intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành án treo từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó mà đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện những quy định của pháp luật về chế định này cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trong thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành án treo từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH XUÂN THÙY THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hồ Chí Minh, năm 2020 1
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH XUÂN THÙY THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số:8.38.01.04 Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH NHÃ Hồ Chí Minh, năm 2020 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thi hành án treo từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đinh Xuân Thùy 3
  4. Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN TREO ......................................................................................................................... 12 1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án hình sự và thi hành án treo .......... 12 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án hình sự ............................................ 12 1.1.2. Khái niệm thi hành án treo ......................................................................... 15 1.1.3. Đặc điểm thi hành án treo ........................................................................... 17 1.2. Chủ thể và nội dung của thi hành án treo .................................................... 20 1.2.1. Chủ thể thi hành án treo .............................................................................. 20 1.2.2. Nội dung thi hành án treo............................................................................ 24 1.3. Pháp luật điều chỉnh công tác thi hành án treo. ....................................... 28 1.3.1. Pháp luật điều chỉnh công tác thi hành án treo trước khi Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành ............................................................ 28 1.3.2. Quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành án treo....... 30 Chương 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI ..................................................................... 35 2.1. Tình hình thi hành án treo trên địa bàn thành phố ................................ 35 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố ............................ 35 2.1.2. Số lượng người chấp hành án treo trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến năm 2019 .............................................................................................. 37 4
  5. 2.1.3. Các chủ thể và thực trạng thi hành án treo trên địa bàn thành phố 41 2.2. Một số tồn tại, khó khăn trong công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố và nguyên nhân .................................................................................. 44 2.2.1. Đối với các chủ thể .......................................................................................... 44 2.2.2. Nguyên nhân của các tồn tại, khó khăn................................................ 48 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI .................................... 53 3.1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả thi hành án treo và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi hành án treo trong thời gian tới .............. 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành án treo55 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án treo trên địa bàn thành phố.................................................................................................... 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 66 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống pháp luật hình sự là một trong những công cụ thiết yếu để nhà nước quản lý, duy trì trật tự xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để hệ thống pháp luật hình sự được đảm bảo thực thi trong thực tiễn thì bên cạnh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự là hoạt động quan trọng, là khâu cuối cùng bảo đảm hiệu quả thực hiện quyền tư pháp, hiện thực hóa những bản án mà Tòa án đã tuyên. Bộ luật hình sự quy định hệ thống hình phạt phong phú, có mức độ phân hóa cao để áp dụng với nhiều loại tội phạm, người phạm tội, là cơ sở pháp lý cho hoạt động thi hành án hình sự. Mục đích của hình phạt trong pháp luật hình sự,ngoài việc giáo dục những người phạm tội, ngăn chặn tội phạm mới thì còn là trừng phạt, răn đe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người phải chịu hình phạt tù có thời hạn không nhất thiết phải chấp hành hình phạt đó mà họ có thể được hưởng án treo. Phạt tù cho hưởng án treo là một chế định pháp luật độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Phạt tù cho hưởng án treo thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội bị kết án phạt tù. Tuy nhiên, việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo hiện nay ở nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt, trong đó có thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là từ các quy định hiện hành về chế định án treo và việc thi hành án treo cũng như việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành án treo. 6
