intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu vấn đề hình thức chính thể của nhà nước qua các bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 nay nhằm nhìn nhận một cách tổng quát nhất các hình thức chính thể nhà nước mà Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng, qua đó rút ra những tồn tại và những ưu điểm đã đạt được. Từ đó có định hướng cho sự hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cho những lần xây dựng các bản Hiến pháp sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU HƯỜNG HÌNH THỨC CHÍNH THỂ VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUỐC BÌNH HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Thu Hường
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CHÍNH THỂ - MỘT TRONG NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA HIẾN PHÁP ................................................... 6 1.1. Những lý luận cơ bản về chính thể nhà nước trên thế giới ............. 6 1.1.1. Chính thể cộng hòa................................................................................ 8 1.1.2. Chính thể quân chủ.............................................................................. 14 1.2. Việt Nam: dân chủ từ nội dung đến hình thức ............................... 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 23 Chương 2: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP LỊCH SỬ ..................................................................... 24 2.1. Hình thức chính thể nhà nước Việt Nam trong bản Hiến pháp năm 1946 ............................................................................................ 24 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1946............................................... 24 2.1.2. Hình thính chính thể nhà nƣớc ............................................................ 25 2.2. Hình thức chính thể nhà nước trong Hiến pháp năm 1959 .......... 33 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1959 ........................................ 33 2.2.2. Hình thức chính thể nhà nƣớc ............................................................. 34 2.3. Hình thức chính thể nhà nước trong Hiến pháp năm 1980 .......... 36 2.3.1. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1980............................................... 36 2.3.2. Hình thức chính thể nhà nƣớc ............................................................. 38
  4. 2.4. Hình thức chính thể nhà nước trong Hiến pháp năm 1992 .......... 40 2.4.1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1992 ........................................ 40 2.4.2. Hình thức chính thể nhà nƣớc ............................................................. 41 2.5. Lý do sửa đổi Hiến pháp 1992.......................................................... 50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 52 Chương 3: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG BẢN HIẾN PHÁP MỚI 2013 ........................................... 53 3.1. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp ............................................................ 53 3.2. Hình thức chính thể nhà nước ......................................................... 54 3.2.1. Điểm kế thừa của hiến pháp 1992 ....................................................... 54 3.2.2. Điểm mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 ...................... 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận tổ quốc QH: Quốc hội
