intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm phân tích và đưa ra cách nhìn nhận tổng quát và có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN HÒA Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy Hà nội - 2004
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG 11 KHOÁN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về thị trƣờng chứng khoán 11 1.1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán 11 1.1.2. Các chủ thể trên thị trƣờng chứng khoán 15 1.1.3. Vai trò của thị trƣờng chứng khoán 22 1.2. Vấn đề thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua thị trƣờng 25 chứng khoán Việt Nam 1.2.1 Khái niệm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua thị trƣờng 25 chứng khoán 1.2.2 Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ tại thị trƣờng chứng 28 khóan Việt Nam 1.2.3 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong 31 việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài qua thị trƣờng chứng khoán 1.2.4 Những tác động cơ bản đối với nền kinh tế - xã hội do việc 35 thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài qua thị trƣờng chứng khoán Việt Nam CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC 39 NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Các quy định về bảo hộ của nhà nƣớc đối với các nguồn vốn 40
  3. nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.1.1 Nhà nƣớc Việt Nam khuyến khích và bảo đảm về quyền và 40 lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.1.2 Đảm bảo quyền tự chủ vốn, lựa chọn hình thức đầu tƣ phù 43 hợp khi đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán 2.2 Các hình thức đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại thị 44 trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.2.1 Đầu tƣ mua bán chứng khoán 44 2.2.2 Thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán liên doanh 47 2.3 Các quy định về ƣu đãi thuế quan đối với nhà đầu tƣ nƣớc 68 ngoài khi đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.3.1 Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 69 2.3.2 Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép chuyển lợi nhuận, 72 chuyển vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam CHƢƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THU 74 HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật 74 3.1.1 Những ƣu điểm 74 3.1.2 Những vấn đề bất cập 77 3.2 Một số kiến nghị 83 3.2.1 Về việc ban hành luật chứng khoán 3.2.2 Điều chỉnh các quy định về thuế quan tạo ra sự ƣu đãi hơn 85 cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ tại thị trƣờng chứng
  4. khoán 3.2.3 Hoàn thiện khung pháp lý trong việc cho phép chuyển đổi 89 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3.2.4 Cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nƣớc ngoài 91 thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 3.2.5 Các kiến nghị khác nhằm thu hút hơn nữa các nguồn vốn 91 đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua thị trƣờng chứng khoán KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên gần đây, chu chuyển vốn đầu tư vào các nước đang phát triển ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các dòng vốn được đưa vào khu vực này dưới hình thức các khoản vay, đầu tư trực tiếp, viện trợ phát triển, đầu tư thông qua thị trường chứng khoán.... Trong đó, đầu tư qua thị trường chứng khoán là một hình thức đầu tư mới song kết quả đạt được tại các thị trường chứng khoán đó rất khả quan. Các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi cơ chế kinh tế đã thiết lập thị trường chứng khoán trong nước và mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Mặc dù mới hình thành nhưng thị trường chứng khoán đã nhanh chóng góp phần quan trọng trong việc củng cố hệ thống tài chính, phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia. Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán ra đời và đi vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đang phát triển với tốc độ cao, ổn định; đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Mục đích đặt ra khi xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam là nhằm thông qua thị trường để huy động và luân chuyển các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn phục vụ cho phát triển đất nước; tận dụng các cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường, trong đó coi các yếu tố nội lực là quyết định. Để phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập và sử dụng thị trường chứng khoán là một kênh thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngay từ khi thị trường mới đi vào hoạt động. Như vậy, việc mở cửa thị trường 5
  6. chứng khoán Việt Nam vừa do ảnh hưởng, tác động bởi yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa là đòi hỏi của nội tại nền kinh tế đang trong giai đoạn cần vốn đầu tư. Thực tế các nước đang phát triển trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm qua cho thấy, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng một vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội. Phát triển và mở cửa thị trường chứng khoán, bên cạnh các kênh huy động vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và viện trợ phát triển (ODA), chúng ta có thêm một kênh cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam đầy tiềm năng và hiệu quả. Nếu Việt Nam có những chính sách phù hợp thì thông qua thị trường chứng khoán sẽ huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn để tăng thêm sức mạnh cho hệ thống tài chính quốc gia. Trong Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001-2005, đại hội IX của Đảng đã đề ra mục tiêu là trong giai đoạn 2001 – 2005 có thể thu hút được 18-20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển, trong đó 1-2 tỷ là thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài, mở thị trường chứng khoán [ 5, tr 269 ]. Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam, khuyến khích và ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày ngày 11/7/1998, sau được thay thế bởi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Quyết định số 55/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy 6
