thực hiện pháp luật về hộ tịch. Từ đó đóng góp chung vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. 6
  16. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 7
  17. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH 1.1. QUAN NIỆM VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH 1.1.1. Khái niệm thay đổi, cải chính hộ tịch và đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch 1.1.1.1. Thay đổi, cải chính hộ tịch Từ góc độ ngôn ngữ, “Thay đổi” theo Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Phê là một động từ, có nghĩa là thay cái này bằng cái khác [30, tr.1162]; “Cải chính” cũng là một động từ, có nghĩa là chữa lại cho đúng sự thật [30, tr.131]. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, “thay đổi” có nghĩa là thay cái này bằng cái khác; “cải chính” có nghĩa là sửa lại cho đúng điều đã nói trước đó Theo Từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau như Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Lân, Bửu Kế), thì Hộ tịch được hiểu theo những cách khác nhau: “Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch quán của từng người” [1, tr.384]; “Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” [27, tr.401]; "Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương" [28, tr.139]. Theo Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Phê thì Hộ tịch: Sổ của cơ quan dân chính đăng kí dân cư trong địa phương mình theo hộ [30, tr.578]. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, “Hộ tịch: các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật. Đăng ký hộ tịch, khai báo hộ tịch với công an khu phố” [46, tr.835]. Như vậy, khái niệm “thay đổi” “cải chính” có nghĩa hiểu tương đối thống nhất, khái niệm “hộ tịch” có nhiều cách hiểu khác nhau và còn có sự 8
  18. nhầm lẫn với khái niệm “hộ khẩu”. Từ những phân tích như trên, có thể hiểu: “Thay đổi hộ tịch” là thay các thông tin của sự kiện hộ tịch đã được đăng ký bằng thông tin khác theo quy định của pháp luật. “Cải chính hộ tịch” là chữa lại các thông tin của sự kiện hộ tịch đã được đăng ký cho đúng sự thật. Từ góc độ pháp lý, “thay đổi hộ tịch” và “cải chính hộ tịch” là những khái niệm pháp lý đặc thù, không dễ đưa ra bằng một định nghĩa với các đặc điểm, tiêu chí khái quát chung. Trải qua một thời gian dài các nhà làm luật không đưa ra khái niệm thay đổi, cải chính hộ tịch mà chỉ quy định những trường hợp được thay đổi, cải chính hộ tịch, thẩm quyền, thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch… trong các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì “Cải chính hộ tịch: (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền) chữa lại cho đúng những sai sót về hộ tịch như sai ngày, tháng, năm sinh, tên, họ, chữ đệm” [23, tr.21]. - Từ góc độ so sánh luật, qua tham khảo tài liệu pháp lý của một số nước như Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc … đều quy định về thay đổi hộ tịch và cải chính hộ tịch. Nhìn chung, các nước đều thống nhất về tên gọi đối với thay đổi hộ tịch. Tuy nhiên đối với cải chính hộ tịch các nước lại quy định không giống nhau. Pháp luật về đăng ký hộ tịch Nhật Bản đề cập đến việc “sửa” các vấn đề liên quan đến hộ tịch. Thuật ngữ này tương tự như thuật ngữ “cải chính” trong pháp luật hộ tịch Việt Nam. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp lại quy định về việc đính chính chứng thư hộ tịch (gồm khai sinh, khai tử, kết hôn). Việc đính chính chứng thư hộ tịch có thể do Chánh án Tòa án hoặc Viên chức hộ tịch thực hiện. Việc đính chính theo thể thức tư pháp hoặc hành chính đều có giá trị với mọi người [21, điều 99, 99-1, 100]. - Trong lịch sử pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về hộ tịch nói chung và thay đổi, cải chính hộ tịch nói riêng. Sắc lệnh số 185-SL ngày 26/5/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định 9
  19. Tòa án sơ cấp có quyền xử sơ thẩm nhưng việc liên quan đến hộ tịch, trong đó có việc xin sửa chữa giấy khai sinh, tử, giá thú; Điều lệ Hộ tịch năm 1956, Điều lệ Hộ tịch 1961 đã quy định về việc “sửa chữa các điều đã đăng ký”. Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch đã quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch nhưng chỉ quy định về thẩm quyền, thủ tục mà chưa đưa ra khái niệm thay đổi, cải chính hộ tịch. Mãi đến năm 2014, lần đầu tiên khái niệm “thay đổi hộ tịch” và “cải chính hộ tịch” mới được đưa ra tại Luật Hộ tịch. Theo đó, “Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha mẹ trong nội dung giấy khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật” [34, Điều 4] “Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch” [34, Điều 4]. Từ những phân tích trên, có thể khái quát chung về thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch như sau: Thay đổi hộ tịch là một sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi họ, tên, chữ đệm của cá nhân đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Cải chính hộ tịch là một sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ hộ tịch việc sửa chữa những nội dung đã được đăng ký trong Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch của cá nhân, nhưng có sai sót trong khi đăng ký hộ tịch. 10
  20. Như vậy, thay đổi hộ tịch và cải chính hộ tịch giống nhau ở chỗ đều là những sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ: - Tại thời điểm đăng ký hộ tịch thì thay đổi hộ tịch: các thông tin đăng ký hộ tịch là đúng, không có sai sót; còn cải chính hộ tịch thì tại thời điểm đăng ký hộ tịch đã có sai sót như: cán bộ ghi chép (đánh máy) sai giới tính của người được đăng ký hộ tịch. - Về phạm vi: thay đổi hộ tịch chỉ áp dụng đối với việc thay đổi họ, tên, chữ đệm trong Giấy khai sinh; Còn cải chính hộ tịch áp dụng với tất cả các giấy tờ hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn) và các nội dung trong giấy tờ hộ tịch như: ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, số chứng minh nhân dân của người đi đăng ký hộ tịch (trừ nội dung: quốc tịch) 1.1.1.2. Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện thay đổi, cải chính hộ tịch của cá nhân nhằm đảm bảo tính chính xác của các thông tin, dữ liệu hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý về dân cư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quan niệm truyền thống: Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch là việc ghi chép vào sổ sự thay đổi, cải chính các thông tin hộ tịch của các hộ lại nhằm quản lý việc biến động tự nhiên, biến động xã hội của các sự kiện đó, trên cơ sở đó xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước như đóng thuế, nghĩa vụ nô dịch, quân dịch ... Theo quan niệm hiện tại: Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và ghi vào sổ hộ tịch sự kiện thay đổi họ, tên, cải chính hộ tịch trong các giấy tờ hộ tịch. Hiện nay, theo Luật Hộ tịch năm 2014 thì “đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2