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trƣờng Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hoà. Trong Bản tuyên ngôn đó Ngƣời đã trích dẫn một đoạn ngắn trong phần dƣới đây của Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1976 để đƣa vào Tuyên ngôn của nƣớc Việt nam dân chủ cộng hoà còn non trẻ: Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền đƣợc tự do và mƣu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các Chính phủ đƣợc lập ra trong nhân dân và có đƣợc những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng nhƣ tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ [6]. Con ngƣời chúng ta tồn tại không phải để phục vụ nhƣ trong xã hội chuyên chế và độc tài đã tuyên bố, mà chính các Chính phủ tồn tại để bảo vệ ngƣời dân, các quyền của họ và có tác dụng làm cho xã hội phát triển thông qua sự phát triển của con ngƣời. Nhà nƣớc tức Chính phủ rất cần cho cuộc sống của con ngƣời. Đúng nhƣ vị chủ tịch ngân hàng thế giới G. Wulfenson trong lời nói đầu của bản báo cáo của cơ quan này với nhan đề “Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi ” đã viết “… lịch sử đã nhiều lần chứng minh, 1
  7. một Chính phủ tốt không phải là một món xa xỉ phẩm, mà là một điều cần thiết sống còn. Không có một Nhà nước hữu hiệu thì sẽ không có một sự phát triển ổn định về mặt kinh tế lẫn về mặt xã hội” [5, tr.10]. Nhƣng xây dựng một Chính phủ có cơ cấu và hình thức ra sao để đáp ứng đầy đủ, đúng đắn nhu cầu của con ngƣời luôn là câu hỏi lớn và chƣa có câu trả lời thích đáng của nhân loại. Nghiên cứu Nhà nƣớc cũng nhƣ nghiên cứu các sự vật hiện tƣợng khác đòi hỏi chúng ta phải hiểu nội dung và hình thức của nó. Hình thức Nhà nƣớc là một vấn đề quan trọng của việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nƣớc. Việc cơ cấu tổ chức các cơ quan Nhà nƣớc, quyền, nghĩa vụ của từng cơ quan, mối quan hệ giữa chúng với nhau, nguồn gốc quyền lực Nhà nƣớc đều phụ thuộc vào vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ Nhà nƣớc. Ngƣợc lại chính vấn đề chính thể, cơ cấu lãnh thổ Nhà nƣớc lại có tác động đến cơ cấu, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nƣớc với nhau. Với tầm quan trọng nhƣ vậy, vấn đề chính thể cũng nhƣ vấn đề cơ cấu lãnh thổ của Nhà nƣớc bao giờ cũng đƣợc quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, đó là Hiến pháp. Trong Hiến pháp bao giờ cũng có một chƣơng riêng nói về chính thể cũng nhƣ hình thức cơ cấu lãnh thổ Nhà nƣớc. Hoặc trong Hiến pháp không có chƣơng riêng nhƣng những quy định của Hiến pháp toát lên cho chúng ta thấy vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ của Nhà nƣớc. Vì vậy vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ là vấn đề thuộc nội dung cơ bản của Hiến pháp thực định. Nghiên cứu chính thể Nhà nƣớc là một vấn đề khó nhƣng nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hình thức chính thể là mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc đƣợc phân tích dƣới giác độ tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nƣớc trung ƣơng với nhân dân. Hay nói một cách khái quát, hình thức chính thể cho chúng ta biết Nhà nƣớc do ai thống trị và thống trị nhƣ thế nào. Quyền lực 2
  8. Nhà nƣớc tập trung hay phân tán cũng tạo ra nhiều dạng, hình thức tổ chức Nhà nƣớc. Xây dựng hình thức chính thể phải phù hợp với hoàn cảnh của từng Nhà nƣớc. Có nhƣ vậy bộ máy Nhà nƣớc mới phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình, đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế, đảm bảo sự phát triển trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội của đất nƣớc. Nhìn lại các hình thức chính thể của các Nhà nƣớc trên thế giới, xem xét những ƣu điểm và hạn chế của từng hình thức chính thể góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của đất nƣớc mình. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, việc nghiên cứu đề tài “Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp” trong thời điểm hiện tại khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, kiện toàn bộ máy nhà nƣớc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền là yêu cầu khách quan, cần thiết trên cả hai phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn nhằm có một cái nhìn tổng quát nhất hình thức chính thể Nhà nƣớc ở các thời kỳ, mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan đó từ Hiến pháp 1946 đến nay. Qua đó rút ra kinh nghiệm, cách thức hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy sao cho phù hợp hơn nữa với điều kiện của đất nƣớc trong thời kỳ mới với nhiều thách thức mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn nghiên cứu vấn đề hình thức chính thể của nhà nƣớc qua các bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 nay nhằm nhìn nhận một cách tổng quát nhất các hình thức chính thể nhà nƣớc mà Đảng, Nhà nƣớc ta đã xây dựng, qua đó rút ra những tồn tại và những ƣu điểm đã đạt đƣợc. Từ đó có định hƣớng cho sự hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cho những lần xây dựng các bản Hiến pháp sau này. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đƣa ra lý thuyết chung nhất về chính thể, các loại hình chính thể trên thế giới. 3
  9. - Phân tích, làm rõ hình thức chính thể tại Việt Nam qua các bản Hiến pháp từ 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013. 3. Tình hình nghiên cứu Chính thể - đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhƣ: triết học, luật học... Mỗi ngành khoa học nghiên cứu chính thể dƣới các góc độ khác nhau. Luật học nghiên cứu ở các khía cạnh nhƣ cách thức tổ chức bộ máy Nhà nƣớc, cơ chế hoạt động của nó, mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nƣớc với nhau… Hình thức chính thể Nhà nƣớc Việt Nam đã, đang và sẽ là đề tài nóng hổi bởi tính thời sự của nó. Xây dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nƣớc nhƣ thế nào, mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau… là vấn đề quan tâm của nhiều cấp, ngành và toàn thể nhân dân Việt Nam. Bởi lẽ bộ máy Nhà nƣớc có hoạt động hiệu quả thì chúng ta mới thành công trên con đƣờng Xã hội chủ nghĩa đã chọn, khẳng định mục tiêu lý tƣởng là xây dựng cho đƣợc một đất nƣớc hoà bình, ấm no, hạnh phúc. Về vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ra đời, vừa có tính chất phục vụ giảng dạy trong các trƣờng đại học, vừa có tính chất nghiên cứu phục vụ thực tiễn, tiêu biểu nhƣ: - PGS. TS Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb Thế giới, Hà Nội. - Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. - Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. …. Những công trình nêu trên đã đƣa ra một cách nhìn toàn diện về hình thức chính thể Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ, qua đó chúng ta có cái nhìn khái quát nhất quá trình phát triển bộ máy Nhà nƣớc Việt Nam từ lịch sử 4
  10. đến hiện tại. Bài luận văn này nghiên cứu vấn đề không phải là mới nhƣng lại đƣa ra một vấn đề khá mới mẻ hiện nay. Đó hệ thống khái quát hình thức chính thể Nhà nƣớc Việt Nam qua các bản Hiến pháp, đặc biệt là hình thức chính thể nhà nƣớc trong bản Hiến pháp hiện đại vừa có hiệu lực thi hành. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Tính mới: Luận văn phân tích rõ hình thức chính thể Nhà nƣớc Việt Nam trong bản Hiến pháp 2013, chỉ ra các điểm mới trong bản Hiến pháp của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. - Đóng góp: Hệ thống một cách khái quát nhất hình thức chính thể nhà nƣớc Việt Nam qua các bản Hiến pháp, luận văn có thể làm tài liệu cho các sinh viên luật hoặc những ngƣời yêu thích tìm hiểu bộ môn hiến pháp. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: hình thức chính thể Nhà nƣớc qua 5 bản Hiến pháp. - Phạm vi nghiên cứu: Hiến pháp Việt Nam. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận dùng để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; các tƣ tƣởng, quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền; các tƣ tƣởng, quan điểm về luật học tiến bộ và hiện đại trên thế giới. Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn là: phƣơng pháp biện chứng, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh… 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chƣơng và phần kết luận. Chương 1. Chính thể - một trong những đối tƣợng điều chỉnh của Hiến pháp Chương 2. Hình thức chính thể Việt Nam trong các bản Hiến pháp lịch sử Chương 3. Hình thức chính thể Việt Nam trong bản Hiến pháp mới 2013 5
