intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bắt người đang bị truy nã, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN QUỐC TOÀN BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN QUỐC TOÀN BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh HÀ NỘI - 2008 2
  3. MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 5 BẮT NGƢỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm bắt ngƣời đang bị truy nã trong tố tụng hình sự 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của việc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng 5 hình sự 1.1.2. Yêu cầu của việc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự 9 1.2. Nguyên tắc bắt ngƣời đang bị truy nã trong tố tụng hình sự 11 1.3. Cơ sở pháp lý của công tác bắt ngƣời đang bị truy nã trong pháp luật 15 tố tụng hình sự KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP 21 DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Thực trạng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời đang bị 21 truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 2.1.1. Vài nét lịch sử các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trước khi có Bộ luật tố tụng 21 hình sự năm 2003) 2.1.2. Các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã theo 31 pháp luật tố tụng hình sự hiện hành (sau khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) 2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời 50
  4. đang bị truy nã trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nƣớc ta 2.2.1. Những kết quả đã đạt được 50 2.2.2. Nhận xét về những hạn chế, bất cập 57 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 64 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 65 BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ 3.1. Yêu cầu và định hƣớng công tác bắt ngƣời đang bị truy nã ở nƣớc ta 65 hiện nay 3.1.1. Yêu cầu của công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay 65 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả về công tác bắt người đang bị truy nã 67 trong giai đoạn hiện nay 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bắt ngƣời đang bị truy 69 nã trong giai đoạn hiện nay 3.2.1. Tổ chức tốt lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã 69 3.2.2. Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người 71 đang bị truy nã 3.2.3. Tăng cường kinh phí cho công tác bắt người đang bị truy nã 74 3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác bắt người đang bị truy 75 nã 3.2.5. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác bắt người 80 đang bị truy nã 3.2.6. Thực hiện tốt công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh 81 Tổ quốc 2
  5. KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 3
  6. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CAND: Công an nhân dân CQĐT: Cơ quan điều tra CSND: Cảnh sát nhân dân CSĐT: Cảnh sát điều tra PLTCĐTHS: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự TAND: Toà án nhân dân TANDTC: Toà án nhân dân tối cao TTHS: Tố tụng hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Bắt người đang bị truy nã là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và là một công tác nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an nhân dân (CAND) nhằm truy bắt những đối tượng phạm tội bỏ trốn để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong những năm gần đây, các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng CAND đã có nhiều cố gắng, bởi vậy công tác bắt người đang bị truy nã đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã bắt và vận động được nhiều đối tượng bị truy nã ra tự thú, góp phần tích cực phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn rất nhiều đối tượng bị truy nã đang lẩn trốn, trong đó có nhiều đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm đã ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội, gây ra nhiều mối lo ngại trong các tầng lớp nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; đảm bảo kỷ cương pháp luật, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã là yêu cầu mang tính cấp thiết. Mặt khác, nhìn nhận từ bình diện lý luận cho thấy, tuy đã được quan tâm nghiên cứu và đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về truy nã người phạm tội bỏ trốn; các công trình này có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện lý luận về các biện pháp ngăn chặn và cùng đó là từng bước chuẩn hoá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) về biện pháp bắt người đang bị truy nã. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp bắt người đang bị truy nã với tính chất là một 5
