intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Luật học: Chế định án treo trong luật Hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: La Thăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

112
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm ra nguyên nhân của việc áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về án treo, đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục thực trạng đó cũng như nhằm hoàn thiện chế định án treo về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Luật học: Chế định án treo trong luật Hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

  1. Luận văn thạc sỹ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ VĂN LUẬT CHẾ ĐỊNH ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số : 5.05.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH Lê Cảm Hà Nội - 2005 1
  2. BẢN THỐNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN - BLHS ................................. Bộ luật hình sự. - BLTTHS ............................ Bộ luật tố tụng hình sự. - CHXHCN ........................... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa. - CHHP................................. Chấp hành hình phạt. - ĐKTT................................. Điều kiện thử thách. - HĐTP .................................. Hội đồng thẩm phán. - HTND ................................. Hội thẩm nhân dân. - HĐXX................................. Hội đồng xét xử. - NTNPT .............................. Nhân thân người phạm tội. - PLHS................................... Pháp luật hình sự. - TAND…………………… Toà án nhân dân. - TGTT……………………. Thời gian thử thách. - TNHS…………………… Trách nhiệm hình sự. - TTTN…………………… Tình tiết tăng nặng. -TTGN……………………. Tình tiết giảm nhẹ. -TANDTC………………... Toà án nhân dân tối cao. - XHCN…………………… Xã hội chủ nghĩa. 3
  3. MỤC LỤC TRANG Phần mở đầu. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 3 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài. 5 4. Những điểm mới của luận văn. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7 7. Bố cục của Luận văn: 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO 9 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý, vai trò và ý nghĩa của án treo. 9 1.1.1. Khái niệm án treo. 9 1.1.2. Bản chất pháp lý của án treo. 12 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của án treo trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 16 1.2. Quy định về án treo trong luật hình sự Việt Nam trước năm 1985. 19 1.3. Quy định về án treo trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985-1999. 21 1.4. Quy định về án treo trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. 31 1.4.1. Căn cứ để cho người bị phạt tù được hưởng án treo. 32 1.4.1.1. Về mức hình phạt tù. 32 1.4.1.2. Về nhân thân người phạm tội. 33 1.4.1.3. Về các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo. 34 1.4.1.4. Xét không cần thiết bắt chấp hành hình phạt tù. 35 1.4.2. Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo. 36 1.4.2.1. Thời gian thử thách của án treo. 36 1.4.2.2. Cách tính thời gian thử thách của án treo. 37 1.4.3. Tổng hợp hình phạt khi người hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách. 38 1.4.4. Về áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo. 40 1.4.5. Việc giao người bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giám sát và giáo 41 dục. 1.4.6. Về sửa bản án sơ thẩm. 43 1.4.7. Về giảm thời gian thử thách. 43 1.4.8. Việc đương nhiên xoá án đối với người được hưởng án treo. 44 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH ÁN TREO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ. 46 4
  4. 2.1.Thực trạng áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (có biểu bảng theo dỏi, thống kê số liệu từ 2000-2004 của chín huyện thị). 46 2.1.1. Những kết quả đạt được. 46 2.1.2. Những mặt còn vướng mắc, hạn chế. 51 2.2. Nguyên nhân của việc áp dụng án treo không đúng pháp luật. 52 2.2.1. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo. 52 2.2.2. Về tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án án phạm tộ i mới trong thời gian thử thách. 59 2.2.3. Về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS chưa chính xác. 66 2.2.4. Về đánh giá nhân thân người phạm tội chưa chính xác. 73 2.2.5. Do nhận thức về án treo không đúng. 77 2.2.6. Do năng lực của Hội đồng xét xử còn hạn chế. 78 a. Về đội ngũ Thẩm phán. 78 b. Về đội ngũ Hội thẩm nhân dân. 82 c. Về tính độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. 