intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên-Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Huế, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị nói chung, trong đó có thành phố Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên-Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN MẠNH HÙNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN MẠNH HÙNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THẾ TÀI THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thế Tài - Học viện Hành chính Quốc gia. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng. Học viên Đoàn Mạnh Hùng
  4. Lời Câm Ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cûa bân thån, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình cûa các thæy cô trong suốt khòa học täi Học viện. Trước hết, em xin trån trọng bày tó lñng biết ơn såu sắc đến Tiến sï Nguyễn Thế Tài - Học viện Hành chính Quốc gia, là người hướng dẫn khoa học, cho luận văn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin gửi lời câm ơn chån thành tới Quý thæy cô Học viện đã nhiệt tình giâng däy, täo rçt nhiều điều kiện để em học tập và hoàn thành tốt khòa học. Đồng thời em cüng xin chån thành câm ơn Ban chî huy Công an thành phố Huế... đã giúp đỡ, täo điều kiện để bân thån học tập và hoàn thành luận văn này. Vì điều kiện chû quan, khách quan và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khói những thiếu sòt. Rçt mong nhận được sự gòp ý cûa Quý thæy cô, các anh chð học viên và các bän đồng nghiệp. Xin trån trọng câm ơn. Thừa Thiên Huế, ngày tháng 5 năm 2018 Học viên Đoàn Mänh Hùng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ .................................................................... 9 1.1. Khái quát chung về trật tự đô thị và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ....................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về đô thị và đặc điểm đô thị ...................................... 9 1.1.2. Khái niệm về trật tự đô thị và các tiêu chí đánh giá trật tự đô thị ... 11 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị..................................... 12 1.2. Hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ............................................................................................. 22 1.2.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị .................................................................................................... 23 1.2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự đô thị 25 1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị .................................................................................................... 27 1.2.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị .. 30
  6. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ...................................................................................... 35 1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ................................................................. 35 1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị ... 36 1.3.3. Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ........................................................................................ 37 1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ........................................................................... 37 1.3.5. Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt hành chính ........................................................................................... 38 Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 39 Chương 2: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................ 40 2.1. Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Huế ... 40 2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên ............................................................ 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................ 41 2.1.3. Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản trong lĩnh vực trật tự đô thị của thành phố Huế ......................................................................... 42 2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2012 đến nay .................................. 44 2.2.1. Tổng quan về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2012 đến nay .............................. 44 2.2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế ............................................................ 45
  7. 2.2.3. Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ......................................................................................... 58 Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 65 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HUẾ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............. 67 3.1. Quan điểm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ................................................................................................... 67 3.1.1. Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực trật tự đô thị ............ 67 3.1.2. Thể hiện tinh thần Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc tăng cường trách nhiệm pháp lý đối với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ....................................................... 68 3.1.3. Bảo đảm sự tương thích của trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hành chính với các điều kiện cụ thể của đời sống xã hội, đồng thời các cam kết quốc tế liên quan mà nước ta ký kết hay tham gia .. 68 3.1.4. Bảo đảm tính đồng bộ trong việc nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính ........................................................................................... 69 3.1.5. Bảo đảm tính kế thừa trong xây dựng và thi hành pháp luật .... 69 3.2. Các giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Huế ............................................................... 69 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ........................ 69 3.2.2. Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của hệ thống chính trị về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ........................ 72 3.2.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát để bảo đảm hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị .. 75