  11. Chương 1 CHÍNH THỂ - MỘT TRONG NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA HIẾN PHÁP 1.1. Những lý luận cơ bản về chính thể nhà nước trên thế giới Nhà nƣớc, tức Chính phủ rất cần cho cuộc sống con ngƣời… Nhƣng tạo ra một Chính phủ nhƣ thế nào và có hình thức ra sao luôn là câu hỏi lớn của nhân loại, tạo ra một Chính phủ không đòi hỏi nhiều sự cẩn trọng, phân chia quyền lực, dạy cách tuân phục và công việc thế là xong. Cho quyền tự do còn dễ dàng hơn nữa. Không cần hƣớng dẫn, nó chỉ đòi hỏi xoá bỏ sự cai trị. Nhƣng để thành lập một Chính phủ dân chủ tự do tức là dung hoà tất cả các yếu tố đối nghịch giữa tự do và kiềm toả trong một thể thống nhất, thì phải đòi hỏi đến một sự suy nghĩ cẩn thận, nó đòi hỏi một sự suy nghĩ thấu đáo, một trí tuệ minh mẫn, mạnh mẽ và tổng hợp… Nếu quá vì quyền tự do sẽ dẫn đến tình trạng vô Chính phủ, nhƣng ngƣợc lại nếu quá vì kìm hãm sẽ dẫn đến sự độc tài [5, tr. 10]. Nhà nƣớc là một hiện tƣợng xã hội, nó cũng có nội dung và hình thức thể hiện của mình. Trong triết học, hình thức và nội dung là một trong sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật. Nó phản ánh mối quan hệ qua lại giữa hai mặt của hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Nếu nội dung là toàn bộ những yếu tố và sự tƣơng tác giữa các yếu tố đó với nhau và với các sự vật và hiện tƣợng khác, cấu thành nên sự vật và hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu thì hình thức là phƣơng thức tồn tại và biểu hiện của nội dung đó và biểu hiện khác nhau của nó, là tổ chức bên trong của nó. Không có hình thức nào lại không chứa đựng nội dung, cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung là mặt 6
  12. chủ đạo, năng động quyết định khách thể, còn hình thức là mặt tƣơng đối ổn định của khách thể, thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của nội dung. Nhƣng hình thức cũng có sự tác động trở lại nội dung. “Khi hình thức thích ứng với nội dung thì thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại khi hình thức không thích ứng với nội dung thì nó trở thành kìm hãm sự phát triển của nội dung” [3, tr. 86]. Mỗi sự vật hiện tƣợng đều có hình thức tồn tại của nó. Nội dung và hình thức liên quan mật thiết với nhau. Không có nội dung thì không có hình thức và ngƣợc lại không có hình thức thì không có nội dung. Nhà nƣớc là một hiện tƣợng xã hội nó cũng giống nhƣ các hiện tƣợng xã hội khác đều có hình thức thể hiện. Hình thức Nhà nƣớc là thuật ngữ chuyên ngành luật Hiến pháp và của một số ngành khoa học xã hội khác nhằm khái quát hoá mô hình Nhà nƣớc thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung của các yếu tố cấu thành là các bộ phận tạo ra bộ máy nhà nƣớc và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng với nhau. Hình thức nhà nƣớc đƣợc phân tích dƣới nhiều lăng kính khác nhau, cho chúng ta các cách hiểu khác nhau về nhà nƣớc. Hình thức chính thể là một dạng của hình thức nhà nƣớc, bên cạnh hình thức cơ cấu lãnh thổ. Khi xác định hình thức chính thể của một quốc gia trƣớc tiên ngƣời ta xác định cách thức thành lập nguyên thủ quốc gia, tiếp đến là cách thức thành lập, vị trí, vai trò của các cơ quan Bộ máy nhà nƣớc mà chủ yếu là cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Nếu nguyên thủ quốc gia hình thành bằng con đƣờng thế tập truyền ngôi thì đó là hình thức quân chủ, nếu nguyên thủ quốc gia hình thành bằng con đƣờng bầu cử thì đó là chế độ cộng hòa. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đề cập đến một dạng của hình thức Nhà nƣớc đó là hình thức chính thể nhà nƣớc. Nhƣ đã nói ở trên, hình thức chính thể hiện nay chia làm hai dạng: Chính thể cộng hòa và chính thể quân chủ. Trong đó mô hình chính thể cộng hòa chia ra làm ba loại: chính thể cộng hòa đại nghị, chính thể cộng hòa tổng 7
