intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là rà soát các rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính và tìm kiếm các biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ MINH BÌNH KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ MINH BÌNH KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Minh Bình
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: Khái quát về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính .. 7 1.1. Lý luận về hoạt động cho thuê tài chính ........................................................... 7 1.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính ............................................................................ 7 1.1.2. Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính ..................................................... 17 1.1.3. Kết cấu cơ bản của giao dịch cho thuê tài chính ............................................ 27 1.1.4. Phân loại các hình thức cho thuê tài chính ..................................................... 28 1.2. Lý luận về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ..................... 31 1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ................. 31 1.2.2. Khái niệm kiểm soát rủi ro ............................................................................. 35 1.2.3. Vai trò của kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính .................... 35 1.3. Biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ...................... 37 1.3.1. Biện pháp dành cho các bên ........................................................................... 37 1.3.2. Biện pháp dành cho thể chế ............................................................................ 42 Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ................................................................................................... 46 2.1. Những quy định chung của pháp luật Việt Nam về giao dịch cho thuê tài chính ........................................................................................................................ 46 2.1.1. Định nghĩa về cho thuê tài chính .................................................................... 46 2.1.2. Chủ thể cho thuê tài chính .............................................................................. 47 2.1.3. Đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính ............................................................. 52 2.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính ..................................................................................................... 55 2.2.1. Quyền của bên thuê đối với các cam kết bảo hành của nhà cung cấp tài sản .... .................................................................................................................. 55 2.2.2. Tính chất không thể hủy ngang trong hợp đồng cho thuê tài chính ............... 57 2.2.3. Quyền áp dụng biện pháp bảo đảm của bên cho thuê .................................... 59 2.3. Quy định trong giai đoạn chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính .................. 61
  5. 2.3.1. Thủ tục thu hồi tài sản cho thuê tài chính ....................................................... 61 2.3.2. Xử lý tài sản cho thuê ..................................................................................... 66 Chương 3: Giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ..... 71 3.1. Phương hướng chung ...................................................................................... 71 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế........................................ 73 3.2.1. Những quy định chung ................................................................................... 73 3.2.2. Quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính ..................................................................................................... 75 3.2.3. Quy định trong giai đoạn chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính .................. 77 3.3. Kiến nghị giải pháp hạn chế rủi ro cho các bên giao kết hợp đồng cho thuê tài chính ........................................................................................................................ 80 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 84 Tiếng Việt ................................................................................................................. 84 Tiếng Anh ................................................................................................................. 87