  8. trong những biện pháp ngăn chặn trong TTHS. Từ những lý do nêu trên, việc chọn vấn đề "Biện pháp ngặn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bắt người đang bị truy nã, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới. - Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu dưới góc độ lý luận và pháp lý để làm rõ khái niệm, các đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người đang bị truy nã; + Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS qua đó đưa ra các nhận xét về ưu điểm và những hạn chế của công tác bắt người đang bị truy nã ở nước ta trong thời gian qua; + Tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: + Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã theo pháp luật TTHS Việt Nam; + Cơ sở pháp lý của biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS; + Thực trạng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong pháp luật TTHS Việt Nam ; 6
  9. + Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong thời gian qua; + Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc, thời gian từ năm 2004 đến năm 2007, đối tượng truy nã chỉ giới hạn trong phạm vi của lực lượng CAND; + Tình hình thực tế và số liệu thực tế của luận văn lấy từ các tài liệu, báo cáo thực tế của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)... 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm cùng với phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Luật hình sự, TTHS và các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật... 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài phân tích những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn của công tác bắt người đang bị truy nã để đưa ra dự báo về tình hình bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới; đồng thời, làm rõ các đặc điểm, yêu cầu, phương hướng và nhiệm vụ của công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới, từ đó, đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã, phục vụ tốt hơn cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay nên kết quả rút ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa lý luận thể hiện ở chỗ, luận văn góp phần làm phong phú và từng bước hoàn thiện lý luận chuyên ngành; ở phần thực tiễn, luận văn cung cấp các luận cứ để cán bộ thực tế tham khảo vận dụng vào công tác truy nã người phạm tội bỏ trốn để nâng cao hiệu quả công 7
  10. tác này. Với ý nghĩa như vậy, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi học tập, nghiên cứu về chuyên ngành Luật hình sự, TTHS trong các cơ sở đào tạo của ngành Công an và cơ sở đào tạo khác. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Chƣơng 2. Thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Chƣơng 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời đang bị truy nã 8
  11. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm bắt ngƣời đang bị truy nã trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của việc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự a) Khái niệm bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Bắt người đang bị truy nã là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS và là một công tác nghiệp vụ quan trọng của lực lượng CAND, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm nhằm truy bắt những đối tượng phạm tội bỏ trốn để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; đồng thời ngăn chặn các vụ vi phạm pháp luật khác do những đối tượng phạm tội bỏ trốn đó có thể gây ra. Bắt người đang bị truy nã là trường hợp bắt người đã thực hiện hành vi phạm tội rồi bỏ trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ, nơi thi hành án và cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã. Theo quy định của pháp luật TTHS thì: đối tượng truy nã bao gồm những người sau đây: bị can (người đã bị khởi tố về hình sự) bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; bị cáo (người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử) bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; người bị kết án (người đã bị Toà án kết án tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình đang chờ thi hành án - có thể đang bị tạm giam hoặc cho tại ngoại) bỏ trốn; phạm nhân (người đang chấp hành bản án trong các trại giam, phân trại quản lý phạm nhân, trong trại tạm giam và nhà tạm giữ) trốn trại. Xét về hành vi thì người đang bị truy nã chỉ có thể thực hiện hành vi trốn tránh pháp luật chứ không phải là đang thực hiện tội phạm hoặc là ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt nên người đang bị truy nã không phải là người phạm tội quả tang. Song do yêu cầu cấp bách cần 9