  13. thống, chính thể cộng hòa lƣỡng tính. Mô hình chính thể quân chủ có hai loại: quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến. 1.1.1. Chính thể cộng hòa Đây là mô hình phổ biến ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Mô hình này đƣợc coi là mô hình tiến bộ hơn mô hình quân chủ, bởi lẽ cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất ở chính thể này do dân bầu lên, do vậy nhân dân có những quyền hạn nhất định trong tổ chức cũng nhƣ hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc, điều này không giống nhƣ chế định Nguyên thủ quốc gia và các cơ quan nhà nƣớc ở chính thể quân chủ. Tuy nhiên sự tiến bộ này cũng phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội nhất định cũng nhƣ tƣơng quan trong sự so sánh các giai cấp. Trong lịch sử cũng đã tồn tại những mô hình chính thể mang tên “cộng hòa” nhƣ cộng hòa nô lệ, cộng hòa phong kiến nhƣng thực chất đó là chuyên chế nô lệ, chuyên chế phong kiến, ngƣời dân không những không đƣợc hƣởng lợi ích gì mà còn bị áp bức, bóc lột. Thuật ngữ “cộng hoà” có nguồn gốc từ thành ngữ Hy Lạp “Respublica est res populi”, có nghĩa là “Nhà nước là công việc của nhân dân”. Mô hình tổ chức Nhà nƣớc này xuất hiện từ thời cổ đại La Mã - Hy Lạp. Nhƣng sang đến chế độ chính trị phong kiến nó bị loại dần, mãi đến chế độ chính trị tƣ bản mới trở thành mô hình phổ biến. Chế độ chính trị cộng hoà còn đƣợc gọi là chế độ chính trị dân chủ. Dân chủ cũng là thuật ngữ có nguồn gốc từ cổ Hy Lạp, “Democrat” có nghĩa là “Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” [5, tr. 20]. Mô hình chính thể cộng hòa thƣờng chia thành hai loại chính: chính thể cộng hòa đại nghị - là chính thể, ở đó cơ quan lập pháp và hành pháp có sự phụ thuộc vào nhau, phối kết hợp với nhau trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình; còn không có sự kết hợp hay phụ thuộc vào nhau là chính thể cộng hòa tổng thống. Ngoài ra còn có hình thức chính thể cộng 8
  14. hòa lƣỡng tính. Đây là hình thức tổ chức nhà nƣớc vừa có điểm giống chính thể cộng hòa đại nghị lại vừa có điểm giống chính thể cộng hòa tổng thống. Ngoài ra việc áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực một cách mềm dẻo giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp ở chính thể này góp phần hạn chế sự lạm quyền một cách hiệu quả. 1.1.1.1. Chính thể cộng hòa đại nghị Đây là mô hình tổ chức nhà nƣớc mà về nguyên tắc Nghị viện đóng vai trò là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nƣớc cao hơn các cơ quan khác. Đây là cơ quan do nhân dân trực tiếp (gián tiếp) bầu ra nên có nhiều quyền lực. Cơ quan này có chức năng lập pháp, đặt ra những quy định khuôn mẫu cho tổ chức, hoạt động các cơ quan nhà nƣớc khác và các hành vi của công dân, xã hội; mặt khác có chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Chính phủ là cơ quan hành pháp, do lập pháp thành lập ra, chịu trách nhiệm trƣớc lập pháp. Nguyên tắc “Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện” là cơ sở để Nghị viện giải tán Chính phủ. Chính phủ do Thủ tƣớng đứng đầu sẽ không chịu trách nhiệm trƣớc nguyên thủ quốc gia mà chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này không hình thành bằng con đƣờng “cha truyền con nối” nhƣ chính thể quân chủ đại nghị mà bằng con đƣờng bầu cử, do Nghị viện bầu lên. Do vậy Nguyên thủ quốc gia chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện. Chính phủ do Thủ tƣớng đứng đầu sẽ không chịu trách nhiệm trƣớc Nguyên thủ quốc gia mà chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện. Chính xuất phát từ lý do nguyên thủ quốc gia không do nhân dân bầu lên nên Nguyên thủ quốc gia không có thực quyền dù đƣợc Hiến pháp quy định là có thẩm quyền rộng rãi. Ở tất cả các Bản Hiến pháp của các quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị đều ghi nhận Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp. Ngoài ra ở 9