  7. định tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và các văn bản khác đã tạo ra một khung pháp lý thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức độ ban đầu. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là thị trường chứng khoán Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hay chưa khi mà sự cạnh tranh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng gay gắt ? Những vướng mắc nào đang cản trở việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào thị trường ? Mức độ phù hợp với luật pháp và thông lệ các nước trong việc mở cửa và huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán ? Cách thức quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư này đã tạo thuận lợi cho việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chưa ? Đây thực sự là những vấn đề đáng lưu ý trong quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung, pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” để góp phần hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm huy động được tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam . 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đó được thực hiện dưới khía cạnh kinh tế, những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, những tác động của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế... 7
  8. Tại Việt Nam, mặc dù nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường mới được hơn 15 năm, song cho đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được công bố và các công trình nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao kiến thức cho người dân về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các nhà nghiên cứu hàng đầu tại Việt nam về chứng khoán và thị trường chứng khoán phải kể đến như Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Tư, Giáo sư Nguyễn Duy Gia và nhiều các nhà nghiên cứu khác. Dưới góc độ pháp lý, các công trình nghiên cứu còn rất ít, chủ yếu là các bài viết đăng trên các Báo, tạp chí. Nội dung của các bài viết đó tập trung vào các vấn đề như : Những vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán … Cho đến nay, tại Việt nam chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp độ luận văn Thạc sĩ hoặc luận án Tiến sĩ hoặc cấp Bộ, Ngành đề cập về vấn đề pháp lý về thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt nam. Việc nghiên cứu về vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt nam mới chỉ dừng lại ở một số bài báo mà trong đó mỗi bài viết đề cập tới một phạm vi nhỏ khác nhau như: Những tác động và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; So sánh sự ưu đãi đối với các hoạt động đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt nam và thị trường chứng khoán các nước …. Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát và có hệ thống về các vấn đề pháp lý trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt nam là rất cần thiết. 8
  9. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm phân tích và đưa ra cách nhìn nhận tổng quát và có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Để thực hiện được điều đó, nhiệm vụ của luận văn là: - Làm rõ khái niệm về thị trường chứng khoán và vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán. - Phân tích thực trạng pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán. - Nêu ra thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào một số vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến việc thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư, các biện pháp đảm bảo đầu tư và các uư đãi thuế quan đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường chứng khoán . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: Sử dụng phương pháp này trong phân tích và đánh giá để thấy các quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn hơn; các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các 9
  10. quy định nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với các quy định của hệ thống pháp luật nói chung; đồng thời nhìn nhận các quy định được xây dựng theo thời gian và trong những điều kiện thực tế nhất định để hiểu vấn đề sâu sắc hơn. - Phương pháp so sánh: được sử dụng thường xuyên trong mỗi vấn đề qua việc đánh giá các quy định về thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán của Việt Nam có sự tương đồng hay khác biệt với luật pháp các nước và thông lệ quốc tế về vấn đề này cũng như so sánh giữa các văn bản điều chỉnh một vấn đề nhưng được xây dựng trong những thời gian khác nhau. - Phương pháp thống kê: Thống kê tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tình hình đầu tư vào thị trường chứng khoán qua các số liệu về vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam qua thị trường này. 6. Những đóng góp của Luận văn: - Luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ được vai trò của thị trường chứng khoán, vai trò và sự tác động của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế xã hội - Nêu và phân tích chuyên sâu về thực trạng của các quy định pháp luật về thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán - Đánh gía những ưu điểm, những vấn đề còn bất cập qua áp dụng thực tế các quy định pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán và từ đó nêu lên những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật . 7. Nội dung cơ bản của luận văn Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày làm 03 chương với các vấn đề: 10