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự ALCII Công ty cho thuê tài chính II DN Doanh nghiệp IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFC Công ty Tài chính quốc tế UCC Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ
  7. LỜI MỞ ĐẦU i. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và sức khỏe của nền kinh tế nói chung, vốn là một yếu tố rất quan trọng. Thông thường, doanh nghiệp dùng vốn tự có để mua máy móc, dây chuyền sản xuất, vay vốn của ngân hàng để mở rộng đầu tư, bổ sung nguồn vốn lưu động bằng cách thế chấp tài sản, hoặc sử dụng kênh huy động vốn từ nhà đầu tư như chứng khoán. Tuy nhiên, còn một kênh huy động vốn khác cho doanh nghiệp là thuê tài chính. Thuê tài chính giúp DN tận dụng hiệu quả các nguồn lực của mình vì không làm ảnh hưởng tới hạn mức vay tại các ngân hàng thương mại và các nguồn tài sản được dùng làm thế chấp. Ngoài ra, hình thức này có thời gian thuê linh hoạt, giúp DN giảm thiểu các thủ tục hành chính gắn liền với tài sản. Ngày nay ở Mỹ, trên 30% tổng số các thiết bị đều được trang bị dưới các hợp đồng thuê. Hơn 80% các công ty – từ những công ty nhỏ mới thành lập cho tới những doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500 – đều đi thuê một phần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị của họ.1 Hoạt động thuê tài chính thường nhắm tới những doanh nghiệp không có đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hoặc không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đó chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này không có nhiều vốn tự có, hệ số tín nhiệm thanh khoản chưa cao, nên rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng khi các điều kiện cho vay chặt chẽ và chi phí vay quá cao. Một nghiên cứu năm 2005 đã cho thấy thuê là công cụ huy động vốn hiệu quả đối với những doanh nghiệp bị hạn chế tín dụng (credit constrained) hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi vay phù hợp với những doanh nghiệp ít bị hạn chế tín dụng hơn (hay các doanh nghiệp lớn). 1 Công ty Cho thuê Tài chính - VietinBank Leasing, “Lịch sử cho thuê tài chính”, Công ty Cho thuê Tài chính - VietinBank Leasing, https://lc.vietinbank.vn/sites/home/knowledge/09061501.html truy cập 02/08/2018. 1
  8. 2 Nguyên do bởi rủi ro trong cho thuê thấp hơn so với cho vay nhờ những cơ chế đặc thù về cấp tín dụng và bảo đảm. Tại Việt Nam, tính theo quy mô lao động thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm. Đặc biệt, trong số đó có tới 74% là doanh nghiệp siêu nhỏ trên tổng số doanh nghiệp3. Theo một khảo sát năm 2017 của Viện Nhân lực ngân hàng tài chính, chỉ có khoảng 32,38% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng; 35,24% vừa và nhỏ phản ánh là khó tiếp cận vốn tín dụng, và số còn lại cho biết không thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.4 Do phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường không đủ điều kiện tiếp cận vốn trung và dài hạn từ ngân hàng, trong khi nhu cầu máy móc, thiết bị… lại rất lớn, nên thuê tài sản là giải pháp phù hợp và tiết kiệm nhất. Qua tìm hiểu thực trạng các hợp đồng cho thuê tài chính được đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm cho thấy, hơn 90% các giao dịch cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính được ký kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chứng tỏ hoạt động của các công ty cho thuê tài chính đã phục vụ đắc lực cho các doanh nghiệp này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.5 Thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và trong tương lai sẽ đóng vai trò là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên thực trạng thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay không phát triển như mong đợi nếu không muốn nói là rất chậm so với tốc độ phát 2 Andrea L. Eisfeldt và Adriano A. Rampini, “Leasing, Ability to Repossess, and Debt Capacity”, Review of Financial Studies 22, số p.h 4 (Tháng Tư 2009): 1621–57, https://doi.org/10.1093/rfs/hhn026. 