83 2.3. Công tác giám sát, giáo dục các đối tượng chấp hành án treo. 87 Chương 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM. 89 3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về án treo: 89 3.1.1. Về các căn cứ cho người bị phạt tù được hưởng án treo. 89 a. Về mức hình phạt tù. 89 b. Về nhân thân người phạm tội. 90 c. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. 92 d. Về vấn đề Toà án xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. 93 3.1.2. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo. 94 3.1.3. Về quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. 95 3.1.4. Về việc xét giảm, rút ngắn thời gian thử thách cho người chấp hành án treo. 98 3.1.5. Công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định về án treo. 100 3.2. Công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo. 101 Kết luận. 105 Tài liệu tham khảo. 108 5
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. BLHS 1999 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 1/7/2000 đã đánh dấu một bước tiến mới trong kỷ thuật lập pháp nói chung và trong lĩnh vực lập pháp hình sự nói riêng của Việt Nam. Đây là lần pháp điển hoá Luật hình sự lần thứ hai, có tính quy mô và toàn diện nhất, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước, phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đáp ứng kịp thời cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm trong tình hình mới, giai đoạn Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế, chuyễn hẳn từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định, hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước; đặc biệt là giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và phục vụ nhân dân. Chế định án treo trong Luật hình sự nước ta ra đời từ rất sớm, sau khi BLHS năm 1985 được ban hành thì đã có nhiều ý kiến nên bỏ chế định án treo vì biện pháp án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ không có gì là khác nhau. Tuy nhiên, đến lần pháp điển hoá Luật hình sự lần thứ hai (BLHS năm 1999) thì chế định án treo không những không bị bỏ đi mà còn được giữ lại, bổ sung và được hoàn thiện. Điều này khẳng định biện pháp án treo có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, nó có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội dưới sự giúp đở, giám 6
  6. sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, gia đình và xã hội. Án treo được quy định tại Điều 60 BLHS đã có một số điểm mới so với chế định án treo được quy định tại Điều 44 BLHS năm 1985 và chế định án treo trước năm 1985; Chế định án treo đã thể hiện được vai trò của mình trong quá trình đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự bình yên cho toàn xã hội. Đặc biệt chế định án treo đã thể hiện rõ bản chất nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, thể hiện sự khoan hồng và tính ưu việt của chính sách hình sự XHCN. Tuy nhiên, thực trạng các Toà án địa phương hiện nay áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật, thể hiện qua các báo cáo kết quả giám đốc kiểm tra án hàng quý, hàng tháng và các báo cáo tổng kết cuối năm, cũng như thể hiện qua việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm của Toà án cấp trên. Vậy nguyên nhân do đâu?. Nhằm góp phần trong quá trình đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trước pháp luật của mọ i người dân, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự là mọi người đều phải chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội mà mình gây ra, khắc phục tình trạng người thoả mãn các điều kiện cho hưởng án treo thì Toà án không cho hưởng án treo, trong khi đó có những người không đủ điều kiện cho hưởng án treo thì Toà án cho hưởng án treo, điều đó thể hiện sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, làm ảnh hưởng đến nguyên tắc pháp chế XHCN, không đảm bảo được tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. 7
  7. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi muốn tìm ra nguyên nhân của việc áp dụng chế định án treo chưa chính xác, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục về tình trạng nói trên, hoàn thiện pháp luật về chế định án treo và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự cũng như công tác thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. 8