  11. Chƣơng I: Khái quát chung về thị trường chứng khoán và vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng II: Pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng III: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam và một số kiến nghị CHƢƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về thị trƣờng chứng khoán 1.1.1 Khái niệm thị trƣờng chứng khoán 1.1.1.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán đã ra đời và phát triển trên thế giới cách đây hàng trăm năm và đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15 tại các trung tâm thương mại của các nước phương Tây, nơi các thương gia trao đổi, thương lượng mua bán hàng hoá với nhau. Sự trao đổi, thoả thuận đó diễn ra tại các quán cà phê và thông qua lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện trực tiếp của hàng hoá. Nguyên bản đầu tiên của thị trường giao dịch phải kể tới thị trường tại thành phố Bruges của Vương quốc Bỉ vào năm 1453, tiếp theo là sự ra đời của các thị trường ở Anh, Đức … vào thế kỷ 18. Nội dung giao dịch tại đó bao gồm cho cả thị trường hàng hoá, thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán động sản (giao dịch các loại giấy tờ xác định quyền đối với tài sản). Quá trình hoạt động của thị trường giao dịch đó đã làm xuất hiện các quy ước xác định cho các cuộc thương lượng và rồi trở 11
  12. thành các quy tắc có tính bắt buộc đối với các thành viên tham gia thị trường. Do sự phát triển của kinh tế và lưu thông hàng hoá, sau một thời gian hoạt động, thị trường đã không đáp ứng được yêu cầu cho cả ba giao dịch nữa nên đã dẫn đến sự chia tách thành: các khu thương mại ( từ thị trường hàng hoá), thị trường hối đoái (từ thị trường ngoại tệ) và thị trường chứng khoán (từ thị trường chứng khoán động sản). Thị trường chứng khoán ra đời đã có tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt là ở một số nước Tây Âu và bắc Mỹ. Các nước đã nhận thấy vai trò của thị trường chứng khoán như một kênh thu hút và lưu thông các nguồn vốn đầu tư phát triển và thông qua thị trường, Nhà nước có thể quản lý và tác động đến nền kinh tế đầy hiệu quả. Dần dần, thị trường chứng khoán đã ra đời và phát triển cả ở các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi cơ chế kinh tế. Xuất phát từ vai trò to lớn của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế, nên các quốc gia đều có các chính sách ưu đãi, khuyến khích thị trường này phát triển. Đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Trong quá trình phát triển, thị trường chứng khoán luôn chịu sự tác động và chi phối bởi sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật và sự biến động xã hội. Mặt khác, do sự năng động của thị trường chứng khoán tại mỗi nước trên cơ sở nền kinh tế của nước đó, ngày nay trên thế giới đã nổi lên một số thị trường lớn, có tính quốc tế như thị trường chứng khoán London (ra đời năm 1773), thị trường chứng khoán New York (ra đời năm 1792 bằng việc 24 thương gia ký thoả thuận “ Cây ngô đồng ” ở phố Wall ); thị trường chứng khoán Tokyo ( thị trường chứng khoán Nhật Bản ra đời năm 1878, thời kỳ Minh trị duy tân). Trong đó nổi bật về quy mô và uy tín cũng như doanh số đạt được là thị trường chứng khoán New York với khoảng 3000 công ty có chứng khoán niêm yết, bao 12
  13. gồm các tập đoàn khổng lồ như IBM, GE, AT&T …. với giá trị hàng nghìn tỷ USD [ 58, tr53], [53, tr18]. Số lượng thành viên của Tổ chức Quốc tế các Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (IOSCO) đã tới hàng trăm và còn tiếp tục gia tăng, trong đó có Uỷ ban chứng khoán nhà nước Nhà nước Việt nam (chính thức gia nhập IOSCO từ tháng 5/2001). 1.1.1.2 Khái niệm: Thị trường chứng khoán đã ra đời được hàng trăm năm, những hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán tại thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và có nhiều điểm khác so với thời kỳ ban đầu. Theo sự phát triển của thị trường chứng khoán mỗi thời kỳ và dưới các góc độ khác nhau, khái niệm về thị trường chứng khoán cũng có sự khác nhau nhất định. Theo Christine Stopp – một nhà kinh tế học người Mỹ, thì thị trường chứng khoán là địa điểm mua bán chứng khoán của các công ty. Nó được công nhận là một biện pháp hữu hiệu nhằm giúp cho các doanh nghiệp huy động vốn kinh doanh , đồng thời cống hiến cơ hội cho những cá nhân và định chế sẵn lòng cho vay tiền [ 42 ]. Tại Việt nam, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế về thị trường chứng khoán trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu cũng đã nêu khái niệm về thị trường chứng khoán khác nhau. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Gia thì: Thị trường chứng khoán là hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung, dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác) có tổ chức, theo pháp luật quy định [ 56, tr10]. Còn theo Ts. Trần Thị Minh Châu, trong cuốn sách nghiên cứu về thị trường chứng khoán với điều kiện thực tiễn của Việt nam, xuất bản năm 2003 “ Thị trường chứng khoán và những điều kiện kinh tế – xã hội hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam ” thì cho rằng: Thị trường chứng 13
