intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

40
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến ngƣời đại diện, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự và các quy định của pháp luật có liên quan; phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự; nghiên cứu thực tiễn trong giải quyết các vụ việc liên quan đến ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, phân tích sự bất cập và hạn chế giữa các văn bản pháp luật khác nhau và áp dụng nó trên thực tiễn;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU HOÀI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU HOÀI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN Hà Nội – 2017 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHẠM THỊ THU HOÀI i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ............................................ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự .........................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm về người đại diện theo pháp luật của đương sự ...................... 8 1.1.2 Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của đương sự.................... 12 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về ngƣời đại diện theopháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự ...............................................15 1.2.1. Đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân...................................... 16 1.2.2. Đảm bảo quyền tranh tụng của đương sự ............................................... 16 1.2.3. Đảm bảo người đại diện có đủ khả năng bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự .......................................................................................................... 18 1.2.4. Mối liên hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự trong việc xây dựng các quy định về người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự ..................................................................................................................... 19 1.2.5. Đảm bảo điều chỉnh phù hợp đối với từng loại đại diện ........................ 21 1.3. Vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam .........................................................................................................22 1.4. Lƣợc sử về sự hình thành và phát triển các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự ...........................................23 1.4.1. Nguồn gốc xuất hiện của quy định về đại diện.................................... 23 1.4.2. Quy định về đại diện theo Luật Hồng Đức và Luật Gia Long................ 24 1.4.3. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 ....................................... 25 1.4.4. Giai đoạn từ Cách Mạng tháng Tám 1945 đến năm 2004 ..................... 26 1.4.5. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay ............................................................. 27 ii
  5. 1.5. Pháp luật một số nƣớc trên thế giới về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.............................................................................29 1.5.1. Quy định về người đại diện của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa Pháp................................................................................................................. 30 Bộ Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004 (BLTTDS) về cơ bản cũng đƣợc xây dựng trên cơ sở thủ tục tố tụng xét hỏi của các nƣớc theo hệ thống luật châu Âu lục địa nhƣ BLTTDS mới của Pháp năm 1975 nhƣng có kết hợp các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng của các nƣớc theo hệ thống pháp luật án lệ. Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng ít nhiều quy định về đại diện theo quy định của BLTTDS pháp, đặc biệt là những quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự cụ thể là các quy định của BLTTDS Pháp về phạm vi những ngƣời đại diện: cha, mẹ, ngƣời trực thuộc bàng hệ, hay ngƣời thân thích. Quy định về chấm dứt đại diện cũng đƣợc Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 áp dụng và đƣợc thay thế bằng BLTTDS năm 2015. ........................................................................................ 30 1.5.2. Quy định về người đại diện của đương sự trong BLTTDS của Liên Bang Nga ......................................................................................................... 31 1.5.3. Quy định về người đại diện của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa .............................................................................. 32 NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ....... 