  12. ngăn chặn ngay người bị truy nã trốn tránh pháp luật, nên thủ tục, thẩm quyền bắt người đang bị truy nã cũng được áp dụng như trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Người đang bị truy nã phải là người mà các cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã, trong đó ghi rõ tên, tuổi, quê quán, đặc điểm để nhận dạng, có ảnh kèm theo và tội danh. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi tới các cơ quan có trách nhiệm, được niêm yết ở những nơi công cộng để mọi người phát hiện và bắt giữ người đang bị truy nã. Bắt người đang bị truy nã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, về mặt lý luận, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về bắt người đang bị truy nã mà còn có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Trong đó có thể phải nhắc đến các quan niệm sau: Theo Giáo trình truy nã - truy tìm, trường đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, năm 1988, thì: "Truy nã tội phạm là một công tác nghiệp vụ của cơ quan Công an được tiến hành bằng mọi biện pháp cần thiết nhằm bắt lại những người đang trốn tránh pháp luật theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền"[43]. Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1992 thì truy nã được hiểu là: "Lùng bắt ráo riết người phạm tội đang lẩn trốn theo lệnh truy nã của cơ quan có thẩm quyền"[45]. Theo Từ điển bách khoa CAND Việt Nam, Nhà xuất bản CAND, 2005 thì: "Truy nã tội phạm là truy bắt người phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền. Truy nã tội phạm là một hoạt động điều tra trong TTHS, được thực hiện bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp công tác, nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình, phạm nhân đang lẩn trốn phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án"[44]. Từ những khái niệm này có thể thấy rằng, mỗi một khái niệm được nêu trên đây, dù được tiếp cận ở những góc độ khác nhau, nhưng mỗi khái niệm 10
  13. đều đã phản ánh rõ nét những đặc trưng cơ bản nhất về nội dung, bản chất của biện pháp bắt người đang bị truy nã, đó là: truy tìm, phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người có án phạt tù có hiệu lực, án tử hình trốn tránh pháp luật để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; bắt người đang bị truy nã là hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an được tiến hành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền… Từ những quan niệm nêu trên, qua nghiên cứu của chúng tôi, có thể đi đến hình thành khái niệm về truy nã người đang phạm tội lẩn trốn như sau: Truy nã người phạm tội lẩn trốn là một trong những hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CAND được thực hiện bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp mà pháp luật cho phép và các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình, phạm nhân đang lẩn trốn, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. b) Đặc điểm của việc bắt người đang bị truy nã trong TTHS Bắt người bị truy nã có nhiều nét đặc thù so với bắt các đối tượng khác trong TTHS, nhưng nhìn chung có các đặc điểm sau: - Mọi công dân đều có quyền bắt giữ đối tượng có quyết định, lệnh truy nã Bắt giữ người đang bị truy nã được quy định tại Điều 82 BLTTHS năm 2003, theo đó, khi phát hiện được đối tượng có Quyết định truy nã thì mọi công dân đều có quyền bắt giữ và tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Đây là quy định thể hiện tính xã hội hoá hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm; thể hiện quyết tâm đấu tranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước ta là phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực để truy bắt đến cùng những đối tượng phạm tội bỏ trốn. Với ý nghĩa như vậy, lực lượng CAND cần làm tốt công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc rộng khắp trong nhân dân, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân 11