  15. các nƣớc theo mô hình chính thể cộng hòa đại nghị hay quân chủ đại nghị đều ghi nhận nguyên tắc “không chịu trách nhiệm” của Nguyên thủ quốc gia. Khoản 1, Điều 90 Hiến pháp Cộng hoà Ý: “Tổng thống nước cộng hoà không phải chịu trách nhiệm về những hành động thực hiện trong quá trình thực thi nghĩa vụ Tổng thống, trừ trường hợp phạm tội phản quốc hoặc vi phạm Hiến pháp” [14, tr. 367], bên cạnh đó còn có quốc gia vẫn quy định việc chịu trách nhiệm của tổng thống khi thực hiện chức trách của mình trƣớc Quốc hội liên bang nhƣ quy định trong Hiến pháp cộng hòa Áo. Một số quốc gia quy định khi một cá nhân đƣợc bầu làm Tổng thống thì ngƣời đó phải từ bỏ Đảng phái, điều này khó thực hiện bởi lẽ việc giới thiệu ngƣời ứng cử, hay khi tranh cử thì chí ít cũng phải đƣợc sự ủng hộ của Đảng. Mặt khác để chứng minh cho việc không trung lập của Tổng thống, đó là trên thực tế văn bản do tổng thống ký chỉ có hiệu lực khi có chữ ký “phó thự”của các hàm Bộ trƣởng hay trên Bộ trƣởng. Điều này thể hiện sự vô tƣ của Tổng thống khi ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm về văn bản do Tổng thống ban hành là ngƣời ký phó thự. Ngoài ra Hiến pháp của các quốc gia theo loại hình chính thể cộng hòa đại nghị còn quy định Tổng thống là ngƣời bổ nhiệm ngƣời đứng đầu Chính phủ nhƣng quy cách bổ nhiệm nhƣ thế nào lại không đƣợc quy định rõ. Thay vào đó là sự bổ sung của tập tục không thành văn, ngƣời đứng đầu cơ quan hành pháp là ngƣời đƣợc đa số sự ủng hộ của Nghị sĩ trong Nghị viện. Vậy Tổng thống không còn sự lựa chọn nào khác là bầu ngƣời đứng đầu của Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị trƣờng làm Thủ tƣớng. Tất cả các phân tích trên đều chứng tỏ rằng Nguyên thủ quốc gia ở chính thể cộng hòa đại nghị là ngƣời không có thực quyền. Mọi quyết định của Tổng thống đều có sự đề nghị hay yêu cầu từ phía hành pháp. Vai trò của nguyên thủ quốc gia trong chính thể này giống nhƣ vai trò của Vua hay Nữ hoàng trong chính thể quân chủ đại nghị chỉ phát huy khi khi đất nƣớc có 10
  16. chiến tranh. Lúc này Nguyên thủ quốc gia mới có cơ hội hành động độc lập mà không phụ thuộc vào đảng phái chính trị. 1.1.1.2. Chính thể cộng hòa tổng thống Điển hình cho hình thức chính thể này là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tổng thống trong chính thể này có quyền lực rất lớn, vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là ngƣời đứng đầu hành pháp do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Điều này hoàn toàn khác với chế định Nguyên thủ quốc gia ở chính thể cộng hòa đại nghị và chính thể quân chủ đại nghị. Ở mô hình chính thể đó, Nguyên thủ quốc gia chỉ thực hiện hành pháp tƣợng trƣng, Nguyên thủ quốc gia chỉ phát huy vai trò của mình khi đất nƣớc có chiến tranh. Mặc dù đƣợc Hiến pháp quy định có quyền hành nhƣng thực tế họ không có chút quyền lực nào, mọi quyết định của nguyên thủ quốc gia đều xuất phát từ hành pháp. Ngƣợc lại Nguyên thủ quốc gia trong chế độ Cộng hòa tổng thống là ngƣời có thực quyền nắm quyền lực về hành pháp và thậm chí còn can thiệp vào hoạt động lập pháp của Nghị viện với quyền phủ quyết các dự án luật của Nghị viện. Nếu nhƣ ở hình thức đại nghị kể cả cộng hòa hay hình thức quân chủ đều quy định sự tồn tại của thiết chế Chính phủ, trong đó bao gồm Thủ tƣớng và các Bộ trƣởng và Chính phủ do Nghị viện lập ra, chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện thì ở chính thể cộng hòa tổng thống không tồn tại thiết chế này. Tổng thống vừa là ngƣời đứng đầu hành pháp vừa là Nguyên thủ quốc gia, quyền hành pháp đƣợc giao cho Tổng thống, tại Khoản 1, Điều 2: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ” [12, tr.532] nhằm đề cao vai trò của Tổng thống và nhấn mạnh chế độ trách nhiệm cá nhân của Tổng thống. Chính từ lý do Nguyên thủ quốc gia và ngƣời đứng đầu hành pháp là một nên Tổng thống có toàn quyền quyết định nhân sự của Chính phủ. Lƣu ý chế định Chính phủ ở đây đƣợc sự dụng với nghĩa tƣơng đƣơng khống giống chế định Chính phủ ở hình thức chính thể 11
