intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

55
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu đề tài với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm nhận diện tốt được kỹ năng khởi kiện VADS của người khởi kiện, đảm bảo thực hiện có hiệu quả trên thực tế việc khởi kiện VADS, đồng thời đưa ra các phân tích, kiến nghị, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về khởi kiện các VADS và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng khởi kiện VADS của chủ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ THANH HƢƠNG Kü N¡NG KHëI KIÖN Vô ¸N D¢N Sù LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ THANH HƢƠNG Kü N¡NG KHëI KIÖN Vô ¸N D¢N Sù Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. NGƢỜI CAM ĐOAN Chu Thị Thanh Hƣơng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG KHỞI KIỆN 8 VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của kỹ năng khởi kiện vụ án 8 dân sự 1.1.1. Khái niệm kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 8 1.1.2. Đặc điểm của kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 13 1.1.3. Ý nghĩa của kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 16 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kỹ năng khởi kiện 19 vụ án dân sự 1.2.1. Các quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự 19 1.2.2. Năng lực tham gia tố tụng của người khởi kiện vụ án dân sự 20 1.2.3. Sự hỗ trợ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 21 đương sự đối với người khởi kiện vụ án dân sự 1.2.4. Năng lực đội ngũ cán bộ công chức của Tòa án, Viện kiểm sát 22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC 26 HIỆN KỸ NĂNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 2.1. Thực trạng pháp luật bảo đảm thực hiện kỹ năng khởi kiện 26 2.1.1. Chủ thể khởi kiện 26 2.1.2. Đối tượng và phạm vi khởi kiện 38 2.1.3. Các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 42 2.1.4. Hình thức và thủ tục khởi kiện 54 2.2. Kết quả đạt được từ thực trạng thực hiện kỹ năng khởi kiện 56 vụ án dân sự qua số liệu thống kê của ngành Tòa án
  5. 2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện kỹ năng 58 khởi kiện vụ án dân sự 2.3.1. Hạn chế trong thực tiễn thực hiện kỹ năng khởi kiện vụ án 58 dân sự 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực 67 hiện kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHỞI 72 KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 3.1. Yêu cầu nâng cao kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 72 3.1.1. Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân và trách nhiệm 72 của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi người 3.1.2. Khắc phục những điểm bất cập của pháp luật hiện hành về khởi 73 kiện vụ án dân sự để nâng cao kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 3.1.3. Khắc phục những hạn chế phát sinh trong quá trình áp dụng 76 các quy định của pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự 3.2. Giải pháp nâng cao kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 78 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự 78 3.2.2. Các biện pháp nâng cao năng lực tham gia tố tụng của người 81 khởi kiện vụ án dân sự 3.2.3. Đảm bảo sự hỗ trợ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp 82 pháp của đương sự đối với người khởi kiện vụ án dân sự 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của Tòa án, 84 Viện kiểm sát 3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN 90 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTDS : Tố tụng dân sự VADS : Vụ án dân sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, cùng các tranh chấp liên quan các lĩnh vực này ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ phức tạp. Để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực trên, các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đã phải lựa chọn giải pháp khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết các tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện vụ án dân sự (VADS) được pháp luật ghi nhận là hoạt động tố tụng đầu tiên bảo vệ quyền dân sự của chủ thể có quyền hay lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và các chủ thể được pháp luật trao quyền. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (TTDS). Ở Việt Nam, vấn đề khởi kiện VADS được quy định trong các văn bản pháp luật từ khá sớm và ngày càng được hoàn thiện. Ngày 25/11/2015, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016. Với BLTTDS năm 2015, nội dung khởi kiện VADS đã được quy định rõ ràng và đầy đủ hơn, khắc phục được một số hạn chế của các văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 mới chỉ giải quyết được phần nào vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về khởi kiện VADS, vẫn còn có những quy định chưa minh bạch dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất. Việc tuân thủ các điều kiện khởi kiện để các tranh chấp dân sự có thể được thụ lý phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của chủ thể khởi kiện. Chỉ có xuất phát từ việc thực hiện tốt, đầy đủ các quy định của pháp luật về khởi kiện thì tranh chấp đó mới được thụ lý và giải quyết theo đúng quy định pháp luật. 1
