intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

22
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá về pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Từ đó tìm ra những điểm tích cực, những mặt còn hạn chế, thiếu sót của pháp luật hiện hành và đưa ra những giải pháp pháp lý thiết thực góp phần hạn chế, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, tạo điều kiện cho làng nghề ở Việt Nam phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HÀ NHẬT CHI GI¶I PH¸P PH¸P Lý KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG LµNG NGHÒ ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HÀ NHẬT CHI GI¶I PH¸P PH¸P Lý KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG LµNG NGHÒ ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hà Nhật Chi
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ .......................................... 7 1.1. Lý luận về làng nghề, ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ................................................... 7 1.1.1. Khái quát về làng nghề.......................................................................... 7 1.1.2. Khái quát về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ...................................... 17 1.1.3. Khái quát về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ...................... 19 1.2. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề bằng pháp luật... 24 1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề .......... 24 1.2.2. Vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề......... 24 1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ............................................................................................. 25 1.3. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................. 26 1.3.1. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại Trung Quốc .... 26 1.3.2. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại Nhật Bản......... 27 1.3.3. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại Singapore........ 29 1.3.4. Bài học kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề cho Việt Nam ...................................................................................... 30 1.4. Cơ sở lý luận của việc đề xuất các giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ......................................................... 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 34
  5. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM .................................................................................. 35 2.1. Thực trạng pháp luật về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng làng nghề ............................................................................... 35 2.2. Thực trạng pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ....... 38 2.2.1. Các quy định về đánh giá môi trƣờng ................................................. 38 2.2.2. Các quy định về kiểm soát chất thải từ các làng nghề ........................ 47 2.2.3. Các quy định về quy hoạch trong việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề.......... 54 2.2.4. Các quy định về phòng ngừa sự cố môi trƣờng làng nghề ................. 58 2.3. Thực trạng pháp luật về phát hiện ô nhiễm môi trƣờng làng nghề.......... 59 2.3.1. Các quy định về quan trắc môi trƣờng làng nghề ............................... 59 2.3.2. Các quy định về thông tin môi trƣờng tại các làng nghề .................... 59 2.4. Thực trạng pháp luật về ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng làng nghề........ 61 2.5. Thực trạng pháp luật về khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trƣờng làng nghề ............................................................................... 62 2.6. Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề........................................ 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 70 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ...................71 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam ................................................... 71 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ................................................................................. 71 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và nâng cao hiệu quả thực thi ................................. 72 3.2. Giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ............ 76
  6. 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ........... 76 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về phát hiện ô nhiễm môi trƣờng làng nghề .......... 82 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ............ 83 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trƣờng làng nghề ............................................................................................. 86 3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề..................................................... 87 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ......................................................... 88 3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc ................................................... 88 3.3.2. Các giải pháp khác .............................................................................. 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trƣờng ĐTM: Đánh giá tác động môi trƣờng OCOP: Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 UBND: Ủy ban nhân dân
