intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

62
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề lý luận chung về gia đình, cơ sở để phát sinh, hình thành gia đình, mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật HN&GĐ. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, từ đó làm rõ những điểm đã đạt được, vướng mắc hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN DUY GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN DUY GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƢƠNG LAN Hà Nội – 2017 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Văn Duy iii
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................3 Chƣơng 1 ..................................................................................................................11 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH .......................................11 1.1. Khái niệm gia đình ......................................................................................11 1.1.1. Gia đình theo quan điểm triết học ..................................................................11 1.1.2. Gia đình theo quan điểm xã hội học ..............................................................13 1.1.3. Gia đình theo quan điểm luật học ............................................................16 1.2 . Khái niệm thành viên gia đình ..................................................................19 1.3 . Các chức năng cơ bản và đặc điểm của gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay ..............................................................................................................21 1.3.1. Các chức năng cơ bản của gia đình ..............................................................22 1.3.2 Đặc điểm và mục tiêu của gia đình Việt Nam ................................................24 1.4. Khái quát sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình về gia đình qua các thời kỳ ................................................................................................................28 1.4.1. Gia đình theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam.........................28 1.4.2. Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ............31 1.4.3. Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay .....................................................................................................................32 1.5. Sự cần thiết điều chỉnh của pháp luật về gia đình ............................................36 Chƣơng 2 ..................................................................................................................40 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ CỦA GIA ĐÌNH ..........................40 2.1. Quan hệ giữa vợ và chồng ................................................................................40 2.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.............................................................41 2.1.2. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng .......................................................................47 1
  5. 2.1.3. Quyền đại diện giữa vợ và chồng ..................................................................59 2.2. Quan hệ giữa cha, mẹ và con ............................................................................65 2.2.1 Cơ sở phát sinh quan hệ giữa cha, mẹ và con .................................................65 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ - con ...........................................................73 2.3. Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình .............................................78 2.3.1. Quan hệ giữa anh chị em với nhau ................................................................78 2.3.2. Quan hệ giữa ông bà và cháu .........................................................................81 2.3.3. Quan hệ giữa cô, dì, chú, bác, cậu, cháu........................................................84 CHƢƠNG 3 .............................................................................................................88 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIA ĐÌNH, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH ...............88 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình ...................................................88 3.1.1. Những vƣớng mắc về quy định đại diện cho nhau giữa vợ và chồng ...........88 3.1.2. Những vƣớng mắc về quy định chế độ tài sản vợ chồng...............................92 3.1.3. Những khó khăn thực thi quy định về mang thai hộ .....................................95 .3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình ...........................................................................................................................97 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định đại diện giữa vợ và chồng ............................97 3.2.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng ................................................................................................................................100 KẾT LUẬN ............................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................109 2