  8. 2/ Tình hình nghiên cứu đề tài. Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời thì có một số tác giả đã có những công trình nghiên cứu về chế định án treo, đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành cũng như làm đề tài luận văn thạc sỹ, như một số tác phẩm sau: Vũ Thế Đoàn, Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án treo theo Điều 44 BLHS, Tạp chí TAND số 6/1989; Vũ Thế Đoàn, Án treo và những hình phạt bổ sung, Tạp chí TAND số 6/1990; Nguyễn Khắc Công, một số suy nghĩ về chế định án treo-Tạp chí TAND số 1/1991; Lê Văn Hưng ,Về vấn đề hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, Tạp chí TAND số 4/1994; Lê Văn Dũng, Sự cần thiết của việc áp dụng án treo đối với người phạm tội, Tạp chí TAND số 6/1994; Nguyễn Văn Tùng, Áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo, Tạp chí TAND, số 11/1995; Đoàn Đức Lương, Án treo và thực tiễn áp dụng, Tạp chí TAND số 5/1996;…Nhưng từ khi có Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay, việc nghiên cứu về chế định án treo rất ít, như một số tác phẩm sau: Phạm Bá Thát, Một số suy nghĩ về nghị định 61/2000/NĐ-CP về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Tạp chí TAND số 3/2001; Tô Quốc Kỳ, Thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo và chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí TAND số 4/2002; Trương Minh Mạnh, Phân loại tội phạm với việc quy định và áp dụng chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí kiểm sát, số 3/2002; Lê Văn Luật, Việc áp dụng các quy định về án treo và thời gian thử thách của án treo-lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Kiểm sát, số 6/2004; Trịnh Quốc Toản, Bàn về án treo từ góc nhìn so sánh, Tạp chí Khoa học & Tổ Quốc, số 22-2004 (ra ngày 20/11/2004); Lê Văn Luật, Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách, Tạp chí Kiểm sát số 03/2005; Lê Cảm, Chế định án treo và mô hình lý luận của nó trong Luật hình sự Việt 9
  9. Nam, Tạp chí TAND số 2/2005; …Các bài viết này chỉ đề cập đến một số khía cạnh của chế định án treo, chưa có công trình nghiên cứu nào phản ánh một cách đầy đủ và chi tiết về chế định án treo quy định trong BLHS hiện hành, đặc biệt là từ khi BLHS năm 1999 ra đời thì chưa có Nghị quyết hướng dẫn của TANDTC về áp dụng án treo để thay thế Nghị quyết 01/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 18/10/1990, hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985. Ngoài các bài viết như đã nêu thì cũng cần kể đến hai luận văn thạc sỹ luật học, đó là: Phạm Thị Học (1996), Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, luận án thạc sĩ Luật học; và Trương Đức Thuận(2003), Án treo và nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong xét xử của các Toà án quân sự, luận văn thạc sĩ luật học. Nhưng luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Học được bảo vệ từ năm 1996, khi mà BLHS năm 1999 chưa ra đời…; Còn luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Đức Thuận chủ yếu nghiên cứu án treo và nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong xét xử của các Toà án quân sự… Nội dung của luận văn chúng tôi có cách tiếp cạnh, phân tích và nghiên cứu theo hướng khác so với các luận văn nói trên, không nặng về phân tích và bình luận mà luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bản thân tác giả đã công tác nhiều năm trong ngành Toà án nên từ thực tiễn hoạt động xét xử đã phát hiện những vấn đề bất cập trong việc áp dụng các quy định về án treo, từ đó đặt vấn đề nghiên cứu những bất cập đó. Sau khi được học tập, nghiên cứu chương trình Cao học luật tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; đặc biệt là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản các quy định về án treo, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về án treo, đi từ lịch sử ra 10
