intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội phạm về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản các tội phạm về mại dâm theo luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tổng kết đánh giá thực tiễn xét xử các loại tội này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2008 - 2013. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội phạm về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRƯỜNG AN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - THỰC tIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRƯỜNG AN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Oanh HÀ NỘI - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn Tr-êng An 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM MẠI DÂM 9 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về mại dâm 9 1.1.1. Khái niệm tội phạm về mại dâm 9 1.1.2. Ý nghĩa việc quy định các tội phạm về mại dâm trong luật 12 hình sự Việt Nam 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự 14 Việt Nam về các tội phạm mại dâm 1.2.1 Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách 14 mạng tháng Tám năm 1945 1.2.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cho đến khi 15 pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam 1985 1.2.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 cho đến 18 khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 1.3. Các tội phạm về mại dâm theo quy định pháp luật một số 22 nước trên thế giới 1.3.1. Pháp luật Nhật Bản 22 1.3.2. Pháp luật Thái Lan 24 1.3.3. Pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 26 1.3.4. Pháp luật Vương quốc Thụy Điển 27 1.3.5. Pháp luật Liên bang Nga 29 4
  5. Chương 2: CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA 32 BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự 32 Việt Nam 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm 33 2.1.2. Vướng mắc trong những quy định của Bộ luật hình sự về các 45 tội phạm mại dâm 2.2. Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh 46 Hòa Bình 2.2.1 Một số đặc điểm, tình hình của tỉnh Hòa Bình liên quan đến 46 tội phạm mại dâm và hoạt động mại dâm 2.2.2. Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm của Tòa án nhân 49 dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 72 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI MẠI DÂM 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng 72 những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm 3.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội 74 phạm mại dâm 3.2.1. Luật hóa một số tội phạm mới trong Bộ luật hình sự 74 3.2.2. Hoàn thiện quy định về tình tiết tăng nặng định khung đối với 77 các tội phạm mại dâm 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật 78 hình sự về các tội phạm mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 3.3.1. Tăng cường công tác xây dựng pháp luật tạo hành lang pháp 79 lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mại dâm 5
  6. 3.3.2. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân 80 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình các văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm mại dâm 3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ 82 cơ quan tư pháp trên địa bàn tình Hòa Binh, tăng cường phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tội phạm trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm về mại dâm KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 6
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tình hình xét xử tội chứa mại dâm theo Điều 254 Bộ luật 50 hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 2.2 Chế tài Tòa án áp dụng đối với bị cáo phạm tội chứa mại 52 dâm theo Điều 254 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 2.3 Tình hình xét xử tội môi giới mại dâm theo Điều 255 Bộ 56 luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 2.4 Chế tài Tòa án áp dụng đối với bị cáo phạm tội môi giới 58 mại dâm theo Điều 255 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mại dâm là một loại tệ nạn đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người. Ngay từ thời xa xưa tệ nạn này đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và đã trở thành vấn đề xã hội nhức nhối ở nhiều quốc gia. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới. Hơn 25 năm qua những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của nước ta phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cùng với sự phát triển xã hội, giao lưu hội nhập với quốc tế, trong những năm qua tệ nạn xã hội, tội phạm ở nước ta cũng diễn biến vô cùng phức tạp ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn của xã hội, ảnh hưởng đến phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa tới tương lai giống nòi của dân tộc. Sau những năm đổi mới nền kinh tế xã hội đặc biệt những năm gần đây tệ nạn mại dâm đã hoạt động dưới nhiều hình thức công khai, bí mật thông qua các hình thức kinh doanh trá hình như vũ trường, karaoke, massage, cà phê vườn, gội đầu thư giãn... không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn, không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn biến tấu thành tội phạm có tổ chức buôn bán phụ nữ ra nước ngoài. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn lậu làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng niềm tin đối với Đảng và Nhà nước" [11]. Ngày 15/4/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của của cơ quan, tổ chức, cá nhân 8
