intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1 - Một số vấn đề chung về lao động trẻ em và các công ước quốc tế về lao động trẻ em, chương 2 - thực trạng vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về lao động trẻ em trong điều kiện hội nhập quốc tế, chương 3 - một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động trẻ em trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2009 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỒNG BẮC Hà nội - 2009 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hoàng Phƣơng 3
  4. Danh mục các từ viết tắt 1) Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: BVCSGDTE 2) Bảo vệ quyền trẻ em: BVQTE 3) Chương trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em: IPEC 4) Lao động trẻ em: LĐTE 5) Người chưa thành niên: NCTN 6) Ngân hàng thế giới :WB 7) Quỹ Dân số của Liên hợp quốc: UNFPA 8) Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc: UNICEF 9) Quyền trẻ em: QTE 10) Tổ chức Lao động quốc tế: ILO 11) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá: UNESCO 12) Thu nhập quốc dân tính trên đầu người trong một năm : GDP 13) Trách nhiệm hữu hạn : TNHH 4
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 5 Chƣơng 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM 1.1. Khái niệm trẻ em, LĐTE và pháp luật về trẻ em 5 1.1.1. Trẻ em 5 1.1.2. Lao động trẻ em 8 1.1.3. Pháp luật về trẻ em 10 1.2. Những vấn đề chung về LĐTE 12 1.2.1. Các hình thức của lao động trẻ em 12 1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng LĐTE 16 1.2.3. Hậu quả của tình trạng trẻ em phải lao động sớm 19 1.3. Các công ƣớc quốc tế về lao động trẻ em 22 Vai trò và hoạt động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong việc xây 22 1.3.1. dựng các công ước quốc tế về LĐTE Sự cần thiết nghiên cứu các công ước của tổ chức lao động quốc tế về 24 1.3.2. LĐTE 1.3.3. Các công ước quốc tế về LĐTE 26 40 Kết luận chƣơng 1 Chương 2 - THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 41 ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM 2.1. Thực trạng lao động trẻ em 41 2.1.1. Tình hình lao động trẻ em một số nước trên thế giới 41 2.1.2. Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam 45 2.2. Thực trạng chính sách, pháp luật về LĐTE 53 2.2.1. Thực trạng chính sách của Việt Nam về LĐTE 53 5
  6. 2.2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về LĐTE 57 Đánh giá thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE khi Việt Nam thực thi 73 2.3. các công ƣớc quốc tế về LĐTE 2.3.1 Những kết quả đạt được 73 2.3.2. Những khó khăn, tồn tại 78 Kết luận chƣơng 2 82 83 Chƣơng 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LĐTE TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn 83 3.1. đề LĐTE Một số giải pháp nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng trẻ em phải làm 88 3.2. việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm ở Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về LĐTE 88 Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật và tăng cường công tác thanh tra, 92 3.2.2. kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề LĐTE 3.2.3. Giải pháp về chính sách xã hội 93 Cần xóa bỏ các hình thức lạm dụng LĐTE thông qua các giải pháp “phi 96 3.2.4. luật pháp” 3.3. Một số biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện giải pháp 97 3.3.1 Đối với các địa phƣơng có ngành nghề truyền thống 97 Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động, trẻ em cấp quận, 97 3.3.2 huyện; cấp tỉnh, thành phố 3.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố 98 3.3.4 Đối với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội 98 Kết luận chương 3 100 101 KẾT LUẬN CHUNG 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hoàng Phƣơng 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung hoạt động cơ bản trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Ở nước nào cũng vậy, trẻ em sinh ra và lớn lên trong những điều kiện hoàn cảnh gia đình, cộng đồng đa dạng và không giống nhau. Mỗi em một vẻ, mỗi em một hoàn cảnh và mỗi em mang theo mình một tâm sự buồn vui khác nhau. Nhưng các em đều có chung một nhu cầu khẩn thiết, nhu cầu được sự giúp đỡ, cưu mang của xã hội. Tiến trình toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; đời sống vật chất - tinh thần của đông đảo các tầng lớp xã hội không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu xã hội không thể phủ nhận thì còn tồn tại một thực tiễn không mong muốn đó là tình trạng trẻ em bị bóc lột, bị lao động cực nhọc trong các công trường, hầm mỏ; trẻ em vẫn phải xả súng vào chính đồng loại của mình; trẻ em lang thang trên đường phố, bị sử dụng vào các mục đích vô nhân đạo... Đó đang là những thách thức đối với nhân loại tiến bộ trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bảo vệ thế hệ tương lai của nhân loại. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quyền con người nói chung và quyền của trẻ em nói riêng không còn là vấn đề quan tâm của từng quốc gia đơn lẻ, mà nó đã và luôn được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Trong Tuyên ngôn về quyền của trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1959 đã ghi nhận “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất”; Công ước quốc tế về quyền chính trị - dân sự năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) chỉ ra rằng: "Mọi trẻ em… đều có quyền được hưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và của nhà nước" (Điều 24); Công ước quốc tế về quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) khẳng định: "Thanh thiếu niên cần được bảo vệ và không bị bóc lột về kinh tế - xã hội, cấm bóc lột lao động trẻ em" (Điều 10). Năm 1989, với sự nỗ lực của một số quốc gia, Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Việt Nam là 8
  9. quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước) được thông qua. Công ước đã ghi nhận khá đầy đủ các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia thành viên và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình, của cộng đồng và của toàn xã hội trong việc đảm bảo thực thi quyền của trẻ em. Một xã hội văn minh, tiến bộ cần phải có chính sách và kế hoạch cụ thể, tập hợp mọi nguồn lực, tìm mọi phương thức đa dạng để bảo vệ và chăm sóc trẻ em một cách hiệu quả, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu phải trải qua những năm tháng dài của chiến tranh nên đời sống của nhân dân còn chưa cao, còn có nhiều hộ gia đình nghèo khổ, gia đình đơn thân, gia đình li tán nên số trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ lao động sớm chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Vì vậy việc bảo vệ trẻ em đã trở thành công việc hết sức cần thiết và từ lâu đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Cho đến nay, Việt Nam đã có hệ thống chính sách, pháp luật về vấn đề bảo vệ trẻ em nhằm xã hội hóa công tác này. Tuy nhiên, luật pháp về bảo vệ trẻ em nhất là những quy định pháp luật về lĩnh vực lao động trẻ em (LĐTE) còn nhiều bất cập, việc thực thi pháp luật còn yếu, việc tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm vẫn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách pháp luật về vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung, lĩnh vực LĐTE nói riêng để điều chỉnh, sửa đổi chính sách nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn đất nước và nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cần thiết. LĐTE là một vấn đề rất phức tạp, do đó đây là vấn đề được quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, việc nghiên cứu chính sách bảo vệ trẻ em mới được đặt ra nên chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề LĐTE mà chỉ có ở một số đề tài khoa học nghiên cứu về quyền trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Vì thế, trước yêu cầu cấp thiết của công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về vấn đề LĐTE, tôi chọn đề tài “Các công ước quốc tế về LĐTE và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chính sách bảo vệ trẻ em của nước ta để nghiên cứu với mong muốn góp phần 9