  10. đời của án treo cho đến án treo được quy định trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng chế định án treo không đúng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp khắc phục, hoàn thiện chế định án treo về mặt lý luận, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong thực tiễn xét xử. 3/ Phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài: Luận văn chủ yếu nghiên cứu việc áp dụng chế định án treo trong hoạt động xét xử của ngành Toà án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, về việc áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật, chủ yếu tập trung nghiên cứu về các căn cứ cho hưởng án treo (như về mức hình phạt, về nhân thân người phạm tội, về các tình tiết giảm nhẹ, về việc xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù); nghiên cứu về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo, nghiên cứu về việc tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; nghiên cứu về các biện pháp quản lý, theo dỏi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tại nơi cư trú (hoặc nơi công tác) và tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiêu quả của công tác này. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tìm ra nguyên nhân của việc áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về án treo, đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục thực trạng đó cũng như nhằm hoàn thiện chế định án treo về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. 4/ Những điểm mới của luận văn: Nội dung của luận văn có những điểm mới sau: 11
  11. Thứ nhất, luận văn là một công trình nghiên cứu về các quy định của án treo một cách tương đối có hệ thống, đi từ lịch sử đến hiện tại, đặc biệt là so sánh những quy định về chế định án treo của hai bộ luật hình sự (BLHS 1985 và BLHS 1999). Từ đó tìm ra những điểm mới và những điểm tiến bộ của lần pháp điển hoá thứ hai về chế định án treo quy định tại Điều 60 BLHS 1999. Thứ hai, luận văn nghiên cứu những quy định về án treo chưa được hoàn thiện, thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể từ đó dẫn đến các Toà án địa phương còn vướng mắc trong việc áp dụng những quy định này: như về những căn cứ cho người phạm tội hưởng án treo; về thời gian thử thách, và cách tính thời gian thử thách; về tổng hợp hình phạt khi người chấp hành án treo bị xét xử về một tội phạm khác trong thời gian thử thách; về công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo… Thứ ba, luận văn phân tích một số tình tiết giảm nhẹ mà Toà án hiểu và áp dụng không chính xác từ đó cho hưởng án treo không có căn cứ, ngoài ra luận văn còn phân tích mối quan hệ giữa các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tác động lẫn nhau để xem xét cho hưởng án treo. Thứ tư, luận văn nghiên cứu về những kết quả đạt được khi áp dụng chế định án treo cũng như những vướng mắc khi áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thứ năm, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định án treo về mặt lý luận và phân tích một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng chế định án treo trong thực tiễn, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự cũng như công tác thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. 5/ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài: 12
  12. Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà Nước về Nhà nước và Pháp luật. Luận văn trình bày dựa trên sự nghiên cứu các quy định pháp luật về chế định án treo, các văn bản hướng dẫn áp dụng về án treo và các báo cáo tổng kết hàng năm của TANDTC. Dựa vào các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm… của các Toà án địa phương tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, căn cứ vào các kết quả xét xử giám đốc thẩm, phúc thẩm…và đối chiếu với những quy định của pháp luật về án treo để nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật. Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê-nghiên cứu; phân tích-tổng hợp; đối chiếu, so sánh với những quy định của pháp luật và các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao để tìm ra các vấn đề còn vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng chế định án treo của các Toà án địa phương. 6/ Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn nghiên cứu về “Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, đây là một công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận, cũng như thực tiễn. Luận văn đã nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về các quy định của pháp luật về chế định án treo từ khi chế định án treo mới ra đời cho đến khi chế định án treo được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. Kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa lại kết quả như sau: - Giúp cho chúng tôi có một cơ sở nghiên cứu lý luận về chế định án treo từ lịch sử đến hiện tại và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng chế định án treo. 13