  7. Từ những phân tích trên, việc nghiên cứu sâu và toàn diện về chế định thi hành án treo và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là cấp thiết. Nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần hoàn thiện các quy định về thi hành án treo và nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng ở các địa phương khác. Với ý nghĩa đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thi hành án treo từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với tất cả các quốc gia, thi hành án hình sự đều chiếm vị trí quan trọng trong chính sách hình sự vì hoạt động này không chỉ nhằm đạt được hiệu quả cao khi thực thi quyền lực tư pháp mà còn thiết thực bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đây cũng là lý do có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau và ở nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề này. Hoạt động thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nói riêng được phân tích trong một số giáo trình và sách tham khảo như: Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án hình sự, Nhà xuất bản (Nxb) Lao động, năm 2011, do GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tái bản lần thứ 5, năm 2009, của tập thể tác giảdo TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Sách chuyên khảo: Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, năm2006, của tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh - PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng chủ biên; Sách chuyên khảo: Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, năm 2002, của TS. Trần Quang Tiệp...Các công trình nghiên cứu chuyên sâu này đề cập đến 7
  8. việc thi hành các loại hình phạt khác nhau, trong đó có hình phạt tù cho hưởng án treo. Tuy nhiên,hoạt động thi hành án treo được đề cập rất ít trong các tài liệu này. Hoạt động thi hành án hình sự nói chung và hoạt động thi hành án treo nói riêng cũng được đề cập trong một số báo cáo, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học độc lập khác. Ở nước ta, hình phạt án treo là chế định luật được đưa vào Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, và sau này là Luật Thi hành án hình sự cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thấy từ trước đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tình hình thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã được nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là:Nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó mà đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện những quy định của pháp luật về chế định này cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: 8
  9. - Làm rõ một số nội dung cơ bản về lý luận và quy định pháp luật về thi hành án hình sự nói chung và chế định án treo nói riêng. - Nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có so sánh, đối chiếu với tình hình chung của cả nước. - Phân tích, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2014 đến năm 2019. - Trên cơ sở nghiên cứu, tìm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định thi hành án treo và giải pháp tăng cường hiệu quả trong thực tiễn thi hành án treo ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật Việt Nam về chế định án treo và thực trạng thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tác giả khảo sát, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hình phạt tù cho hưởng án treo, thực trạng thực thi hình phạt án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành và các biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt này tại địa phương nghiên cứu. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn thành phố trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2019). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
  10. Phương pháp luận được tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp được thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng. Trong quá trình nghiên cứu sâu đề tài, tác giả cũng vận dụng những phương pháp đặc thù, cụ thể của nghiên cứu khoa học pháp luật hình sự, tố tụng hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp diễn dịch, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp tri thức, đưa ra những luận chứng xác thực về các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn. Thêm nữa, việc nghiên cứu luận văn còn dựa trên các số liệu thực tiễn của các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án thành phố Biên Hòa trong những năm từ 2014 đến năm 2019, các thông tin thu thập trên mạng Internet và điều tra xã hội học để tổng hợp, phân tích, đánh giá, đưa ra cách nhìn đúng đắn và toàn diện về thực trạng thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng cũng như liên hệ tình trạng trên cả nước nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học sâu, có tính hệ thống về thực trạng thi hành án treo trên địa bàn một thành phố. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng, góp phần giải quyết, hoàn thiện nhiều vấn đề trên phương diện lý luận và thực tiễn thi hành án treo. Tác giả tổng hợp những quan điểm khoa học về hình phạt tù cho hưởng án treo để xây dựng khái niệm hình phạt tù cho hưởng án treo một cách hoàn thiện, đầy đủ nhất, đảm bảo tính chính xác, khoa học đồng thời làm rõ quá 10