  8. 3.2.4. Rà soát bổ sung, kiện toàn về mặt tổ chức tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý trật tự đô thị ........... 77 3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật về trật tự đô thị cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và người dân .................. 79 3.2.6. Bổ sung các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phù hợp với tình hình thực tế, bố trí nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị .... 80 Tiểu kết chương 3: ......................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số liệu kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng ........................................................................................ 46 Bảng 2.2: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông tại Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016 ...................... 50 Bảng 2.3: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định trên địa bàn Thành phố Huế của đội quản lý đô thị Thành phố Huế .............................................................................. 53 Bảng 2.4: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định trên địa bàn Thành phố Huế của đội cảnh sát trật tự công an Thành phố Huế ................................................................ 54
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên tổng số trường hợp kiểm tra tại Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016 ........................ 46 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỉ lệ các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông tại Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016 .................................................................................. 50 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ số vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định trên tổng số trường hợp kiểm tra tại địa bàn Thành phố Huế của đội quản lý đô thị Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016 .......................................................................... 54 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ số vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định trên tổng số trường hợp kiểm tra tại địa bàn Thành phố Huế của đội cảnh sát trật tự công an Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016 ....................................................... 55 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ các vụ việc vi phạm trên lĩnh vực vệ sinh môi trường từ năm 2012 - 2016 .......................................................................... 58
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong quá trình đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đô thị hóa trở thành xu thế chung của quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp là một tất yếu khách quan. Nhận thức được quy luật này, Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo thực hiện rất sớm công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị... hình thành đồng bộ hệ thống luật pháp mới để mở rộng dân chủ, đề cao pháp luật, lập lại trật tự kỷ cương, làm cho người dân sống và làm việc theo pháp luật, huy động nhiều nguồn tài chính vào việc phát triển đô thị. Cũng cố và kiện toàn bộ phận quản lý xây dựng và lực lượng trật tự, quy tắc ở các đô thị để phát hiện kịp thời các trường hợp xây dựng trái phép, không phép, sai phép, lấn chiếm vỉa hè, vi phạm vệ sinh công cộng, trật tự an toàn xã hội để xử lý kịp thời và nghiêm minh. Từ đó, trong những năm qua, tình hình trật tự đô thị có những chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về hoạt động có liên quan đến trật tự đô thị được nâng cao, cơ quan lập pháp và hành pháp đã ban hành nhiều hệ thống văn bản pháp luật về công tác trật tự đô thị thuộc nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị nước ta trong những qua đã tạo ra sức ép khá lớn về nhiều mặt, có nguy cơ dẫn đến việc phát triển không bền vững. Quá trình phát triển đô thị đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn như: Gia tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn; tình trạng lấn chiếm đất xây dựng nhà trái phép, không phép, vi phạm chỉ giới xây dựng, sai với quy hoạch ngày càng nghiêm trọng; sự bùng nổ các phương tiện cơ giới gây ách tắc giao thông, việc vi phạm môi trường, xử lý chất thải... Đây chính là thách thức không nhỏ trong công tác trật tự đô thị tại các thành phố trên cả nước. 1