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cƣ đông ngƣời, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cƣơng tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những ngƣời cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm [32]. Làng nghề là một phần của văn hóa truyền thống Việt Nam cũng đồng thời là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Làng nghề Việt Nam mang tính truyền thống, giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ và mang đến những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cƣ dân nhỏ lẻ trên khắp đất nƣớc, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Trong thời gian qua, cùng với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế theo hƣớng đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, các ngành nghề, làng nghề cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ, khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, làng nghề đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Làng nghề vừa là nơi thu hút lao động, vừa là nơi giữ gìn và phát triển những nét văn hóa truyền thống đáng quý, vừa góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Phát triển làng nghề góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp trong tỷ trọng kinh tế nông thôn; tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; góp phần hạn chế di dân tự do ra thành thị; giảm tệ nạn xã hội do không có việc làm gây ra. Bởi vậy, khôi phục và phát triển làng nghề là công việc ngày càng đƣợc quan tâm, đầu tƣ không chỉ của các địa phƣơng mà còn của các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ƣơng, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực đó, các làng nghề Việt Nam 1
  9. đang ngày ngày phải đối mặt với hậu quả của sự phát triển thiếu bền vững gây nên, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đã đạt đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này phát sinh từ chính những đặc thù trong hoạt động sản xuất làng nghề nhƣ quy mô nhỏ, công nghệ đã lạc hậu và không đƣợc đầu tƣ đồng bộ, ý thức và chính sách bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc chú trọng,... Do đó, việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề đƣợc đặt ra nhƣ vấn đề cấp thiết. Trong đó, hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đóng vai trò là nền tảng, định hƣớng và là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần đƣa ra những giải pháp về mặt pháp lý và những giải pháp hữu hiệu khác, hƣớng đến nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về kiểm ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, những vấn đề về pháp luật bảo vệ môi trƣờng và liên quan đến môi trƣờng làng nghề đã đƣợc đề cập trong rất nhiều sách, tài liệu tham khảo, chuyên khảo, đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn. Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu sau: Sách chuyên khảo “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của ThS. Bùi Văn Vƣợng năm 2002; Đề tài nghiên cứu mang mã số KC.09.08: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam” do GS.TS. Đặng Kim Chi thực hiện vào năm 2003; Bài viết “Quy hoạch đất đai với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề nông thôn Việt Nam” của ThS. Doãn Hồng Nhung trên Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Khôi 2
  10. phục và phát triển làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng nước ta hiện nay” của TS. Đỗ Thị Thạch năm 2006; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng” do GS.TS. Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm đề tài năm 2005; Đề tài cấp Bộ thực hiện bởi ThS. Nguyễn Hữu Đặng vào năm 2005 với nội dung“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển 19 làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long”; “Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển”, Chủ biên Vũ Quốc Tuấn, NXB Hà Nội, 2010; Đề tài khoa học “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” của TS. Hồ Kỳ Minh năm 2011; Luận văn Thạc sỹ Luật học “Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Đinh Phƣợng Quỳnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Tác phẩm “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, PGS.TS. Đặng Kim Chi, 2012, NXB Khoa học và kỹ thuật; Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh”, Lê Xuân Tâm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2014; Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Nguyễn Lê Thu Hiền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2014; Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp “Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến bông sản vùng đồng bằng sông Hồng”, Trần Văn Thể, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2015; Luận án Tiến sĩ Luật học “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay”, TS. Lê Kim Nguyệt, Học viện Khoa học xã hội, 2015; Luận văn Thạc sỹ Luật học “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Biện Minh Thành, Đại học Luật Hà Nội, 2016; sách chuyên khảo “Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018,… 3