  13. - Thống kế, phân tích, nghiên cứu thực trạng áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, những kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại. - Tìm ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật và một số vấn đề khác liên quan đến chế định án treo. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về mặt lập pháp về chế định án treo, cũng như công tác tổ chức cán bộ của ngành Toà án nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. 7/ Bố cục của luận văn: Luận văn được trình bày theo bố cục sau: - Lời nói đầu. - Chương thứ nhất: Những vấn đề chung về án treo. - Chương thứ hai: Thực tiễn áp dụng chế định án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. - Chương thứ ba: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo trong Luật hình sự Việt Nam. -Kết luận. -Danh mục tài liệu tham khảo. 14
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO 1.1/ KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT PHÁP LÝ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH : 1.1.1. Khái niệ m về án treo: Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999 thì: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Luật hình sự Việt Nam không có đưa ra khái niệm về án treo. Chế định án treo từ khi mới ra đời cho đến khi được quy định tại Điều 44 BLHS năm 1985 thì đã có những quan niệm khác nhau, đôi lúc án treo được hiểu là một biện pháp “tạm đình chỉ việc thi hành án” (tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14-2-1946) hoặc là một biện pháp “hoãn hình có điều kiện” (Thông tư số 2308/NCPL ngày 1/12/1961 của TANDTC) hoặc là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP). Theo Công văn số 36/NCPL ngày 30-4-1992 của Toà án nhân dân tối cao giải thích về án treo, thì: “ Pháp luật hình sự của nước ta từ trước tới nay chưa bao giờ coi “án treo” là một loại hình phạt. Trong các đạo luật hình sự của nước ta đã ban hành từ sau cách mạng tháng 8 đến nay có quy định về tội phạm và hình phạt thì đều không quy định loại hình phạt là “án treo”. Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27-6-1985 và có hiệu lực từ 1-1- 1986 tại Chương V về hình phạt và tại Điều 20 về các hình phạt chỉ quy định 7 loại hình phạt chính là “cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình”. Ở 15
  15. Điều luật này còn quy định 7 loại hình phạt bổ sung là “ cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu quân nhân; tịch thu tài sản, phạt tiền” (khi không áp dụng là hình phạt chính). Như vậy, trong số 14 loại hình phạt được quy định tại Điều 20 BLHS hoàn toàn không có “án treo”. Điều này có nghĩa là “án treo” không phải là hình phạt. Án treo chỉ được quy định ở Điều 44 Chương VI Bộ luật hình sự về “việc quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt”. Và tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18-10-1990, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã định nghĩa về án treo như sau: “án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, tức là căn cứ vào nhân thân của người bị kết án và những tình tiết giảm nhẹ, Toà án sẽ miễn cho người bị kết án không phải chấp hành hình phạt nếu trong thời gian thử thách , người đó không phạm tội mới”. Do không nắm vững nội dung của án treo nên đã có người hiểu sai rằng án treo là một loại hình phạt, thậm chí còn gọi sai là “tù treo” và cho là “tù treo” nhẹ hơn “tù giam”. Cũng cần giải thích rõ: “tù giam”, “tù treo” là những thuật ngữ không chính xác về mặt pháp lý. Chỉ có hình phạt tù (bao gồm tù có thời hạn và tù chung thân), còn giam là việc thi hành hình phạt tù. Chỉ có “án treo” với nghĩa là “miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”, chứ không có “tù treo” với tính chất là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù” [12-99]. Ngoài quan niệm về án treo được hiểu là một biện pháp “tạm đình chỉ việc thi hành án” (tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14-2-1946) hoặc là một biện pháp “hoãn hình có điều kiện” (Thông tư số 2308/NCPL ngày 1/12/1961 của TANDTC) thì chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm về án treo trái với sự giải thích, hướng dẫn của TANDTC tại Nghị quyết số 16