  8. Ngược lại, khi khởi kiện không thực hiện đúng các quy định thì bước cần thiết tiếp theo chính là thụ lý đơn khởi kiện khó có thể được chấp nhận. Do vậy, kỹ năng khởi kiện luôn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Quyền khởi kiện là vấn đề luôn được các nhà các nhà nghiên cứu về tố tụng, cơ quan lập pháp của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Hiện nay các quy định trong pháp luật TTDS của Việt Nam về cơ bản đã phần nào thể hiện được vấn đề này. Tuy nhiên, trên phương diện lý luận thì chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học đề cập đến kỹ năng khởi kiện. Thực tiễn thực hiện một số quy định của pháp luật TTDS hiện hành chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của việc bảo đảm kỹ năng khởi kiện VADS có hiệu quả. Bên cạnh đó, thực tiễn tố tụng tại Tòa án cũng phản ánh trong nhiều trường hợp, quyền khởi kiện của đương sự đã không được tôn trọng một cách đúng mức. Một số quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện được quy định trong BLTTDS còn chung chung, thiếu tính cụ thể, dẫn tới các Tòa án còn lúng túng, các chủ thể khởi kiện chưa thực hiện được tốt kỹ năng khởi kiện của mình. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho kỹ năng khởi kiện VADS không được bảo đảm thực hiện triệt để trên thực tế. Do vậy, cần nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về kỹ năng khởi kiện VADS trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm thực thi kỹ năng khởi kiện VADS trong thực tiễn. Từ những thực trạng đó, việc nghiên cứu đề tài: "Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nội dung khởi kiện VADS đã có một số luận văn, đề tài khoa học, tiểu luận, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan. 2
  9. Trước khi BLTTDS năm 2015 và Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có hiệu lực thi hành, có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài sau: - Nhóm các luận văn đã bảo vệ có liên quan đến đề tài: Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, của Nguyễn Thị Hương với nội dung "Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004"; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012, của Trần Đức Thành về "Quyền khởi kiện và đảm bảo quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, của Nguyễn Thu Hiền với nội dung "Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014, của Trần Thị Lượt với nội dung "Khởi kiện vụ án dân sự". Kết quả nghiên cứu của các đề tài này đã đề cập đến chế định khởi kiện và thụ lý VADS, cũng như quyền khởi kiện của đương sự trong TTDS Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nội dung các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo các quy định của BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Mặt khác, toàn bộ nội dung về kỹ năng khởi kiện đều không được đề cập đến ở các công trình nghiên cứu này. Mặc dù vậy, tổng quan của các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho tác giả trong việc vận dụng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật khi so sánh chế định khởi kiện và thụ lý vụ án của BLTTDS năm 2015 so với pháp luật TTDS trước đây. - Nhóm các bài báo có liên quan đến đề tài: bài "Những quy định mới về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự", của Nguyễn Thị Hương, Tạp chí Tòa án, số 19/2011; bài "Những vấn đề cơ bản lưu ý khi thụ lý đơn khởi kiện, khởi tố, đơn yêu cầu trong giải quyết vụ án dân sự", của Duy Kiên, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2012; bài "Các điều kiện cần và đủ khi khởi kiện vụ án dân sự", của Tưởng Duy 3
  10. Lượng, Tạp chí Kiểm sát, số Tân Xuân/2012; bài "Đảm bảo quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự", của Đặng Thanh Hoa, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2012; bài "Một số ý kiến về thời hiệu khởi kiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004", của Lê Mạnh Hùng, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2012; bài "Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng", của Đặng Hoàng Quân, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 23/2013; bài "Giải quyết việc nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự nhiều nguyên đơn có đúng yêu cầu", của Bùi Thị Tố Nga, Tạp chí TAND, số 01/2014... Các bài tạp chí này, tuy chưa đề cập sâu đến nội dung kỹ năng khởi kiện VADS nhưng đã giúp tác giả hiểu rõ hơn các nội dung liên quan đến khởi kiện VADS, là tài liệu tham khảo giúp cho nội dung luận văn thêm phong phú, sinh động. Sau khi BLTTDS năm 2015 và BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài sau: - Nhóm các luận văn đã bảo vệ có liên quan đến đề tài: Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, của Phan Thanh Dương: "Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015"; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, của Lê Thị Thu Thủy: "Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015"; Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, của Nguyễn Thị Hương, bảo vệ luận án năm 2019: "Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn"... - Nhóm các bài báo có liên quan đến đề tài: bài "Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015", của Bùi Thị Huyền, Tạp chí Kiểm sát, số 12/2017; bài "Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự", của Nguyễn Minh Hằng, Tạp chí Kiểm sát số 13/2017... và nhiều công trình khoa học, bài báo đăng tải tạp chí khác. 4