35 2.1. Các quy định về chủ thể đại diện .................................................................35 2.2. Các quy định về điều kiện của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự..............................................................................................42 2.2.1. Căn cứ pháp lý xác lập quyền đại diện ................................................... 43 2.2.2. Điều kiện về chủ thể ................................................................................ 44 2.2.3. Điều kiện về hình thức ........................................................................... 50 2.3. Quy định về phạm vi tham gia tố tụng của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự ......................................................................51 2.3.1. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật ................ 51 2.3.2. Vượt quá phạm vi đại diện và hậu quả pháp lý...................................... 53 2.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.............................................................................53 iii
  6. 2.4.1.Quyền và nghĩa vụ chung của người đại diện theo pháp luật ............... 53 2.4.1.1. Quyền của người đại diện theo pháp luật của đương sự. .................. 53 2.4.1.2. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự................. 58 2.4.2. Về quyền và nghĩa vụ tố tụng cụ thể của người đại diện........................ 59 2.5. Các quy định về chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý ..............................61 2.5.1. Về các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật ............................ 61 2.5.2. Về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện theo pháp luật ............. 63 CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 65 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 65 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự .............................................................................................65 3.1.1. Về kết quả thực thi pháp luật ................................................................. 65 3.1.2. Về hạn chế, vướng mắc trong thực hiện quy định về người đại diện theo pháp luật của đương sự ................................................................................... 68 3.1.3. Về nguyên nhân của hạn chế trong thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện theo pháp luật của đương sự ................................................... 80 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. .....................................................81 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 91 iv
  7. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Số Tên viết tắt Tên viết đầy đủ thứ tự 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 BLTTDS Bộ luật tổ tụng dân sự 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 NLHVDS Năng lực hành vi dân sự v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngƣời đại diện là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.Và với xu thế phát triển của xã hội văn minh, đại diện luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong môi trƣờng pháp lý. Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế văn hóa xã hội”. Đó cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng của tố tụng dân sự theo đó mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng đã quy định về nguyên tắcbình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Theo đó, trong tố tụng dân sự mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội.Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trƣớc Tòa án.Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự. Các đƣơng sự đều đƣợc pháp luật trao cho các quyền tố tụng dân sự làm phƣơng tiện để bảo vệ quyền lợi của mình trƣớc Tòa án, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tố tụng nhất định, hợp tác với Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp đƣơng sự là cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì bản thân họ không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Trƣờng hợp đƣơng sự là cơ quan, tổ chức thì việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ cũng cần phải đƣợc thực hiện thông những chủ thể đại diện đƣợc pháp luật thừa nhận. Do vậy, cần có cơ chế đại diện để bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự đƣợc thực hiện trên thực tế. Quan hệ tố tụng dân sự là quan hệ hình thức phản ánh các quan hệ pháp luật nội dung thuộc các ngành luật khác nhƣ luật dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thƣơng mại nên quan hệ tố tụng dân sự phản ánh thuộc tính của các quan hệ pháp luật nội dung nhƣ tính bình đẳng, thoả thuận, tự do, tự nguyện và quyền tự định 1