3 Tổng Cục Thống kê, Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&ItemID=18686 truy cập 02/08/2018 4 Sài Gòn Giải Phóng Online (2017), “Thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam còn quá nhỏ bé”, www.sggp.org.vn/thi-truong-cho-thue-tai-chinh-tai-viet-nam-con-qua-nho-be-466551.html truy cập 03/08/2018 5 Phùng Bá Đáng, “Pháp luật hiện hành về đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay và một số vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện”, Trang thông tin Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, 2015, dkqg.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=44. 2
  9. triển của nền kinh tế. Cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính ra đời và phát triển ở Việt Nam đã gần 20 năm nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy dịch vụ này không được mấy doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, sự phát triển của các công ty cho thuê tài chính cũng trở nên èo uột và đối diện với tương lai chưa mấy sáng sủa.6 Quy mô thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam còn khá nhỏ bé. Thông tin tại buổi toạ đàm “Thuê tài chính - Kênh huy động vốn trung dài hạn, kinh nghiệm Nhật Bản và triển vọng phát triển ở Việt Nam” tổ chức ngày 8/9/2017 ở Hà Nội cho thấy mức dư nợ của thị trường cho thuê tài chính mới đạt 8700 tỉ đồng (tương đương gần 400 triệu USD), chỉ chiếm 0,16% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng.7 Trong khi đó thị trường cho thuê tài chính tại các quốc gia khác đều có dư nợ lớn như Trung Quốc đạt 540 tỷ USD, Nhật Bản đạt 50 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 17 tỷ USD, Thái Lan đạt 3 tỷ USD.8 Sự chậm phát triển của thị trường cho thuê tài chính có nhiều lý do. Ngoài những vấn đề về sự hấp dẫn và thông tin trong kinh doanh, các khung pháp lý luôn đóng vai trò không nhỏ trong sự hưng thịnh của một hoạt động kinh doanh rất định. Từ lý luận và thực tiễn trong hoạt động cho thuê tài chính, nhu cầu về một khung pháp lý vững chắc cùng với các quy định cụ thể, chi tiết là không thể tránh khỏi. Khi doanh nghiệp thực hiện một hoạt động kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về các rủi ro pháp lý trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và hệ thống pháp luật đang còn nhiều sự bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, phức tạp,... Rủi ro pháp lý có thể hiểu là sự kiện pháp lý, quy định pháp luật không chắc chắn, có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mục tiêu của chủ thể pháp lý. Các khó khăn doanh 6 Châu Đình Linh (2015), “Đâu rồi công ty cho thuê tài chính?” http://cafef.vn/tai-chinh-ngan- hang/dau-roi-cong-ty-cho-thue-tai-chinh-20150410224328446.chn truy cập 03/08/2018 7 Sài Gòn Giải Phóng Online (2017), “Thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam còn quá nhỏ bé”, www.sggp.org.vn/thi-truong-cho-thue-tai-chinh-tai-viet-nam-con-qua-nho-be-466551.html truy cập 03/08/2018 8 Báo Đầu tư điện tử (2018), “Vietcombank Leasing dẫn đầu thị phần cho thuê tài chính”, https://baodautu.vn/vietcombank-leasing-dan-dau-thi-phan-cho-thue-tai-chinh-d78679.html truy cập 03/08/2018 3