  11. Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều đề tài khoa học, sách, sách chuyên khảo, các bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nhƣng những công trình này chỉ nghiên cứu dƣới góc độ quản lý làng nghề, hoặc dƣới góc độ các yếu tố kĩ thuật, nghiên cứu về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề hoặc dƣới góc độ khoa học pháp lý nhƣng chỉ đề cập đến quy định pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề nói chung, chƣa có một công trình nào tập trung nghiên cứu sâu về các giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Do vậy, cho đến nay, chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học một cách đầy đủ, toàn diện về những vấn đề lý luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lý trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành để đƣa ra những giải pháp pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam” về cơ bản là đề tài mới, chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá về pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Từ đó tìm ra những điểm tích cực, những mặt còn hạn chế, thiếu sót của pháp luật hiện hành và đƣa ra những giải pháp pháp lý thiết thực góp phần hạn chế, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, tạo điều kiện cho làng nghề ở Việt Nam phát triển bền vững. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hƣớng tới nghiên cứu những nội dung cơ bản của chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng làng nghề cũng nhƣ hiệu lực tác động của nó trong thực tế bảo vệ môi trƣờng ở 4
  12. Việt Nam. Để từ đó, đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các giải pháp pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và đánh giá pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, ngƣời viết đặt các vấn đề về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ. Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp diễn giải: Những phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp so sánh: Những phƣơng pháp này đƣợc tác giả vận dụng để đƣa ra ý kiến nhận xét, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch: Đƣợc vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, đặc biệt là đƣa ra các giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Cụ thể, tác giả dùng phƣơng pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của giải pháp mang tính khái quát đã đƣợc nêu ra trƣớc đó. Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa và tiếp thu quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trƣờng làng nghề và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề của các nhà nghiên cứu đi trƣớc. 5
  13. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn đã nêu đƣợc một cách đầy đủ, toàn diện về những vấn đề lý luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lý trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã chỉ rõ tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam; nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Luận văn nêu ra đầy đủ về hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra những bất cập, thiếu sót trong quy định của Nhà nƣớc về vấn đề này. Luận văn nêu ra những đề xuất về giải pháp pháp lý cụ thể nhằm kiểm soát tốt hơn tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 03 chƣơng với kết cấu và nội dung nhƣ sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và thực tiễn thi hành tại Việt Nam. Chương 3: Đề xuất giải pháp pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. 6
  14. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ 1.1. Lý luận về làng nghề, ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề 1.1.1. Khái quát về làng nghề 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề Từ trƣớc đến nay, chúng ta chƣa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm “làng nghề”. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Theo TS. Phạm Côn Sơn thì: Làng nghề đƣợc định nghĩa là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là nơi quần cƣ đông ngƣời, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cƣơng tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những ngƣời cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm [32]. Còn xét theo góc độ kinh tế, trong tác phẩm “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của mình, TS. Dƣơng Bá Phƣợng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng” [37]. Xét về mặt pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thì: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. 7