  9. và gia đình trong việc loại trừ mại dâm. Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng, tính bức xúc của công tác này trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống mại dâm, nhưng tệ nạn này vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động mại dâm kín đáo, tinh vi, tổ chức nhỏ nhưng ở diện rộng lan tất cả khu vực cả nước. Hoạt động của bọn tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền núi. Xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài lợi dụng những kẽ hở về mặt quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hùn vốn thành lập các công ty, nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trường... phục vụ cho người nước ngoài ở các khu chế xuất, khu công nghiệp nhưng thực chất là tổ chức hoạt động mại dâm. Một số nguyên nhân khiến nạn mại dâm vẫn tồn tại như một thách thức: đối tượng nhẹ dạ, cả tin, lười lao động, tâm lý hưởng thụ (thích nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp); lợi nhuận thu được từ công việc này không nhỏ. Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm mại dâm đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa thật cụ thể và đầy đủ. Nhận thức về tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc giải quyết các vụ án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm hay mua dâm người chưa thành niên. Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, 9
  10. điểm trung chuyển sức hút ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của một trung tâm lớn đó là Thủ đô Hà Nội. Hòa Bình có diện tích 4.596km2 phía bắc giáp Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Hà Tây cũ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Hòa Bình có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc, trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số với 7 dân tộc chính, trình độ dân trí thấp, kinh tế còn nghèo, còn nhiều xã thuộc diện vùng 135. Hòa Bình có sông Đà, quốc lộ số 6 và 12b đi qua nối liền các tỉnh phía Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên đây cũng là những khó khăn cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương, nhất là tệ nạn mại dâm. Tình hình tệ nạn mại dâm nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng diễn biến vô cùng phức tạp, mức độ, phương hướng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm về mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức như giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao..để dụ dỗ, lừa gạt những phụ nữ, trẻ em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thiếu hiểu biết hoặc do ăn chơi đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ...đã bị bọn tội phạm lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, tham gia hoạt động mại dâm; tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện dẫn đến việc khó khăn trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá. Xuất phát từ thực trạng tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm mại dâm nói chung và diễn biến phức tạp của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa bình, tác giả quyết định chọn đề tài "Các tội phạm về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung, các tội phạm về mại dâm nói riêng trên các sách báo pháp lý hình sự nước ta thời gian qua ít nhiều đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, song đáng chú ý là một số công trình khoa học sau: 10
  11. - Luận án tiến sĩ luật học: "Tệ nạn mại dâm- Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa" của tác giả Trần Hải Âu bảo vệ năm 2004. Tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tệ nạn mại dâm, quan điểm một số nước trên thế giới và Việt Nam, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm, tác giả đã làm rõ thực trạng, tình hình tệ nạn mại dâm, đặc điểm nhân thân người chứa mại dâm. Đây là công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tệ nạn mại dâm và hoạt động phòng ngừa mại dâm. - Luận án tiến sĩ luật học: "Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức" tác giả Nguyễn Hoàng Minh bảo vệ năm 2010. Tác giả đi sâu làm rõ khái niệm tội phạm về mại dâm và tội phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự báo cũng như các giải pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm nay. - Luận văn thạc sĩ "Tội mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Lý luận và thực tiễn", Nguyễn Việt Khánh Hòa, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2010. - Sách chuyên khảo: "Mại dâm, ma túy, cờ bạc - Tội phạm thời hiện đại", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2003, của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả. Nhóm tác giả đã nghiên cứu tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng dưới góc độ đối tượng của khoa học xã hội, tội phạm học, đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế. - Sách chuyên khảo: "Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm. Trong chương XIX - Phòng chống các tội phạm mại dâm, tác giả đã đề cập đến khái niệm mại dâm và các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm mại dâm, phân tích các đặc điểm tội phạm học của tội phạm mại dâm, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mại dâm,dự báo tình hình mại dâm ở Việt Nam và đưa 11