  11. trình phát triển, hoàn thiện pháp luật và các đặc điểm, nội dung cơ bản của thi hành án treo trong mối tương quan với một số chế định khác. Ngoài ra, việc nghiên cứu, đánh giá trong luận văn sẽ làm sáng tỏ thực trạng thi hành án treo trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Qua đó, luận văn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án treo, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt này trong thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thi hành án treo Chương 2: Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 11
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN TREO 1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án hình sự và thi hành án treo 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án hình sự Hiện nay, trong giới nghiên cứu khoa học hình sự có nhiều quan điểm về khái niệm thi hành án hình sự, nhưng tựu chung lại có hai quan điểm chính: Quan điểm thứ nhất cho rằng, thi hành án hình sự là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng hình sự, là giai đoạn cuối của tố tụng hình sự. Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà luật học Liên Xô cũ M.A Trenxốv và một số nhà luật học khác như TS. Nguyễn Hữu Thư, PGS.TS Nguyễn Tất Viễn. Theo đó, các nhà luật học này cho rằng thi hành án là hoạt động bảo vệ pháp luật, nhằm đảm bảo cho bản án của Tòa án được thi hành. Vì vậy, việc Tòa án tuyên bố bản án chưa phải là kết thúc hoạt động tư pháp. Chỉ khi đảm bảo bản án được thực thi trong thực tiễn, đảm bảo bản án được thực thi đầy đủ thì mới kết thúc hoạt động tố tụng hình sự. Do đó, thi hành án hình sự chính là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự. Thi hành các bản án là giai đoạn tiếp theo và gắn liền với các hoạt động tố tụng hình sự trước đó, không thể tách rời. Tuy cơ quan thi hành án không thuộc hệ thống các cơ quan tố tụng hình sự nhưng hoạt động của các cơ quan thi hành án lại thực hiện nhiệm vụ tư pháp, thực hiện giai đoạn cuối của hoạt động tố tụng hình sự. 12
  13. Hơn nữa, theo quan điểm này thì thi hành án hình sự sở dĩ được coi là một giai đoạn đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự còn bởi vì nó được quy định trong Luật tố tụng hình sự ở nhiều quốc gia. Ngay trong Điều 1, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 quy định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng hình sự là: “Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; (…)”[6] .Điều 1, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015: “Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; (…)”[11]. Quan điểm thứ hai cho rằng, thi hành án hình sự là một lĩnh vực hành chính tư pháp độc lập, không liên quan tới hoạt động tố tụng hình sự, được điều chỉnh bởi ngành Luật thi hành án hình sự. Tiêu biểu cho quan điểm này là GS.TSKH Đào Trí Úc, GS.TS Võ Khánh Vinh,PGS.TS Trần Văn Độ. Họ cho rằng thi hành án hình sự là một lĩnh vực độc lập bởi lẽ nó không chứa đựng các quan hệ tố tụng. Theo đó, khi nói đến quan hệ trong tố tụng hình sự là nói đến quan hệ ngang quyền trong việc tìm kiếm bằng chứng giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội, tranh luận giữa phiên tòa để tìm ra sự thật khách quan để quyết định áp dụng hay không áp dụng hình phạt với người bị buộc tội. Trong khi đó, hoạt động thi hành án hình sự không có tính bình đẳng, ngang quyền này. Thi hành án hình sự hoàn toàn là sự bắt buộc, thể hiện quyền uy tuyệt đối của nhà nước với người bị thi hành bản án. Hay nói cách khác, thi hành án hình sự không phải là hoạt động tư pháp mà là hoạt động hành pháp. Hoạt động thi hành án hình sự khác với các hoạt động tố tụng hình sự mặc dù có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động tố tụng hình sự. Thủ tục thi hành án không phải là thủ tục tố tụng mà là thủ tục chấp hành, điều hành. 13