  12. Huế là trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival, thành phố văn hóa ASEAN với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kết quả đó ghi nhận nỗ lực của Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong việc ra sức giữ gìn, phát huy bảo tồn giá trị tốt đẹp của văn hóa Huế, con người Huế. Nhưng một thực trạng rất đáng buồn lâu nay diễn ra đó chính là trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị vẫn còn diễn biến rất phức tạp; ý thức văn hóa giao thông, văn minh đô thị của không ít người dân mãi mãi là “căn bệnh” nan y, khó chữa. Dạo quanh một số tuyến đường trọng điểm của thành phố Huế, chúng ta dễ dàng bắt gặp thực trạng đáng buồn này. Đó là tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè họp chợ trái phép làm mất mỹ quan đô thị, tình trạng ô tô, xe máy đậu đỗ sai quy định gây ùn tắc và nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông, làm nhiều người dân rất bức xúc. Điển hình cho những vi phạm vừa nêu thường tập trung ở những khu dân cư đông, gần chợ, trung tâm thương mại. Trong lĩnh vực xây dựng, việc vi phạm cũng phổ biến không kém. Đội quản lý đô thị thành phố Huế và Tổ quản lý đô thị của 27 phường trên địa bàn hàng năm kiểm tra xử phạt hàng ngàn trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, song đó chỉ là “bề nổi của tảng băng”. Nếu kiểm tra tất cả sai phạm sẽ còn nhiều hơn, thậm chí mức độ phạm vi sẽ còn tăng nhiều hơn. Thế mới nói, vi phạm về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế là câu chuyện dài kỳ và chưa có hồi kết thúc. Thời gian vừa qua, thông tin và dư luận đề cập nhiều về việc lập lại và xử phạt vi phạm trật tự đô thị ở 2 đô thị lớn, trong đó quyết liệt nhất là tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Không phải từ bây giờ mà vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị mới được đặt ra hay phải bằng những giải pháp như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... đang thực hiện mới mang lại hiệu quả. Thời gian qua, thành phố Huế cũng đã tiến hành rất 2
  13. nhiều đợt ra quân lập lại trật tự đô thị, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị trên các tuyến đường, trung tâm thương mại, chợ... Vấn đề lập lại và xử phạt vi phạm về trật tự đô thị cũng luôn được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tập trung ra quân, tăng cường kiểm tra xử lý của các lực lượng chức năng nên trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế có những thời điểm có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên những kết quả đạt được dường như vẫn chưa đạt yêu cầu. Thực tế cho thấy dù các đợt cao điểm triển khai xử lý vi phạm về trật tự đô thị, tình trạng vi phạm sau đó có giảm nhưng không bền vững, được một thời gian lại tái phạm, thậm chí có nơi vi phạm còn phổ biến hơn. Thành phố Huế xác định, quản lý đô thị và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị, hạn chế vi phạm là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt song phải được thực hiện bền bỉ và lâu dài, năm nào cũng phải triển khai với sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành và sự đồng thuận từ phía người dân. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế với mục tiêu là xây dựng một thành phố Huế xứng đáng với vị thế đô thị loại I, thành phố văn minh đô thị, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, bảo vệ tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế, học viên chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên-Huế” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước tình hình phức tạp về trật tự đô thị hiện nay, xử phạt trong lĩnh vực trật tự đô thị luôn là đề tài được quan tâm nghiên cứu. Có thể chỉ ra một số công trình nghiên cứu sau: - Luận văn thạc sĩ luật học “Tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay” của Đặng Thanh Sơn, 2003. 3
  14. - Đề tài nghiên cứu: “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” - Nhóm chuyên gia pháp luật hành chính thuộc Vụ pháp luật hình sự hành chính Bộ Tư pháp”. - Báo cáo khoa học “Thực trạng và kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” - 2011 của Tiến sĩ Lương Minh Tuấn, Viện nghiên cứu lập pháp. - Đề tài “Những vấn đề cơ bản trong hoàn thiện chế định trách nhiệm hành chính Việt Nam hiện nay”, Vũ Thư 2010 kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển tổ chức ngày 28-30/12/2010. - Bài viết: “Khó khăn, vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính theo của lực lượng Cảnh sát nhân dân” - 2017 của Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Xuân Thủy (Giảng viên Học viện Cảnh sát nhân dân). - “Pháp luật và Quản lý đô thị” do TS. KTS. Lê Trọng Bình chủ biên, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội - 2009, tác giả đã đề cập đến những kiến thức cơ bản về quản lý và phát triển đô thị, giúp cho người nghiên cứu nhận thức đúng đắn về quy luật phát triển đô thị, đảm bảo cho đô thị phát triển một cách trật tự, phù hợp với quy luật khách quan và hình thái kinh tế xã hội nước ta. - Đề tài nghiên cứu: “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” của nhóm chuyên gia pháp luật hành chính thuộc Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Bộ Tư pháp. - Bài viết “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, TS. Trần Mai Hương, tạp chí Luật học số 8/2008. - Báo cáo “Đánh giá các quy định về xử phạt vi phạm hành chính và khuyến nghị hoàn thiện trong Luật xử lý vi phạm hành chính” của dự án 4
  15. 58492 - Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam, phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, 2011. - Luận văn thạc sĩ quản lý công: “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Văn Bình. - “Vì một đô thị văn minh, xanh - sạch - đẹp” của tác giả Tâm Huệ, báo Công an Thừa Thiên-Huế (số 15 ra ngày 30/3/2017), cũng nêu lên những bất cập, hạn chế trong công tác trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế hiện nay như nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng để sản xuất kinh doanh tình trạng vi phạm Luật Giao thông, ô nhiễm môi trường, xây dựng các công trình sai phép, không phép và trái phép đang diễn ra hàng ngày gây ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo trật tự đô thị của thành phố, qua đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cần thiết để khắc phục tồn tại nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực trật tự đô thị. Các công trình nghiên cứu khoa học trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng quý giá, giúp tác giả hình thành nền tảng ban đầu về lý luận và thực tiễn để tiếp tục kế thừa, khẳng định và phát huy cũng như chỉ rõ hướng phát triển cho quá trình học tập, nghiên cứu, áp dụng thực tiễn của đề tài của mình. - Qua tìm hiểu rà soát thì việc nghiên cứu đề tài xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào. Từ thực tế công tác của bản thân thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài này, góp phần đưa ra các kiến nghị khoa học để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế, nhằm xây dựng thành phố Huế ngày càng văn minh hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Huế, luận văn đề xuất các giải 5
