intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

36
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ thực trạng khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và thực tế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế đến mức tối đa các trường hợp khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự và nâng cao hiệu quả giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ------------------- TrÞnh C«ng S¬n khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù – Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p LuËn v¨n th¹c sü luËt häc Hµ néi – n¨m 2008
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ----------***--------- TrÞnh C«ng S¬n khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù – Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù M· sè : 60 38 40 LuËn v¨n th¹c sü luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TS. NguyÔn §øc ThuËn Hµ néi – n¨m 2008
  3. Môc lôc Trang Lêi cam ®oan Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t Më ®Çu 01 1. TÝnh cÊp thiÕt cña viÖc nghiªn cøu ®Ò tµi 01 2. Môc ®Ých vµ ph¹m vi nghiªn cøu ®Ò tµi 03 3. NhiÖm vô nghiªn cøu ®Ò tµi 04 4. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu 04 5. ý nghÜa lý luËn vµ thùc tiÔn cña kÕt qu¶ nghiªn cøu 04 6. Bè côc cña luËn v¨n 05 Ch-¬ng 1: NhËn thøc chung vÒ khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n 06 khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 1.1. Kh¸i niÖm vÒ giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 06 1.2. Kh¸i niÖm vÒ khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 14 1.2.1. Kh¸i niÖm vÒ khiÕu n¹i, tè c¸o 14 1.2.2. Kh¸i niÖm khiÕu n¹i, tè c¸o trong tè tông h×nh sù vµ khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 15 1.2.3. C¸c d¹ng khiÕu n¹i, tè c¸o cã thÓ ph¸t sinh trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 16 1.2.4. Ph©n biÖt khiÕu n¹i, tè c¸o trong tè tông h×nh sù víi kh¸ng c¸o b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh cña Toµ ¸n ch-a cã hiÖu lùc ph¸p luËt 18 1.3. Quy ®Þnh cña Bé luËt tè tông h×nh sù vÒ khiÕu n¹i trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 22 1.3.1. Ng-êi cã quyÒn khiÕu n¹i vµ quyÒn, nghÜa vô cña ng-êi khiÕu n¹i ®èi víi ho¹t ®éng cña C¬ quan ®iÒu tra trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 22 1.3.2. Ng-êi bÞ khiÕu n¹i vµ quyÒn, nghÜa vô cña ng-êi bÞ khiÕu n¹i trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 27 1.3.3. Thêi hiÖu khiÕu n¹i 31 1.3.4 ThÈm quyÒn vµ thêi h¹n gi¶i quyÕt khiÕu n¹i ®èi víi §iÒu tra viªn, Phã Thñ tr-ëng C¬ quan ®iÒu tra vµ Thñ tr-ëng C¬
  4. quan ®iÒu tra 33 1.4. Quy ®Þnh cña Bé luËt tè tông h×nh sù vÒ tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 35 1.4.1. Ng-êi cã quyÒn tè c¸o vµ quyÒn, nghÜa vô cña ng-êi tè c¸o 35 1.4.2. QuyÒn vµ nghÜa vô cña ng-êi bÞ tè c¸o 40 1.4.3. ThÈm quyÒn vµ thêi h¹n gi¶i quyÕt tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 43 1.5. Tr¸ch nhiÖm cña ng-êi cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o vµ nhiÖm vô, quyÒn h¹n cña ViÖn kiÓm s¸t trong qu¸ tr×nh kiÓm s¸t viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 44 KÕt luËn Ch-¬ng 1 47 Ch-¬ng 2: Thùc tr¹ng khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù vµ thùc tÕ gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o cña 48 C¬ quan C¶nh s¸t ®iÒu tra C«ng an c¸c cÊp 2.1. Thùc tr¹ng khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ ho¹t ®éng tè tông h×nh sù cña C¬ quan C¶nh s¸t ®iÒu tra trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 48 2.2. Thùc tr¹ng c«ng t¸c tiÕp nhËn, gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ ho¹t ®éng khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù ë C¬ quan C¶nh s¸t ®iÒu tra – C«ng an c¸c cÊp 61 2.2.1. VÒ thùc tr¹ng ®éi ngò c¸n bé vµ c¬ së vËt chÊt phôc vô gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o 61 2.2.2. VÒ thùc tr¹ng quy tr×nh gi¶i quyÕt ®¬n th- khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 64 2.3. Mét sè khã kh¨n v-íng m¾c trong qu¸ tr×nh gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù trªn thùc tÕ 66 2.3.1. Khã kh¨n v-íng m¾c trong thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ khiÕu n¹i, tè c¸o trong ®iÒu tra 66 2.3.2. Khã kh¨n vÒ tæ chøc vµ chÕ ®é, kinh phÝ phôc vô c«ng t¸c 70 2.4. Nguyªn nh©n cña nh÷ng khã kh¨n v-íng m¾c tån t¹i trong qu¸ tr×nh gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 71 2.4.1. Do quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 71 2.4.2 Do sù quan t©m, chØ ®¹o cña l·nh ®¹o c¬ quan chñ qu¶n 73