  10. làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn chính sách bảo vệ trẻ em nói chung, chính sách đối với LĐTE nói riêng làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ: - Những vấn đề lý luận cơ bản về trẻ em và LĐTE. - Làm sáng tỏ nội dung cơ bản của các công ước quốc tế về LĐTE, đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với Việt Nam khi thực thi các công ước quốc tế này. - Đánh giá thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE ở Việt Nam từ khi phê chuẩn công ước quốc tế về LĐTE từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài tương đối rộng nên không thể nghiên cứu được tất cả các vấn đề liên quan đến LĐTE. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hai công ước quốc tế về LĐTE đó là: Công ước số 138 của tổ chức lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc và Công ước số 182 của tổ chức lao động quốc tế về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất. Khi đánh giá thực trạng LĐTE, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tình hình LĐTE từ năm 2000 đến nay ở một số thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh … là những địa phương thu hút nhiều LĐTE. Đồng thời, khi phân tích về LĐTE, luận văn chỉ phân tích về LĐTE mà không đề cập đến vấn đề trẻ em tham gia làm việc. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (nay là Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về LĐTE như, công trình nghiên cứu của Thanh tra Bộ Lao động - 10
  11. Thương binh và Xã hội về “Các hình thức LĐTE tồi tệ nhất”, công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Bình về “Vấn đề LĐTE”, công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Loan về “Thực trạng LĐTE trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, công trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Thắng về “Quyền trẻ em” ... Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu mang tính chất chuyên đề, hoặc chỉ dừng lại ở phạm vi một địa phương, hoặc nghiên cứu ở tầm vi mô, chưa nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE, chưa đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp nhằm ngăn chặn việc sử dụng LĐTE… Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề LĐTE từ đó đề xuất những kiến nghị để bảo vệ quyền trẻ em nói chung, quyền trẻ em tham gia lao động nói riêng là rất cần thiết. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về LĐTE, có đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật Việt nam để tìm ra điểm tương đồng và điềm khác biệt của pháp luật Việt Nam so với pháp luật của một số quốc gia trong lĩnh vực này. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chƣơng 1 - Một số vấn đề chung về LĐTE và các công ước quốc tế về LĐTE. Chƣơng 2 - Thực trạng vấn đề LĐTE ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chƣơng 3 - Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về LĐTE trong điều kiện hội nhập quốc tế. 11
  12. Chƣơng 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM 1.1. Khái niệm trẻ em, LĐTE và pháp luật về trẻ em 1.1.1. Trẻ em Trong khoa học, trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội. Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thời đại, của xã hội. Trong mọi thời đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Trong xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn. Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn. Trong tâm lý học, khái niệm "Trẻ em" được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ em trong độ tuổi từ lúc lọt lòng đến tuổi dậy thì. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo “độ tuổi”. Điều đó có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định. Độ tuổi trẻ em được xác định tùy theo mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa - xã hội cụ thể. Các tổ chức của Liên hợp quốc, như Quỹ dân số (UNFPA), tổ chức lao động quốc tế (ILO), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 xác định “ Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Điều 2 Công ước số 182 của Tổ chức lao động quốc tế ban hành năm 1999 (Việt Nam gia nhập ngày 19/12/2000) 12
  13. cũng quy định “Trong Công ước này, thuật ngữ „trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi”. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, hầu như chưa có một định nghĩa nào về trẻ em cũng như về sự điều chỉnh pháp luật đối với trẻ em mà chỉ có một số ngành luật nhắc đến các khái niệm trẻ em, người chưa thành niên (NCTN) và các quy định này không thống nhất giữa tất cả các ngành luật. Theo quy định tại Điều l, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004): “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Còn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định tuổi nuôi con nuôi là từ 15 tuổi trở xuống (Điều 34). Trong khi đó, Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Và Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) lại quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 119) còn khái niệm trẻ em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi (Điều 120). Bên cạnh đó, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 lại quy định tuổi chịu trách nhiệm hành chính “là người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính”. Từ đó, có thể hiểu khái niệm trẻ em bao gồm cả NCTN hay cũng có thể hiểu rằng NCTN cũng bao gồm cả trẻ em và đều 1à những người ở độ tuổi dưới thành niên (dưới 18 tuổi). Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền và mọi tự do đã được nêu ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác. Nhưng trẻ em lại là người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, tồn tại, phát triển, được bảo vệ và được bày tỏ ý kiến. 1.1.2. Lao động trẻ em Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khi tỡm hiểu khỏi niệm lao động trẻ em ngoài việc xem xột ở góc độ độ tuổi, còn phải được tiếp cận từ góc độ tính chất công việc mà chủ thể phải làm: 13
  14. - Về độ tuổi: trẻ em là nguời dưới 18 tuổi; - Về tính chất công việc, lao động trẻ em bao gồm những công việc có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ em. Với cách lập luận như trên, ILO cho rằng “Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”, [33, 40]. Ở nước ta, tính đến thời điểm này chưa có khái niệm thống nhất về LĐTE. Bộ luật lao động của Việt Nam quy định người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên và lao động dưới 18 tuổi là lao động chưa thành niên mà không chỉ rõ như thế nào là LĐTE. Hơn nữa khái niệm người chưa thành niên được sử dụng khá nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như: Bộ luật Dân sự (Điều 20), Bộ luật Hình sự (Điều 68) đều quy định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Điều 6, Bộ luật Lao động quy định “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Điều 119, Bộ luật Lao động quy định “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Điều 120, Bộ luật Lao động quy định “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”. Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định của Bộ luật lao động và Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì có thể hiểu rằng, lao động trẻ em là những người dưới 16 tuổi phải tham gia hoạt động để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của mình. Theo đó, khái niệm lao động trẻ em ở Việt Nam là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 16 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều 14
  15. hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi. Trong phạm vi luận văn, tác giả sử dụng khái niệm lao động trẻ em với nội hàm và ngoại diên nêu trên. Khi nghiờn cứu về LĐTE cần phõn biệt giữa LĐTE với trẻ em tham gia làm việc. Đây là khái niệm đề cập đến những trẻ em làm các công việc có thể chấp nhận được, bao gồm các hoạt động không làm hại tới và có thể góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ, những công việc này mở ra những cơ hội trong cuộc sống và tạo cho trẻ những kinh nghiệm mới mẻ. Thực tế cho thấy, hoạt động lao động (không mang tính bóc lột) đóng vai trò quan trọng đối với chính sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của trẻ. Giáo dục học, tâm lý học và các khoa học có liên quan đều chỉ ra rằng lao động được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi là con đường, là cơ chế và là nhân tố phát triển thể chất, năng lực tư duy và đời sống tình cảm của trẻ em. Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nhắn nhủ “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”. Trẻ em tham gia làm việc có sự khác biệt so với lao động trẻ em như sau: Trẻ em tham gia làm việc (child work) Lao động trẻ em (child labour) Công việc phù hợp với độ tuổi, khả năng, Công việc quá sức, quá nặng nhọc đối với tuổi thể chất và trí tuệ của trẻ em. và khả năng của trẻ. Được người lớn chăm sóc và chịu trách Trẻ em lao động dưới sự giám sát của những nhiệm giám sát. người lớn lạm dụng. Thời gian làm việc hạn chế, không cản trở Làm việc nhiều giờ, trẻ em bị hạn chế hoặc trẻ em đến trường, vui chơi và nghỉ ngơi. không có thời gian đi học, vui chơi và nghỉ ngơi. Nơi làm việc an toàn và có môi trường bạn Nơi làm việc độc hại đến sức khoẻ và cuộc bè thân thiết, không độc hại tới sức khoẻ va sống của trẻ em. 15