  9. đoạt của các đƣơng sự. Việc đặt đƣơng sự vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, xác định tƣ cách của các đƣơng sự, quyền và nghĩa vụ của các đƣơng sự, mối quan hệ giữa ngƣời tham gia tố tụng với cơ quan tiến hành tố tụng, với ngƣời tiến hành tố tụng đƣợc xem là vấn đề trọng tâm của ngành luật tố tụng dân sự. Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đƣợc Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2015 thay thế sửa đổi BLTTDS năm 2004, đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011. Bộ luật này đƣợc xây dựng trong quá trình nƣớc ta có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, nhằm thể chế hóa những đƣờng lối chính sách, quan điểm, tƣ tƣởng trong xây dựng pháp luật và cải cách tƣ pháp của Đảng, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng trƣớc đây. Ngƣời đại diện theo pháp luật là một trong những bộ phận không thể thiếu trong tố tụng dân sự. Việc xác định đúng ngƣời đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo pháp luật là một điều hết sức quan trọng. Vai trò và các hoạt động của ngƣời đại diện theo pháp luật có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với đƣơng sự mà còn có vai trò quan trọng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi của đƣơng sự. Chế định về ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự trong BLTTDS năm 2015 kế thừa và phát triển các quy định về ngƣời đại diện hợp pháp trong các văn bản pháp luật trƣớc đó nhƣ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự 2004, BLTTDS sửa đổi năm 2011. Ngƣời đại diện của đƣơng sự đƣợc quy định tại Mục 2 Chƣơng VI (từ Điều 85 tới Điều 90) và tại Phần thứ sáu Chƣơng XXIII (Điều 367, Điều 368, Điều 369, 370) của BLTTDS năm 2015. Các quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự tại BLTTDS năm 2015 đã khắc phục đƣợc đáng kể những hạn chế, bất cập trong các văn bản tố tụng trƣớc đó. Tuy nhiên, một số quy định về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong BLTTDS năm 2015 còn chƣa đầy đủ, nhiều quy định còn thiếu tính cụ thể, rõ ràng, có những vấn đề cần thiết nhƣng chƣa đƣợc luật hóa…Các quy định về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự của BLTTDS năm 2015 chủ yếu đƣợc dẫn chiếu tới các quy định chung về đại diện theo 2
  10. pháp luật trong Bộ luật dân sự 2015. Nhìn chung các quy định về đại diện theo pháp luật trong BLTTDS năm 2015 vẫn giữ nguyên các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và phát triển trên cơ sở các quy định về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015. Trong thực tiễn tố tụng đã phát sinh rất nhiều bất cập liên quan đến ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự nhƣ xác định sai về địa vị pháp lý của ngƣời đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện chƣa cụ thể, chƣa có các quy định rõ ràng về ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện giữa vợ và chồng khi ly hôn mà một bên bị mắc bệnh tâm thần, các quy định về vấn đề này có có nhiều mâu thuẫn với các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chƣa quy định rõ các nội dung mà ngƣời đại diện theo pháp luật đại diện cho đƣơng sự khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho họ, quyền kháng cáo, kháng nghị của ngƣời đại diện theo pháp luật dẫn đến ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tố tụng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng dân sự.Đây có phải là do các quy định của pháp luật tố tụng dân sự chƣa đầy đủ hay do ý thức, sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể tham gia tố tụng, các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng. Xuất phát từ vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, thực tiễn pháp luật và thực tiễn trong quá trình tố tụng, vì vậy việc nghiên cứu về chế định ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự là nhu cầu cần thiết. Các quy định của pháp luật hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, cần phải có một sự nghiên cứu rõ ràng về chế định ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. Vì vậy luận văn đã đi vào nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, từ lý luận đến thực tiễn để nghiên cứu và hoàn thiện hơn các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả về ngƣời đại diện của đƣơng sự nói chung, và ngƣời đại diện theo ủy quyền. Chẳng hạn nhƣ Luận văn thạc sỹ luật học “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà năm 2012 đã khái quát một cách chung nhất về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự; Khóa luận tốt nghiệp “Chế định người đại 3