  10. nghiệp có thể gặp phải chẳng hạn như lúng túng trước những vấn đề mập mờ, khó hiểu và xung đột pháp lý. Có những sự không rõ ràng và xung đột mang tính hệ thống trong hệ thống pháp luật khiến cho việc thuê dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp cũng không giúp cho doanh nghiệp ứng phó với rủi ro pháp lý. Những rủi ro pháp lý đặc biệt gây ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tín dụng nói chung và hoạt động cho thuê tài chính nói riêng, bởi đây là lĩnh vực được điều chỉnh chi tiết bởi luật pháp do tầm quan trọng của nó với sức khỏe nền kinh tế. Các tranh chấp tín dụng là vấn đề diễn ra khá thường xuyên trong các hoạt động thương mại, hợp đồng kinh tế9. Vì lẽ đó, nghiên cứu về các rủi ro pháp lý và kiểm soát rủi ro pháp lý trong hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý tốt, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, góp phần ổn định quan hệ xã hội trong kinh doanh và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. ii. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là rà soát các rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính và tìm kiếm các biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:  Nghiên cứu đặc điểm pháp lý, bản chất kinh tế của giao dịch cho thuê tài chính;  Nghiên cứu những nền tảng lý luận về rủi ro và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính; 9 Thời báo tài chính Việt Nam (2016), “Giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động tín dụng” thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2016-04-27/giam-thieu-rui-ro-phap-ly-trong-hoat-dong- tin-dung-31087.aspx truy cập 03/08/2018 4
  11.  Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính trên cơ sở nền tảng lý luận và hệ thống lý luận đã được nghiên cứu;  Qua các vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng pháp luật, đề xuất các giải pháp (i) hoàn thiện pháp luật nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam và (ii) biện pháp kiểm soát rủi ro cho các bên giao kết hợp đồng cho thuê tài chính. iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính, các qui tắc pháp lý xuất phát từ các nguồn của pháp luật như văn bản qui phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, các học thuyết pháp lý…; thực tiễn thi hành pháp luật thông qua các hợp đồng, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp liên quan đến rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. Đề tài nghiên cứu các đối tượng nêu trên trong khuôn khổ pháp lý và chỉ đề cập tới các vấn đề kinh tế, tài chính và kế toán trong chừng mực làm rõ các vấn đề rủi ro pháp lý trong hoạt động cho thuê tài chính. Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng này trong phạm vi pháp luật Việt Nam hiện nay và một phạm vi vừa đủ cho các kết luận khoa học từ kinh nghiệm ở một số quốc gia khác. iv. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa, phương pháp so sánh pháp luật… v. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 5
  12. Chương 2 : Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. Chương 3: Giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 6
  13. Chương 1: Khái quát về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 1.1. Lý luận về hoạt động cho thuê tài chính 1.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính Để làm rõ khái niệm hoạt động cho thuê tài chính cũng như hợp đồng cho thuê tài chính, tác giả đặt nó trong tương quan với loại hình thuê tài sản thông thường để so sánh và làm nổi bật những điểm khác biệt về mặt kinh tế và pháp lý của một hợp đồng cho thuê tài chính so với hợp đồng cho thuê tài sản thông thường. Hoạt động (cho) thuê tài sản đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử loài người, ít nhất là 2000 năm trước công nguyên tại thành phố Ur của người Sumerian.10 Cho thuê được công nhận rộng rãi như một hình thức tín dụng cho phép người thuê có được thiết bị/tài sản cần thiết để khai thác công năng của nó mà không cần bỏ lượng lớn vật chất để mua.11 Các giao dịch thuê tài sản này được biết tới như là giao dịch thuê thông thường (simple lease), truyền thống (traditional lease) hay thuê thuần túy (true lease1213), tương tự với hình thức thuê vận hành (operating lease) ngày nay.14 Hợp đồng cho thuê truyền thống là “một hợp đồng giữa hai bên 10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam (NXB Công An Nhân Dân, 2014), 276. 11 Guojin Liu, “Finance Leasing in International trade” (Ph.D. thesis, University of Birmingham, 2010), 11. 