  14. giúp đỡ lực lượng CAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, phát hiện, bắt giữ người đang bị truy nã nói riêng. Cần tiến hành các hình thức tuyên truyền phong phú để nhân dân hiểu về quyền, nghĩa vụ của mình, từ đó có ý thức tự giác, tích cực tham gia giúp đỡ lực lượng Công an trong công tác bắt người đang bị truy nã. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về bắt người đang bị truy nã để ra quyết định truy nã được đầy đủ, chi tiết, chính xác và thông báo rộng rãi để mọi công dân có thể dễ dàng phát hiện và bắt giữ đúng đối tượng đang bị truy nã. - Trách nhiệm thực hiện Quyết định truy nã là của cán bộ, chiến sĩ CAND Quyết định truy nã của các cơ quan có thẩm quyền là cơ sở pháp lý để tiến hành bắt giữ kịp thời người có hành vi phạm tội lẩn trốn, đảm bảo thi hành pháp luật, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và các biện pháp được áp dụng để bắt người đang bị truy nã đạt kết quả cao. Theo quy định của Bộ Công an, quyết định truy nã là mệnh lệnh chiến đấu đối với mọi tập thể và cá nhân cán bộ chiến sĩ CAND [21], theo đó, tất cả các lực lượng, các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ CAND khi nhận được quyết định truy nã đều phải nghiêm chỉnh chấp hành và tạo những điều kiện cần thiết để truy bắt đối tượng lẩn trốn. Điều này thể hiện rõ nét tính kỷ luật của CAND và tính đảm bảo thực hiện quyết định truy nã bằng quyền lực nhà nước. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ở những mức độ nhất định, các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ CAND đều phải xác định trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện và phối hợp, tham gia công tác truy nã tội phạm. Việc lẩn tránh, đùn đẩy trách nhiệm thực hiện công tác truy nã tội phạm có ảnh hướng rất lớn tới hiệu quả của việc tổ chức thực hiện bắt người đang bị truy nã và trái với các quy định của pháp luật hiện hành. 12
  15. - Cơ quan có quyền ra Quyết định truy nã khi bắt được đối tượng hoặc đối tượng đã chết, đã đầu thú, đã được thanh loại, cơ quan đó phải ra Quyết định đình nã và gửi tới những nơi đã gửi Quyết định truy nã Theo quy định của pháp luật TTHS thì Quyết định truy nã được coi là văn bản khởi đầu và Quyết định đình nã là văn bản kết thúc quá trình truy nã đối với một người nào đó có hành vi phạm tội bỏ trốn. Việc tuân thủ nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình tiến hành TTHS và thi hành pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công tác bắt truy nã tội phạm. Trong suốt quá trình truy nã tội phạm, những đơn vị, cá nhân có trách nhiệm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khi ra Quyết định truy nã và Quyết định đình nã; phải thường xuyên theo dõi và có tinh thần trách nhiệm đến cùng khi tiến hành xác minh, truy nã một đối tượng cụ thể. Khi xác định đối tượng truy nã đã bị bắt hoặc tự thú hay đã được thanh loại ở bất kỳ Công an đơn vị, địa phương nào thì cơ quan đã ra Quyết định truy nã phải kịp thời ra Quyết định đình nã để kết thúc việc truy nã một đối tượng, tránh được những lãng phí về nhân lực, vật lực trong việc tổ chức thực hiện Quyết định truy nã đã được phát hành. Để những cơ quan có chức năng biết và kết thúc việc truy nã đối với đối tượng truy nã đã bị bắt, Quyết định đình nã phải được gửi tới những nơi đã gửi Quyết định truy nã. 1.1.2. Yêu cầu của việc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Yêu cầu của công cuộc đấu tranh ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm nói chung là chủ động ngăn ngừa các hành vi phạm tội xảy ra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật với các hành vi phạm tội; đồng thời, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm và đưa ra các giải pháp để hạn chế, triệt tiêu những nguyên nhân đó. Công tác bắt người đang bị truy nã trong TTHS cũng phải dựa trên những yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung; 13
  16. theo đó, công tác bắt người đang bị truy nã trong TTHS cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Tổ chức lực lượng để xác minh, tìm kiếm, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án tù, án tử hình, phạm nhân đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự Mục đích của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta là bên cạnh việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội, còn phải bảo đảm yêu cầu cải tạo, giáo dục người phạm tội để đưa họ tái hoà nhập cộng đồng, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Vì vậy, khi người phạm tội còn lẩn trốn ở ngoài xã hội, trước hết sẽ gây ra những cản trở cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự; người phạm tội còn lẩn trốn ngoài vòng pháp luật càng lâu, càng có điều kiện để tiếp tục thực hiện những hành vi phạm tội, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và có điều kiện để cản trở việc tìm kiếm, bắt giữ của các cơ quan thi hành pháp luật… Vì vậy, khi phát hiện người phạm tội lẩn trốn, các cơ quan có thẩm quyền phải khẩn trương tổ chức