intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, việc nghiên cứu đề tài luận văn này không nằm ngoài mục đích là tìm ra những điểm bất cập trong các quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật doanh nghiệp nói riêng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp

  1. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ 1 Lời cam đoan 2 Lời cảm ơn 3 Mục lục 4 MỞ ĐẦU 8 Chương 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn và một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ công ty Trách nhiệm 12 hữu hạn 1.1. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn 12 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn 12 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam 14 1.1.3. Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn 17 1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn 23 1.2.1. Quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn và vai trò của pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn 23 1.2.2. Các nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn 28 4
  2. Chương 2 Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ Cuả công ty trách nhiệm hữu hạn 37 và thực tiễn thi hành 2.1. Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn 38 2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 39 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn 50 2.1.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công ty 79 2.1.4. Pháp luật về kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty trách nhiệm hữu hạn 82 2.2. Một số nhận xét về những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn 89 2.2.1. Bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên theo quy định của Luật doanh nghiệp chưa có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý 88 2.2.2. Còn nhiều điểm chưa hợp lý trong các quy định của Luật doanh nghiệp về chế độ làm việc của Hội đồng thành viên 94 2.2.3. Cơ chế bảo vệ quyền lợi của thành viên thiểu số trong Luật doanh nghiệp còn yếu, chưa đầy đủ và không hiệu quả 96 2.2.4. Luật doanh nghiệp thiếu chặt chẽ khi quy định về Ban kiểm soát trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên 98 5
  3. 2.2.5. Luật doanh nghiệp chưa rõ ràng khi quy định về việc lựa chọn mô hình quản lý điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100 2.2.6. Luật doanh nghiệp còn thiếu các quy định về nghĩa vụ trung thành, trung thực, mẫn cán, cẩn trọng của các chức danh quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn 100 2.3. Thực tiễn thi hành các quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ ở các công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay 101 Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm 111 hữu hạn 3.1. Những yêu cầu và định hướng chung cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn 111 3.1.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn 111 3.1.2. Những định hướng chung cho việc hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn 115 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn 117 3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về cơ cấu quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên 118 3.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về chế độ làm việc 6
  4. của Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên 122 3.2.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Ban kiểm soát trong công ty trách nhiệm hữu hạn 125 3.2.4. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của các chức danh quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn 127 3.2.5. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy bảo đảm quyền bình đẳng giữa các thành viên công ty và bảo vệ quyền lợi của thành viên có phần vốn góp thiểu số 129 3.2.6. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty trách nhiệm hữu hạn 130 3.2.7. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 131 KẾT LUẬN 134 Tµi liÖu tham kh¶o 136 7
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999 thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) đã thực sự là một “luồng gió mới” thổi vào đời sống kinh tế của Việt Nam, đem lại những thay đổi tích cực cho nền kinh tế. Với những quy định thông thoáng mang tính “cởi trói” từ quá trình thành lập cho tới hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp đã khích lệ và hâm nóng được tinh thần đầu tư, kinh doanh của người dân và giới doanh nhân [17]. Số lượng các doanh nghiệp được đăng ký thành lập, hoạt động tăng lên nhanh chóng kể từ ngày Luật doanh nghiệp có hiệu lực (ngày 01/01/2000) đến nay đã chứng tỏ điều đó. Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng với quy mô và hình thức góp vốn đa dạng, ngành nghề kinh doanh được mở rộng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong số các loại hình doanh nghiệp được thành lập ở Việt Nam trong những năm qua, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn. Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1892 ở Đức sau khi Luật về công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức được ban hành, công ty trách nhiệm hữu hạn được mọi người biết đến như một sản phẩm của hoạt động lập pháp, hình thành trên cơ sở kết hợp lợi thế là các thành viên thường quen biết, tin cậy nhau của công ty hợp danh với lợi thế chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần. Ở Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn lần đầu tiên được quy định trong Luật công ty (1990). Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999 thay thế cho Luật công ty (1990) đã hoàn thiện một bước căn bản địa vị pháp lý của loại hình công ty này. Qua khảo sát thực tiễn thi hành Luật công ty 1990 trước đây và Luật doanh nghiệp hiện nay cho thấy, với những ưu điểm của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn luôn là loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu 8
  6. tư Việt Nam rất ưa chuộng. Dự kiến trong rất nhiều năm tới, công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn là một mô hình công ty chiếm số lượng lớn, phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tiễn cũng cho thấy, đi đôi với sự gia tăng của các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập ở Việt Nam trong thời gian qua thì những tranh chấp trong quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn diễn ra cũng không ít. Những tranh chấp này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty, đến lợi ích của các nhà đầu tư và những người tham gia giao dịch với công ty mà còn tác động không tốt đến môi trường kinh doanh. Sự tranh chấp trong quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể từ chính những người chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp chưa biết cách quản lý doanh nghiệp, chưa hiểu biết đầy đủ cũng như chưa thực sự có ý thức áp dụng đầy đủ những quy định của Luật doanh nghiệp vào việc quản lý nội bộ công ty, hay những mối quan hệ bạn bè, huyết thống trong công ty đã chi phối, lấn át cơ chế quản lý nội bộ [28]... Song bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận sự thiếu chặt chẽ và thiếu rõ ràng trong nhiều quy định về quản lý nội bộ doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp, dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất và tạo nên những kẽ hở cho các nhà đầu tư “lách luật”. Rất nhiều những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ mang tính hình thức, khiến cho luật chỉ nằm trên giấy mà không đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò của mình như các nhà hoạch định chính sách mong muốn. Do đó, những quy định về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Chính vì vậy, đề tài luận văn cao học “Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp” đã được tác giả lựa chọn 9
  7. nghiên cứu để giải quyết vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa mang tính khoa học và thực tiễn nêu trên. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với tên gọi là “Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp”, luận văn có đối tượng nghiên cứu là những quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, tập trung vào một số nội dung pháp lý cơ bản sau: - Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty; - Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty; - Nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công ty; - Vấn đề kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, việc nghiên cứu đề tài luận văn này không nằm ngoài mục đích là tìm ra những điểm bất cập trong các quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật doanh nghiệp nói riêng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung. Điều này càng có ý nghĩa về mặt thực tiễn khi mà chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng Luật doanh nghiệp thống nhất để đáp ứng yêu cầu hội nhập. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp luận Mác - Lênin, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tiếp cận đối tượng 10
  8. nghiên cứu. Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh pháp luật... để giải quyết các vấn đề đặt ra. Về mặt thực tiễn, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá những tích cực cũng như hạn chế trong quá trình thi hành các quy định pháp luật về quản lý nội bộ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất những kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và định hướng phát triển trong tương lai. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương sau: Chương 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn và một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn Chương 2: Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn thi hành Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn 11
