intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HỒNG THÁI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HỒNG THÁI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HOA HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Trịnh Hồng Thái
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Nhà nước và Pháp luật cùng các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy cho tôi học tập chương trình Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Lê Thị Hoa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Phòng Tham mưu Công an thành phố Hải Phòng, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an thành phố Hải Phòng, Phòng Quản lý vận tải - Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu luận văn./. TÁC GIẢ Trịnh Hồng Thái
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VI PHẠM HÀNH 9 CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ 9 1.2. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường 24 bộ 1.3. Những yếu tố tác động đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận 29 tải hàng hóa đường bộ Tiểu kết Chương I 33 Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH 34 PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường 34 bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2.2. Nhận xét về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải 55 hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng Tiểu kết Chương II 62 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 64 TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Quan điểm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng 64 hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng 3.2. Giải pháp hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng 67 hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng 3.2.1. Nhóm giải pháp chung 67 3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho thành phố Hải Phòng 81 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
  6. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tại thành phố Hải Phòng 39 giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 40 2013 – 2017 Bảng 2.3. Số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ 41 tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 2.4. Chuỗi tăng trưởng phương tiện ô tô tại thành phố Hải 42 Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 2.5. Tỷ trọng phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành phố 43 Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 2.6. Cơ cấu phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành phố 44 Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 2.7. Thống kê số liệu tai nạn giao thông đường bộ thành phố 45 Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 Bảng 2.8. Thống kê số liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực 46 giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 Bảng 2.9. Thống kê số liệu phương tiện vi phạm hành chính bị xử lý trong lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn 47 2013-2017 Bảng 2.10. Thống kê số liệu xe ô tô vi phạm hành chính trong lĩnh 48 vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 Bảng 2.11. Thống kê số liệu xe ô tô vận tải hàng hóa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai 49 đoạn 2013-2017 Bảng 2.12. Thống kê số liệu vi phạm quy định về quy tắc giao thông 50 đường bộ của xe ô tô vận tải hàng hóa Bảng 2.13. Thống kê số liệu vi phạm quy định về phương tiện giao 52 thông đường bộ của xe ô tô vận tải hàng hóa Bảng 2.14. Thống kê số liệu vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ của xe ô tô vận tải hàng 52 hóa Bảng 2.15. Thống kê số liệu vi phạm quy định về vận tải đường bộ 53 của xe ô tô vận tải hàng hóa
  7. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng 37 Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển tại 40 thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017. Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng năm 41 Hình 2.4. Biểu đồ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp kinh doanh 42 vận tải hàng hóa đường bộ tại Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017. Hình 2.5. Biểu đồ tăng trưởng số lượng xe ô tô và xe ô tô vận tải 43 hàng hóa tại Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành 44 phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Hình 2.7. Biểu đồ số liệu tai nạn giao thông đường bộ thành phố Hải 46 Phòng giai đoạn 2013-2017 Hình 2.8. Biểu đồ số liệu phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh 47 vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 Hình 2.9. Biểu đồ số liệu xe ô tô vận tải hàng hóa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai 50 đoạn 2013-2017 Hình 2.10. Biểu đồ số liệu vi phạm chở hàng hóa cồng kềnh, quá tải 54 của xe ô tô vận tải hàng hóa giai đoạn 2013 - 2017 Hình 2.11. Hình ảnh ùn tắc giao thông do xe container chờ bốc xếp 56 hàng tại các cảng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng về mọi mặt. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chủ động và tích cực tham gia các tổ chức kinh tế thế giới, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do... Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động lưu thông hàng hoá hiệu quả giữa các vùng miền và giữa các quốc gia trên thế giới càng trở nên cần thiết. Hoạt động vận tải nói chung và vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực này. Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nhằm tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện pháp luật về giao thông đường bộ, trong đó có nội dung quan trọng là nhằm mục đích hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội: Tổ chức giao thông đã có những chuyển biến rõ rệt. Công tác quản lý của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được đổi mới thích ứng với tình hình thực tế. Công tác tuần tra kiểm soát, xử phạt vi phạm được tăng cường, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm, đa dạng hóa với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân được nâng lên. Mặc dù vậy, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ ở nước ta hiện nay có nhiều diễn biến rất phức tạp. 1