  17. cộng hòa đại nghị. Các Bộ trƣởng này do chính Tổng thống lựa chọn và bổ nhiệm nên cũng có quyền cách chức bất cứ lúc nào. Mặt khác các Bộ trƣởng là ngƣời giúp việc trực tiếp cho Tổng thống nên hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Tổng thống, tuân theo mệnh lệnh của Tổng thống. Theo quy định Hiến pháp Hoa kỳ, Tổng thống không có quyền sáng kiến luật nhƣng lại có quyền phủ quyết luật và trên thực tế bằng nhiều cách thức khác nhau Tổng thống đều có sự can thiệp sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Mỹ. Điểm 2, Khoản 7, Điều 1, Hiến pháp Hoa kỳ quy định: Mỗi dự luật đã đƣợc thông qua tại Hạ viện và Thƣợng viện trƣớc khi trở thành luật đều phải đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu tán thành, Tổng thống sẽ ký nhận, nếu không Tổng thống sẽ trả lại Viện đƣa ra dự luật đó cùng với ý kiến không tán thành. Viện này sẽ thông báo rộng rãi ý kiến không tán thành trong nội san và tiến hành xem xét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại và hai phần ba thành viên của Viện đó đồng ý thông qua dự luật, thì nó sẽ đƣợc gửi cho Viện kia, kèm theo ý kiến không tán thành. Và Viện đó cũng sẽ xem xét. Nếu đƣợc hai phần ba thành viên của Viện đó phê chuẩn, thì nó sẽ trở thành một đạo luật. Nhƣng trong các trƣờng hợp này, phiếu bầu của cả hai Viện đều phải ghi rõ tán thành hay không tán thành. Tên của những ngƣời tán thành và không tán thành dự luật sẽ đƣợc đƣa vào nội san của mỗi Viện. Những dự luật mà Tổng thống không gửi trả lại trong vòng 10 ngày (không kể chủ nhật) sau khi đệ trình lên sẽ trở thành đạo luật, coi nhƣ Tổng thống đã ký phê chuẩn, trừ trƣờng hợp Quốc hội đang không nhóm họp nên Tổng thống không thể gửi trả lại cho Quốc hội đƣợc và trong trƣờng hợp đó thì dự luật sẽ không trở thành luật [12, tr.528]. Ngoài ra ở Mỹ vai trò của cơ quan tƣ pháp đƣợc đề cao hơn so với thiết 12
  18. chế này trong chính thể đại nghị kể cả quân chủ hay cộng hòa. Quyền lực tƣ pháp của Tòa án sẽ có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phƣơng diện luật pháp và công lý. Ở Mỹ áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực một cách cứng rắn, lập pháp là lập pháp, hành pháp là hành pháp, tƣ pháp là tƣ pháp. Việc phân chia này thể hiện sự độc lập của thẩm phán đối với những phán quyết của mình mà không phụ thuộc vào quyết định của lập pháp hay hành pháp. 1.1.1.3. Chính thể cộng hòa lưỡng tính Đây là mô hình chính thể vừa có những đặc điểm của cộng hòa đại nghị vừa có những đặc điểm của cộng hòa tổng thống. Điển hình của mô hình này là cộng hòa Pháp. Nếu nhƣ ở chính thể cộng hòa đại nghị Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện và ở chính thể cộng hòa tổng thống Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trƣớc Tổng thống thì ở mô hình này Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc cả Nghị viện và Tổng tống. Theo quy định của Hiến pháp Pháp năm 1958 thì Nghị viện Pháp gồm hai viện: Thƣợng viện và Hạ nghị viện trong đó Thƣợng viện gồm 321 thành viên, Hạ nghị viện gồm 577 thành viên. Nghị viện có chức năng xem xét thông qua luật và biểu quyết ngân sách; thực hiện giám sát các cơ quan hành pháp thông qua hoạt động chất vấn tại hội trƣờng hoặc thành lập các cơ quan điều tra. Nghị viện là cơ quan hình thành do bầu cử, đại diện cho tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tƣớng, đặc điểm này giống chính thể cộng hòa đại nghị nhƣng Chính phủ lại đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống, điều này giống chính thể cộng hòa tổng thống. Tổng thống chủ trì các phiên họp Hội đồng Bộ trƣởng [13, Điều 9]; Tổng thống bổ nhiệm Thủ tƣớng. Tổng thống miễn nhiệm Thủ tƣớng khi có đơn từ chức của Chính phủ do Thủ tƣớng trình lên. Theo đề nghị của Thủ tƣớng, Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Chính phủ [13, Điều 8;] 13