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ Tên viết tắt Tên viết đầy đủ tự 1 Luật HN&GĐ Luật hôn nhân và gia đình 2 BLDS Bộ luật dân sự 3 BLHS Bộ luật hình sự 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 NLHVDS Năng lực hành vi dân sự 6 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 Quy định về kỹ thuật sinh con trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 7 Nghị định 126/2014/NĐ- Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng CP 12 năm 2014 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. 8 Nghị định 67/2015/NĐ-CP Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 3
  7. 9 Quốc hội nƣớc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCNVN Việt Nam 10 Thông tƣ liên tịchThông tƣ liên tịch số 01 ngày 06 tháng 01 01/2016/TTLT-TANDTC- năm 2016 giữa Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tƣ VKSNDTC- BTP pháp 4
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lời nói đầu của Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Gia đình là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học có cách nhìn khác nhau, nghiên cứu về gia đình với những mục tiêu khác nhau. Nói đến gia đình là nói đến các thành viên gia đình cùng chung sống, đùm bọc và giúp đỡ nhau. Dƣới góc độ pháp lý, nghiên cứu về gia đình nhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên gia đình để từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tƣơng ứng đối với mỗi thành viên. Trải qua các thời kỳ, thành viên gia đình cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, xác định quan hệ gia đình vẫn dựa trên các mối quan hệ chính là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng. Gia đình cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở nền tảng của các mối quan hệ này. Theo pháp luật hiện hành, quan hệ gia đình đƣợc hiểu theo nghĩa rất hẹp. Chẳng hạn, quan hệ hôn nhân chỉ đƣợc hiểu là quan hệ giữa ngƣời nam và ngƣời nữ có đăng ký kết hôn. Quan hệ huyết thống dƣờng nhƣ cũng chỉ đƣợc hiểu là quan hệ giữa những ngƣời có cùng huyết thống về trực hệ và những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời. Trong quan hệ nuôi dƣỡng cũng chỉ có quan hệ giữa cha mẹ và các con của ngƣời nhận nuôi với ngƣời con nuôi. Pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành không sử dụng các thuật ngữ mà trong đời sống hàng ngày ngƣời Việt Nam vẫn sử dụng nhƣ quan hệ họ hàng, thân thuộc. 5
  9. Gia đình đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các thành viên gia đình. Khái niệm gia đình và khái niệm thành viên gia đình có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy có sự không phù hợp giữa lý luận và đời sống thực tiễn trong việc xác định thành viên gia đình. Dƣới góc độ pháp lý, các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình chƣa đƣợc điều chỉnh đầy đủ, chƣa rõ ràng và còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Trong quan hệ nuôi dƣỡng, mối quan hệ giữa ngƣời đƣợc nhận nuôi với những thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi, quan hệ chung sống giữa những ngƣời họ hàng trong cùng gia đình, quan hệ cụ và chắt, quan hệ giữa con dâu và cha mẹ chồng... Từ việc không có quy phạm pháp luật điều chỉnh nên không định hƣớng cho hành vi của các thành viên trong gia đinh, dẫn đến các thành viên gia đình có thể có những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Hơn nữa, Việt Nam hiện đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong đó sự tƣơng đồng của các quy phạm pháp luật cũng là điều cần thiết và tạo điều kiện tốt hơn cho hội nhập. Tìm hiểu quy định của pháp luật một số nƣớc ở Châu Á nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan, In-Đô-Nê-Xi-a... cũng dễ dàng nhận ra quy định về thành viên gia đình của những nƣớc này rất rộng. Nói cách khác, quan hệ gia đình cần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, Trƣớc thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu để làm sáng tỏ về gia đình từ đó xây dựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, sao cho các hành vi của các thành viên gia đình phù hợp đúng chuẩn mực đạo đức xã hội. Nghiên cứu đề tài “Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” nhằm phục vụ cho mục đích đó. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
  10. Hiện nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về gia đình, không chỉ có riêng ngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng nghiên cứu vấn đề này. Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật HN&GĐ đã có nhiều bài viết về các khía cạnh của gia đình nhƣ: Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng; quan hệ cha mẹ con, … Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến thành viên gia đình nhƣ: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I – Gia đình , NXB Trẻ TP.HCM của TS.Nguyễn Ngọc Điện (2002); Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình. Quyển tập 1, tập 1 của Vũ Văn Mẫu (1973); Ngoài ra còn có các cuốn sách chuyên khảo về những vấn đề liên quan đến HN&GĐ: Hỏi đáp về chế độ kết hôn và ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình 2000 do tác giả Lê Thi biên soạn, NVB Khoa học xã hội (2004); Gia đình Việt Nam quan hệ quyền lực và xư hướng biến đổi do tác giả Vũ Hào Quang do NXB Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2006. PGS.TS Nguyễn Văn Cừ đã viết nhiều cuốn sách khác nhau nhƣ: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (NXB Tƣ Pháp), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình 2000 xuất bản năm 2002 (NXB Chính trị quốc gia). Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn, luận án hay những khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về những vấn đề khác nhau trong HN&GĐ... Tuy nhiên, những tác phẩm này mới chỉ phân tích một số quan hệ cụ thể trong gia đình chƣa có cách nhìn một cách hệ thống về gia đình. Đây là công trình nghiên cứu về gia đình một cách có hệ thống và hoàn chỉnh theo luật HN&GĐ 2014, có sự so sánh đối chiếu với công trình nghiên cứu của một số ngành khoa học khác, có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đánh giá sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình một cách phù hợp nhất. Công trình là cái nhìn xuyên suốt các quy phạm pháp luật quy định về thành viên gia đình, mô hình gia đình trong hệ thống pháp luật HN&GĐ Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
  11. Mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề lý luận chung về gia đình, cơ sở để phát sinh, hình thành gia đình, mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật HN&GĐ. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, từ đó làm rõ những điểm đã đạt đƣợc, vƣớng mắc hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận gia đình từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ góc độ luật HN&GĐ. Nghiên cứu về các mối quan hệ tạo thành gia đình theo luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, trên cơ sở phân tích, so sánh với các quy định điều chỉnh quan hệ gia đình trong các văn bản pháp luật trƣớc đây. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định điều chỉnh về gia đình trong cuộc sống hiện tại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về gia đình theo quan điểm luật học; những quy định của pháp luật HN&GĐ điều chỉnh về gia đình và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về gia đình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, vấn đề gia đình đƣợc xem xét, nghiên cứu theo Luật HN&GĐ năm 2014 theo 3 mối quan hệ cơ bản tạo thành gia đình là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình. Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu với các quy định điều chỉnh về gia đình trong hệ thống pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá về hiệu quả điều chỉnh, việc áp dụng các quy định hiện hành về gia đình để phát hiện những điểm vƣớng mắc, bất cập và đƣa ra các đề xuất, kiến nghị. 8
  12. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin với phép biện chứng duy vật và lịch sử, gắn kết tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm đƣờng lối của Đảng và pháp luật nhà nƣớc về vấn đề gia đình trong pháp luật HN&GĐ Bên cạnh đó, các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp...để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. 6. Tính mới và đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình từ góc độ lý luận và thực tiến theo Luật HN&GĐ năm 2014. Luận văn đã phân tích khái quát trên cơ sở khoa học để xây dựng khái niệm gia đình và thành viên gia đình, cũng nhƣ khắc họa đƣợc những chức năng cơ bản của gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, để từ đó làm rõ cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình hiện nay một cách hiệu quả… Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh gia đình về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình, tính khả thi, hiệu quả điều chỉnh cũng nhƣ những vƣớng mắc, bất cập còn tồn tại cần khắc phục, sửa đổi và đề xuất hƣớng hoàn thiện. 7. Kết cấu của Luận văn 9
  13. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về gia đình Chƣơng 2. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ của gia đình Chƣơng 3. Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh về gia đình 10
  14. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm gia đình 1.1.1. Gia đình theo quan điểm triết học Triết học nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển của lịch sử và các hình thái kinh tế - xã hội. Theo quan điểm triết học, HN&GĐ không ngừng vận động và phát triển. Theo C.Mac – Ph.Anghen thì quan hệ hôn nhân tƣơng ứng có với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng [2; tr.55 - 129]. Gia đình là một phạm trù lịch sử, các hình thái và chức năng của gia đình là do tính chất của quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng nhƣ trình độ phát triển văn hóa của xã hội quyết định. Trong lịch sử của xã hội loài ngƣời đã trải qua bốn hình thái gia đình, đó là gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi, gia đình một vợ một chồng. Gia đình huyết tộc là hình thái gia đình đầu tiên trong lịch sử. Lúc này các quan hệ hôn nhân hình thành theo thế hệ: Trong phạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau; các con của ông bà tức là các ngƣời cha và các bà mẹ cũng là vợ chồng với nhau; đến lƣợt con cái của những ngƣời này tức là cháu của ông bà cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thứ ba; đến lƣợt con cái của những ngƣời con ấy là chắt của ông bà lại hợp thành nhóm vợ chồng thứ tƣ. Nhƣ vậy, những ngƣời cùng thế hệ là vợ chồng của nhau, những ngƣời khác thế hệ không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Quan hệ hôn nhân đƣợc ngăn cấm lần đầu tiên theo hệ dọc giữa các thế hệ. Các nhóm hôn nhân đƣợc hình thành theo thế hệ và chỉ đƣợc phép quan hệ tính giao với nhau trong phạm vi nhóm đó. Vì 11