  16. pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị nói chung, trong đó có thành phố Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về trật tự đô thị và xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị; Thứ hai, phân tích đầy đủ, toàn diện đặc điểm về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế. Đánh giá khách quan về những kết quả đạt được trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, đi sâu phân tích kết quả, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian được giới hạn trong phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phạm vi nghiên cứu về thời gian là từ năm 2012 đến năm 2016. Về nội dung: Do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị có nội dung rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính các lĩnh vực cơ bản sau đây: Xử phạt vi phạm hành chính trật tự xây dựng, 6
  17. xử phạt vi phạm hành chính về trật tự giao thông đô thị, xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ kinh doanh, dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định... 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về nhà nước và pháp luật; về quản lý nhà nước và cưỡng chế nhà nước dưới góc độ chủ nghĩa xã hội; về đấu tranh với vi phạm hành chính. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Chương 1 sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ hơn phần lý luận của đề tài. Chương 2 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, để đưa ra thực trạng hiện nay về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp so sánh đánh giá nhận xét về thực trang xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị nhằm đề ra những giải pháp phù hợp. Chương 3 sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện, đảm bảo thực hiện và các yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 7
  18. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện cơ chế bảo vệ pháp luật, giáo dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu xây dựng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, đồng thời bổ sung những tài liệu cần thiết cho cán bộ, sinh viên trong công tác, học tập và nghiên cứu khoa học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Chương 2. Thực trạng xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chương 3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 8
  19. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 1.1. Khái quát chung về trật tự đô thị và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 1.1.1. Khái niệm về đô thị và đặc điểm đô thị Theo nghĩa Hán Việt, đô thị là từ ghép của 2 chữ “đô” và “thị”. Thị có nghĩa là “chợ”, “đô” có nghĩa là sự đông đúc, chợ thì phải luôn đông, phải tập trung con người và vật dụng trao đổi buôn bán. Đô thị được hình dung là nơi tập trung khu dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp. Theo giáo trình “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, đô thị Việt Nam được hiểu là: “Một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị” (43, tr 9). Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2007) có giải thích: “Đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể có cả nông nghiệp, là thành phố hoặc thị trấn, thị tứ”. Như vậy, đô thị được hiểu là khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, những trung tâm phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia, một vùng, một địa phương. (21, tr 78). Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị thì: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” (38). Khái niệm về đô thị 9
  20. Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị. Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản: Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2.000 người sống tập trung, mật độ trên 3.000 người/km2 trong phạm vi nội thị. Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân cư từ 2.000 người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Với quan niệm về đô thị như trên, đô thị có các đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, đô thị được tổ chức như một cơ thể sống: Đặc điểm này xuất phát từ tính cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ của từng bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể đô thị và tính chất luôn vận động của nó. Hệ thống chức năng vận động của đô thị là toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế - xã hội trên cơ sở hạ tầng đô thị. Giống như một cơ sống, bất kỳ một sự “trục trặc” nào trong hệ thống cấu trúc cũng sẽ dẫn tới những rối loạn trong các hoạt động đô thị. Vì vậy, sự cân bằng, ổn định, bền vững là mục tiêu số 1 của đô thị. - Thứ hai, đô thị luôn vận động và phát triển: Đặc điểm này vừa biểu hiện tính “sống” của đô thị, đồng thời biểu hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị với xã hội loài người. Sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, đặc biệt là gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Xã hội loài người luôn phát 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2