  16. cuộc sống của trẻ em. Môi trường làm việc góp phần nuôi dưỡng Trẻ em dễ bị lạm dụng về tinh thần, thể chất và và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và tình dục. tinh thần của trẻ em. Trẻ em làm việc tự nguyện để tham gia Hoàn cảnh bắt buộc. trách nhiệm trong việc duy trì công việc và phát triển sản xuất của gia đình, tăng thu nhập gia đình. Trẻ em được bù đắp về tinh thần và thể Trẻ em bị hạn chế hoặc không được khuyến chất. khích về tinh thần và vật chất. Công việc của trẻ là một phương tiện rèn Công việc của trẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng luyện sức khoẻ, phẩm chất đạo đức cho trẻ. tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Như vậy, so với trẻ em tham gia làm việc và LĐTE thì một trong những điểm khác biệt nhất của hai hình thức lao động này là LĐTE phải làm những công việc nặng nhọc, điều kiện độc hại, nguy hiểm. Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông thì “nặng nhọc là vất vả, phải bỏ nhiều công sức”, “độc hại là dễ gây hại cho sức khỏe và tinh thần”; “nguy hiểm là có thể gây tai nạn lớn, khó lòng vượt qua hay khắc phục hậu quả” [35]. Từ đó, có thể hiểu: Lao động nặng nhọc: Là việc người lao động phải thực hiện các công việc vất vả, phải bỏ nhiều công sức. Lao động trong điều kiện nguy hiểm: Là việc người lao động phải thực hiện những công việc dễ gây ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho bản thân hoặc cho những người xung quanh. 16
  17. Lao động trong điều kiện độc hại: Là việc người lao động phải tiếp xúc với các chất, yếu tố dễ gây hại cho sức khỏe hoặc tinh thần trong quá trình thực hiện công việc của mình. Tại Chương IX, An toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 100, 101, 104) và tại các Điều 113, 121, 127 của Bộ luật Lao động có đề cập đến công việc nặng nhọc, điều kiện độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động cũng như trong các văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành chưa đưa ra khái niệm như thế nào là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chỉ có các quy định mang tính chất liệt kê các công việc được coi là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 , Quyết định số 190/1999/QĐ- BLĐTBXH ngày 03/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 1.1.3. Pháp luật về trẻ em Những quy định của pháp luật về trẻ em được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật chưa có khái niệm thống nhất về sự điều chỉnh pháp luật đối với trẻ em. Xét về một cách phổ quát nhất, sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em là một bộ phận của sự điều chỉnh pháp luật nói chung, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến trẻ em. Sự điều chỉnh pháp luật xác định địa vị pháp lý của trẻ em. Địa vị pháp lý này được hiểu là tổng thể những quyền và nghĩa vụ pháp lý của trẻ em cùng với những đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này. 17
  18. Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, có đối tượng điều chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ em với tính cách là một chủ thể pháp luật, các quan hệ xã hội về trẻ em cũng là một trong những đối tượng điều chỉnh của các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật nước ta. Pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau. Các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật Hiến pháp, Luật Quốc tịch, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình... đều bảo vệ quyền trẻ em theo một đặc thù riêng của ngành luật mình. Bất cứ một ngành luật nào cũng coi trẻ em là một chủ thể đặc biệt và có những quy định riêng điều chỉnh về LĐTE. Điều này xuất phát trước tiên từ những đặc điểm riêng về độ tuổi cũng như sự phát triển chưa đầy đủ về tâm sinh lý. Sau nữa, xuất phát từ những quan niệm, tư tưởng nhân đạo, dân chủ, thấm nhuần nét tinh hoa của văn hóa, đạo lý truyền thống của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tất cả các quy định pháp luật đều hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em phát triển bình thường trong sự đầy đủ về tình cảm và vật chất, trong một môi trường trong sạch, lành mạnh. Trên bình diện quốc tế, quyền trẻ em được quy định trong các điều ước quốc tế, đặc biệt là trong các công ước quốc tế về LĐTE. Công ước quốc tế là “văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước” [32, 27]. Theo đó, có thể hiểu, công ước quốc tế về LĐTE là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm thỏa thuận về việc thực hiện các chính sách đối với vấn đề LĐTE, đảm bảo các quyền của trẻ em tại nơi làm việc và các chuẩn mực có liên quan. Các công ước quốc tế quy định về lĩnh vực LĐTE, ngoài công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, văn bản quan trọng khác trực tiếp điều chỉnh quan hệ LĐTE là các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế như: Công ước số 138 về 18