  11. Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, tác giả tổng hợp và kế thừa để nghiên cứu một cách có hệ thống, từ đó phân tích và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình về các quy định pháp luật về khởi kiện VADS ở nước ta hiện nay, để từ đó là một trong những phương thức thực hiện tốt kỹ năng khởi kiện VADS của chủ thể khởi kiện. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm nhận diện tốt được kỹ năng khởi kiện VADS của người khởi kiện, đảm bảo thực hiện có hiệu quả trên thực tế việc khởi kiện VADS, đồng thời đưa ra các phân tích, kiến nghị, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về khởi kiện các VADS và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng khởi kiện VADS của chủ thể. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu và phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng khởi kiện các VADS; - Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật về khởi kiện VADS tiếp cận dưới góc độ của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành; - Trình bày rõ thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về khởi kiện VADS và thực tiễn thực hiện nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện, chỉ ra những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật; từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các quy định của BLTTDS năm 2015 về khởi kiện các VADS. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: - Về nội dung, kỹ năng khởi kiện VADS là một vấn đề nghiên cứu tương đối rộng, được hiểu dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Đó là các kỹ năng về pháp lý, lý luận, về thực tiễn, về xã hội, về tâm 5
  12. sinh lý... Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về kỹ năng pháp lý trong khởi kiện VADS. Thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về khởi kiện VADS và thực tiễn thực hiện, định hướng hoàn thiện pháp luật và kiến nghị nâng cao kỹ năng khởi kiện VADS theo nghĩa hẹp. Về chủ thể, chủ thể của kỹ năng khởi kiện VADS bao gồm rất nhiều chủ thể khác nhau: người khởi kiện (cá nhân, cơ quan, tổ chức...), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung, nội dung luận văn tác giả chỉ tập trung phân tích về kỹ năng khởi kiện của chủ thể khởi kiện là các đương sự. Việc đề cập đến chủ thể khởi kiện là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với vai trò là người hỗ trợ giúp đương sự thực hiện kỹ năng khởi kiện. - Về thời gian, không gian, đề tài đánh giá, phân tích thực tiễn thực hiện kỹ năng khởi kiện của đương sự thông qua các bản án, quyết định trong thời gian từ năm 2017 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã dựa trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đề tài được hoàn thành với việc sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu. Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác, sử dụng các tư liệu thực tiễn để hoàn chỉnh luận văn. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được tác giả sử dụng để phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận, việc áp dụng các quy định pháp luật về khởi kiện VADS trên thực tiễn. Phương pháp này sẽ được sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 của đề tài. Phương pháp lịch sử: Để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về khởi kiện VADS. Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1 của đề tài. 6
  13. Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh quy định của BLDS năm 2015 về khởi kiện VADS với quy định của các văn bản ban hành trước đó, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp kế thừa: tác giả tiếp thu một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến khởi kiện VADS của các tác giả trước, sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 của đề tài. Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn: dựa trên các quy định của pháp luật, đối chiếu với thực tiễn áp dụng pháp luật về khởi kiện VADS tìm ra những điểm bất cập, hạn chế, thiếu sót. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2 của đề tài. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp giải thích, bình luận để hoàn thành đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả đạt được của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về kỹ năng khởi kiện các VADS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ luật sư, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên nghiên cứu về luật học mà còn có ý nghĩa đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, áp dụng pháp luật liên quan đến kỹ năng khởi kiện các VADS. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự. Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự. Chương 3. Yêu cầu và giải pháp nâng cao kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự. 7
  14. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự 1.1.1. Khái niệm kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự Theo L.Đ.Lêvitôv, nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: "Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định" [21, tr. 45 . Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế. Theo tác giả Vũ Dũng thì: "Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng" [7, tr. 36]. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định. Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu "kỹ năng" một cách khái quát nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. Nói đến kỹ năng là nói đến việc thực hiện thuần thục, thành thạo một hoạt động, hành động nào đó. Như vậy, chủ thể khởi kiện VADS cần có kiến thức, kinh nghiệm, năng lực để mục đích của mình đạt được hiệu quả cao nhất. 8