  5. 2.4.3 Do ý thøc tr¸ch nhiÖm cña c¸n bé lµm c«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o 74 2.4.4 Do nhËn thøc cña ng-êi d©n vÒ ph¸p luËt khiÕu n¹i, tè c¸o 75 2.4.5 Do c«ng t¸c kiÓm tra, ®«n ®èc cña cÊp uû §¶ng, ChÝnh quyÒn vµ c«ng t¸c kiÓm s¸t cña ViÖn kiÓm s¸t 75 KÕt luËn Ch-¬ng 2 77 Ch-¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p gãp phÇn h¹n chÕ khiÕu n¹i, tè c¸o vµ n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n 78 khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 3.1. Dù b¸o t×nh h×nh khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ ho¹t ®éng khëi tè, ®iÒu tra vµ nh÷ng yªu cÇu ®Æt ra ®èi víi viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o trong nh÷ng n¨m tíi. 78 3.1.1. C¬ së cña viÖc dù b¸o 78 3.1.2. Néi dung dù b¸o 80 3.2. Mét sè gi¶i ph¸p gãp phÇn h¹n chÕ khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 82 3.2.1. Kh«ng ngõng n©ng cao hiÖu qu¶, chÊt l-îng khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 82 3.2.2. Chó träng tuyªn truyÒn phæ biÕn gi¸o dôc ph¸p luËt vÒ khiÕu n¹i, tè c¸o vµ vÒ tè tông h×nh sù cho mäi ng-êi d©n trong x· héi 84 3.2.3. N©ng cao hiÖu qu¶ gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o 85 3.3. Mét sè gi¶i ph¸p gãp phÇn n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o trong giai ®o¹n khëi tè, ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù 85 3.3.1. Hoµn thiÖn quy ®Þnh cña BLTTHS vµ c¸c ®¹o luËt cã liªn quan ®Õn viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o 85 3.3.2. Hoµn thiÖn c¸c v¨n b¶n quy ®Þnh vÒ tæ chøc vµ c¸n bé lµm c«ng t¸c gi¶i quyÕt ®¬n th- khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ tè tông h×nh sù 92 3.3.3. Ban hµnh quy tr×nh c«ng t¸c, quy chÕ tiÕp nhËn gi¶i quyÕt ®¬n th- khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ tè tông h×nh sù vµ hÖ thèng sæ s¸ch, biÓu mÉu cÇn thiÕt 93 3.3.4. KiÖn toµn ®éi ngò c¸n bé lµm c«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ tè tông h×nh sù vµ th-êng xuyªn båi d-ìng, tËp huÊn nghiÖp vô chuyªn s©u 95
  6. 3.3.5. T¨ng c-êng sù quan t©m chØ ®¹o cña c¸c cÊp uû §¶ng vµ ChÝnh quyÒn ®èi víi c«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o. 95 KÕt luËn Ch-¬ng 3 97 KÕt luËn 98 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 101
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định tại Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1998, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo và tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm gần đây để đảm bảo phù hợp thực tế. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu bị các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền có hành vi xâm phạm trong khi thi hành công vụ. Về lĩnh vực tố tụng hình sự, ngay trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) đầu tiên của Nhà nước ta (BLTTHS năm 1988) cũng đã có một số điều quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hành vi hoặc quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. BLTTHS năm 2003 đã dành cả một chương trong Phần Thủ tục đặc biệt để quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Các quy định này đã tạo một số điều kiện thuận lợi nhất định cho quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta trong những năm qua cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo về tố tụng hình sự nói chung, khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra các vụ án hình sự nói riêng có những diễn biến phức tạp. Tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài vẫn thường xuyên xảy ra, trong đó có những vụ đã có quyết định giải quyết cuối cùng của người có thẩm quyền theo luật định, có những vụ khiếu kiện gây xôn xao dư luận, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng. 1
  8. Sở dĩ có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân do chất lượng hiệu quả công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng, do tác phong, đạo đức nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng, còn có nguyên nhân do bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặc dù Quốc hội đã thông qua một đạo luật riêng về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhưng luật này mới chỉ điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự và hành chính, không quy định trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Chương 35 của BLTTHS quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nhưng cũng mới chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo, người bị khiếu nại, người bị tố cáo, thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp đó, mặc dù Liên ngành tư pháp Trung ương cũng đã có Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS về khiếu nại, tố cáo[7] và Bộ Công an cũng đã có đến hai Thông tư hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Công an nhân dân[9,10], nhưng tất cả các thông tư nói trên đều không có nội dung hướng dẫn về trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo nên các địa phương gặp nhiều lúng túng, thiếu thống nhất trong việc giải quyết. Cũng chính vì chưa có quy định rõ ràng nên cho đến nay trong ngành Công an vẫn chưa có lực lượng chuyên trách theo dõi và giải quyết công tác này, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về hoạt động tố tụng hình sự nói chung, về hoạt động khởi tố, điều tra nói riêng đạt hiệu quả chưa cao, thậm chí lại tiếp tục phát sinh khiếu kiện về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, của cơ quan điều tra nói riêng. Về tình hình nghiên cứu, mặc dù thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tố tụng hình sự là như vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào có công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Duy nhất chỉ có một đề tài 2