12 Trong khoa học pháp lý Hoa Kỳ, true lease cũng có nghĩa là cho thuê đúng nghĩa để phân biệt với những giao dịch cho thuê chỉ có mục đích bảo đảm cho bên cho thuê, nói cách khác giao dịch cho thuê núp bóng giao dịch bảo đảm - Leases Intended as Security. Xem thêm Uniform Law Commission, “UCC Article 2,Sales and Article 2A, Leases (2003) Summary”, Uniform Law Commission (blog), truy cập 30 Tháng Tám 2018, http://www.uniformlaws.org/ActSummary.aspx?title=UCC%20Article%202,Sales%20and%20Article%202 A,%20Leases%20(2003). 13 Trong khoa học pháp lý Hoa Kỳ, true lease cũng có nghĩa là cho thuê đúng nghĩa để phân biệt với những giao dịch cho thuê chỉ đóng vai trò giao dịch bảo đảm 14 Trần Tô Tử và Nguyễn Hải Sản, Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua (Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ, 1996), 2; Herbert Kronke, “Financial Leasing and Its Unification by UNIDROIT”, trong General 7
  14. trong đó một bên (bên cho thuê) cung cấp một tài sản để cho bên còn lại (bên thuê) sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đổi lại một khoản tiền nhất định”.15 Cho thuê thiết bị (động sản) không thực sự phổ biến bằng cho thuê bất động sản bởi sự hạn chế những thiết bị có thể cho thuê được. Cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra với sự ra đời của máy móc chạy bằng điện và sản xuất công nghiệp hàng loạt, ngành cho thuê thiết bị mới thực sự phát triển để đáp ứng nhu cầu về vốn thiết bị của nền kinh tế.16 Vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ, ngành công nghiệp cho thuê tài sản hiện đại ra đời17 khi kết hợp nghiệp vụ cho thuê tài sản với nghiệp vụ tín dụng, tạo ra một nghiệp vụ cho thuê mới là cho thuê tài chính (finance lease/financial leasing)18 hay còn được biết với tên gọi khác là cho thuê vốn (capital lease), cho thuê ròng (net lease).19 Thuê tài chính trong một số trường hợp rất giống với thuê mua (hire purchase) nếu khi kết thúc thời gian thuê, quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê. Hợp đồng thuê mua còn được coi là một dạng của thuê tài chính ở một số nền tài phán như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nga.20 Ở Việt Nam, thuật ngữ “tín dụng thuê mua” cũng từng được sử dụng trong Reports of the XVIIIth Congress of the International Academy of Comparative Law/Rapports Généraux Du XVIIIème Congrès de l’Académie Internationale de Droit Comparé, b.t Karen B. Brown và David V. Snyder (Dordrecht: Springer Netherlands, 2012), 29, https://doi.org/10.1007/978-94-007-2354-2_14. 15 Bilal Rabah Al Sugheyer và c.s., Leasing in Development Guidelines for Emerging Economies, 2nd a.b (United States of America: International Finance Corporation (IFC), 2009), 7. 16 Guojin Liu, “Finance Leasing in International trade”, 11. 17 Richard M. Contino, The complete equipment-leasing handbook: a deal maker’s guide with forms, checklists, and worksheets (New York: American Management Association, 2002), 1. 18 Đinh Tiểu Khuê, “Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng” (Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003), 6. 19 Trần Tô Tử và Nguyễn Hải Sản, Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua, 3. 20 Guojin Liu, “Finance Leasing in International trade”, 31. 8
  15. những văn bản pháp luật thời kỳ trước và một số công trình nghiên cứu, trước khi có sự thay đổi thuật ngữ thành “cho thuê tài chính”.21 Cho thuê tài chính có bản chất là một phương pháp tài trợ (cấp tín dụng) dưới dạng một giao dịch cho thuê.22 Trong khi các nền tài phán trên thế giới đều có những định nghĩa thống nhất về cho thuê vận hành thì các định nghĩa về cho thuê tài chính lại không thống nhất giữa các quốc gia khác nhau và thậm chí không rõ ràng trong nền tài phán của từng quốc gia. Tác giả đưa ra một vài định nghĩa tiêu biểu để tìm hiểu bản chất của cho thuê tài chính. Định nghĩa pháp lý về cho thuê tài chính Với việc Hoa Kỳ là nơi đặt nền móng cho ngành cho thuê tài chính và các công ty cho thuê tài chính của Hoa Kỳ mở rộng kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới, luật