  9. Chương 1 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1.1. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình công ty rất phổ biến hiện nay trên thế giới. Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cho đến nay, công ty trách nhiệm hữu hạn đã, đang và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đời sống kinh tế - xã hội. Với những ưu thế nhất định của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn luôn là một trong những loại hình công ty hàng đầu được các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam quan tâm lựa chọn khi thành lập công ty. Cũng như bất kỳ một loại hình công ty nào, sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những nguyên nhân lịch sử - xã hội nhất định. Trong lịch sử hình thành công ty trên thế giới, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty xuất hiện sau công ty hợp danh và công ty cổ phần. Nếu công ty hợp danh và công ty cổ phần là những loại hình công ty hình thành từ nhu cầu thực tiễn, được coi là sản phẩm của thực tiễn kinh doanh, thì công ty trách nhiệm hữu hạn lại có con đường hình thành khác hẳn: công ty trách nhiệm hữu hạn là sản phẩm của hoạt động lập pháp. Đầu tiên, hoạt động kinh doanh được các thương gia tiến hành một cách độc lập. Đến khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, nhu cầu về vốn tăng lên, các thương gia có nhu cầu liên kết lại với nhau để tăng vốn, mở mang quy mô kinh doanh và chia sẻ rủi ro. Sự liên kết trong 12
  10. giai đoạn đầu diễn ra trong phạm vi hẹp, giữa những người có sự quen biết, tin cậy nhất định với nhau đã hình thành nên loại hình công ty hợp danh. Sau này, sự liên kết không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người quen biết mà được mở rộng ra, chỉ cần có vốn, có tài sản là có thể liên kết với nhau để thành lập công ty, và sự liên kết này đã hình thành công ty cổ phần [19, tr.19]. Về sau nhà nước mới ban hành các đạo luật để thừa nhận sự tồn tại của các loại hình công ty này và xây dựng quy chế pháp lý riêng cho chúng. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, công ty hợp danh và công ty cổ phần cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định, không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Để đáp ứng nguyện vọng của các nhà đầu tư là muốn có được một mô hình công ty hoàn toàn mới, vừa kết hợp được những ưu điểm, vừa khắc phục được những hạn chế của công ty hợp danh và công ty cổ phần, các nhà làm luật người Đức đã sáng tạo ra loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc ban hành một đạo luật về công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau đó, các nhà đầu tư đã căn cứ vào các quy định của pháp luật để thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn của mình để kinh doanh. Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1892 của Đức đã chính thức đánh dấu sự ra đời của loại hình công ty mới này trên thế giới. Về sau, công ty trách nhiệm hữu hạn dần dần được công nhận và phát triển ở nhiều quốc gia. Chính vì ra đời dựa trên ý chí của các nhà làm luật, công ty trách nhiệm hữu hạn đã kết hợp được các ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần với ưu điểm về sự quen biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên của công ty đối nhân. Đồng thời công ty trách nhiệm hữu hạn cũng khắc phục được nhược điểm về quy chế pháp lý phức tạp của công ty cổ phần và nhược điểm không phân chia được rủi ro của công ty đối nhân. Với tất cả những ưu điểm kể trên, công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời đã thực sự đáp ứng được sự mong mỏi của các nhà đầu tư, mau chóng trở thành một mô hình tổ 13
  11. chức kinh doanh được các nhà đầu tư ưa chuộng đúng như dự đoán của các nhà làm luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn hiện đang được đánh giá là một trong những loại hình công ty quan trọng nhất trên thế giới [19, tr.50], chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Người ta cho rằng, cùng với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những yếu tố gây dựng nên chế độ tư bản hiện thời ở các quốc gia Âu, Mỹ [9]. Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có luật về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc áp dụng tương tự mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Ví dụ: mô hình Close Corporation ở Hoa Kỳ, Limited Liability Company (Private Limited Company) ở Anh, Societé à Responsabilité Limitée (SARL) ở Pháp, Yugen Kaisha ở Nhật Bản... 