  12. ra giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Đây là công trình công phu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Ngoài ra còn một số bài báo nghiên cứu, công trình khoa học ở cấp độ luận văn cao học như: Nguyễn Trung tín, "Pháp luật một số quốc gia về chống mại dâm và mua bán phụ nữ", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, năm 1998. Nguyễn Văn Trượng, "Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề hoàn thiện", Tạp chí tòa án nhân dân, số 24, năm 2007. Đỗ Đức Hồng Hà, "Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22, năm 2010; "Tội mua dâm người chưa thành niên: Lý luận và thực tiễn", Tạp chí Tòa án, số 10, năm 2010. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, "Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm", Tạp chí tòa án nhân dân, số 20, năm 2011. Tuy nhiên, các công trình nêu trên nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học hoặc nghiên cứu riêng rẽ từng tội trên sự phân tích một số vụ án thực tế điển hình mà chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ giải quyết một cách tổng thể các tội phạm về mại dâm, đồng thời tổng kết thực tiễn xét xử để qua đó đề xuất hoàn thiện trên phương diện lập pháp về nhóm tội phạm này, cũng như đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, và trật tự an toàn xã hội. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay khi mà tội phạm mại dâm đang bùng phát dưới nhiều hình thức tinh vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, an toàn công cộng thì việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có ý nghĩa khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và làm sang tỏ những vấn đề về lý luận, các dấu hiệu pháp lý các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự và thực tiễn xét 12
  13. xử các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm tại Hòa Bình từ năm 2008 đến 2013. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản các tội phạm về mại dâm theo luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tổng kết đánh giá thực tiễn xét xử các loại tội này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2008 - 2013. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Nhà nước ta về đấu tranh và phòng chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài. 13
  14. 5.2 Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp... đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào số liệu thống kê trong các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình và các vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, cũng như các thông tin trên mạng internet để tổng hợp và làm sáng tỏ các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tại một địa phương ở cấp luận văn thạc sĩ luật học. Tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: - Phân tích một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam như: khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm này, mối quan hệ của các tội phạm này với trật tự an toàn công cộng, phân biệt các loại tội này với nhau và các loại tội phạm khác có liên quan trong luật hình sự; - Phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, tình tiết định khung tăng nặng của các tội phạm này để chỉ ra những vướng mắc, hạn chế nhằm hoàn thiện pháp luật; - Phân tích thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian 6 năm (2008-2013), phân tích các vụ án áp dụng chưa đúng, chưa chính xác và các nguyên nhân cơ bản của thực trạng này; - Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các tội về mại dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 hiện hành và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó nâng cao hiệu quả bảo vệ trật tự an toàn công cộng nói chung và trật tự công cộng đối với vấn đề mại dâm nói riêng. 14
  15. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm mại dâm. Chương 2: Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 15
  16. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM MẠI DÂM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM 1.1.1. Khái niệm tội phạm về mại dâm Mại dâm là hiện tượng tiêu cực gây ra ảnh hưởng xấu cho xã hội, làm suy đồi đạo đức, lối sống, thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không những thế một số hành vi mại dâm còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của người chưa thành niên, gây ảnh hưởng xấu tới trật tự xã hội xâm phạm đến quyền được bảo vệ và sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng những giá trị đạo đức xã hội, làm suy giảm sức khỏe và giống nòi và là một trong những nguyên nhân gây lan các bệnh xã hội, đại dịch HIV/AIDS… kéo theo nó là những tệ nạn xã hội khác nảy sinh. Chính vì vậy, pháp luật hình sự nước ta đã quy định một số hành vi nguy hiểm trong hoạt động mại dâm là tội phạm cần phải xử lý nghiêm minh bằng hình phạt và cụ thể hóa nó trong Bộ luật hình sự 1999 tại các Điều 254 - Tội chứa mại dâm với khung hình phạt cao nhất từ hai mươi năm đến tù chung thân, Điều 255 - Tội môi giới mại dâm với khung hình phạt cao nhất đến hai mươi năm tù, Điều 256 - Mua dâm người chưa thành niên với khung hình phạt cao nhất đến mười lăm năm. Tội phạm về mại dâm đã có lịch sử xuất hiện từ lâu đời và hiện nay vẫn đang tồn tại và diễn biến phức tạp, gây ra nhức nhối cho toàn xã hội. Thế nhưng cách hiểu thế nào là tội phạm về mại dâm thì chưa có một khái niệm thống nhất. Theo tác giả Trần Hải Âu: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội về mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm 16
  17. đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự [1]. Tương tự như trên, theo PGS.TS Nguyễn Huy Thuật: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội [33, tr. 409]. Tuy nhiên một số học giả khi nghiên cứu tội phạm về mại dâm lại cho rằng, tội phạm về mại dâm bao gồm các hành vi: Chứa mại dâm; Môi giới mại dâm; Mua dâm người chưa thành niên; Mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm. Trong tác phẩm "Phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam thời kỳ hội nhập", GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: Tội phạm mại dâm bao gồm các hành vi về hoạt động mua bán tình dục được quy định và điều chỉnh bằng pháp luật hình sự, tội phạm về mại dâm bao gồm các hành vi sau: Chứa mại dâm: là hành vi sử dụng, thuê, mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để mua bán dâm. Môi giới mại dâm: là hoạt động dụ dỗ, dẫn dắt, làm trung gian để các đối tượng gặp nhau thực hiện hành vi mua bán dâm. Mua dâm người chưa thành niên: là hành vi thỏa thuận trả tiền hoặc vật chất khác để được giao cấu với người chưa thành niên. Mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm: là hành vi chuyển giao phụ nữ, trẻ em để thực hiện hành vi mại dâm nhằm thu lợi nhuận [50, tr. 609-610]. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Minh: 17