  19. Tổng thống chủ trì các phiên họp Hội đồng Bộ trƣởng [13, Điều 9]; Trong trƣờng hợp đặc biệt, Thủ tƣớng có thể thay thế Tổng thống chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bộ trƣởng với điều kiện có uỷ quyền của Tổng thống và có một chƣơng trình nghị sự cụ thể [13, Điều 21]. Các chính sách sau khi đƣợc Tổng thống thông qua thì Thủ tƣớng có trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ thực thi chính sách của Tổng thống và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng thống: “Tổng thống công bố các đạo luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đạo luật được chính thức thông qua và được chuyển cho Chính phủ” [13, Điều 10]. Từ những phân tích trên cho thấy, Tổng thống là ngƣời trực tiếp lãnh đạo hành pháp đây là đặc điểm quan trọng của chính thể cộng hòa tổng thống. Về Chính phủ, theo quy định tại Điều 20 của Hiến pháp 1958 của Pháp “Chính phủ có chức năng xây dựng và thực hiện các chính sách quốc gia. Chính phủ nắm giữ, điều hành hệ thống hành chính và các lực lượng vũ trang” [13, tr.212]. Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc Nghị viện. Đứng đầu chính phủ là Thủ tƣớng. Thủ tƣớng lãnh đạo các hoạt động của Chính phủ và chịu trách nhiệm về quốc phòng, đảm bảo việc thực hiện các luật và có quyền ban hành các văn bản pháp quy, bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân sự. Thủ tƣớng có thẩm quyền đề nghị Tổng thống bổ nhiệm và bãi nhiệm các Bộ trƣởng, có quyền đƣa ra các dự án luật và đề nghị phiên họp bất thƣờng, đề nghị họp Uỷ ban hỗn hợp giữa Thƣợng nghị viện và Quốc hội để giải quyết các bất thƣờng trong quá trình thông qua luật. Giống nhƣ chính thể cộng hoà đại nghị, Chính phủ Pháp có Thủ tƣớng đứng đầu, nhƣng thật ra Chính phủ đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. 1.1.2. Chính thể quân chủ “Thuật ngữ quân chủ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “Monosarchy” (đƣợc ghép từ hai từ “monos”có nghĩa là “một” và “sarchy” có nghĩa là chính quyền), tức là chính quyền nằm trong tay một người” [5, tr. 21]. Vua là ngƣời 14
  20. đứng đầu nhà nƣớc, có quyền lực tối cao, đƣợc hình thành do “cha truyền con nối”, mệnh lệnh của Vua là tối thƣợng, thần dân bắt buộc phải tuân theo trong mọi trƣờng hợp. Thần dân trong chính thể này không đƣợc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của nhà nƣớc. Mô hình này phổ biến trong thời kỳ chiến hữu nô lệ và phong kiến. Mô hình quân chủ thƣờng đƣợc tổ chức thành quân chủ lập hiến và quân chủ tuyệt đối. 1.1.2.1. Quân chủ lập hiến: Ở loại hình chính thể này chia làm hai dạng: chính thể quân chủ đại nghị và chính thể quân chủ nhị nguyên. Quân chủ đại nghị, đây là mô hình phổ biến ở những nƣớc còn duy trì chế đọ vƣơng quyền nhƣ: Anh, Nhật bản… Đây là loại hình tổ chức quyền lực nhà nƣớc vừa đảm bảo quyền lợi thuộc về nhân dân vừa đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tƣ sản đã lỗi thời. bởi lẽ nhân dân ở các quốc gia này vẫn còn sự tôn kính, lòng mến mộ với nhà Vua hay Nữ hoàng của đất nƣớc mình. Mô hình quân chủ ở Anh là một ví dụ điển hình của chính thể quân chủ đại nghị. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này đƣợc hình thành do thế tập truyền ngôi, nhà vua đóng vai trò hành pháp tƣợng trƣng, trên thực tế thì Vua không tham gia vào công việc Nhà nƣớc theo những nguyên tắc sau đã trở thành thành ngữ dân gian: Nhà vua trị vị nhƣng không cai trị Nhà vua không bao giờ làm sai Nhà vua không hại ai cả Nhà vua không chịu trách nhiệm gì Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm [5, tr.65]. Vai trò thực sự của nhà Vua hay Nữ hoàng chỉ phát huy tác dụng khi đất nƣớc có chiến tranh. Quyền lực của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này sẽ bị tƣớc bỏ dần dần phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng tƣ sản. Ở 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2