  16. 01/1990/NQ-HĐTP mà đều thống nhất “án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện…”. Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù” [46-372]. Theo PGS-TSKH Lê Văn Cảm thì “án treo là biện pháp miễn CHHP tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do PLHS quy định” [17-810]. Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội thì “…Theo BLHS hiện nay, án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện…án treo thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đở tích cực của xã hội cũng như gia đình đồng thời cảnh báo họ nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì buộc phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên” [34-230]. Từ các quan điểm trên về án treo và nội dung về án treo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS, có thể đưa ra khái niệm về án treo như sau: Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm, nếu người phạm tội có nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội, Toà án sẽ miễn chấp hành hình phạt tù và ấn định một thời gian thử thách nhất định từ một năm đến năm năm; nếu trong thời gian thử thách người bị kết án không phạm tội mới thì họ sẽ vĩnh viễn không phải chấp hành hình phạt của bản án cho hưởng án treo đó. Trong 17
  17. thời gian thử thách người bị án treo phải thực hiện một số nghĩa vụ ràng buộc theo quy định của pháp luật. Án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo để hoàn lương, với sự giúp đở tích cực của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan công tác, gia đình, người thân, bạn bè và xã hội. Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của phương châm “trừng trị kết hợp với giáo dục” và thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác dụng tốt là không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống xã hội mà cũng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, hoà nhập với cộng đồng, giác ngộ được ý thức chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nuớc, tuân thủ quy tắc cuộc sống XHCN. 1.1.2. Bản chất pháp lý của án treo trong luật hình sự Việt Nam: Chế định án treo được ra đời từ rất sớm trên thế giới, ở các nước khác nhau thì chế định án treo được quy định mỗi cách khác nhau. Luật hình sự của Anh và Mỹ coi án treo là trường hợp hoãn tuyên án kèm theo biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp bảo đảm bằng tiền. Luật hình sự của Pháp và Bỉ và một số nước khác coi án treo là việc hoãn hoặc miễn chấp hành hình phạt. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, đa số coi án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; nhưng cũng có nước coi án treo là hình phạt chính, như Nước Cộng hoà dân chủ Đức [19-8]. Tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14-2-1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà quy định: “Khi phạt tù, Toà án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành án. Nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tuyên án, Tội nhân không bị Toà án làm tội một lần nữa về một tội mới thì bản án đã tuyên 18
  18. sẽ bị huỷ đi, coi như không có. Nếu trong năm năm ấy, tội nhân lại bị kết án một lần nữa trước một Toà án thì bản án treo sẽ đem thi hành” [25-123]. Mặc dù Sắc lệnh quy định là “…Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ thi hành án…”, nhưng trong thực tế, nó được áp dụng như là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Nghĩa là trong 5 năm kể từ ngày tuyên án, nếu người được hưởng án treo không bị kết án một lần nữa thì bản án đã tuyên cho hưởng án treo sẽ bị huỷ đi coi như không có, và dĩ nhiên là họ sẽ vĩnh viễn không phải chấp hành hình phạt tù trong bản án cho hưởng án treo đó. Mười năm sau, tại Điều 12 Sắc lệnh số 267/SL ngày 15-6-1956 thì chế định án treo được bổ sung thêm, cụ thể là: “Đối với những kẽ phạm tội…bị phạt không quá 2 năm tù thì trong những trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định, Toà án có thể cho bị cáo hưởng án treo” [19-8]. Thông tư số 2308/NCPL ngày 1/12/1961 của TANDTC về việc áp dụng chế độ án treo thì khái niệm “án treo là một biện pháp hoãn hình có điều kiện, áp dụng chủ yếu đối với những kẽ phạm tội nhẹ, bản chất không nguy hiểm, xét không thực cần thiết phải bắt thi hành ngay án phạt tù, nhằm mục đích khuyến khích họ tự nguyện lao động cải tạo với sự giúp đở tích cực của xã hội, đồng thời cảnh cáo họ nếu còn tiếp tục phạm tội trong thời gian thử thách, thì tuỳ trường hợp, sẽ buộc phải chấp hành án cũ trong mức độ cần thiết. Ngược lại, nếu trong thời gian thử thách, họ không phạm tội gì mới, án trước sẽ được xoá bỏ” [25-121]. Có thời kỳ án treo được coi là hình thức xử lý nhẹ hơn hình phạt tù giam (Thông tư liên