  15. Để đƣợc công nhận là làng nghề thì phải thỏa mãn các tiêu chí sau: Thứ nhất, có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thì các hoạt động ngành nghề nông thôn bao gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cƣ nông thôn. Do đó, nếu trên một khu vực thôn, ấp, bản, làng, buôn... có ít nhất 20% tổng số hộ dân tham gia một trong các ngành nghề nêu kể trên sẽ thỏa mãn tiêu chí thứ nhất để đƣợc công nhận là một làng nghề. Thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Làng nghề đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi và quyền lợi hơn so với những làng thông thƣờng. Do đó, để đƣợc công nhận là làng nghề thì hoạt động sản xuất kinh doanh ở đó phải ổn định trong một khoảng thời gian nhất định mà pháp luật quy định là tối thiểu 02 năm liên tục nhằm đảm bảo đạt đƣợc một nền tảng hoạt động vững chắc, tiến tới sự phát triển bền vững, lâu dài. Thứ ba, đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trƣờng làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Để trở thành làng nghề thì tiêu chuẩn về môi trƣờng là một trong những điều kiện bắt buộc. Làng nghề hiện nay thƣờng nằm trong khu dân cƣ. Do vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất và môi trƣờng sống của ngƣời dân trong khu vực cần đảm bảo môi trƣờng làng nghề không bị ô nhiễm. Làng nghề phải đáp ứng đƣợc những điều kiện bảo vệ môi trƣờng thì mới đảm bảo đƣợc sự tồn tại lâu dài và phát triển bền vững. 8
  16. 1.1.1.2. Đặc điểm làng nghề • Đặc điểm về sản phẩm Ngày xƣa, sản phẩm của làng nghề đƣợc tạo ra để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc công cụ sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Tuy nhiên, ngày nay sản phẩm của làng nghề đã đƣợc đa dạng hóa với những sản phẩm phục vụ công nghiệp và xây dựng nhƣ nung vôi, làm gạch, gốm sứ, nề mộc,… • Đặc điểm về nguyên, vật liệu Hầu hết nguyên liệu của làng nghề đƣợc lấy từ chính địa bàn làng nghề nhƣ đất sét, mây, tre, gỗ,… để thuận tiện cho việc sản xuất, giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên liệu. Tuy nhiên, đối với một số làng nghề có quy mô sản xuất lớn, nguyên liệu tại chỗ không đủ nên phải thông qua bƣớc trung gian hoặc liên kết với những ngƣời mua gom nguyên liệu ở nhiều nguồn khác nhau. • Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất chính tại các làng nghề hiện nay chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, các hình thức nhƣ tổ chức hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã kiểu mới, cũng dần trở thành hình thức sản xuất phổ biến tại các làng nghề ở Việt Nam hiện nay. • Đặc điểm về chất lượng, trình độ lao động Hầu hết lao động tại các làng nghề là lao động thủ công. Trƣớc kia, do trình độ kỹ thuật và công nghệ chƣa phát triển nên hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công đơn giản. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc sử dụng các máy móc, thiết bị vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã góp phần giảm bớt lực lƣợng lao động thủ công. Tuy nhiên, một số sản phẩm đặc thù vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh sảo. 1.1.1.3. Vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liều với lịch sử dân tộc. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề đã hình thành, 9
  17. tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông ta để lại và và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, làng nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng. Tạo việc làm cho người lao động: Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho ngƣời lao động ở nhiều địa phƣơng. Bên cạnh đó, làng nghề còn có ý nghĩa trong việc tạo việc làm cho lao động lớn tuổi, lao động trình độ văn hóa thấp hay lao động có hoàn cảnh khó khăn, tạo việc làm cho ngƣời nông dân lúc nông nhàn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, việc phát triển làng nghề sẽ tận dụng đƣợc nguồn nguyên liệu tại chỗ, làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Việc phát triển làng nghề sẽ thúc đẩy quá trình nông thôn mới, thu hút lao động địa phƣơng, làm giảm làn sóng nhập cƣ về thành phố gây ra nhiều vấn đề. Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc: Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống nhƣ gốm sứ, mây tre đan, dệt,… có độ thẩm mỹ cao, là kết quả đƣợc tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ thủ công, là kết tinh tài hoa qua nhiều thế hệ. Nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh lối sống và ƣớc vọng của ngƣời lao động, mang đậm bản sắc và văn hóa Việt, góp phần bảo tồn và lƣu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống của ông cha ta từ đời này sang đời khác. 1.1.1.4. Tình hình phát triển của các làng nghề ở Việt Nam Việt Nam đƣợc mệnh danh là đất nƣớc của làng nghề, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân gian đƣợc bồi đắp qua nhiều thế kỷ, sản sinh và lƣu giữ những giá trị có hàm lƣợng văn hóa, lịch sử tinh thần đặc sắc của dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề 10