  14. Theo tác giả, quan điểm thứ nhất bị nhầm lẫn khi cho rằng: trong một văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể chứa đựng các quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Thực tế cho thấy, trong văn bản quy phạm pháp luật có thể chứa đựng các quy phạm của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, không phải mọi quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự đều thuộc về ngành tố tụng hình sự. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự có thể quy định một số thủ tục thi hành án, song do tố tụng hình sự kết thúc từ khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu có thể nói thi hành án hình sự nằm ngoài phạm vi tố tụng hình sự. Như vậy, việc xác định đúng bản chất của thi hành án hình sự có ý nghĩa lớn trong nhiều phương diện, đặc biệt là tạo là mô hình quản lý, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án hình sự. Từ những phân tích trên và quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thi hành án hình sự, tác giả cho rằng: thi hành án hình sự là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân có liên quan đến bản án phối hợp đưa người bị kết án phải chấp hành bản ántrên thực tế nhằm phát huy hiệu lực của bản án đã tuyên. Về bản chất, thi hành án hình sự không phải một giai đoạn của tố tụng hình sự, mang tính chất của hoạt động tư pháp nặng về hành pháp mà thi hành án hình sự mang tính hành chính-tư pháp. Mục đích của thi hành án hình sự khác với mục đích của tố tụng hình sự. Thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong thi hành án hình sự là tổ chức thi hành, có tính hành chính, mệnh lệnh, bắt buộc chấp hành. Theo đó, thi hành án hình sự mang những đặc điểm riêng biệt như là hoạt động có tính chấp hành; là dạng hoạt động có tính quản lý; kết hợp giữa phương pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, mệnh lệnh bắt buộc; chủ 14
  15. thể tham gia gồm nhiều cơ quan chức năng và tổ chức xã hội dựa theo quy định của pháp luật. Nói thi hành án là hoạt động có tính thi hành bởi lẽ thi hành án chỉ được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm hiện thực hóa, thi hành các quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mục đích cuối cùng của thi hành án là hiện thực hóa bản án của Tòa chứ không phải ra các văn bản áp dụng pháp luật hay các văn bản mang tính điều hành của cơ quan hành chính. Bởi vậy thi hành án phải kết hợp giữa phương pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, mệnh lệnh bắt buộc. Trong đó, phương pháp giáo dục, thuyết phục tuy có ý nghĩa lớn nhưng mang tính đặc thù của thi hành án lại là phương pháp cưỡng chế, mệnh lệnh bắt buộc do bản chất của việc thi hành án chính là thực thi quyết định, bản án của Tòa đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, ngay cả việc người phải thi hành án tự nguyện thi hành cũng là thực hiện “mệnh lệnh” bắt buộc của Tòa đã tuyên trong bản án trước đó. 1.1.2. Khái niệm của thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Trong lý luận và qua thực tiễn áp dụng án treo ở nước ta trong những năm gần đây có thể thấy tồn tại rất nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau về án treo. Án treo là một chế định hình sự ra đời rất sớm trong tư pháp hình sự Việt Nam và hiện diện trong khoa học pháp luật hình sự Việt Nam. Trên thế giới, không phải luật hình sự quốc gia nào cũng có chế định án treo. Tại Việt Nam, chế định “án treo” xuất hiện từ Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 đến nay với nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau. Trong nhiều công trình nghiên cứu luật học “án treo” được hiểu là “tạm đình chỉ việc thi 15
  16. hành án” hoặc là một biện pháp “hoãn hình phạt tù có điều kiện” hay “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. Tổng hợp từ những phân tích trên, có thể hiểu “án treo” là một chế định pháp luật hình sự, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được Tòa áp dụng đối với những người phạm tội hình sự, không buộc họ bị giam giữ mà họ được “tại ngoại” khi có đầy đủ căn cứ và điều kiện theo pháp luật quy định về mức phạt tù, thân nhân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ… “Án treo” không phải là một loại hình phạt mà nó chỉ là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều đó có nghĩa là, khi Toà án xét xử một người phạm tội thì Toà án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, cũng như hậu quả xảy ra để ấn định mức phạt tù tương xứng với hành vi phạm tội, sau đó mới xét đến các điều kiện mà pháp luật quy định để xem xét có nên cho người đó được hưởng án treo hay không. Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định tại khoản 5 Điều 3: “Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách”[8].Quy định này không thay đổi khi Luật Thi hành án hình sự 2019 ra đời thay thế Luật Thi hành án hình sự 2010. Như vậy thi hành án treo là quá trình cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự giám sát người bị phạt tù được hưởng án treo (được miễn hình phạt tù có điều kiện) trong thời gian thử thách. Hay nói cách khác, người được hưởng án treo không phải chấp hành hình phạt trong trại giam, không bị cách ly gia đình, cộng đồng, xã hội nhưng vẫn bị tước một số quyền tự do nhất định như: không được di chuyển khỏi địa phương cư trú…và chịu sự giám sát của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định. 16
