intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về vấn đề ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể phục vụ cho công tác ĐTBD kiến thức pháp luật cho đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh khoa luËt t¹i Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi phïng thÞ quyªn Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS Ph¹m Hång Th¸i ®µo t¹o, båi d-ìng kiÕn thøc ph¸p luËt Ph¶n biÖn 1: cho c¸n bé, c«ng chøc cÊp x· trªn ®Þa bµn tØnh thanh hãa Ph¶n biÖn 2: Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 LuËn v¨n ®-îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn v¨n, häp t¹i Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. Vµo håi ..... giê ....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2012. tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i Trung t©m t- liÖu - Th- viÖn §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Trung t©m t- liÖu - Khoa LuËt §¹i häc Quèc gia Hµ Néi hµ néi - 2012 1 2
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 6 KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 6 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã 6 1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 9 1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức 10 pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, 10 công chức cấp xã 1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, 12 công chức cấp xã 1.2.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, 19 công chức cấp xã 1.3. Yêu cầu và điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi 24
  3. dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 1.3.1. Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, 24 công chức cấp xã 1.3.2. Điều kiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, 30 công chức cấp xã Chương 2: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO 35 CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh 35 hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 35 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 36 2.1.3. Đặc điểm xã hội 37 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh 39 Thanh Hóa 2.2.1. Khái quát chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa 39 bàn tỉnh Thanh Hóa 2.2.2. Nhận xét chung về tình hình cán bộ, công chức cấp xã trên địa 53 bàn tỉnh Thanh Hoá 2.3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức 58 cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay 2.3.1. Kết quả đạt được của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp 59 luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.3.2. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật 71 cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
  4. Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO 81 TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 3.1. Quan điểm về đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán 81 bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 3.1.1. Đào tạo, bồi kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 81 trước hết phải nhận thức sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào, tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức 83 cấp xã phải bám sát quan điểm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá 3.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức 84 cấp xã là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay 3.2. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán 89 bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay 3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng 90 kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 3.2.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng 91 kiến thức pháp luật cán bộ, công chức cấp xã 3.2.4. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các 95 chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 3.2.5. Tăng cư ơ sở đào tạo, bồi dưỡng 96 3.2.6. Về nguồn kinh phí 97 KẾT LUẬN 98
  5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 104
  6. Danh môc c¸c Tõ VIÕT T¾T CBCC : Cán bộ, công chức ĐTBD : Đào tạo, bồi dưỡng HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  7. Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 2.1 Số liệu về trình độ văn hóa của cán bộ chuyên trách cấp 43 xã tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.2 Số liệu về trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách 45 cấp xã tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.3 Số liệu về trình độ lý luận chính trị của cán bộ chuyên 45 trách cấp xã tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.4 Số liệu về trình độ quản lý hành chính nhà nước của cán 46 bộ chuyên trách cấp xã tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.5 Số liệu về độ tuổi của cán bộ chuyên trách cấp xã tỉnh 47 Thanh Hóa năm 2005, 2010 5.6 Số liệu về trình độ văn hóa của công chức cấp xã tỉnh 49 Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.7 Số liệu về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã tỉnh 50 Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.8 Số liệu về trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã 51 tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.9 Số liệu về trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp 52 xã tỉnh Thanh Hóa năm 2005, 2010 2.10 Số liệu về độ tuổi của công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa 53 năm 2005, 2010 2.11 Kết quả đào tạo hệ trung cấp Chính trị - Hành chính tập trung 59 2.12 Kết quả đào tạo hệ trung cấp Chính trị - Hành chính tại chức 60 2.13 Kết quả đào tạo hệ trung cấp Hành chính - Văn thư 61