  15. cấm quan hệ tính giao theo hệ dọc trên cơ sở huyết thống trực hệ giữa các thế hệ với nhau, nên gia đình này đƣợc gọi là gia đình huyết tộc. Gia đình pu-na-lu-an: Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành vợ chung của cộng đồng những ngƣời đàn ông khác không cùng họ mẹ; còn những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành chồng chung của cộng đồng và những chị gái khác. Bằng cách này mà từ hình thái gia đình huyết tộc đã xuất hiện hình thái gia đình pu-na-lu-na. Theo hình thái gia đình pu-na-lu-an, một số chị em gái cùng mẹ hay xa hơn đều là vợ chung của một số ngƣời chồng, trừ những anh em trai cùng mẹ của những ngƣời chị em gái này. Ngƣợc lại, một số ngƣời anh em trai sẽ là ngƣời chồng chung của các chị em gái, trừ những chị em gái do cùng một mẹ đẻ ra. Lúc đó, những ngƣời này gọi nhau là “người bạn đường” hay “người cùng hội cùng thuyền”. Một cách tƣơng tự, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những ngƣời vợ ấy đều gọi nhau là pu-na-lu-a. Đây là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình có đặc trƣng là: Chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi nhất định, nhƣng phải loại trừ những anh em trai của các ngƣời vợ, đồng thời cũng loại trừ những chị em gái của những ngƣời chồng. Gia đình cặp đôi: Là một loại hình thức kết hôn từng cặp, lúc bấy giờ, trong số những ngƣời vợ của mình, ngƣời đàn ông có một vợ chính, và trong số nhiều ngƣời chồng khác, anh ta là ngƣời chồng chính của ngƣời đàn bà ấy. Do thị tộc ngày càng phát triển và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không còn có thể lấy nhau đƣợc nữa ngày càng nhiều, càng mở rộng và phát triển hơn nữa thì tất cả những ngƣời bà con họ hàng cùng dòng máu đều không đƣợc lấy nhau. Trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp thì chế độ quần hôn ngày càng không thể thực hiện đƣợc, chế độ ấy đang bị gia đình cặp đôi ngày càng lấn át và thay thế. Một ngƣời đàn ông sống với một ngƣời đàn bà với một sự gắn bó với nhau rất lỏng 12
  16. lẻo, mối liên hệ vợ chồng vẫn có thể bị bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dàng và con cái lúc này cũng chỉ thuộc về ngƣời mẹ. Gia đình một vợ một chồng: Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình cặp đôi, nó đánh dấu cho buổi ban đầu của thời đại văn minh. Gia đình ấy dựa trên sự thống trị của ngƣời chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi đƣợc và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ đƣợc thừa hƣởng tài sản của ngƣời cha với tƣ cách là ngƣời kế thừa trực tiếp. Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không còn có thể tùy ý bỏ nhau đƣợc nữa. Qua bốn hình thái gia đình trên ta thấy triết học nghiên cứu gia đình trong sự vận động và phát triển của nó theo các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các hình thái gia đình cũng vận động và phát triển theo quy luật tự nhiên và của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. 1.1.2. Gia đình theo quan điểm xã hội học Các ngành nghiên cứu về gia đình cố gắng đƣa ra khái niệm về gia đình nhƣ các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, văn hóa… nhƣng chƣa có ngành nào nghiên cứu về gia đình nhiều nhƣ ngành xã hội học. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về gia đình. Tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi nhà khoa học lại có một khái niệm gia đình riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Có thể nói, chƣa có ngành nào lại đƣa ra nhiều khái niệm gia đình nhƣ ngành xã hội học. Trong tập bài giảng Xã hội học của trƣờng đại học Luật Hà Nội, nhóm tác giả đã nêu hai khái niệm về gia đình để phục vụ cho việc giảng dạy: 13
  17. Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là một phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội [38; tr.335] Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung [38; tr.335] Môn Xã hội học đƣợc giảng dạy ở trƣờng Đại học Luật là môn học nhằm mục đích giúp ngƣời học hiểu biết hơn về xã hội nhằm nhanh chóng tiếp cận hiểu biết pháp luật từ đó thực hiện ba chức năng cơ bản là chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tƣ tƣởng. Khái niệm gia đình đƣợc các tác giả đƣa ra cũng không nằm ngoài ba chức năng trên. Vì vậy, có thể thấy hai khái niệm trên chƣa phản ánh một cách đầy đủ về khái niệm gia đình. Ngoài hai khái niệm trên thì còn có những khái niệm khác nhau của các tác giả xã hội học khác khi nghiên cứu về gia đình. Trong cuốn “Gia đình trong bối cảnh đổi mới”, gia đình đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có chung ngân sách[39; tr114]. Do trong thực tiễn tồn tại nhiều loại mô hình gia đình nên việc nghiên cứu gia đình và giới trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện quản lý xã hội của các nhà quản lý cũng chỉ nghiên cứu những gia đình mang tính chất tiêu chuẩn. Do vậy, khái niệm nêu trên cũng chƣa thực sự đầy đủ và bao quát hết mọi gia đình trong xã hội. 14