  9. Hải Phòng là thành phố cảng, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng, hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không và là Cảng cửa ngõ quốc tế chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng đang từng bước phát triển, thu hút nhiều sự đầu tư trong nước và ngoài nước, nhiều dự án trọng điểm của các nhà đầu tư lớn đã và đang được triển khai như: Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cầu vượt biển Tân Vũ, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển… Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng Hải Phòng tăng trưởng mạnh theo từng năm. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nó riêng còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không ổn định. Có nhiều nguyên nhân được đề cập, trong đó có ý kiến cho rằng do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi lượng phương tiện giao thông không ngừng tăng lên, thành phố Hải Phòng còn có đặc thù là có số lượng xe ô tô để vận tải hàng hóa khá lớn; hệ thống pháp luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn hạn chế, chưa nghiêm khắc và mang tính răn đe, giáo dục cao; năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận đội ngũ cảnh sát giao thông chưa cao; ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém… Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những phân tích nêu trên tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực 2
  10. tiễn thành phố Hải Phòng" làm làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hóa đường bộ là vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình khoa học được công bố nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề trên, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các công trình được công bố tiêu biểu như: - Cuốn sách chuyên khảo về “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương- Thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2014 của tập thể tác giả: Phạm Đình Xinh, Phùng Xuân Hào, Lê Huy Trí, Nguyễn Thành Trung, Đặng Đức Minh, Nguyễn Đức Khiêm, Nguyễn Thế Anh và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tập trung làm rõ đặc điểm, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương; dự báo xu hướng phát triển của loại hình giao thông đường bộ và đề xuất giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới [32]. - Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Sơn Hà về đề tài "Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay", chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia (2016). Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay [21]. 3
  11. - Phạm Quang Hưng (2016): "Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk". Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; phân tích thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, nêu lên kết quả đạt được, các hạn chế, vướng mắc và tìm ra những nguyên nhân các hạn chế, vướng mắc đó. Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk [22]. - Chu Thị Nhàn (2017): "Pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, phân tích thực trạng hệ thống nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý vận tài đường bộ, thực tiễn áp dụng hiện nay, tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tài đường bộ ở nước ta thời gian tới [25]. - Trần Thảo Nguyên (2017): "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang". Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; phân tích thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, nêu lên kết quả đạt được, các hạn chế, vướng mắc và tìm ra những nguyên nhân các hạn chế, vướng mắc đó. Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang [24]. 4
  12. - Vũ Hoài Phương (2017): “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải container bằng đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Hàng hải Việt Nam. Luận văn đã là rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải container bằng đường bộ, phân tích tực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải container bằng đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng; căn cứ vào định hướng phát triển vận tải đường bộ của thành phố, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải container bằng đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng [26]. Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các tác giả đã giới thiệu, phân tích đánh giá pháp luật về quản lý vận tải đường bộ, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng chưa nghiên cứu về thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Do vậy, luận văn "Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng" sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời phản ánh thực trạng tại thành phố Hải Phòng nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ của cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1.Mục đích Trên cơ sở lý luận, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 5
  13. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý về vận tải hàng hóa đường bộ, vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. - Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017. - Về không gian: thành phố Hải Phòng. - Về đối tượng: Chủ yếu nghiên cứu, phân tích số liệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hải Phòng (tập trung vào số liệu vi phạm hành chính đối với phương tiện xe ô tô vận tải hàng hóa). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin. 6
  14. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua việc nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật để phòng ngừa, hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, những phân tích và giải pháp được đề xuất có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham khảo, áp dụng cho những địa phương khác trong cả nước. Đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. 7
  15. Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. 8