  8. 2.14 Kết quả đào tạo hệ trung cấp Luật 62 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết, phù hợp với những đòi hỏi khách quan của đất nước và xu thế chung của thời đại. Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đó là đảm bảo tính tối cao của luật trong việc điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức (CBCC) một việc làm rất quan trọng và cần thiết, bởi CBCC là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, thay mặt nhà nước và gắn liền với vận mệnh của đất nước. Thông qua những hoạt động cụ thể của CBCC thì chức năng nhiệm vụ của nhà nước mới được thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Cán bộ là gốc của mọi công việc". Nhà nước muốn vững mạnh thì CBCC phải vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lý và hiểu biệt về pháp luật. Do đó, "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [24, tr. 269]. Theo quy định của pháp luật về CBCC hiện hành, CBCC làm việc ở cả bốn cấp đơn vị hành chính trong cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó CBCC xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đây là nơi trực tiếp tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Tất cả những
  9. hoạt động đó có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, ảnh hưởng đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó đã được chứng minh qua thực tiễn ở Việt Nam ở nơi nào có trình độ học vấn nói chung, kiến thức pháp luật nói riêng của đội ngũ CBCC vững mạnh thì chính quyền cơ sở ở đó vững mạnh, ý thức pháp luật của người dân cũng được nâng cao và ngược lại. Qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể về ĐTBD nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cũng như kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã, làm cho chất lượng của CBCC cấp xã ngày càng được nâng cao về mọi mặt đặc biệt là việc sử dụng pháp luật vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội tại cơ sở phần nào đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới hiện nay. Bên cạnh đó công tác ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã còn nhiều hạn chế chủ yếu là mới thực hiện việc cung cấp thông tin pháp luật mà chưa đưa ra được kỹ năng vận dụng pháp luật, vì vậy khi gặp phải những tình huống phức tạp thì CBCC cấp xã còn lúng túng và chưa đưa ra được phương án giải quyết tối ưu. Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông với địa hình tự nhiên phức tạp, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó đội ngũ CBCC cấp xã càng có vị trí, vai trò quan trọng góp phần quyết định lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Vì vậy công tác ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trình bày ở trên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".
  10. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề CBCC và ĐTBD CBCC cấp xã đã được nhiều nhà khoa học phân tích nghiên cứu dưới nhiều cấp độ tính chất khác nhau, có giá trị thiết thực và được vận dụng vào thực tiễn. Những công trình, bài viết đó là: - PGS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Trần Xuân Sầm: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. - TS Lê Đình Khiên: "Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý hành chính", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - PGS.TS Lê Văn Hòe: "Công tác nghiên cứu lý luận về giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, 2008. - TS Trương Tiến Hưng: "Bồi dưỡng công chức theo nhu cầu công việc" Tạp chí Tổ chức Nhà nước, 2010. - TS Nguyễn Thị Hồng Hải: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức", Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2011. - Nguyễn Thị Hậu: "Nâng cao đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay", Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2003. - Trần Văn Tài: "Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2004. - Đào Văn Hội: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai", Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2005.
  11. - Nguyễn Thị Thanh: "Hoàn thiện về cán bộ, công chức cấp xã nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học, 2006. - Trần Ánh Dương: "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay", Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2006. - Bùi Doãn Dũng: "Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2007. - Đoàn Thị Trung Thủy: "Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tỉnh Hưng Yên", Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2008. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về vấn đề ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể phục vụ cho công tác ĐTBD kiến thức pháp luật cho đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã. - Phân tích để làm rõ về thực trạng công tác ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã ở tỉnh Thành Hóa để thấy được những điểm tích cực cần phát huy và những hạn chế cần phải khắc phục.
  12. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến nay. 5. Phương pháp tiếp cận văn đề Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học và một số phương pháp khác. 6. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và nhà nước về ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã. - Đánh giá thực trạng về kiến thức pháp luật của đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thấy được những ưu điểm, hạn chế của công tác ĐTBD kiến thức pháp luật và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD kiến thức pháp luật của đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới hiện nay.