  18. Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động mua bán tình dục được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm tới trật tự công cộng, an toàn công cộng, đến nếp sống văn minh, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, cần phải xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự [24, tr. 33]. Chúng tôi đồng ý với các quan điểm trên khi nói tội phạm về mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc lĩnh vực mua bán tình dục do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý. Tuy nhiên qua nghiên cứu cụ thể cho thấy tội phạm về mại dâm bao gồm nhiều hành vi khác nhau nên không thể dùng "tội phạm mại dâm" mà phải dùng "tội phạm về mại dâm" mới bao hàm hết hành vi thuộc nhóm tội này, vì vậy để chính xác về thuật ngữ chúng tôi hoàn toàn đồng ý như tác giả Nguyễn Hoàng Minh đã sử dụng cụm từ "tội phạm về mại dâm". Mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm đã được quy định tại khoản 2, điểm a Điều 119 và khoản 2 điểm g Điều 120 Bộ luật hình sự 1999 làm tình tiết tăng nặng trong định khung hình phạt của hai tội nói trên nên không thuộc tội phạm về mại dâm. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 chuyển mua bán phụ nữ Điều 119 thành mua bán người bao gồm cả phụ nữ và đàn ông và vì mục đích mại dâm là một trong tình tiết tăng nặng. Từ những phân tích trên, khái niệm tội phạm về mại dâm theo chúng tôi được hiểu như sau: Tội phạm về mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động mua bán tình dục được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trật tự xã hội, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được thể hiện qua các hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên. 18
  19. 1.1.2. Ý nghĩa việc quy định các tội phạm về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam Ở Việt Nam, đứng trên phương diện đạo đức xã hội mại dâm là vấn đề tiêu cực bị xã hội lên án gay gắt. Ngay ở thời kỳ phong kiến hiện tượng mại dâm đã tồn tại, hoạt động dưới hình thức đơn giản như: gái nhảy, hát cô đầu.. nhằm phục vụ các quan lại, mặc dù thời kỳ này mại dâm không bị coi là tội phạm. Trải qua thời kỳ thực dân pháp đô hộ để dễ bề cai trị, thực dân Pháp cho phép mại dâm tồn tại như một nghề và hoạt động công khai. Tuy nhiên ngay khi giành được chính quyền năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, gây ảnh hưởng tác động xấu đối với đời sống xã hội, ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống thuần phong mỹ tục của dân tộc cần phải được đấu tranh phòng ngừa triệt để. Quan điểm này càng được thể hiện khi đất nước được thống nhất, cả nước tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, mại dâm đã được Chính phủ cách mạng lâm thời quy định là tội phạm và phải chịu hình phạt trong Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15 tháng 3 năm 1976. Trải qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, tội phạm về mại dâm tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985 tại Điều 202, tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm. Các tội phạm về mại dâm gồm các Điều 254 tội chứa mại dâm, Điều 255 tội môi giới mại dâm, Điều 256 tội mua dâm người chưa thành niên được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 - thuộc Chương XIX - Chương các tội phạm xâm phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do đó, vị trí đó thể hiện nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của quy định về các tội phạm này. Việc quy định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự năm 1999 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để đấu tranh chống lại hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng - các hành vi suy đồi đạo đức, ảnh hưởng 19
  20. thuần phong mỹ tục và đang có xu hướng gia tăng trong thực tiễn. Việc quy định các tội phạm về mại dâm có ý nghĩa to lớn ở nhiều phương diện, cụ thể: Thứ nhất, quy định các tội phạm về mại dâm là sự ghi nhận và bảo đảm trong pháp luật Việt Nam các chuẩn mực xã hội, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người được thừa nhận bởi cộng đồng nhân loại. Các chuẩn mực xã hội này được được khẳng định trong các văn kiện của Liên hợp quốc, cũng như nhiều đạo luật của khắp các quốc gia trên thế giới. Ngăn chặn các hành vi xâm phạm và biểu hiện xâm phạm bằng pháp luật hình sự là phương pháp đảm bảo hữu hiệu nhất các giá trị chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Thứ hai, quy định các tội phạm về mại dâm là nội dung cụ thể hóa nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này và: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [29]. Chính vì thế bảo vệ các chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục, đạo đức, danh dự, nhân phẩm con người là một nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu mang ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Thứ ba, quy định các tội phạm về mại dâm cùng với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đã thể chế hóa chủ trương của Đảng ta. Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã đưa nhiệm vụ "Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội) làm nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong giai đoạn tới" [17]. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2