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam Sự hình thành và phát triển của các loại hình công ty nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng ở Việt Nam cũng có những bước thăng trầm theo dòng lịch sử. Ở Việt Nam, luật về công ty ra đời muộn và chậm phát triển. Mặc dù hoạt động thương mại đã có từ lâu trong lịch sử nhưng được điều chỉnh bởi các thông lệ thương mại [19, tr.22]. Các mô hình công ty chỉ thực sự được du nhập vào Việt Nam theo chân người Pháp bắt đầu từ thời kỳ thực dân Pháp đô hộ [15]. Thời kỳ này, do Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên có những giai đoạn các đạo luật của Pháp được áp dụng trên từng vùng lãnh thổ khác nhau của Việt Nam. Bộ luật thương mại (1807), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn (1925) của Pháp được các tòa án Nam Kỳ và tòa án Pháp ở các thành phố thuộc địa áp dụng trực tiếp. Dân luật Bắc Kỳ (1931) và Dân luật Trung Kỳ (1936, 1938) mà người Pháp ban hành để áp dụng cho Việt Nam thời kỳ bấy giờ cũng lần lượt dịch các mô hình công ty theo pháp luật của Pháp ra tiếng Việt gọi là các “hội”: 14
  12. hội người, hội vốn, hội nặc danh... [15]. Các “hội” này là những hình thức công ty đơn giản, nhưng trong đó không có loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn với những đặc điểm như ngày nay [19, tr.23]. Đến năm 1942, Triều đình Huế (chính quyền Bảo Đại) ban hành Bộ luật thương mại. Tuy được coi là Bộ luật thương mại đầu tiên trong lịch sử các nhà nước ở Việt Nam, song Bộ luật thương mại của Triều đình Huế lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật thương mại Pháp. Chính vì vậy mà rất nhiều điều khoản trong Bộ luật thương mại 1942 này mang tính sao chép, mô phỏng theo Bộ luật thương mại của Pháp, với các hình thức công ty được gọi là các hội buôn. Sau năm 1954, tất cả những phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nhà nước ta đã thay đổi căn bản. Đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị - kinh tế khác nhau. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai tiếp tục duy trì Bộ luật thương mại Pháp để điều chỉnh các quan hệ thương mại, trong đó có vấn đề công ty. Đến năm 1972, chính quyền Việt Nam cộng hoà ban hành Bộ luật thương mại 1972 áp dụng ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quy định về các loại hình công ty, trong đó có loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn gọi là “hội trách nhiệm hữu hạn” [23]. Ở miền Bắc lúc bấy giờ bắt đầu cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với sự trưởng thành của thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế cá thể đã dần dần bị thu hẹp. Các loại hình công ty với bản chất như ngày nay cũng dần dần “biến mất” trong đời sống kinh tế ở miền Bắc lúc bấy giờ. Các thuật ngữ như nhà máy, xí nghiệp được sử dụng để chỉ các cơ sở sản xuất, còn các đơn vị hoạt động thương nghiệp và dịch vụ được gọi là cửa hàng, công ty [13, tr.40]. Tuy nhiên, trong cơ chế đó, vì nhà nước là người chỉ huy các hoạt động kinh tế, nên các nhà máy, xí nghiệp, công ty này thực chất chỉ là những công cụ để thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước 15
  13. chứ không phải là những công ty được thành lập để hoạt động kinh doanh như ngày nay. Từ năm 1986, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật kinh tế mới. Đặc biệt, năm 1987, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra cơ hội cho việc hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp mới ở Việt Nam. Và đạo luật này đã đánh dấu sự xuất hiện trở lại của thuật ngữ “công ty” và “công ty trách nhiệm hữu hạn” trong các văn bản pháp luật của Việt Nam sau một thời gian dài bị quên lãng. Tuy nhiên, đạo luật này đã không quy định về thủ tục thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn mà chỉ nhắc đến công ty trách nhiệm hữu hạn với tư cách là một hình thức pháp lý của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định một cách cụ thể từ thủ tục thành lập, tổ chức quản lý cho đến tổ chức lại, giải thể và phá sản là trong Luật công ty được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/12/1990. Ngay sau khi có hiệu lực, Luật công ty đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Từ đây, người dân Việt Nam không còn xa lạ với khái niệm “công ty trách nhiệm hữu hạn” nữa. Ngày 12/6/1999, Luật doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật công ty đã hoàn thiện một bước căn bản địa vị pháp lý của loại hình công ty này, đặc biệt là Luật doanh nghiệp đã thừa nhận và quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thực tiễn áp dụng Luật công ty và Luật doanh nghiệp đã chứng minh những ưu thế của công ty trách nhiệm hữu hạn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong số các công ty được thành lập từ khi Luật công ty đang còn có hiệu lực cho tới hiện nay (khi mà Luật doanh nghiệp đang được áp dụng), công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn chiếm số lượng lớn hơn cả. Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch - đầu tư Hà Nội, hiện nay Sở đang lưu giữ hồ sơ của 24.292 doanh nghiệp đang hoạt động, 16