  14. khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, trong đó chuyên môn hoá giao dịch một số loại hàng hoá đặc biệt như cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, kể cả các công cụ tài chính phái sinh từ cổ phiếu, trái phiếu, theo những phương thức có tổ chức như giao dịch qua sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán , giao dịch trực tiếp và qua mạng [34, tr 10]. Quan điểm này về thị trường chứng khoán được tác giả đưa ra trên cơ sở nghiên cứu thị trường tài chính nói chung và vị trí, mối quan hệ của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính. Như vậy, các quan điểm nêu trên về thị trường chứng khoán tuy có một số điểm khác nhau, song nhìn chung không có sự khác biệt cơ bản. Quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất và phản ánh đúng nội dung hoạt động của thị trường chứng khoán là: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Đây cũng là quan điểm của Gs Lê Văn Tư - một trong những chuyên gia hàng đầu về chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện nay [54, tr 12]. Chứng khoán ( là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành) được giao dịch trên thị trường chứng khoán là chứng khoán được phát hành hợp pháp. Dựa trên hình thức tổ chức của thị trường, thị trường chứng khoán bao gồm thị trường giao dịch tập trung ( nơi mua bán, trao đổi các loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết tại các Trung tâm, Sở giao dịch chứng khoán) và thị trường giao dịch phi tập trung ( thị trường OTC – là thị trường giao dịch các loại chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán và thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức). Khi tham gia vào thị trường, các chủ thể phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy tắc giao dịch đã được ấn định trước nhằm đảm bảo sự trật tự và an toàn cho thị trường. Các quy tắc đó xuất phát là từ các thông lệ do các thương gia thoả thuận đặt ra để điều hành thị 14
  15. trường khi thị trường chứng khoán mới ra đời, sau đó phần nhiều đã được Nhà nước thừa nhận dưới hình thức các quy phạm pháp luật. Việc mua bán, trao đổi các loại chứng khoán làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán. Đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt, đó là quyền sở hữu về tài sản, khác biệt với các thị trường hàng hoá thông thường. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường biểu hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính cấp cao, là thị trường giao dịch các công cụ tài chính trung và dài hạn. Đặc trưng của thị trường chứng khoán là tính tự do và xã hội hoá rất cao với sự tham gia của nhiều chủ thể bao gồm các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt nam cũng như trong Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán của các nước có nêu khái niệm chứng khoán nhưng không nêu khái niệm cụ thể về thị trường chứng khoán. Trong Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ quy định về giao dịch chứng khoán và thị trường giao dịch tập trung. Theo đó, thị trường giao dịch tập trung được hiểu là địa điểm hoặc hệ thống thông tin, tại đó các chứng khoán được mua, bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán. 1.1.2 Các chủ thể trên thị trƣờng chứng khoán 1.1.2.1 Tổ chức phát hành: Tổ chức phát hành là tổ chức đã đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng ( phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 15
  16. nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành) theo các thủ tục và điều kiện pháp luật quy định ( khoản 6, Điều 3 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán ). Như vậy, tổ chức phát hành là người cung cấp chứng khoán (hàng hoá) cho thị trường chứng khoán . Chứng khoán được phép phát hành bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác. Khi phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành phải tuân thủ các điều kiện phát hành đối với mỗi loại chứng khoán và việc phát hành đó phải được đăng ký với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Theo quy định hiện nay, các tổ chức phát hành có thể phân nhóm bao gồm: * Chính phủ: Là tổ chức phát hành các loại chứng khoán gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc. * Các doanh nghiệp: Công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá là tổ chức được phép phát hành cả trái phiếu và cổ phiếu; Doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty TNHH được phép phát hành trái phiếu; Các loại hình doanh nghiệp khác (Hợp tác xã, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào ra thị trường. * Các quỹ đầu tư : là tổ chức vừa phát hành ra các loại chứng khoán là chứng chỉ quỹ đầu tư , cổ phiếu vừa là tổ chức đầu tư , kinh doanh các loại chứng khoán. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức có chứng khoán đã phát hành muốn niêm yết chứng khoán để giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung thì phải đăng ký và phải được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép. Mỗi loại chứng khoán chỉ được niêm yết tại một Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện tại, số lượng các tổ chức phát hành chứng khoán đủ điều kiện niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung còn rất hạn chế, dẫn đến lượng cung hàng 16