  17. 1.1.3. Đặc điểm của thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Vì án treo không phải là một trong những hình phạt cho người phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam nên thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo ngoài những đặc điểm chung của thi hành án hình sự thì thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo còn mang nhiều điểm khác biệt với thi hành các hình phạt khác trong thi hành hình sự. Thứ nhất: Do án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không phải là hình phạt trong quy định của Bộ luật hình sự. Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trọng Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”[12]Và các hình phạt đối với người phạm tội được quy định cụ thể trong Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Từ quy định trên có thể khẳng định thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo không phải đơn thuần là thi hành một loại hình phạt cho người bị kết án theo Bộ luật hình sự. Thi hành án treo chỉ là thi hành biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù khi người phạm tội bị kết án phạt tù có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, thi hành án treo là một bộ phận cấu thành của công tác thi hành án hình sự, nên nó là hoạt động hành chính - tư pháp của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để đưa bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện trên thực tế, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 17
  18. Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về chế định án treo như sau: “1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Tòa án có quyền áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. 4. Người được hưởng án treo chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. 5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.” Thứ hai:Từ quy định về chế định án treo như trên, tác giả rút ra đặc điểm thứ hai của thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo là thi hành án treo là 18
  19. một hình thức thi hành hình phạt tù có điều kiện, là thi hành miễn hình phạt tù, có tính nhân đạo sâu sắc. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của chế định án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Người chấp hành án treo không bị cách ly hoàn toàn khỏi đời sống xã hội, quyền tự do thân thể của người bị kết án vẫn được đảm bảo. Họ chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định do pháp luật quy định và nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa để làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội nơi người được hưởng án treo công tác, cư trú. Tính nhân đạo trong thi hành án treo còn được thể hiện ở phương pháp thi hành án là lấy giáo dục thuyết phục, cảm hóa, động viên, khuyến khích là chính, hạn chế việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc mệnh lệnh hành chính, giúp người được hưởng án treo nhận ra lỗi lầm, tự nguyện sửa chữa, cải tạo thành người có ích cho xã hội. Tính nhân đạo này được thể hiện rõ tại Điều 65 Luật Thi hành án hình sự 2010 và sau này được thay thế bằng Điều 88 Luật Thi hành án hình sự 2019. Thứ ba, thi hành án treo không giao cho một cơ quan chuyên trách thực hiện mà cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội, thể hiện tính xã hội hóa trong công tác thi hành án ở nước ta. Trong đó Ủy ban nhân dân cấp phường, xã hoặc đơn vị quân đội giữ vai trò chủ đạo, quan trọng, là cơ quan, đơn vị trực tiếp được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức chính trị xã hội như: mặt trận Tổ quốc ở cơ sở, hội phụ nữ,…và gia đình người chấp hành án treo giúp tăng cường hiệu quả của việc thi hành án treo. Thứ tư, thi hành án treo không chỉ làm giảm áp lực chi phí cho nhà nước (do tính chất không phải thi hành án tại trại giam nên không phát sinh 19
  20. các chi phí về cơ sở trại giam, quản lý, bảo vệ, y tế, giáo dục… phạm nhân), ngược lại, việc thi hành án treo làm cho người chấp hành án và gia đình người chấp hành án không bị mất đi nguồn thu nhập (do người chấp hành án treo vẫn có quyền tham gia lao động theo quy định của pháp luật), đặc biệt với những gia đình mà người chấp hành án treo là lao động chính hoặc lao động duy nhất. Người chấp hành án treo cũng không mất thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi chấp hành án xong, không mất thời gian để tái hòa nhập cộng đồng. Như vậy có thể thấy, thi hành án treo là một bộ phận của thi hành án hình sự ở nước ta. Thi hành án treo mang tính nhân đạo sâu sắc, nếu thực hiện tốt, thi hành án treo vẫn bảo đảm được tính răn đe, trừng trị của pháp luật đồng thời đảm bảo được hiệu quả xã hội cao, mang lại lợi ích về kinh tế cho nhà nước, xã hội và gia đình của người được hưởng án treo. 1.2. Chủ thể và nội dung của thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Như đã phân tích ở trên, do thi hành án treo có đặc điểm là người chấp hành án không bị hạn chế tự do trong trại giam và có tính xã hội hóa cao nên có rất nhiều chủ thể tham gia trong quá trình thực hiện công tác thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. 1.2.1. Chủ thể thi hành án treo - Tòa án nhân dân Theo khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 thì: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” và tại Điều 106 Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2