lực lượng, áp dụng các biện pháp để xác minh, truy tìm, truy bắt; việc tổ chức truy bắt phải được tiến hành kịp thời, liên tục, huy động mọi lực lượng, phương tiện, sử dụng mọi biện pháp được pháp luật cho phép để truy bắt đến cùng đối tượng phạm tội bỏ trốn trong thời gian ngắn nhất. b) Kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội và sự câu kết, móc nối đồng bọn của các đối tượng truy nã, không để những đối tượng này hình thành tổ chức, băng, nhóm tội phạm Vì luôn có ý thức trốn tránh pháp luật, người phạm tội bỏ trốn thường có ý thức đối phó sự truy tìm, truy bắt của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Để tiếp tục lẩn trốn, chúng thường tìm cách câu kết, móc nối, tụ tập thành những tổ chức, băng, nhóm tội phạm và những tổ chức, băng, nhóm tội phạm này thường rất nguy hiểm, thực hiện các hành vi phạm tội nghiêm trọng, tâm lý 14
  17. manh động, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt. Vì vậy, khi tiến hành truy nã đối tượng phạm tội bỏ trốn, cần phải tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn và các đối tượng phạm tội để kịp thời phát hiện sự câu kết, móc nối của các nhóm tội phạm; kịp thời triệt phá, tấn công các nhóm tội phạm, tổ chức truy quét theo tuyến địa bàn, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng là một đặc điểm của người phạm tội bỏ trốn bị truy nã, vì vậy, các cơ quan có chức năng khi thực hiện công tác truy tìm, truy nã người phạm tội bỏ trốn cần chú ý đến đặc điểm này để tổ chức thực hiện công tác truy nã người phạm tội bỏ trốn đạt hiệu quả cao. c) Phát hiện những nguyên nhân, thủ đoạn lẩn trốn của người phạm tội để tìm ra các giải pháp khắc phục, hạn chế những nguyên nhân đó và nâng cao hiệu quả truy bắt đối tượng truy nã Cùng với việc tổ chức truy nã người phạm tội lẩn trốn, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tìm ra nguyên nhân tội phạm lẩn trốn để đưa ra các giải pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý đối tượng. Bên cạnh đó, qua công tác truy nã người phạm tội lẩn trốn để phát hiện những thủ đoạn lẩn trốn, phương thức đối phó với lực lượng truy bắt của người phạm tội bỏ trốn bị truy nã, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý, giam giữ, dẫn giải, thi hành án và công tác tổ chức xác minh, truy tìm, truy bắt đối tượng bỏ trốn để nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã và hạn chế số lượng đối tượng bỏ trốn. 1.2. Nguyên tắc bắt ngƣời đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Bắt người đang bị truy nã là công việc liên quan đến pháp luật và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bị bắt cũng như người bắt, lực lượng bắt nên đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc sau: a) Không được ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã và sử dụng các quyết định đó trái với quy định của pháp luật và của Bộ Công an BLTTHS đã quy định cụ thể về các trường hợp bắt người khác nhau, như: bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt người trong 15
  18. trường hợp khẩn cấp, bắt bị can, bị cáo để tạm giam… Trong từng trường hợp bắt cụ thể, pháp luật TTHS đã quy định căn cứ, thủ tục, trình tự, thẩm quyền bắt đối với từng trường hợp bắt cụ thể. Đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã thì mọi công dân đều có quyền bắt và tước vũ khí của người bị bắt; trong các trường hợp bắt khác, việc bắt người chỉ được tiến hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, việc cơ quan, cá nhân lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để ra Quyết định truy nã thay lệnh bắt người là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định trong công tác của Bộ Công an; việc ra quyết định và sử dụng Quyết định truy nã trái pháp luật có thể gây ra những hậu quả khác như làm oan người vô tội, bỏ sót tội phạm, vi phạm quyền tự do của công dân, làm giảm uy tín của lực lượng Công an... b) Truy nã phải đúng người, đúng hành vi phạm tội mà đối tượng đã gây ra, đảm bảo tính khách quan, chính xác và quyền tự do, dân chủ của công dân Công tác truy nã người phạm tội là một trong những hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật TTHS. Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật trong hoạt động truy nã người phạm tội lẩn trốn là một nguyên tắc quan trọng, xuyên suốt trong công tác truy nã. Thực hiện nguyên tắc này là thực hiện sự bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong hoạt động truy nã người phạm tội lẩn trốn, các cơ quan có thẩm quyền chỉ được ban hành Quyết định truy nã đối với những người là bị can, bị cáo, bị án, phạm nhân đang lẩn trốn sau khi đã xác định được chính xác tên, tuổi, nơi cư trú, đặc điểm để nhận dạng, ảnh và những thông tin cơ bản khác theo quy định của pháp luật. Những thông tin về đối tượng truy nã cần đảm bảo chính xác, dễ xác định, để nhờ đó mà các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân có thể phát hiện ra manh mối của đối tượng truy nã đang lẩn trốn và xác định đúng đối tượng đang bị truy nã để tiến 16