pháp Hoa Kỳ có ảnh hưởng đáng kể đến các quy định ở tầm quốc tế về cho thuê tài chính.23 Định nghĩa về cho thuê tài chính trong Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) của Hoa Kỳ có giá trị tham khảo cao. Bộ luật này đưa ra định nghĩa tương đối chi tiết, theo đó “cho thuê tài chính là cho thuê mà trong đó: (i) bên cho thuê không lựa chọn, sản xuất, hoặc cung cấp hàng hóa; (ii) bên cho thuê xác lập quyền sở hữu hàng hóa hoặc quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa mà hàng hóa đó chính là đối tượng của hợp đồng thuê24; (iii) đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: [tóm tắt: bên thuê phải được tiếp cận với hợp đồng cung cấp hàng hóa giữa nhà cung cấp và bên cho thuê, hoặc thông tin liên quan đến các cam kết và bảo 21 Ngô Thanh Hương, “Pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại” (Luận án Tiến sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017) Chương 1. 22 Guojin Liu, “Finance Leasing in International trade”, 4. 23 Guojin Liu, 29. 24 The United States, “Uniform Commercial Code (UCC)”, Section 2A-103 (1) (g), truy cập 14 Tháng Tám 2018, https://www.law.cornell.edu/ucc. Nguyên văn tiêu chí thứ hai: “the lessor acquires the goods or the right to possession and use of the goods in connection with the lease;” 9
  16. hành về hàng hóa trong hợp đồng cung cấp hàng hóa25 trước khi giao kết hợp đồng thuê hàng hóa].” Ba điều kiện này đều chỉ ra vai trò giới hạn của bên cho thuê trong một hợp đồng thuê tài chính. Đầu tiên, việc lựa chọn tài sản hoàn toàn phụ thuộc vào bên thuê, người sẽ sử dụng tài sản trong tương lai. Bên thuê nắm rõ những yêu cầu đối với tài sản để đảm bảo rằng tài sản được lựa chọn phù hợp nhất cho mục đích sử dụng của mình. Điều này cũng cho thấy bên cho thuê hầu như không có nhu cầu bảo trì, vận hành hay có tác động gì liên quan tới tài sản thuê. Tiêu chí thứ hai củng cố ý định lập pháp này bởi việc bên cho thuê mua tài sản từ nhà cung cấp chỉ hướng tới một mục đích duy nhất là cho thuê. Tiêu chí thứ ba đặt hiệu lực hay sự phân loại pháp lý của một hợp đồng thuê tài chính phụ thuộc vào sự tiếp cận của bên thuê với hợp đồng cung cấp tài sản hay các cam kết bảo hành tài sản, mà thực ra chỉ là sự phê chuẩn hay xác nhận lại quá trình đàm phán từ trước đó giữa bên thuê và nhà cung cấp. Tính chất tài chính của giao dịch nằm ở vai trò nhà tài trợ vốn của bên cho thuê. Luật mẫu về cho thuê của UNIDROIT năm 2008 (gọi tắt là “Luật mẫu”) đưa ra định nghĩa về cho thuê tài chính như sau: “Cho thuê tài chính là cho thuê mà trong đó có kèm theo hoặc không kèm theo quyền chọn mua toàn bộ hoặc một phần tài sản, bao gồm các đặc tính sau: (a) bên thuê lựa chọn tài sản và nhà cung cấp tài sản; (b) bên cho thuê xác lập quyền sở hữu tài sản nhằm cho thuê và nhà cung cấp biết điều đó; (c) tiền thuê hoặc các khoản tiền khác phải trả cho việc thuê bao gồm hoặc không bao gồm khấu hao toàn bộ hoặc một phần đáng kể khoản đầu tư của bên cho thuê.”26 Công ước UNIDROIT về cho thuê tài chính quốc tế năm 1988 (gọi tắt là “Công ước”) cũng đã đưa ra định nghĩa khá tương đồng, tuy nhiên khác ở một điểm 25 Peter Breslauer, “Finance Lease, Hell or High Water Clause, and Third Party Beneficiary Theory in Article 2A of the Uniform Commercial Code”, Cornell Law Review 77, số p.h 2 (1992): 323. 26 UNIDROIT, “Model law on leasing” (2008) Article 2. 10
  17. đó là tiền thuê phải bao gồm toàn bộ hoặc một phần đáng kể chi phí mua thiết bị.27 Như vậy phạm vi của một giao dịch cho thuê tài chính trong Luật mẫu rộng hơn trong Công ước, vì không bị giới hạn bởi điều kiện về giá trị của khoản tiền thuê. Điều kiện về giá trị của khoản tiền thuê ít nhất phải bằng một phần đáng kể chi phí mua thiết bị có lẽ không đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực pháp lý khi xử lý quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch này, nhưng lại đóng vai trò quan trọng khi ghi báo cáo tài chính và tính thuế.28 Trong kế toán, người ta quan tâm bản chất kinh tế của giao dịch hơn. Các định nghĩa