  13. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với CBCC cấp xã, các cơ sở đào tạo có chức năng ĐTBD CBCC cấp xã và cho tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã. Chương 2: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Quan điểm và giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
  14. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã Con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của bất cứ tổ chức nào, bởi chỉ có thông qua con người, tổ chức mới có thể đạt được mục tiêu của mình. Con người trong cơ quan nhà nước càng có vai trò quan trọng hơn, đây là lực lượng lao động đặc biệt trong xã hội, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mọi công việc trong quản lý nhà nước, là lực lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền hành chính quốc gia. Vì vậy lúc sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm tới đến công tác cán bộ đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC. Ngay từ những ngày đầu kiến thiết đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20/5/19590 về quy chế công chức. Sau đó có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về CBCC đã được nhà nước ban hành như Nghị định 169/HĐBT ngày 25 tháng 5 năm 1991, Pháp lệnh CBCC năm 1998. Tuy nhiên đến trước thời điểm năm 2003 thì vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh đối tượng CBCC cấp xã, một lực lượng đông đảo trong hệ thống chính trị, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của cấp xã. Để khắc phục hạn chế trên thì Pháp lệnh CBCC năm 2003 sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh CBCC năm 1998 đã sửa đổi, bổ sung khái niệm CBCC và đưa đối tượng CBCC cấp xã vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này. Theo quy định tại điều 1 của Pháp lệnh CBCC sửa đổi bổ sung năm 2003 thì đối tượng
  15. là CBCC đã được mở rộng đến tận cấp xã. Lần đầu tiên những người làm việc ở cấp xã (trong thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và 07 chức danh làm công tác chuyên môn) đã được đề cập đến trong Pháp lệnh và gọi chung là CBCC cấp xã. Trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh CBCC mới chỉ dừng lại ở việc quy định chung về CBCC. Để cụ thể hóa Pháp lệnh, ngày 10 tháng 10 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/NĐ-CP về CBCC xã, phường, thị trấn. Nghị định này quy định về chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ quyền lợi, những việc không được làm, chế độ chính sách và quản lý CBCC xã, phường, thị trấn (gọi chung là CBCC cấp xã). Theo Luật CBCC và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định khái niệm CBCC cấp xã như sau: Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, trong thường trực HĐND, UBND, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Gồm: - Bí thư, phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam [29].
  16. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã được chia làm hai nhóm: - Nhóm thứ nhất: Cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước (HĐND, UBND) do cử tri bầu theo quy định của pháp luật về bầu cử để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo vị trí, tính chất công việc. - Nhóm thứ hai: Cán bộ làm việc trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội do các thành viên của tổ chức đó bầu theo điều lệ của tổ chức để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà tổ chức giao. Như vậy cả hai nhóm cán bộ này đều chủ yếu hình thành bằng con đường bầu cử nhưng cách thức bầu, tính chất công việc hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trong hoạt động ĐTBD kiến thức pháp luật phải chú ý tới dấu hiệu đặc thù đó để có nội dung, phương pháp phù hợp với tính chất công việc việc của mỗi nhóm. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Gồm: - Trưởng công an - Chỉ huy trưởng quân sự - Văn phòng - Thống kê - Địa chính - Xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - Nông nghiệp và môi trường (đối với xã) - Tài chính - Kế toán - Tư pháp - Hộ tịch - Văn hóa - Xã hội [29]. Số lượng của CBCC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã, trong đó gồm cả CBCC điều động, biệt phái, luân chuyển về cấp xã. Cụ thể:
  17. - Xã loại 1: không quá 25 người - Xã loại 2: không quá 23 người - Xã loại 3: không quá 21 người [14]. 1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) thì cấp xã là một trong bốn cấp đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Về cấu trúc thì cấp xã bao gồm có các cơ quan nhà nước như HĐND và UBND ngoài ra ở cấp xã còn có cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là Đảng ủy cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo quy định của pháp luật thì cấp xã là một cấp đơn vị hành chính có tổ chức bộ máy đơn giản nhất nhưng cũng là cấp gần dân nhất, trực tiếp giải quyết những yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là nơi nối liền Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước với nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, sự vững mạnh về mọi mặt của cấp xã sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt đồng bình thường, ổn định của cả hệ thống chính trị. Điều đó đã được Bác Hồ khẳng định: Cấp xã là cấp gần gũi với dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi. Như vậy vai trò của cấp xã đã được nhìn nhận từ rất lâu, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã, nó quyết định hiệu quả, chất lượng làm việc của chính quyền cấp xã. Hoạt động của cấp xã được tiến hành bởi đội ngũ CBCC. Họ là người trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi địa giới hành chính, trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu của nhân dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. CBCC cấp xã cũng là người thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối
  18. của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đưa những quy định đó vào thực tiễn cuộc sống tạo ra sự ổn định về mọi mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng. Thông qua hoạt động của CBCC cấp xã sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng, của cơ quan nhà nước, đánh giá được tính phù hợp, khách quan của các chính sách, pháp luật. Từ đó để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và xử lý trong trường hợp cần thiết. CBCC cấp xã còn là những "tuyên truyền viên" pháp luật góp phần nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật của nhân dân tạo điều kiện cho người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản khi xây dựng nhà nước pháp quyền. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã Đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước, tổ chức nhằm xây dựng và phát triển một đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn, vững vàng về năng lực quản lý. ĐTBD CBCC phải dựa trên cơ sở xác định nhu cầu ĐTBD của từng vị trí công tác, năng lực thực hiện công việc của CBCC. Theo Từ điển tiếng Việt, đào tạo được hiểu là việc "làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định" [46, tr. 279]. Theo đó: Đào tạo theo một nghĩa chung nhất được hiểu là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho họ
  19. thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào phát triển xã hội [30]. Như vậy đào tạo kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã chính là quá trình tác động đến đối tượng làm cho họ có trình độ, năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Cũng theo Từ điển tiếng Việt bồi dưỡng là việc "làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất" [46, tr. 505]. Còn theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng công chức thì bồi dưỡng được hiểu là "hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc" [13]. Như vậy bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã là làm tăng thêm lượng kiến thức pháp luật để giải quyết các công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách có hiệu quả nhất. Bồi dưỡng được thực hiện thông qua hình thức chính thống đó là lớp học, ngoài ra còn được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác, nhưng mục đích cuối cùng đều hướng tới việc nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết, vận dụng pháp luật trong thực tiễn nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của CBCC cấp xã. Theo sự phân tích trên cho thấy, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đào tạo đã bao hàm trong đó cả nghĩa bồi dưỡng bởi cả hai đều hướng tới mục đích trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng vận dụng pháp luật cho CBCC cấp xã. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì đào tạo kiến thức pháp luật là quá trình trang bị những kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện pháp luật cho CBCC chưa qua đào tạo. Còn bồi dưỡng kiến thức pháp luật là quá trình nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện pháp luật một cách thường xuyên trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng đã có. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường được tổ chức trong quỹ thời gian ngắn hơn so với đào tạo tuy nhiên nó lại được thực hiện một cách thường xuyên hơn để cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức pháp
  20. luật, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Sau khi ĐTBD xong thì đào tạo sẽ được cấp bằng hoặc chứng chỉ để chứng nhận trình độ được đào tạo, còn bồi dưỡng chỉ được cấp chứng chỉ để chứng nhận đã qua khóa học bồi dưỡng. Mặc dù ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC có một số điểm khác nhau nhưng về cơ bản cả hai hoạt động này đều hướng đến mục đích cuối cùng là trang bị kiến thức pháp luật và vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết các công việc cụ thể trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Từ đó có thể đưa ra khái niệm chung về ĐTBD thức pháp luật cho CBCC cấp xã như sau: ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, có chương trình cụ thể nhằm làm cho đội ngũ CBCC cấp xã lĩnh hội, nắm vững một cách có hệ thống và tăng thêm vốn kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đồng thời góp phần tuyên truyền, phổ biến và nâng cao luật ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân địa phương. 1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài đó là ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã, đồng thời có căn cứ để phân biệt với hoạt động ĐTBD khác, cần xác định rõ những đặc điểm sau đây. 1.2.2.1. Chủ thể đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã Tại khoản 3 Điều 63 Luật CBCC quy định: "Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức" [29]. Như vậy tùy thuộc vào từng vị trí, chức danh CBCC để nhà nước quy định thẩm quyền ĐTBD kiến thức pháp luật cho CBCC cấp xã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2