ngành số 19/TATC ngày 2-10-1974). Cụ thể Thông tư số 19/TATC ngày 2/10/1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự, trong đó có hướng dẫn về án treo. Thông tư quy định: “…So sánh hậu quả phổ biến về mặt pháp lý cũng như hậu quả về mọi mặt khác của án tù giam và án tù treo (người bị án treo không bị cách ly khỏi xã hội, vẫn sống trong môi trường bình thường hàng ngày của họ mà cũng không bị một sự hạn chế gì, tất cả các quyền lợi của người công dân, người bị án treo đều được hưởng, nếu họ là công nhân viên chức, họ không bị buộc phải thôi việc, họ cũng chỉ bị án tích trong thời gian thử thách dài nhất là 5 năm) thì án treo phải được xem là hình thức xử lý nhẹ hơn tù giam. Như vậy chuyển án tù treo sang án tù giam dù thời gian ngắn hơn cũng 19
  19. là tăng nặng hình phạt. Ngược lại, chuyển án tù giam sang án tù treo, dù thời gian dài hơn cũng là giảm nhẹ hình phạt” [26-123]. Theo sự hướng dẫn này, thì án treo không đồng nghĩa là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trong hệ thống hình phạt của Pháp luật hình sự, mà theo chúng tôi án treo chỉ được coi là một hình thức xử lý nhẹ hơn tù giam nhưng. Tuy nhiên, sự hướng dẫn này chưa thật chính xác vì như vậy sẽ dẫn đến trường hợp vì có ý định trước cho hưởng án treo nên đáng xử phạt bị cáo 2 năm tù thì nâng lên 3 năm tù để cho hưởng án treo hoặc đáng xử phạt bị cáo 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo nhưng vì có ý định trước không cho hưởng án treo nên hạ xuống 2 năm tù giam. Từ các quy định về án treo của các nước khác nhau, hoặc của Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau thì đã có nhữ ng quan niệm khác nhau về án treo. Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, điều kiện để được hưởng án treo quy định tại Điều 60 BLHS năm 1999 như sau: (1) “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một đến 5 năm. (2) Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. (3) Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật hình sự. 20
  20. (4) Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. (5) Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời g ian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt với bản án mới theo quy định tại Điều 51 của BLHS”. Như vậy, bản chất pháp lý của án treo trong luật hình sự Việt Nam hiện hành thể hiện ở một số đặc điểm sau: Thứ nhất, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Thứ hai, trong bản án treo đó, Toà án đã tuyên cho bị cáo một mức án (chỉ duy nhất là loại hình phạt tù) tương xứng với tính chất và mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, cũng như nhân thân của bị cáo. Sau đó, xét thấy bị cáo là người có thể tự lao động cải tạo tại cộng đồng xã hội, nơi bị cáo đang công tác hoặc sinh sống để hoàn lương mà không cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội, cũng có thể tin tưởng là bị cáo sẽ không tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội (không phạm tội mới); cơ sở của niềm tin này là căn cứ vào mức hình phạt mà bị cáo phải chịu đối với tội phạm mà bị cáo gây ra, nhân thân của bị cáo và các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng…các điều kiện nà y đã thể hiện bản chất của bị cáo, khả năng tự lao động cải tạo của bị cáo và làm niềm tin cho Hội đồng xét xử để cân nhắc cho hưởng án treo (miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện). Thứ ba, Người bị án treo sẽ phải chịu một thời gian thử thách nhất định từ một năm đến năm năm và bao giờ thời gian thử thách cũng phải lớn hơn mức hình phạt tù.Trong thời gian thử thách, người bị án treo phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức được Toà án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục. Thứ tư, trong thời gian thử thách, nếu người bị án treo phạm tội mới thì biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù bị xoá bỏ, người bị án treo sẽ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù trong bản án cho hưởng án treo trước đó, cộng với hình phạt của bản án về tội phạm mới thực hiện. Thứ năm, bản chất của án treo không phải là một hình phạt trong hệ thống các hình phạt quy định tại Điều 28, Chương V BLHS năm 1999, nó không nhẹ hơn hình phạt tù mà hình phạt tù Toà án đã tuyên trong bản án treo đó đang “treo lơ lững” từ khi tuyên bản án treo cho đến khi hết thời gian thử thách. Nếu trong thời gian thử thách mà bị cáo 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2