pháp lý nêu trên đều chỉ ra điểm đặc trưng của một giao dịch thuê tài sản, đó là sự tách biệt giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu phân chia cho những chủ thể khác nhau. Đồng thời các định nghĩa trên nêu ra những điểm khác biệt của cho thuê tài chính so với cho thuê thông thường: (i) bên thuê lựa chọn tài sản và nhà cung cấp tài sản; (ii) quan hệ ba bên bao gồm nhà cung cấp tài sản, bên cho thuê và bên thuê. Quyền lựa chọn tài sản của bên thuê là điểm đặc trưng quan trọng nhất của giao dịch cho thuê tài chính mà luật thành văn hoặc thực tiễn xét xử của nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận,29 cùng với sự chuyển giao ở mức độ lớn những quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản từ bên cho thuê sang bên thuê. Sự can thiệp của bên thuê vào hợp đồng cung cấp, nhà cung cấp nhận thức được mục đích mua tài sản của bên cho thuê nhằm cho thuê, và bên cho thuê rút lui khỏi vai trò chủ động cung cấp tài sản khiến bên cho thuê không phải chịu những nghĩa vụ và được bảo vệ trước tố quyền của bên thuê hoặc bên thứ ba bị thiệt hại do tài sản gây ra như trong 27 Article 1(2)(c) “UNIDROIT Convention on International Financial Leasing (Ottawa)” (1988). 28 Bilal Rabah Al Sugheyer và c.s., Leasing in Development Guidelines for Emerging Economies, 29 Box 2-4. 29 Kåre Lilleholt, b.t.v, Lease of Goods (PEL LG), Principles of European Law, vol. 5 (Munich : [Brussels] : [Bern]: Sellier European Law Publishers ; Bruylant ; Stæmpfli, 2008), 118–21; Ngô Thanh Hương, “Pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại”, 34–38. 11
  18. hợp đồng cho thuê vận hành30. Thay vào đó, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc vận hành tài sản được “nối” trực tiếp từ nhà cung cấp đến bên thuê, chẳng hạn như vấn đề bảo hành tài sản hay các khuyết tật của tài sản trong quá trình sản xuất. Bên cho thuê dường như rút khỏi vai trò của một bên cho thuê thông thường và trở thành một nhà tài trợ tài chính thuần túy.31 Định nghĩa kinh tế về cho thuê tài chính Trên phương diện kinh tế, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) định nghĩa “cho thuê tài chính là cho thuê mà chuyển giao về cơ bản tất cả những rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu đó cuối cùng có thể được chuyển giao hoặc không được chuyển giao”,32 và nếu một giao dịch cho thuê mà không chuyển giao những rủi ro và lợi ích như vậy cho bên thuê, giao dịch đó được coi là cho thuê vận hành.33 Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đưa ra định nghĩa tương tự: “cho thuê tài chính là hợp đồng mà cho phép bên cho thuê, với tư cách là người chủ sở hữu, giữ lại quyền sở hữu tài sản trong khi về cơ bản chuyển giao toàn bộ những rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu tài sản cho bên thuê”.34 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 có lẽ được xây dựng dựa trên sự tham khảo của chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng có định nghĩa tương tự về cho thuê tài chính. 35 Có thể thấy định nghĩa về cho thuê tài chính trong lĩnh vực kế toán và thuế dựa trên bản chất kinh tế của giao dịch chứ không dựa vào khuôn mẫu hợp đồng,36 30 Guojin Liu, “Finance Leasing in International trade”, 30; UNIDROIT, Model law on leasing Article 9. 31 Guojin Liu, “Finance Leasing in International trade”, 123. 32 “IAS 17 - Lease (revised 2003)” (2001) para 4. 33 “IFRS 16 Leases” (2016) para 62; IAS 17 - Lease (revised 2003) para 8. 34 Bilal Rabah Al Sugheyer và c.s., Leasing in Development Guidelines for Emerging Economies, 8. 35 “VAS 06 Thuê tài sản” (2002), đoạn 4. 36 IAS 17 - Lease (revised 2003) para 10. 12