  9. khoa học cấp cơ sở do Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an vừa đăng ký nghiên cứu với tên gọi là “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của lực lượng cảnh sát nhân dân”, thời gian hoàn thành vào cuối năm 2009. Với thực trạng quy định của pháp luật và tình hình nghiên cứu đã nêu trên; xuất phát từ thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo về tố tụng hình sự nói chung, khiếu nại, tố cáo phát sinh trong giai đoạn khởi tố, điều tra tội phạm nói riêng, chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tế công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hiện nay. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu: a. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ thực trạng khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và thực tế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế đến mức tối đa các trường hợp khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự và nâng cao hiệu quả giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự. b. Phạm vi nghiên cứu: Theo quy định của BLTTHS, việc khởi tố và điều tra vụ án hình sự có thể do nhiều cơ quan có chức năng tiến hành. Do vậy, việc khiếu nại, tố cáo về hoạt động của các cơ quan chức năng trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của cơ 3
  10. quan Cảnh sát điều tra các cấp trong quá trình khởi tố, điều tra các vụ án hình sự và công tác giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp theo quy định của BLTTHS. Việc nghiên cứu được dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và thực tế giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp thể hiện qua các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề về giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp trong các năm từ 2005 đến 2007 và kết quả khảo sát thực tế ở một số địa phương. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả của luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. - Làm rõ thực trạng khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và thực tiễn giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với các khiếu nại, tố cáo đó. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, nghiên cứu pháp luật hiện hành và thực tế giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. 4. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền cơ bản của công dân, về công bằng, dân chủ trong hoạt động tư pháp. 4
  11. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là khảo sát thực tế; nghiên cứu phân tích, so sánh, tổng hợp; quy nạp, diễn giải. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn: - Về lý luận: Việc nghiên cứu đề tài sẽ làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo trong quá trình khởi tố và điều tra vụ án hình sự. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu lý luận và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 về vấn đề khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, đồng thời cũng là tài liệu cần thiết cho những người đang làm thực tế công tác khởi tố, điều tra các vụ án hình sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương, 12 mục lớn. 5
  12. Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm về giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự: Trong Lời nói đầu của BLTTHS có đoạn viết: “Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự” [2, tr8]. Điều đó có nghĩa rằng, ngay phần mở đầu của BLTTHS đã giới thiệu quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự được trải qua 5 giai đoạn, đó là giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án hình sự. Giữa các giai đoạn này có sự liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng mỗi giai đoạn đều có ranh giới của mình. Có thể có những vụ án không được tiến hành đầy đủ cả 5 giai đoạn mà chỉ được tiến hành ở một vài giai đoạn sau đó kết thúc. Giai đoạn tiếp theo của quá trình tiến hành tố tụng chỉ có thể xảy ra nếu giai đoạn trước đó tiến hành đạt hiệu quả và đòi hỏi phải được chuyển tiếp đến giai đoạn tố tụng tiếp theo. Chẳng hạn, sau một thời gian tiến hành điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã có đủ chứng cứ chứng minh về hành vi phạm tội của bị can, cho nên đã làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can trước pháp luật để gửi cùng hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát cùng cấp. Sau khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố của cơ quan điều tra thì giai đoạn truy tố bắt đầu. Ngược lại, nếu cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can thì sẽ không có giai đoạn truy tố mà vụ án được dừng ở giai đoạn điều tra. Mặc dù cần phải hiểu đúng đắn như vậy, nhưng cho đến nay vẫn còn một số người chưa hiểu đúng theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, còn có 6
  13. quan điểm cho rằng khởi tố và điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự. Sở dĩ có quan điểm này là vì họ cho rằng BLTTHS quy định về khởi tố và điều tra vụ án hình sự trong cùng một phần (Phần thứ hai) và cho rằng đều do cơ quan điều tra tiến hành. Quan điểm này là sai lầm vì trong phần thứ hai của BLTTHS không chỉ quy định về khởi tố, điều tra vụ án hình sự mà còn quy định cả về quyết định việc truy tố; Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố và điều tra vụ án hình sự nhưng ngoài Cơ quan điều tra còn có nhiều cơ quan chức năng khác cũng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Theo chúng tôi, cần phải thống nhất nhận thức về các giai đoạn tiến hành tố tụng nói chung, về giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng, vì nhận thức không đúng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Trước hết, cần phải hiểu rõ khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng. Đây là giai đoạn độc lập nhưng có liên quan đến giai đoạn tiếp theo là giai đoạn điều tra. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản kết thúc giai đoạn khởi tố nhưng cũng đồng thời là văn bản mở đầu của giai đoạn điều tra. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào sau khi có tin báo, tố giác về tội phạm, Cơ quan điều tra cũng đều ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nhiều trường hợp sau khi kiểm tra xác minh, Cơ quan điều tra xác định không có tội phạm xảy ra nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Đây cũng là văn bản kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhưng với văn bản này sẽ không có giai đoạn tiếp theo của quá trình tiến hành tố tụng, tức không có giai đoạn điều tra vụ án vì không có vụ án xảy ra. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra nhận được tin báo, tố giác về tội phạm. Các tin báo, tố giác về tội phạm có thể được gửi đến các cơ quan chức năng để báo cho Cơ quan điều tra hoặc gửi trực tiếp cho Cơ quan điều tra. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì Cơ 7
  14. quan điều tra là cơ quan duy nhất có thẩm quyền kiểm tra xác minh tin báo, tố giác về tội phạm. Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm do công dân hoặc cơ quan, tổ chức chuyển đến hoặc kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến phải có trách nhiệm chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng. Như vậy thời hạn kiểm tra xác minh của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là không quá 2 tháng và giai đoạn này được kết thúc khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Việc khởi tố vụ án hình sự không phải thuộc thẩm quyền duy nhất của Cơ quan điều tra mà có thể do các cơ quan chức năng khác cũng có quyền ra quyết định khởi tố. Cụ thể là: - Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra. - Các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong khi làm nhiệm vụ của mình nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thì cũng có quyền khởi tố vụ án và tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu trong thời hạn nhất định. 8
  15. - Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan có chức năng khởi tố vụ án hình sự và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. - Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Từ những nội dung đã phân tích trên đây dưới góc độ chức năng nhiệm vụ của Cơ quan điều tra có thể đưa ra khái niệm về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự như sau: “Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng, được bắt đầu từ khi có tin báo, tố giác về tội phạm gửi đến Cơ quan điều tra và được kết thúc khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự”. Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu. Nói cách khác, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra được phép tiến hành các biện pháp điều tra cần thiết đã được quy định tại BLTTHS để phát hiện, thu thập, củng cố, bảo vệ và đánh giá chứng cứ, chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Các biện pháp điều tra mà BLTTHS quy định bao gồm: hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; đối chất; nhận dạng; khám xét (khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm); thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét; kê biên tài sản; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết trên thân thể; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định. Không nhất thiết trong quá trình điều tra một vụ án, Cơ quan điều tra phải tiến hành tất cả 9
  16. các biện pháp điều tra đã nêu trên. Tuỳ theo yêu cầu điều tra từng vụ án cụ thể, Cơ quan điều tra có thể áp dụng một vài biện pháp điều tra cần thiết trong tổng số các biện pháp điều tra nêu trên. Việc áp dụng biện pháp điều tra nào trước, biện pháp điều tra nào sau cũng tuỳ thuộc vào tình huống điều tra từng vụ án cụ thể. Đối với từng biện pháp điều tra, khi tiến hành phải tuân theo đúng trình tự và thủ tục mà BLTTHS đã quy định, như chủ thể tiến hành, thành phần tham gia bắt buộc, trình tự các hoạt động khi tiến hành, việc lập biên bản về hoạt động điều tra … Vi phạm các trình tự, thủ tục nói trên đều có thể bị khiếu nại hoặc bị tố cáo. Các biện pháp điều tra nêu trên chỉ được tiến hành trong thời hạn nhất định tuỳ thuộc vào loại án, nói cách khác là tuỳ thuộc vào loại tội phạm mà Cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra. Cụ thể là: Thời hạn không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong trường hợp do tính chất phức tạp của vụ án cần phải gia hạn điều tra thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra cũng phải tuân thủ quy định của BLTTHS về thời hạn nhất định tuỳ theo từng loại tội phạm. Cụ thể là: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng; đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng; đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng. Việc xác định loại tội phạm đang điều tra được dựa trên cơ sở dấu hiệu 10