  16. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ * Khái niệm vận tải hàng hóa đường bộ Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người (hành khách) và vật phẩm (hàng hoá). Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Nếu coi nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Theo Giáo trình nhập môn vận tải ô tô của trường Đại học giao thông Vận tải: "Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá và hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người" [23,tr.4]. Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải có thể phân loại vận tải như sau: - Vận tải đường thủy: Vận tải đường thủy có ưu điểm vốn đầu tư xây dựng tuyến đường ít hơn vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Mức chi phí nhiên liệu cho một đơn vị 9
  17. sản phẩm thấp hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Vận tải đường thủy có nhược điểm là còn phụ thuộc theo mùa, tốc độ kỹ thuật của vận tải đường thủy thấp. - Vận tải đường không: Vận tải đường không có ưu điểm là tốc độ cao, có đường nối các điểm đi, đến ngắn nhất mà các phương tiện vận tải khác không thực hiện được. Do tốc độ kỹ thuật cao nên vận tải đường không tiết kiệm được thời gian. Khi vận chuyển càng xa thì ưu điểm này càng lớn. Ngược lại, với khoảng cách vận chuyển ngắn và sân bay ở xa các điểm hàng thì ưu điểm này không lớn. Nhược điểm cơ bản của vận tải đường không là giá thành vận chuyển cao vì trọng lượng phương tiện và nhiên liệu vật liệu tính cho 01 tấn hàng vận chuyển lớn. - Vận tải đường sắt: Vận tải đường sắt có ưu điểm chính là một trong những hình thức vận tải có khả năng vận chuyển lớn. Đường sắt có thể hoạt động được liên tục quanh năm, không phụ thuộc vào thời tiết, ngày đêm. Giá thành vận chuyển tương đối thấp, năng suất lao động cao. Vận tải đường sắt có nhược điểm là cần nhiều vốn trong xây dựng. - Vận tải đường ống: Vận tải đường ống là hình thức vận tải đặc biệt để vận chuyển dầu mỏ, hơi đốt và nước sạch. Ưu điểm của vận tải đường ống là nguồn vốn đầu tư không nhiều, đồng thời vốn đầu tư này có thể bù đắp lại trong thời gian ngắn do tiết kiệm chi phí quản lý hơn so với các loại vận tải khác. Tiêu hao năng lượng ít so với tất cả các hình thức vận tải khác. Nhược điểm của vận tải đường ống là tốc độ vận chuyển sản phẩm thấp (khoảng 3-6 km/h). Việc xây dựng đường ống sẽ kém hiệu quả nếu không có khối lượng vận chuyển lớn, 10
  18. thời gian khai thác không lâu dài và không đảm bảo sự hoạt động liên tục của đường ống - Vận tải đường bộ: Vận tải đường bộ là phương thức vận tải mà sản phẩm của nó là sự dịch chuyển người, hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác bằng các phương tiện giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ: Gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự [27]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến vận tải hàng hóa đường bộ bằng phương tiện xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. Đối với phương tiện xe ô tô để vận tải hàng hóa, căn cứ vào trọng tải thiết kế ô tô được phân ra các loại: - Ô tô có trọng tải rất nhỏ đến 0,75 tấn. - Ô tô có trọng tải nhỏ từ 0,75 đến 2 tấn - Ô tô có trọng tải trung bình từ 2 đến 5 tấn - Ô tô có trọng tải lớn từ 5 đến 10 tấn - Ô tô có trọng tải rất lớn trên 10 tấn Thông thường, những loại ô tô có trọng tải nhỏ dùng để vận chuyển những lô hàng lẻ với khối lượng không lớn, còn loại ô tô có trọng tải lớn dùng để vận chuyển những loại hàng có kích thước và khối lượng lớn. Hiện nay, 11
  19. phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Để vận chuyển container người ta thường dùng ô tô trọng tải lớn kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc (gọi là xe đầu kéo). Hàng hoá: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Căn cứ theo tính chất hàng hóa, khi vận chuyển được phân theo các nhóm sau: Nhóm 1: Bao gồm các hàng hoá dễ cháy, dễ vỡ, chất nổ, nguy hiểm… Khi vận chuyển các loại hàng trên, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Các hàng nguy hiểm phải được đóng gói hoặc chở trên các phương tiện chuyên dùng, có biện pháp bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển để đảm bảo an toàn. Nhóm 2: Hàng chóng hỏng. Hàng chóng hỏng là những hàng thực phẩm tươi sống như hư hỏng theo thời gian và nhiệt độ không khí. Loại hàng này thường được bảo quản bằng ôtô có thiết bị đông lạnh. Nhóm 3: Hàng hỏng. Hàng hỏng là những hàng chất lỏng như : Xăng dầu, khí hoá lỏng và các chất lỏng khác. Hàng chất lỏng có nhiều loại, tính chất rất đa dạng. Vì vậy, khi vận chuyển phải quan tâm đến tính chất lý hoá, có biện pháp bảo quản hàng hoá. Nếu hàng chất lỏng có tính chất ăn mòn cao hoặc han rỉ các thiết bị bằng kim loại, cần phải thực hiện tốt các quy định bảo quản khi vận chuyển và phải cẩn thận khi sếp, dỡ hàng hoá. Hàng chất lỏng được vận chuyển bằng xitéc đặt trên ôtô, cần tuân thủ nguyên tắc phải chở đầy hàng để đảm bảo ổn định trong vận chuyển, có đủ thiết bị và biện pháp phòng chống cháy. Nhóm 4: Hàng có kích thước và trọng lượng lớn. 12
  20. Những loại hàng dài, trọng lượng lớn như cột điện, dầm cầu, máy biến thế, máy công dụng khi vận chuyển những loại hàng này cần sử dụng ôtô và các thiết bị chuyên dùng để vận chuyển. Đặt biệt có những kiện hàng có kích thước và trọng lượng thực tế vượt quá giới hạn quy định cho phép gọi là hàng siêu trường, siêu trọng. Tại Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải qui định: Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau : - Chiều dài lớn hơn 20m. - Chiều rộng lớn hơn 2,5m. - Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét. Hàng siêu trọng là hàng không tháo rời, có trọng lượng trên 32 tấn [3]. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải có trọng tải, kích thước phù hợp với kiện hàng vận chuyển. Trong trường hợp cần thiết có thể gia cố, tăng cường khả năng chịu tải của phương tiện nhưng phải theo thiết kế được duyệt. Trong quá trình tổ chức vận chuyển những loại hàng có kích thước, trọng lượng lớn cần có phương án vận chuyển riêng. Đặc biệt hàng thuộc loại siêu trường, siêu trọng phải khảo sát trước tuyến đường xe đi qua, gia cố những điểm, đoạn đường xung yếu nhằm tăng cường khả năng chịu tải và khả năng thông qua của đường bộ. Sau khi được cấp giấy lưu hành cho xe quá tải, quá khổ được tiến hành vận chuyển trên đường giao thông công cộng. Nhóm 5: Hàng rời. Hàng rời là những hàng hoá rời không có bao bì được đổ đống như đá, cát, sỏi, than… Đối với những loại hàng này, nếu khoảng cách vận chuyển ngắn, nên dùng loại xe tự đổ để vận chuyển. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2