  19. tức là cần xem xét chi tiết nội dung để xác định bản chất các điều khoản trong hợp đồng.37 Bản chất kinh tế của giao dịch phụ thuộc vào việc bên nào là chủ sở hữu về mặt kinh tế (hay chủ sở hữu thực tế) của tài sản – người nắm cơ bản toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản chứ không dựa trên chủ sở hữu pháp lý của tài sản.38 Trên cơ sở này, các tiêu chuẩn kế toán kéo theo đó là chế độ thuế áp dụng cho các bên trong giao dịch cho thuê tài chính sẽ khác với trường hợp cho thuê vận hành. Chẳng hạn như bảng cân đối kế toán sẽ ghi tài sản thuê vào danh mục tài sản có của người thuê (coi người thuê là chủ sở hữu tài sản), khiến chi phí khấu hao tài sản được khấu trừ vào thuế của bên thuê.39 Để xác định chuyển giao cơ bản toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản, IAS 17 và sau này được thay thế bởi IFRS 16 cũng như VAS 06 đưa ra 05 ví dụ sau mà nếu thỏa mãn ít nhất một trường hợp, thì giao dịch đó được xác định là giao dịch cho thuê tài chính: (a) có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản khi hết thời hạn thuê; (b) bên thuê có quyền chọn mua tài sản với giá thấp hơn đáng kể giá hợp lý của tài sản vào ngày quyền chọn mua có hiệu lực; (c) thời gian thuê chiếm phần lớn vòng đời sử dụng (economic life) của tài sản ngay cả khi quyền sở hữu tài sản không được chuyển giao cho bên thuê; (d) tại thời điểm bắt đầu thuê, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm đáng kể giá trị hợp lý của tài sản thuê; (e) tài sản thuê có đặc tính chuyên biệt khiến cho chỉ người thuê có thể sử dụng tài sản mà không có sự biến đổi đặc tính lớn.40 Ngoài ra còn có 03 trường hợp khác thể hiện đặc điểm chuyển giao toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn với 37 “Thông tư số 161/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) Chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính” (2007) IV(1)(1.1). 38 Ronald C.C. Cuming, “Model Rules for Lease Financing : A Possible Complement to the UNIDROIT Convention on International Financial Leasing”, Uniform Law Review, số p.h 371 (1998): 373– 74. 39 Bilal Rabah Al Sugheyer và c.s., Leasing in Development Guidelines for Emerging Economies, 8 Table 1-1. 40 IAS 17 - Lease (revised 2003) para 10; IFRS 16 Leases para 63; VAS 06 Thuê tài sản đoạn 9. 13
  20. quyền sở hữu tài sản như hợp đồng không thể hủy ngang hoặc bên thuê là người hưởng lợi và chịu tổn thất về tài sản: (a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng, bên thuê phải đền bù mọi tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê; (b) Lãi hoặc lỗ do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê thuộc về bên thuê; (c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn đáng kể so với giá thị trường.41 Chuẩn mực kế toán quốc tế đưa ra những điều kiện trên đi kèm với lưu ý rằng, những điều kiện đó chỉ giúp làm rõ hơn sự chuyển giao cơ bản toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản chứ không mang ý nghĩa kết luận. Chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc thời gian thuê nhưng với giá bằng với giá hợp lý của tài sản vào thời điểm đó.42 Với chuẩn mực kế toán Việt Nam, các trường hợp đó được sử dụng làm tiêu chí cứng để phân loại giao dịch thuê tài sản vì không có một lưu ý đi kèm như vậy. Định nghĩa cho thuê tài chính trong pháp luật Việt Nam Cho thuê tài chính có những đặc điểm hỗn hợp của nhiều loại quan hệ khác nhau và tính chất phức tạp khiến quan hệ này khó có thể được điều chỉnh tốt nếu không có một hệ thống luật hợp đồng phát triển. Ở những nền kinh tế mới nổi, những quy định pháp luật riêng về cho thuê tài chính là cần thiết, vừa để bổ sung những lỗ hổng pháp lý, vừa đáp ứng nhu cầu giải quyết mối quan hệ ba bên phức tạp của hoạt động này.43 Do tính chất tín dụng rõ ràng của cho thuê tài chính, đối với các thị trường chưa quen với công cụ tín dụng này khiến các doanh nghiệp không hiểu rõ về đặc điểm, bản chất của nó, IFC đề nghị áp dụng các quy chế cho cho thuê tài chính tương tự như một khoản vay ngân hàng ở mức cao nhất có thể, bao gồm cả lợi ích về tài chính, kế toán, thuế VAT và sự bảo vệ pháp lý.44 Điều này 41 IAS 17 - Lease (revised 2003), para 11; VAS 06 Thuê tài sản, đoạn 10; IFRS 16 Leases, para 64. 42 IAS 17 - Lease (revised 2003) para 12; IFRS 16 Leases para 65. 43 Bilal Rabah Al Sugheyer và c.s., Leasing in Development Guidelines for Emerging Economies, 26. 44 Bilal Rabah Al Sugheyer và c.s., 27. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2