  17. tội phạm được thể hiện ở mặt khách quan theo quy định tại các điều cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Mọi trường hợp vi phạm về thời hạn điều tra đều có thể bị cơ quan, tổ chức hoặc công dân khiếu nại hoặc tố cáo. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng cụ thể. Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ đúng quy định của BLTTHS như đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng, căn cứ, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng. Chẳng hạn, tạm giữ chỉ có thể được áp dụng đối với một trong 4 đối tượng, đó là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt khi phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã và người phạm tội ra tự thú hoặc đầu thú; tạm giam chỉ có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam cần lưu ý một số đối tượng được hưởng chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta, đó là: bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Đối với những người này mặc dù đủ điều kiện tạm giam theo quy định chung nhưng vẫn không bị tạm giam mà chỉ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Họ chỉ có thể bị tạm giam nếu bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã của Cơ quan điều tra hoặc được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc họ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ 11
  18. cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Mọi trường hợp áp dụng hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn không đúng đối tượng, không đúng thời hạn, không có căn cứ theo luật định đều có thể bị khiếu nại hoặc tố cáo. Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, Cơ quan điều tra phải tuân thủ các quy định về thông báo về việc bắt, tạm giam, về gửi các quyết định tố tụng cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn hoặc để kiểm sát việc tuân theo pháp luật, về thông báo cho Viện kiểm sát biết trước khi tiến hành một số hoạt động điều tra, về bắt buộc mời luật sư bào chữa cho bị can trong những trường hợp BLTTHS quy định, về cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa và thông báo trước cho người bào chữa biết về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can khi họ có yêu cầu… Nếu vi phạm các quy định trên đây cũng có thể bị khiếu nại hoặc tố cáo. Cùng với việc tiến hành các biện pháp điều tra mà BLTTHS quy định, Cơ quan điều tra được phép áp dụng chiến thuật điều tra và các biện pháp nghiệp vụ để xác định người phạm tội và điều tra mở rộng vụ án đảm bảo tính khách quan, toàn diện. Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phải trong khuôn khổ pháp luật quy định trên cơ sở tiến hành các biện pháp điều tra công khai hợp lý. Sau khi tiến hành các biện pháp điều tra cần thiết để phát hiện, thu thập chứng cứ chứng minh về vụ án, nếu hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can. Trường hợp chứng minh được không có tội phạm xảy ra, hành vi của bị can không cấu thành tội phạm hoặc có các căn cứ khác quy định tại Điều 107 BLTTHS thì Cơ quan điều tra cũng phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn có thể ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp được miễn 12
  19. trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự (BLHS). Đó là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19), trường hợp đang điều tra do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25), trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện, điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm (khoản 2 Điều 25), trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều 69). Trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nếu trong khi đang điều tra mà người bị hại rút yêu cầu thì vụ án cũng phải được đình chỉ nếu không có căn cứ xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức. Ngoài các trường hợp có căn cứ đình chỉ điều tra như đã nêu trên, trong thời hạn điều tra luật định, khi đã có đủ chứng cứ xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và gửi cùng hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát cùng cấp để đề nghị truy tố bị can trước pháp luật. Như vậy, thời điểm kết thúc điều tra vụ án là khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Việc đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra nếu không đúng quy định của pháp luật hoặc không đúng với bản chất nội dung vụ án đề có thể bị khiếu nại hoặc tố cáo. Trong BLTTHS có chế định về tạm đình chỉ điều tra nhưng cần lưu ý rằng quyết định tạm đình chỉ điều tra không phải là văn bản kết thúc điều tra 13
  20. vụ án. Vụ án sẽ được tiếp tục điều tra khi Cơ quan điều tra có căn cứ phục hồi điều tra. Từ những phân tích trên đây, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng, được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Điều tra vụ án hình sự là hoạt động tố tụng, đồng thời là hoạt động nghiệp vụ, do những người có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS tiến hành bằng cách áp dụng các biện pháp điều tra và các biện pháp ngăn chặn cần thiết để phát hiện, thu thập củng cố chứng cứ chứng minh làm rõ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án, đảm bảo cho việc xử lý được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. 1.2. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. 1.2.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo. Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình[19, tr346]. Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2