  19. Tuổi tối thiểu làm công và Công ước số 182 về Cấm và hành động ngay lập tức để hạn chế và xóa bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất. 1.2. Những vấn đề chung về LĐTE 1.2.1. Các hình thức của LĐTE Trong thực tế, có thể chia LĐTE thành bảy hình thức chính, không hình thức nào trong số đó là duy nhất cho bất cứ khu vực nào trên thế giới. Đó là việc đi ở, lao động cưỡng bức và lao động cầm cố, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, lao động trong công nghiệp đồn điền, lao động trên đường phố, làm việc nhà, và công việc của trẻ em gái. * Việc đi ở Trẻ đi ở là những trẻ em dễ bị lãng quên nhất thế giới. Cảnh ngộ khốn khó của các em đáng được xem xét trước tiên so với các nhóm trẻ em lao động khác. Trẻ em đi ở có thể là những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và dễ bị bóc lột nhiều nhất, cũng khó bảo vệ nhất. Các em thường được trả công rất thấp hay hoàn toàn không được trả công; thời hạn đi ở và điều kiện làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của chủ sử dụng lao động; các quyền hợp pháp của các em không hề được quan tâm; các em bị tước bỏ sự học hành, vui chơi và hoạt động xã hội, sự hỗ trợ về mặt tình cảm của gia đình và bạn bè; đặc biệt, các em dễ dàng bị lạm dụng về thể chất và tình dục khi còn quá nhỏ. Trẻ em đi ở có thể phải chịu đựng tổn hại nặng nề về mặt phát triển thể chất và xã hội. Các em thường bị tách khỏi xã hội, bị cấm nghỉ ngơi và vui chơi. Tuổi thơ của những trẻ em này đã bị tước đoạt, không được như trẻ em khác. * Lao động cưỡng bức và lao động cầm cố Nhiều hình thức LĐTE trên thế giới là “cưỡng bức” theo nghĩa trẻ em được dạy phải chấp nhận những hoàn cảnh của cuộc sống mà không được chống lại. Nhưng tình trạng của một số trẻ em vượt quá xa việc chấp nhận các hoàn cảnh khốn khó, chúng rơi vào tình trạng nô lệ thực sự. Ở Nam Á, “cầm cố” LĐTE gần như là 19
  20. quen thuộc. Ở đây trẻ em thường chỉ tám hay chín tuổi, bị cha mẹ cầm cố cho chủ nhà máy hay các đại lý của họ thay cho những món nợ rất nhỏ. Dạng nô lệ trẻ em thực tế này thường chỉ gắn liền với Ấn Độ, Nêpan và Pakistan. Nhưng nó cũng tồn tại ở cả những nơi khác trên thế giới. Để xóa bỏ LĐTE cưỡng bức, xóa bỏ tình trạng những người trục lợi một cách vô đạo đức từ thực tế này, các Chính phủ cần tăng những nỗ lực trong các biện pháp hành chính của mình. * Bóc lột tình dục vì mục đích thương mại Có nhiều mối liên hệ trực tiếp giữa việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại và các hình thức lao động mang tính bóc lột khác. Những người cho vay nặng lãi ở nông thôn thường hoạt động như những kẻ dắt trẻ em gái cho các nhà thổ ở thành thị, khi các gia đình vay tiền để cho con gái họ phải làm việc để trả nợ. Dù xảy ra như thế nào, hầu như tất cả những trẻ em như vậy đều bị những người mình tin cậy phản bội và kết cục có thể bị bán đi xa và qua biên giới. Việc cứu trợ và hồi phục tỏ ra phức tạp cho trẻ em. Các em thường bị buộc tội bởi chính hệ thống pháp luật đáng lẽ phải bảo vệ mình. Ngay cả khi được trả về nhà, thường là ở dạng bị trục xuất như những kẻ nhập cư bất hợp pháp, các em có thể gặp phải sự lảng tránh và chối bỏ của gia đình và cộng đồng và thường ít có khả năng chọn lựa ngoài việc trở lại nhà chứa hay ra đường phố. * Công việc trong công nghiệp và đồn điền Ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có tình trạng trẻ em phải lao động trong điều kiện nguy hiểm. Các ngành công nghiệp có trẻ em tham gia lao động rất đa dạng, từ ngành công nghiệp chế biến da ở khu vực Naples của Ý đến ngành công nghiệp sản xuất gạch ở Côlômbia và Pêru, ở đó người ta có thể thâu nạp cả trẻ em chỉ mới 8 tuổi. Đôi khi trẻ em được thuê mướn trong những công việc khai thác mỏ có thể được coi như nguy hiểm cho người lớn ở thế giới công nghiệp - ví dụ trong các mỏ khai thác kim cương và vàng ở Bờ biển Ngà và Nam Phi, và trong các mỏ than ở 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2