  14. trong đó có 5.115 công ty cổ phần, 17.147 công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, 128 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [35]. Còn theo con số của Sở kế hoạch - đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thì đến năm 2004 này, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 57.196 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó có 2.484 công ty cổ phần, 27.621 công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên và 86 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [36]. Những con số thống kê trên cho thấy, công ty trách nhiệm hữu hạn thực sự là loại hình công ty được các nhà đầu rất ưa chuộng, đặc biệt là ở đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay. 1.1.3. Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Như đã trình bày ở trên, công ty trách nhiệm hữu hạn là một mô hình pháp lý đầy sáng tạo của các nhà làm luật, dựa trên ý tưởng tận dụng được những ưu thế, đồng thời hạn chế được những nhược điểm của công ty đối nhân và công ty cổ phần. Chính vì thế, xếp công ty trách nhiệm hữu hạn vào nhóm công ty đối nhân hay công ty đối vốn bây giờ vẫn là vấn đề còn nhiều bàn cãi của giới học thuật. Người Đức cho rằng công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối vốn, nó là một pháp nhân độc lập, các thành viên của công ty không phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty như trong công ty đối nhân. Song, có lẽ vì số thành viên bị khống chế, các thành viên lại thường có sự quen biết tin cậy nhau như trong công ty đối nhân, phần vốn góp lại không thể chuyển đổi một cách tự do được như trong công ty cổ phần, nên người Pháp lại xếp công ty trách nhiệm hữu hạn vào nhóm công ty đối nhân (theo Luật công ty trách nhiệm hữu hạn 1925 của Pháp) [9, tr.38]. Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, công ty trách nhiệm hữu hạn lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam với tư cách là công ty đối nhân. Còn hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam không đề cập tới vấn đề công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối nhân hay đối vốn. Tuy vậy, cả hai hệ thống luật của Đức và Pháp 17
  15. đều có chung một nhận định rằng, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty mang dáng dấp lưỡng tính. Hay nói cách khác, công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có tính chất của công ty đối nhân là các thành viên ít và thường quen biết nhau, lại vừa có tính chất của công ty đối vốn là tính chịu trách nhiệm hữu hạn của các thành viên công ty trong phạm vi phần vốn góp. Đây cũng chính là “ý đồ” của các nhà làm luật khi xây dựng mô hình công ty này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, công ty trách nhiệm hữu hạn mang nhiều đặc trưng của công ty đối vốn hơn. Trên thực tế, khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn và người đều quan trọng như nhau. Song, xét cho cùng, trên phương diện pháp lý, trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, yếu tố vốn chứ không phải là yếu tố nhân thân của các thành viên lại được đặt lên hàng đầu. Chính điều này quyết định đến cách thức tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn. Mặc dù, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước trên thế giới có những sự khác nhau nhất định. Song, xét về bản chất, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước trên thế giới hiện nay đều có những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Pháp luật của các nước trên thế giới đều ghi nhận tư cách chủ thể này của công ty trách nhiệm hữu hạn. Ở Việt Nam, từ Luật công ty 1990 cho đến đạo luật hiện hành là Luật doanh nghiệp đều thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn. Tư cách pháp nhân này khiến cho công ty trách nhiệm hữu hạn trở thành một thực thể pháp lý độc lập trước pháp luật, có đời sống pháp lý riêng, độc lập với các thành viên công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tài sản riêng hình thành từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên công ty. Sau khi các thành viên đã góp vốn thì khối tài sản do các 18