  11. diện của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Hồ Nguyên Bình năm 2012; Bài viết in trên trang chủ của Bộ tƣ pháp - Mục nghiên cứu trao đổi về đề tài: “Đại diện của đương sự-một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Minh Nhất đã phân tích rõ đƣợc vai trò của ngƣời đại diện khi tham gia vào quá trình tố tụng; bài viết “Bố mẹ có quyền đại diện cho con bị tâm thần khởi kiện xin li hôn hay không” của Tƣởng Duy Lƣợng, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2006; “Người mù không có người đạidiện có quyền khởi kiện dân sự” của Từ Văn Thiết, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18/2006; các bài viết này đã đề cập đến các quy định trong trƣờng hợp một trong các đƣơng sự bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có ngƣời đại diện thì ai là ngƣời đại diện cho họ. Bài viết "Đại diện theo ủy quyền, từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự", của Nguyễn Minh. Hằng, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2005. Bài viết “Một số suy nghĩ về Đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” của Tƣởng Duy Lƣợng, đăng trên Tạp chí khoa học pháp luật, số 01(38), 2007; “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ Luật so sánh”, của tác giả Ngô Huy Cƣơng, đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 4/2009 đã phân tích khái niệm đại diện, so sánh quy định về đại diện trong pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các nƣớc trong cùng hệ thống pháp luật từ đó rút ra những điểm mạnh và hạn chế của quy định đó. Các công trình nghiên cứu về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự còn có nhiều hạn chế đã có một số bài viêt sau: “Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh- GV Học viện tƣ pháp đăng trên Tạp chí Nghề Luật số 06/2010; bài viết “Giám hộ, đại diện trong Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự” của Thạc sỹ Nguyễn Việt Cƣờng - Chánh tòa Lao động TANDTC năm 2010, một số bài viết khác liên quan đến đại diện giữa vợ và chồng khi li hôn, đại diện theo pháp luật của pháp nhân….Cáccông trình trên đƣợc thực hiện trƣớc khi có BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015 và chủ yếu khai thác dƣới góc độ bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự hoặc mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, chỉ ra một số vƣớng mắc nhất định khi thực hiện quy định về đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng, chƣ́ chƣa nghiên c ứu một cách toàn di ện 4
  12. và chuyên sâu về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. Mới đây nhất có tác phẩm Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 do Thạc sỹ luật Đoàn Tấn Minh và luật gia Nguyễn Ngọc Điệp là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử đối với án dân sự biên soạn. Tác phẩm đã phân tích đƣợc những điểm mới về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự và những hạn chế của khi áp dụng thực tiễn các quy định. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự theo tinh thần của BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015. Trên tình hình thực tế nhƣ vậy, Luận văn muốn đƣa ra một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện quy định về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự từ lý luận đến thực tiễn, để từ đó đƣa ra các kiến nghị để bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiên hành về đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, và làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sau. 3. Mục đích nghiên cứu Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến ngƣời đại diện, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự và các quy định của pháp luật có liên quan; Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự; Nghiên cứu thực tiễn trong giải quyết các vụ việc liên quan đến ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, phân tích sự bất cập và hạn chế giữa các văn bản pháp luật khác nhau và áp dụng nó trên thực tiễn; Tìm ra nguyên nhân và đƣa ra những giải pháp, đề xuất các kiến nghị nhằm xác định và nâng cao vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. 4. Tính mới và đóng góp của đề tài 5
  13. Hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. Các công trình chỉ dừng lại ở một mức độ khái quát về chế định ngƣời đại diện nói chung. Luận văn phân tích toàn diện, chuyên sâu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự, việc phân loại đại diện, cơ sở xây dựng các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự cũng nhƣ thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật, từ đó rút ra những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm kiến nghị và hoàn thiện pháp luật về ngƣời đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự trong tố tụng dân sự. Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. Luận văn không nghiên cứu về đại diện theo pháp luật trong hoạt động thi hành án, mà chỉ tập trung nghiên cứu về đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự tại Toà án. Luận văn không nghiên cứu sâu toàn bộ các quy định về đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự từ trƣớc đến nay, không nghiên cứu chuyên sâu về ngƣời đại diện của đƣơng sự trong việc dân sự mà chỉ tập trung nghiên cứu về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong vụ án dân sự, đặc biệt là các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017) và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đến ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, để có thể triển khai đề tài một cách sâu sắc, việc nghiên cứu về lƣợc sử các quy định có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng đƣợc tiến hành. Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp một số nƣớc về ngƣời đại diện theo pháp luật nhƣ pháp luật Pháp, Nga, Trung Quốc để so sánh, tham khảo. Ngoài ra, Luận văn còn nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự tại một số Tòa án nhằm làm rõ hơn 6