  15. Để nhận diện được đặc thù của kỹ năng khởi kiện trong VADS, cần làm sáng tỏ các nội hàm khái niệm có liên quan như: quyền khởi kiện, VADS. Trong xã hội ngày nay, khởi kiện là một trong những quyền của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc ghi nhận về quyền khởi kiện một cách gián tiếp như sau: "Mọi người đều có quyền được các Tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được Hiến pháp hay luật pháp quy định". Với quy định này, có thể thấy rằng quyền khởi kiện được thừa nhận là một trong những quyền cơ bản của con người và được pháp luật của mỗi quốc gia thừa nhận và bảo vệ. Tuyên ngôn nhân quyền này được coi là cơ sở pháp lý để các quốc gia thành viên cam kết, tuân thủ trong quá trình bảo đảm quyền tự do cơ bản của con người, và được mỗi quốc gia thành viên nội luật hóa trong hệ thống pháp luật của mình. Tuyên bố Viên và Chương trình hành động về quyền con người năm 1993 đã khẳng định: Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo, (thì) các quốc gia, không phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, có nghĩa vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản [45]. Qua tuyên bố này, có thể khẳng định rằng quyền khởi kiện cũng như các cơ chế pháp lý bảo đảm quyền khởi kiện được bảo vệ và thực thi hữu hiệu trên thực tế, chính là một đòi hỏi đối với mỗi quốc gia thành viên. Ở Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân" [12], khẳng định này đã xác định cụ thể nhân dân là chủ thể của quyền và bảo đảm 9
  16. quyền con người là mục tiêu của nước XHCN. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 xác định: Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện [14, tr. 85]. Chính vì vậy, quyền khởi kiện luôn được Nhà nước bảo đảm và được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý. Hiến pháp năm 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp Luật" [24]. Theo đó, mọi công dân đều được quyền hành xử hoặc yêu cầu người khác hành xử đối với mình theo đúng quy định pháp luật. Trong quan hệ pháp luật dân sự, mối quan hệ giữa các chủ thể là mối quan hệ ngang hàng, bình đẳng tuyệt đối về mặt ý chí giữa các bên. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các quyền và lợi ích của các chủ thể này có thể được thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế, thì Nhà nước cần phải trao cho họ phương tiện pháp lý hữu hiệu để khi có tranh chấp phát sinh, họ có thể sử dụng phương tiện đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khởi kiện chính là quyền được pháp luật thừa nhận và bảo vệ để công dân, cơ quan, tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tối đa. Trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời thì quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa rộng. Theo đó, quyền khởi kiện được hiểu là khả năng Nhà nước cho phép công dân được yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng quyền lợi hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, các quyền dân sự, hôn nhân 10
  17. và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về xác định thẩm quyền xét xử về dân sự của Tòa án sơ cấp, Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng... Thuật ngữ vụ kiện dân sự được sử dụng để chỉ những tranh chấp dân sự có yêu cầu Tòa án giải quyết. Đến Hiến pháp năm 1959, thuật ngữ vụ kiện được thay thế bằng thuật ngữ vụ án. Tiếp đó, theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VADS năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì khi các đương sự có nhu cầu đưa các vụ việc dân sự, kinh tế, lao động để giải quyết theo thủ tục tố tụng thì không có sự phân biệt giữa thủ tục giải quyết các quan hệ pháp luật có tranh chấp và các quan hệ pháp luật không tranh chấp và chúng đều được gọi bằng cách gọi chung là vụ án. Năm 2004, BLTTDS ra đời, khái niệm VADS đã có sự thay đổi. Theo BLTTDS năm 2004 và sau này là sự kế thừa của BLTTDS năm 2015, nếu các cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ thì gọi là án dân sự; nếu cơ quan, tổ chức không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự thì là việc dân sự. VADS bao gồm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Như vậy, khởi kiện lúc này được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Theo đó, khởi kiện là thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong VADS. Giáo trình Luật tố tụng dân sự năm 2018 của Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định: "Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án" [46, tr. 241]. Đồng tình với điều này, TS. Phan Chí Hiếu cho rằng: Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi 11