  16. thành viên góp lại trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty, hoàn toàn tách ra khỏi khối tài sản riêng còn lại của các thành viên, tồn tại độc lập với tài sản riêng còn lại của các thành viên. Công ty có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản đó để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Các thành viên công ty không còn là chủ sở hữu của những tài sản đã góp vào công ty nữa mà trở thành những đồng chủ sở hữu công ty. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, công ty trách nhiệm hữu hạn hành động với danh nghĩa của chính mình. Chính công ty là chủ thể kinh doanh chứ không phải là các thành viên công ty. Tư cách chủ thể độc lập của công ty trách nhiệm hữu hạn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của công ty, không phụ thuộc vào sự ra đi hay chết của các thành viên. Chính tư cách pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Thứ hai là, tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là đặc trưng quan trọng của công ty đối vốn, mà một công ty đối nhân không có. Trong quá trình công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện hoạt động kinh doanh, có thể phát sinh các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản hiện có của công ty. Các thành viên của công ty cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty chứ không phải bỏ thêm tài sản riêng của mình để chịu trách nhiệm. Đây chính là một lợi thế lớn của công ty trách nhiệm hữu hạn rất được các nhà đầu tư ưa chuộng, vì nó hạn chế được rủi ro của các nhà đầu tư. Thứ ba là, phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển nhượng cho người khác nhưng bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Nếu như trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau và cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của 19
  17. mình cho người khác, trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Hay ở công ty đối nhân, vì đặc tính của loại hình công ty này là chú trọng nhiều đến nhân thân của thành viên nên phần vốn góp của các thành viên không thể chuyển nhượng được cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trường hợp phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp vốn đơn giản). Còn ở công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần có thể khác nhau, mỗi thành viên có thể góp nhiều hoặc góp ít, phần vốn góp của mỗi thành viên có thể chuyển nhượng cho người khác nhưng phải theo quy định của pháp luật. Điều này có lẽ xuất phát từ ý tưởng của các nhà làm luật khi xây dựng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn là tận dụng đặc điểm số lượng thành viên ít, các thành viên thường quen biết, tin cậy nhau của công ty đối nhân, cho nên rất hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Pháp luật của mỗi nước có quy định riêng về điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp. Nhưng nhìn chung, các điều kiện đặt ra đều tạo cho các thành viên có cơ hội xem xét, cân nhắc về việc có đồng ý cho người ngoài tham gia vào công ty hay không, kiểm soát được sự thay đổi thành viên trong công ty. Ở Việt Nam trước đây, theo Luật công ty 1990, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người ngoài khi được sự đồng ý của nhóm thành viên đủ đại diện cho ít nhất ba phần tư vốn điều lệ của công ty [2]. Tuy nhiên, quy định như vậy dường như chỉ có lợi cho thành viên góp nhiều vốn. Bởi vì, các thành viên góp ít vốn sẽ không có khả năng chuyển nhượng vốn ra bên ngoài nếu không được các thành viên góp nhiều vốn đồng ý. Khắc phục điều bất cập này, Luật doanh nghiệp hiện hành đã quy định thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện, và chỉ trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết thì mới được chuyển nhượng cho người không 20
  18. phải là thành viên công ty [1, Đ.32]. Quy định này vừa bảo vệ được quyền lợi của các thành viên góp ít vốn, vừa hạn chế được sự xâm nhập của người ngoài vào công ty, song cũng tạo sự linh hoạt trong cơ cấu vốn của công ty so với loại hình công ty đối nhân. Thứ tư là, thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn bị giới hạn về số lượng. Đây lại là một điểm khác biệt nữa giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, bởi vì công ty cổ phần không bị hạn chế về số lượng thành viên. Về cơ bản, các cá nhân, tổ chức thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định có thể góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, trở thành thành viên của công ty. Song, xuất phát từ ý tưởng của các nhà lập pháp là muốn xây dựng một mô hình công ty với số lượng thành viên ít, cơ chế quản lý gọn nhẹ, thích hợp với quy mô đầu tư vừa và nhỏ, nên luật pháp các nước thường khống chế số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn. Ví dụ: số thành viên tối đa của công ty trách nhiệm hữu hạn ở Thái Lan là không quá 99 thành viên; ở Liên bang Nga, Nhật Bản, Singapore và Malaysia là không quá 50 thành viên; ở Cộng hòa Nam Phi là không quá 30 thành viên và ở Philippine là không quá 20 thành viên [18, tr.121; 30, tr.6]. Ở Việt Nam trước đây, Luật