  14. những hạn chế, vƣớng mắc, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện và thực hiện pháp luật về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phƣơng pháp luận đề nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác-Lê Nin, gắn kết tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về Hôn nhân và gia đình nói chung và việc chế định ngƣời đại diện theo pháp luật. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp phân loại pháp lý, so sánh pháp luật, phân tích quy phạm, mô hình hóa và điểm hình hóa các quan hệ xã hội, phƣơng pháp phân tích lịch sử, phân tích quan điểm, quan niệm, hệ thống hóa, thống kê, điều tra xã hội học.Phƣơng pháp phân loại pháp lý đƣợc sử dụng để xác định vấn đề cần làm rõ thuộc điều chỉnh của ngành luật nào, chế định nào đƣợc sử dụng để xác minh tính đúng đắn của vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích lịch sử, so sánh pháp luật đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Bởi lẽ, chế định đại diện theo pháp luật của đƣơng sự, phải đƣợc đặt trong mối liên hệ với lịch sử, với các quan điểm khác nhau về nó, so sánh với pháp luật mỗi quốc gia, để nhận thấy những giá trị đích thực của các quy phạm điều chỉnh về vấn đề đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của Luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự Chƣơng 2: Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự theo pháp luật hiện hành Chƣơng 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị. 7
  15. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm về người đại diện theo pháp luật của đương sự Thuật ngữ “Tố tụng dân sự” đƣợc hiểu là trình tự, thủ tục hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét giải quyết và thi hành các vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, các chủ thể tham gia tố tụng bao gồm đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, ngƣời phiên dịch, ngƣời giám định. Trong đó, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong pháp luật tố tụng dân sự là một chủ thể đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tố tụng dân sự. Để tìm hiểu rõ khái niệm ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự thì trƣớc hết cần phải làm rõ bản chất của đại diện chủ thể có thể là ngƣời đại diện của đƣơng sự. “Đương sự” là một khái niệm cơ bản khi tiếp cận dƣới nhiều góc độ. Đã có nhiều khái niệm về đƣơng sự đƣợc đƣa ra nhƣng theo Từ điển Tiếng Việt thì “đƣơng sự là ngƣời, là đối tƣợng trực tiếp của một việc đang giải quyết” [24, tr.346], còn theo Từ điển Từ và ngữ Hán Việt thì đƣơng sự là ngƣời có liên quan trực tiếp đến một việc. Trong khoa học pháp lý thì đƣơng sự đƣợc hiểu “là ngƣời có quyền, nghĩa vụ đƣợc giải quyết trong một việc khiếu nại hoặc một vụ án” [7, tr.165].Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đƣơng sự đƣợc hiểu là ngƣời tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Về phƣơng diện pháp luật, Khoản 1 Điều 68 BLTTDS năm 2015 đã đi theo hƣớng liệt kê các chủ thể có thể đƣợc coi là đƣơng sự. Theo đó, đƣơng sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đƣơng sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức cá nhân bao gồm ngƣời yêu cầu giải quyết việc dân sự và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ 8
  16. liên quan. BLTTDS năm 2015 đã quy định rõ hơn về đƣơng sự so với BLTTDS sửa đổi năm 2011 theo hƣớng có sự phân biệt đƣơng sự trong việc dân sự và trong vụ án dân sƣ. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật, các chủ thể thƣờng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.Tuy vậy, trong một số trƣờng hợp, các chủ thể khác có thể thay mặt đƣơng sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ và từ đó hình thành quan hệ đại diện.Xét về lý luận thì yếu tố quyền, lợi ích là yếu tố chủ yếu để phân biệt đƣơng sự với ngƣời đại diện của họ. Đại diện là một quan hệ pháp lý theo đó ngƣời đại diện độc lập thực hiện sự thể hiện ý chí làm phát sinh hậu quả pháp lý trực tiếp đối với ngƣời đƣợc đại diện. Xét từ góc độ lý luận có thể thấy đại diện là một chế định pháp lý thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong cách thức tham gia vào giao dịch dân sự của các chủ thể.Vấn đề đại diện trong dân sự đã đƣợc đề cập trong một số giáo trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật học. Trang 157, Giáo trình Luật Dân sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2002 định nghĩa “Đại diện là một quan hệ pháp luật”. Chủ thể của quan hệ pháp luật đó bao gồm ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện.Ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện xác lập quan hệ với ngƣời thứ ba vì lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện. Ngƣời đƣợc đại diện tiếp nhận những hậu quả pháp lý từ quan hệ do ngƣời đƣợc đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện. Nghiên cứu pháp luật cho thấy BLDS năm 2015 đã định nghĩa “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập và thực hiện giao dịch dân sự” (Điều 134, khoản 1 BLDS 2015). Định nghĩa đại diện theo quy định của BLDS 2015 đã chỉ rõ chủ thể đại diện là cá nhân và pháp nhân, khác với BLDS 2005 chỉ xác định đại diện là “một ngƣời”. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp của BLDS năm 2005 trƣớc đây thì chỉ có cá nhân đƣợc tham gia đại diện cho chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự. BLDS 2015 đã mở rộng hơn chủ thể về đại diện, theo đó pháp nhân cũng là ngƣời đại diện, nhân danh cá nhân hoặc pháp nhân để tham gia quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, định nghĩa về đại diện trong Điều 139 BLDS 9
  17. năm 2005 và Điều 134 BLDS năm 2015 đều đi theo hƣớng đại diện là việc chủ thể này nhân danh và vì lợi ích của chủ thể khác. Khi bình luận quy định của BLDS năm 2005 về đại diện, TS.Ngô Huy Cƣơng đã nhận định nếu phân tích theo đúng chữ nghĩa của định nghĩa này, thì hành động của ngƣời đƣợc đại diện vƣợt ra ngoài phạm vi đại diện, và việc gây thiệt hại cho ngƣời khác do phạm vi của ngƣời đại diện trong khi thực hiện đại diện có thể không nằm trong phạm vi điều chỉnh của chế định đại diện.Ngƣời đại diện thực hiện hành vi nhân danh ngƣời đƣợc đại diện nên cần phải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Dƣới góc độ tố tụng dân sự thì ngƣời đại diện của đƣơng sự là ngƣời tham gia tố tụng thay mặt đƣơng sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự trƣớc tòa án. Việc tham gia tố tụng dân sự của ngƣời đại diện của đƣơng sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong trƣờng hợp họ là ngƣời bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng, giúp cho đƣơng sự, cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ đƣợc sự thật của vụ việc, vụ án dân sự. Việc nghiên cứu cho thấy pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thƣờng không có các quy định chi tiết về việc đại diện trong tố tụng dân sự. Vấn đề đại diện trong tố tụng dân sự đƣợc dẫn chiếu theo các quy định của pháp luật dân sự. Xét về bản chất thì đại diện trong tố tụng dân sự đƣợc thiết lập trên nguyên lý của đại diện trong quan hệ dân sự.Theo đó, ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự phải nhân danh và vì lợi ích của đƣơng sự trong phạm vi đại diện. Đƣơng sự đƣợc đại diện trong tố tụng dân sự có thể là nguyên đơn, bị đơn hoặc ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Họ là ngƣời đại diện theo pháp luật, tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ đại diện trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Đƣơng sự đƣợc đại diện có thể là cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự chƣa đủ hoặc bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng nên theo quy định của pháp luật phải có ngƣời đại diện. Các chủ thể là pháp nhân, tổ chức đại diện tập thể lao động đều hoạt động thông qua hành vi của những ngƣời có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đó. Cơ quan cá nhân, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 10
  18. ngƣời khác cũng đƣợc coi là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của ngƣời đƣợc bảo vệ (khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2015). Pháp luật tố tụng dân sự không quy định nhƣ thế nào là ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự mà chỉ liệt kê ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự. Theo Từ điển Luật học thì ngƣời đại diện là cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là ngƣời đƣợc đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.Việc nghiên cứu cho thấy BLDS năm 2015 không quy định trực tiếp về khái niệm ngƣời đại diện theo pháp luật nhƣ đã đƣợc quy định tại Điều 140 BLDS năm 2005: “Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Tuy nhiên, Điều 135 Bộ luật này đã có quy định về căn cứ xác lập đại diện: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”. BLDS năm 2015 đã chia các loại đại diện theo pháp luật thành hai Điều khoản riêng biệt là đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 136 BLDS năm 2015) và đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 137 BLDS năm 2015). Theo đó, ngƣời đại diện theo pháp luật đối với cá nhân bao gồm cha, mẹ đối với con chƣa thành niên; ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ. Ngƣời giám hộ của ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời đại diện theo pháp luật nếu đƣợc Tòa án chỉ định. Ngƣời đại diện theo pháp luật đối với cá nhân còn có thể bao gồm ngƣời do Tòa án chỉ định trong trƣờng hợp không xác định đƣợc ngƣời đại diện cho ngƣời chƣa thành niên, ngƣời đƣợc giám hộ, ngƣời do Tòa án chỉ định đối với ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm ngƣời đƣợc pháp nhân chỉ định theo điều lệ; ngƣời có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; ngƣời do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về tại Khoản 5, khoản 6 Điều 141 BLDS năm 2005 về đại diện của chủ hộ gia đình đối với gia đình, tổ trƣởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác. 11