  18. vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm. Bằng trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân ngƣời Việt đã bền bỉ gìn giữ và phát triển những làng nghề truyền thống, di sản văn hóa Việt Nam đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tính đến nay, cả nƣớc có 5.411 làng nghề và làng có nghề với gần 2000 làng nghề, 400 làng nghề truyền thống, 53 nhóm nghề, 115 nghề truyền thống đã đƣợc công nhận [62]. Trong tổng số các làng nghề ƣớc tính có khoảng hơn 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau trong đó rất nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm nhƣ: Tơ lụa Vạn Phúc, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, đúc Huế, Yên, Mây Tre đan Phú Vinh, Gốm Sứ Bát Tràng, Khảm Chuôn Ngọ, Thổ cẩm Mai Châu, Dừa Bến Tre,… Các làng nghề tập trung 60% ở vùng đồng bằng sông Hồng, 23% ở khu vực miền trung và 17% ở khu vực miền nam; thu hút 11 triệu lao động, chiếm 30% lực lƣợng lao động nông thôn với số lao động qua đào tạo có chứng chỉ sơ cấp trở lên chiếm 12,3%. Trong thời kỳ mới, với mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc, làng nghề có vị trí và vai trò rất quan trọng. Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, làng nghề nhận đƣợc sự quan tâm và chú trọng của Chính phủ. Ngày 7-5-2018, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, Chƣơng trình OCOP sẽ đƣợc tiến hành đồng bộ trên cả nƣớc nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hƣớng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây cũng là giải pháp, nhiệm vụ then chốt trong triển khai thực hiện “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới giai đoạn 2016-2020”. Mục tiêu tới năm 2020, Chƣơng trình OCOP sẽ tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm của các làng nghề hiện có, tƣơng ứng khoảng 2.400 sản phẩm; hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hƣớng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp, triển khai 8 11
  19. đến 10 mô hình “Làng văn hóa du lịch”; kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã; phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chƣơng trình OCOP. Ngày 17-5-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng. “Mỗi xã một sản phẩm” nhƣng có thể sản xuất cùng một loại sản phẩm, theo chu trình sáu bƣớc, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hƣởng” gồm: Tuyên truyền, hƣớng dẫn về OCOP; Nhận đăng ký ý tƣởng sản phẩm; Nhận phƣơng án, dự án sản xuất, kinh doanh; Triển khai phƣơng án, dự án; Đánh giá và xếp hạng sản phẩm và Xúc tiến thƣơng mại. Những chính sách hỗ trợ trên đã đem lại sự chuyển biến rõ rệt, sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Mức thu nhập của ngƣời lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp chỉ bằng 1/3 so với mức trung bình cả nƣớc. Làng nghề đã góp phần hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực thành thị. Đặc biệt các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn sử dụng lao động là ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, những ngƣời rất khó có việc làm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng nhƣ các ngành kinh doanh, dịch vụ khác, giải quyết việc làm tạo điều kiện giảm các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, nghiện hút... góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn. Làng nghề truyền thống còn đƣợc xem nhƣ một nguồn tài nguyên du lịch, văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng, nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thƣơng hiệu của các làng nghề, nhiều địa phƣơng đã phát triển hiệu quả mô hình kết hợp sản xuất với du lịch, thăm quan, thu hút lƣợng không nhỏ khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực, các làng nghề đối diện với việc 12
  20. phải sống chung với ô nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiếu áp dụng các tiến bộ khoa học xã hội, kết cấu hạ tầng nông thôn kém, hệ thống nƣớc thải không đƣợc đầu tƣ, đã xả thải trực tiếp ra môi trƣờng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Chƣa kể việc xuất hiện nhóm nghề tái chế chất thải ở nhiều địa phƣơng đã làm gia tăng mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng còn trở nên trầm trọng ở một số khu vực sản xuất tập trung nhƣ làng nghề tái chế giấy Dƣơng Ổ (Bắc Ninh); tái chế nhựa Minh Khai (Hƣng Yên); chế biến thực phẩm Dƣơng Liễu (Hà Nội); kim khí Vân Tràng (Nam Định); nhuộm vải sợi ở Phƣơng La (Thái Bình)… Qua thống kê, có 54% tổng số hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn có tác động xấu tới môi trƣờng, gây ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc và đất đai. Trong khi đó, chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm làng nghề với kỹ thuật sản xuất thủ công, cơ khí lạc hậu và trình độ khoa học công nghệ trong nƣớc hiện nay là khá tốn kém, làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh. Rõ ràng, đi cùng với những tích cực về mặt phát triển của các làng nghề, bảo vệ môi trƣờng luôn là yếu tố song hành đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Trong đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho phần đông các hộ sản xuất là điều kiện tiên quyết. Vì vậy việc xây dựng cơ pháp lý cho quản lý và phát triển làng nghề đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng và cơ quan quản lý, hƣớng tới bảo đảm hài hòa lợi ích phát triển kinh tế, an sinh xã hội với gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. 1.1.1.5. Tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam Trong số 5.400 làng nghề của cả nƣớc hiện nay, có trên 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống đƣợc công nhận. Có đến 60% làng nghề tập trung khu vực phía Bắc nhƣ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh... Miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh nhƣ Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và miền Nam chiếm khoảng 16,6%, tập trung 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2