  18. Khi nghiên cứu xã hội học về “Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học”, nhóm tác giả là GS. Phạm Tất Long – TS. Lê Ngọc Hùng đã đƣa ra khái niệm về gia đình cho lĩnh vực mình nghiên cứu nhƣ sau: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù,một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người[15; tr310]. Khái niệm do nhóm tác giả đƣa cũng chƣa phản ánh đầy đủ về gia đình bởi hình thức gia đình rất đa dạng. Khái niệm này khá tƣơng đồng với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014. Mặc dù chƣa có một khái niệm chung về gia đình nhƣng các nhà xã hội học đều ghi nhận gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, trong đó các thành viên có quan hệ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dƣỡng, cùng chung sống. Bởi tính đa dạng của gia đình mà làm cho bất cứ một khái niệm nào về gia đình cũng trở nên lỏng lẻo, điều này đã tạo nên nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, nó đã và đang thách thức các nhà xã hội học đƣa ra một khái niệm về gia đình. Xã hội học coi gia đình là một thể chế xã hội luôn vận động và phát triển. Vì gia đình là một thể chế nên mỗi con ngƣời từ khi sinh ra đã đặt vào những quan hệ nhất định. Gia đình là một cơ thể sống, nằm trong quá trình phát triển không ngừng, gắn với sự phát triển chung của xã hội. Khi xã hội phát triển, sự phân chia lao động càng đƣợc đẩy mạnh, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến sự xé nhỏ gia đình, từ gia đình lớn trong đó có nhiều thế hệ chuyển sang gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ và con cái. Sự phát triển từ gia đình gia trƣởng sang gia đình hạt nhân trở thành một quá trình có tính quy luật. Nhìn chung thì các nhà xã hội học vẫn nhìn nhận gia đình là một thiết chế xã hội gồm những ngƣời dựa trên ba mối quan hệ truyền thống là quan hệ hôn nhân, 15
  19. quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng mà chƣa có nhà xã hội học nào mở rộng ba mối quan hệ trên khi nghiên cứu về gia đình. 1.1.3. Gia đình theo quan điểm luật học Luật học nhìn nhận gia đình là sự liên kết của nhiều ngƣời có quan hệ với nhau do có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dƣỡng. Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây dựng gia đình. Khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ đƣợc xác lập khi tuân thủ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và phải đƣợc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Nhƣ vậy, khi một ngƣời nam và một ngƣời nữ kết hôn với nhau thì giữa hai ngƣời này tồn tại quan hệ hôn nhân và hai ngƣời trở thành những thành viên của gia đình. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con; ông bà và cháu; cụ và chắt; cô, dì, chú, bác, cậu và cháu; anh chị em với nhau… phát sinh do sự kiện sinh đẻ. Cụ là ngƣời sinh ra ông bà và các anh em của ông bà, thế hệ ông bà là thế hệ tiếp theo của cụ; ông bà là ngƣời sinh ra cha mẹ và các anh em của cha mẹ nhƣ cô dì chú bác cậu, thế hệ này lại là thế hệ tiếp theo của ông bà; đến lƣợt cha mẹ là ngƣời sinh ra các con, các con trở thành thế hệ tiếp theo của cha mẹ. Sự nối tiếp giữa các thế hệ dựa trên sự kiện sinh đẻ để tạo ra thế hệ tƣơng lai, các thế hệ này đƣợc sinh ra từ một gốc, nên giữa họ có quan hệ huyết thống với nhau. Quan hệ nuôi dƣỡng là quan hệ phát sinh do sự kiện nuôi con nuôi. Do việc nhận nuôi con nuôi, ngƣời nhận con nuôi đƣợc gọi là cha mẹ nuôi và ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi đƣợc gọi là con nuôi. Ngƣời con nuôi trở thành thành viên gia đình của ngƣời nuôi, bình đẳng với những ngƣời con đẻ của ngƣời nuôi. Theo quy định trên ngƣời con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với các thành viên gia đình 16
  20. của cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình. Ngƣời con nuôi sẽ bình đẳng với mọi ngƣời con khác trong gia đình về quyền và nghĩa vụ. Những ngƣời này có quan hệ với nhau do cùng quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, cùng nhau xây dựng kinh tế gia đình và cũng cùng nhau vun đắp phát triển khối tài sản chung của gia đình. Trong trƣờng hợp, nếu một trong số những ngƣời này có khối tài sản riêng thì ngƣời đó phải đóng góp tài sản để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tiễn của mình. Những thành viên gia đình là những ngƣời tích cực trong việc giúp đỡ nhau về mặt tinh thần, là chỗ dựa tinh thần của nhau, là nơi động viên, an ủi những thành viên khác tốt nhất khi gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống. Đồng thời, gia đình cũng là nơi để các thành viên gia đình chia sẻ thành công của nhau một cách chân tình nhất. Các thành viên gia đình có quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng với nhau, nghĩa vụ của ngƣời này là quyền của ngƣời kia và ngƣợc lại. Không phải gia đình nào cũng có đầy đủ các mối quan hệ nêu trên, trong từng trƣờng hợp cụ thể, gia đình có thể chỉ có một mối quan hệ nhƣ chỉ có quan hệ hôn nhân hoặc chỉ có quan hệ nuôi dƣỡng, cũng có thể có hai, ba hoặc có nhiều mối quan hệ. Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 không giải thích về gia đình, Luật HN&GĐ năm 2000 tại khoản 10 Điều 8 đã giải thích: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Theo Từ điển luật học thì gia đình là: “Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình.Gia đình Việt nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2