  19. Các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong Điều 85 BLTTDS năm 2015 đã dẫn chiếu tới các quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật trong quan hệ dân sự đƣợc quy định tại Khoản 2 Điều 85 BLDS năm 2015. Theo quy định tại Điều 85 BLTTDS năm 2015 thì ngƣời đại diện theo pháp luật đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trƣờng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác cũng là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của ngƣời đƣợc bảo vệ. BLTTDS năm 2015 có những quy định cụ thể hơn về ngƣời đại diện so với quy định tại Điều 75 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, Bộ luật này đã quy định rõ hơn về tổ chức đại diện tập thể ngƣời lao động tại Khoản 3 Điều 85 BLTTDS năm 2015: “Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền”. Với những luận giải trên có thể nhận thấy về bản chất thì ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng nhân danh và vì lợi ích của đƣơng sự, thay mặt đƣơng sự trƣớc Tòa án để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ theo quy định của pháp luật. Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự khi tham gia vào quá trình tố tụng có một vai trò rất quan trọng. Một là, việc tham gia tố tụng của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự có tác dụng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, nhất là trong trƣờng hợp họ là những ngƣời bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự. Hai là, việc tham gia tố tụng của ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật về vụ việc dân sự. 1.1.2 Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của đương sự Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự mang đầy đủ các đặc điểm của đƣơng sự - Ngƣời tham gia tố tụng, ngoài ra còn có một số đặc trƣng: 12
  20. + Người đại diện theo pháp luật của đương sự nhân danh đương sự tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Ngƣời đại diện theo pháp luật cho đƣơng sự không phải là chủ thể quan hệ của pháp luật nội dung đang tranh chấp, nên họ tham gia với tƣ cách là ngƣời thay mặt đƣơng sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Tuy nhiên, khác với ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là tham gia tố tụng song song cùng đƣơng sự và có vị trí pháp lý độc lập và không thay mặt cho đƣơng sự, thì ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự thƣờng tham gia tố tụng dân sự khi đƣơng sự không tham gia tố tụng đƣợc hoặc không đủ khả năng để tham gia tố tụng tại Tòa án để nhân danh ngƣời đƣợc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc đại diện. + Người đại diện theo pháp luật của đương sự tham gia tố tụng trên cơ sở quan hệ đại diện. Ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự đồng thời tham gia hai mối quan hệ: quan hệ đại diện và quan hệ tố tụng. Quan hệ đại diện là cơ sở để ngƣời đại diện của đƣơng sự tham gia vào quan hệ tố tung. Quan hệ đại diện có thể đƣợc xác lập trƣớc hoặc sau khi Toà án tiến hành tố tụng. Quan hệ đại diện là cơ sở để ngƣời đại diện của đƣơng sự tham gia vào quan hệ tố tụng. Quan hê ̣ đa ̣i diê ̣n này có thể đƣơ ̣c hình thành trên cơ sở thỏa thuận ý chí giữa các bên (đa ̣i diê ̣n theo ủy quyề n) hoặc theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t (đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t). Đối với đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t thì ph ạm vi các trƣờng hợp ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự đƣợc xác định theo pháp luật là tƣơng đối rộng. Quan hệ đại diện trong tố tụng dân sự có thể hình thành trên cơ sở quan hệ đại diện trong các quan hệ pháp luật nội dung hoặc đƣợc hình thành thông qua quyết định của Toà án. Quan hệ đại diện trong tố tụng dân sự có thể mang tính đƣơng nhiên do chủ thể đại diện đã là ngƣời đại diện trƣớc đó trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thƣơng mại, lao động (trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ giám hộ hoặc đại diện) hoặc có thể mới đƣợc Toà án chỉ định là ngƣời đại diện thay mặt cho đƣong sự trong tố tụng dân sự. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2