  19. hành bắt giữ kịp thời. Đây là yếu tố rất quan trọng, giúp cho việc tổ chức truy nã được thuận lợi, chính xác, tránh oan sai. c) Phải có kế hoạch, phương án truy bắt và tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, thận trọng; đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khoẻ cho lực lượng tham gia truy bắt và quần chúng nhân dân; đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân Trong công tác truy nã người phạm tội bỏ trốn, đặc điểm rõ nét nhất là người bị truy nã luôn luôn tìm mọi cách để nhanh chóng lẩn trốn, che dấu hành vi phạm tội của mình để lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật. Vì vậy, khi phát hiện người phạm tội bỏ trốn, các cơ quan chức năng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án truy bắt và tổ chức lực lượng tiến hành xác minh, truy bắt nhanh chóng, kịp thời, thận trọng. Bên cạnh đó, người phạm tội đang bị truy nã luôn sử dụng mọi cách để có thể đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, phần lớn những đối tượng bị truy nã thường là những đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ, hung hãn; khi lẩn trốn thường rất ngoan cố và manh động. Từ đặc điểm đó, việc tổ chức bắt người đang bị truy nã là một công việc rất khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi phải được xây dựng kế hoạch chặt chẽ, chi tiết, phải tính toán hết những khả năng có thể xảy ra trong việc xác minh, truy tìm, truy bắt người đang bị truy nã để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khoẻ cho lực lượng tham gia truy bắt và quần chúng nhân dân; đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra; đồng thời, đảm bảo cho công tác bắt người đang bị truy nã được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. d) Sử dụng tổng hợp các biện pháp mà pháp luật cho phép và các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an, các phương tiện nghiệp vụ để phát hiện, truy bắt và vận động đầu thú các đối tượng truy nã có hiệu quả Truy nã tội phạm là hoạt động TTHS được tiến hành công khai, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện bắt người đang bị truy nã phải sử dụng đồng thời các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an. 17
  20. Truy nã tội phạm là hoạt động TTHS được tiến hành công khai thể hiện ở chỗ, hoạt động này được quy định rõ ràng trong BLTTHS. Điều 161 BLTTHS năm 2003 quy định: "Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã"; Điều 82 BLTTHS năm 2003 quy định: "Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát (VKS) hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra (CQĐT) có thẩm quyền"[4]. Tuy nhiên, trên thực tế, để tổ chức bắt được người đang bị truy nã là một công việc hết sức khó khăn, mất nhiều công sức, đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp công tác nghiệp vụ của lực lượng CAND mới bắt được những đối tượng bỏ trốn. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an, các cơ quan có chức năng cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức, các cấp, các ngành và mọi công dân trong công tác truy nã tội phạm. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong CAND và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác với công dân trong việc truy bắt đối tượng truy nã vừa là trách nhiệm và xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của công tác bắt người đang bị truy nã. Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tổ chức thực hiện công tác truy nã tội phạm nói riêng, lực lượng CAND phải huy động và phát huy, sử dụng sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức, các cấp, các ngành và mọi cá nhân công dân trong công tác truy nã tội phạm. Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các tổ chức, các cấp, các ngành và mọi cá nhân công dân sẽ đảm bảo cho công tác truy nã tội phạm được thông suốt, nhịp nhàng, thuận lợi trong tất các các bước, các hoạt động cụ thể; đảm bảo cho công tác truy nã tội phạm đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần cho việc xây dựng được thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2