  18. ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, tập thể hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc bị vi phạm [17, tr. 246-247]. Theo đó, khởi kiện VADS là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS. Quyền khởi kiện được xem xét theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, cụ thể: Theo nghĩa hẹp, quyền khởi kiện VADS được hiểu là quyền của các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hoặc các chủ thể được pháp luật trao quyền trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khởi kiện của các chủ thể trên được hiểu đơn giản là việc một chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của chủ thể khác thông qua hành vi đầu tiên là nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để khởi động cho quá trình tố tụng tại Tòa án. Việc nộp đơn khởi kiện chính là hành vi thực tế thực thi quyền khởi kiện của người khởi kiện làm trực tiếp phát sinh quan hệ TTDS tại Tòa án. Quyền khởi kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tư cách của các đương sự trong VADS đã được người khởi kiện thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án. Theo nghĩa rộng, quyền khởi kiện VADS được hiểu không những là quyền của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động hoặc các chủ thể được pháp luật trao quyền trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp hoặc xâm phạm, mà còn bao gồm cả quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn và quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Xuất phát từ quyền bình đẳng giữa các đương sự tham gia TTDS, từ địa vị pháp lý của các chủ thể trong pháp luật nội dung, pháp luật TTDS đã xây dựng nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS. Theo đó, chủ thể đều bình đẳng thực hiện quyền tố tụng trước tòa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 12
  19. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập nội dung khởi kiện theo nghĩa hẹp, tức là khởi kiện của nguyên đơn. Theo đó, khởi kiện VADS là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định pháp luật TTDS yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước trong trường hợp lợi ích đó đang bị xâm phạm hay có tranh chấp với các chủ thể khác. Từ việc thực hiện khởi kiện này, kỹ năng khởi kiện VADS được xác định là: Kỹ năng khởi kiện VADS là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền vận dụng quy định của pháp luật về khởi kiện VADS và những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước trong trường hợp lợi ích đó đang bị xâm phạm hay có tranh chấp với các chủ thể khác. 1.1.2. Đặc điểm của kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự Khởi kiện VADS được xem là công cụ hữu hiệu nhất trong toàn bộ các phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà nước dùng để giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích. Việc hiểu và thực hiện được các kỹ năng khởi kiện VADS sẽ là phương thức để việc khởi kiện có thể đạt được kết quả tốt như mong muốn. Kỹ năng khởi kiện VADS có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện kỹ năng khởi kiện: chủ thể thực hiện kỹ năng khởi kiện VADS bao gồm rất nhiều chủ thể khác nhau: người khởi kiện (cá nhân, cơ quan, tổ chức...), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung. Đối tượng này có trình độ nhận thức pháp luật khác nhau, tâm sinh lý, tư tưởng, tình cảm, khả năng tài chính khác nhau... nhưng họ đều có một đặc điểm chung là muốn được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Do vậy, họ sẵn sàng vận dụng mọi năng lực của mình về kiến thức, vốn sống, trình độ chuyên môn, khả năng tài chính để thực hiện kỹ năng khởi kiện VADS nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 13
  20. Chủ thể thực hiện kỹ năng khởi kiện VADS là những chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm hoặc được pháp luật trao quyền thực hiện. Xuất phát từ nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự nên khi một trong các bên của quan hệ xâm phạm đến quyền lợi ích của các chủ thể khác thì pháp luật trao cho họ các quyền năng để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Theo đó, chủ thể khởi kiện cần phải có năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS. Đối với người khởi kiện là cá nhân thì năng lực hành vi TTDS của họ được xác định trên cơ sở khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong việc tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS. Tuy nhiên, đối với những đương sự có đủ năng lực hành vi TTDS để thực hiện quyền khởi kiện vì những lý do khác nhau mà họ không thể thực hiện được quyền khởi kiện thì pháp luật cũng có thể bảo đảm điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện quyền này thông qua cơ chế ủy quyền cho người khác đại diện thay mặt mình khởi kiện trước Tòa án. Việc cho phép đương sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua đại diện theo ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho đương sự bằng nhiều hình thức khác nhau có thể thực hiện quyền khởi kiện một cách thuận lợi nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh việc pháp luật quy định những chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích trực tiếp của mình thì còn có những chủ thể được Nhà nước trao quyền để bảo vệ quyền và lợi ích dân sự của các chủ thể khác, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng. Như vậy, chủ thể thực hiện khởi kiện VADS có thể là một trong các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự hoặc các chủ thể khác có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật. Thứ hai, đối tượng kỹ năng khởi kiện hướng tới: kỹ năng khởi kiện VADS là một chuỗi các nhận thức, hành vi để tiến hành khởi kiện VADS. Kỹ năng khởi kiện VADS giúp thực hiện hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự của mình hoặc của người khác khi xảy ra xâm phạm 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2