công ty không quy định về số lượng thành viên tối đa của công ty trách nhiệm hữu hạn. Song, điểm mới của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty là có quy định cụ thể về số lượng thành viên tối thiểu của công ty trách nhiệm hữu hạn là 1 thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhưng với điều kiện thành viên này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân), số lượng thành viên tối đa là không vượt quá 50 thành viên. Tất cả các công ty có số lượng thành viên vượt quá mức tối đa mà pháp luật quy định đều phải chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Thực tế thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam cho thấy số lượng thành viên của loại hình công ty này hiện nay thường rất ít, hiếm khi vượt quá con số 10 người [18, tr.121]. 21
  19. Thứ năm là, trong suốt quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong công chúng. Nếu quyền được phát hành cổ phiếu ra công chúng là một đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần, thì công ty trách nhiệm hữu hạn lại không có đặc trưng này. Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu nên rất dễ chuyển nhượng; bất kỳ ai nắm giữ cổ phần của công ty đều trở thành thành viên của công ty; khi cần tăng vốn điều lệ, công ty có quyền phát hành cổ phiếu để công khai huy động vốn trong công chúng. Do đó, số lượng thành viên của công ty cổ phần có thể tăng lên liên tục đến mức không thể kiểm soát nổi trong quá trình công ty hoạt động. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn của công ty là cơ cấu vốn đóng, phần vốn góp của các thành viên khó chuyển nhượng hơn so với ở công ty cổ phần, số lượng thành viên của công ty thường ít và bị khống chế số lượng tối đa. Bởi vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để công khai huy động vốn trong công chúng. Điều này giúp cho công ty trách nhiệm hữu hạn hoàn toàn kiểm soát được số thành viên của mình. Thứ sáu, công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý, điều hành một cách tập trung và thống nhất. Với tư cách là một pháp nhân độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn có một đời sống pháp lý riêng của mình. Chính vì vậy, trong suốt quá trình tồn tại, công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý, điều hành bởi chính những thiết chế quản lý, điều hành của công ty do các chủ sở hữu lập ra như Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. Chủ sở hữu sẽ thông qua các thiết chế đó để quyết định các vấn đề quan trọng nhất thuộc về thẩm quyền của chủ sở hữu như: quyết định chiến lược đầu tư, kế hoạch kinh doanh, quyết định vấn đề nhân sự của công ty… Đó chính là quản lý, điều hành tập trung, thống nhất [11]. Các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức, cá nhân bên ngoài không có 22
  20. quyền can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành và việc quyết định các vấn đề của công ty. Đây là điểm khác biệt giữa công ty trách nhiệm hữu hạn với loại hình công ty nhà nước hiện đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam. Chính những đặc trưng trên đã chi phối cơ chế tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy chế tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn đơn giản hơn rất nhiều so với công ty cổ phần, và cũng khác biệt hẳn so với các công ty đối nhân. Do đặc trưng của công ty cổ phần là cổ phần có thể tự do chuyển nhượng, với quyền được phát hành chứng khoán ra công chúng nên số lượng thành viên của công ty cổ phần thường rất lớn, rất dễ tạo ra sự phân chia quyền lợi trong nhóm cổ đông và quyền lực trong công ty rất khó kiểm soát. Vì vậy, việc tổ chức quản lý công ty cổ phần phải theo một quy chế pháp lý rất khắt khe. Còn trong công ty đối nhân, thành viên là những người quen biết, tin cậy nhau, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Do đó, pháp luật các nước thường rất ít khi quy định về tổ chức, quản lý công ty đối nhân, mà thường trao quyền cho các thành viên công ty đối nhân tự thỏa thuận, định đoạt các vấn đề về tổ chức, quản lý công ty và ghi vào trong Điều lệ. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, vấn đề tổ chức quản lý công ty được quy định cụ thể trong luật, song ở mức độ đơn giản hơn so với công ty cổ phần. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý, điều hành bởi một bộ máy gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên lớn (trên 11 thành viên) thì phải có Ban kiểm soát [1, Đ.34]. Tuy nhiên, suy cho cùng, việc phân chia quyền lực và thực thi quyền lực giữa các bộ phận quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn bị chi phối bởi yếu tố “phần vốn góp”. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ở những phần sau. 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2