  17. hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam còn sơ sài, chưa tạo được sự sôi động trên thị trường. Trước mắt cũng như về lâu dài, các công ty cổ phần từ chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ, các Ngân hàng thương mại, một số quỹ đầu tư sẽ là những chủ thể phát hành chứng khoán chủ yếu cung cấp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.1.2.2 Các nhà đầu tư Nhà đầu tư được hiểu là những người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán cho mình. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư với khả năng về vốn của mình thực hiện việc mua bán, trao đổi chứng khoán trên thị trường chứng khoán với mục đích lớn nhất là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức: - Nhà đầu tư cá nhân: là các cá nhân có vốn, trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường một cách trực tiếp hoặc thông qua các nhà tư vấn, thực hiện các giao dịch mua bán, sở hữu chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân bao gồm các nhà đầu tư cá nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam trong 03 năm qua cho thấy, do đặc điểm của một thị trường mới ra đời, các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong số các nhà đầu tư (tính đến ngày 30/6/2003 có hơn 14.500 tài khoản giao dịch thì tuyệt đại đa số là tài khoản của nhà đầu tư cá nhân) . Tuy nhiên, các nhà đầu tư là nhà đầu tư cá nhân ít vốn, tham gia thị trường mang tính thăm dò, khi thị trường có dấu hiệu bất ổn thì rút vốn. - Nhà đầu tư có tổ chức: là các tổ chức kinh tế, tài chính như các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ tương hỗ … Các tổ chức này tham gia thị trường và hoạt động đầu tư chứng khoán được coi là một phần trong những hoạt động đầu tư tài chính mà tổ chức được phép thực 17
  18. hiện. Việc đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư có tổ chức rất đa dạng về danh mục đầu tư và có tính chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời, hơn nữa hành lang pháp lý chưa rõ ràng nên số lượng các nhà đầu tư có tổ chức tham gia còn quá ít, đặc biệt là sự thiếu vắng các nhà đầu tư chứng khoán là các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí. Theo thống kê, tính tới tháng 6/2003, trong số 14.500 tài khoản giao dịch, mới có 90 nhà đầu tư là các nhà đầu tư có tổ chức [20]. 1.1.2.3 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán - Cơ quan quản lý Nhà nước: Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng và sự hoạt động của nó có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung. Do vậy việc quản lý, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán là cần thiết. Từ nhận thức đó, tại các nước có thị trường chứng khoán hoạt động đều thành lập một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán ở các nước thông thường là một Uỷ ban, có thể là cơ quan thuộc Chính phủ như ở Anh (Uỷ ban đầu tư chứng khoán), Nhật bản (Uỷ ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán ), Hoa kỳ (Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán ) …. hoặc thuộc một bộ thuộc lĩnh vự tài chính như ở Hàn Quốc là Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán thuộc Bộ Kinh tế – Tài chính…. Tuy cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán ở các nước khác nhau có thể có tên gọi khác nhau, song đều có mục đích quản lý nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững, vì lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích quốc gia… 18
  19. Trên cơ sở học tập và vận dụng vào điều kiện thực tế, Việt nam đã thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (Thành lập theo Nghị định số 75/CP/1996 của Chính phủ ngày 28/11/1996, sau được thay thế bởi Nghị định số 90/2003 NĐ-CP ngày 12/8/2003). Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. - Sở giao dịch chứng khoán - Trung tâm giao dịch chứng khoán: Thị trường giao dịch tập trung được tổ chức dưới hình thức Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán. Trên cơ sở điều kiện thực tế, Việt Nam chủ trương xây dựng thị trường chứng khoán theo mô hình tổ chức từ Trung tâm giao dịch chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán. Điều này là phù hợp với thực tiễn Việt Nam khi thị trường chứng khoán còn nhỏ bé và trong giai đoạn vận hành ban đầu. Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập các trung tâm giao dịch chứng khoán tại Tp Hồ Chí Minh và Hà nội. Tuy nhiên, cho đến nay mới có Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh đi vào hoạt động ( từ tháng 7/ 2000 ). Tại khoản 1 điều 61, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định về Trung tâm giao dịch chứng khoán: là đơn vị sự gnhiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán do ngân sách Nhà nước cấp. Đồng thời, điều 64 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 cũng đã quy định về Sở giao dịch chứng khoán: là một pháp nhân tự chủ về tài chính, chịu sự giám sát và quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. 19
  20. Trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán có chức năng quản lý, điều hành và giám sát cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan đến các hoạt động mua bán chứng khoán tại Trung tâm. Trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán có các thành viên đăng ký là các công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động môi giới, tự doanh. Chỉ có các thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán mới được mua bán chứng khoán qua hệ thống giao dịch tại Trung tâm và sở mà không được mua, bán chứng khoán bên ngoài. Qua hơn 3 năm hoạt động, Trung tâm này đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và là trung tâm thu hút sự quan tâm của các nhà phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư và xã hội đối với tình hình phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam. - Công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Căn cứ theo các điều từ điều 65 đến điều 75 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 và Quyết định số 78/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thì Công ty chứng khoán được hiểu là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan đó cũng như của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường. Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2