intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của mô hình kinh tế chia sẻ, quan hệ kinh tế chia sẻ và việc áp dụng các quy định của pháp luật trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế chia sẻ trong thực tiễn để từ đó xác định những tồn tại và nguyên nhân của nó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MINH ĐỨC MéT Sè VÊN §Ò PH¸P Lý VÒ B¶O VÖ NG¦êI TI£U DïNG TRONG C¸C QUAN HÖ KINH TÕ CHIA SÎ ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MINH ĐỨC MéT Sè VÊN §Ò PH¸P Lý VÒ B¶O VÖ NG¦êI TI£U DïNG TRONG C¸C QUAN HÖ KINH TÕ CHIA SÎ ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Minh Đức
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH TẾ CHIA SẺ ............................................ 7 1.1. Khái quát về kinh tế chia sẻ .......................................................... 7 1.1.1. Nhận thức về kinh tế chia sẻ ............................................................ 7 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế chia sẻ ........................................................... 9 1.1.3. Phân loại mô hình kinh tế chia sẻ ................................................... 12 1.1.4. Sự hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế chia sẻ tại Việt Nam ...................................................................................... 13 1.1.5. Những đóng góp của kinh tế chia sẻ cho nền kinh tế xã hội............. 16 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế chia sẻ.......................................................................................... 19 1.3. Những nội dung pháp lý của bảo vệ người tiêu dùng trong kinh tế chia sẻ.............................................................................. 22 1.3.1. Các bất lợi điển hình ..................................................................... 22 1.3.2. Các nội dung pháp lý chủ yếu của bảo vệ người tiêu dùng trong kinh tế chia sẻ ............................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG QUAN HỆ KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM............................................. 27
  5. 2.1. Hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ..................................................................................... 27 2.1.1. Hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trước khi Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 có hiệu lực .............................................. 27 2.1.2. Giai đoạn từ khi luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành và có hiệu lực đến nay........................................................... 29 2.2. Các yêu cầu đặt ra với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong kinh tế chia sẻ ở Việt Nam................................................. 35 2.2.1. Bảo đảm quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ của người tiêu dùng............................................................................. 35 2.2.2. Bảo đảm an ninh cá nhân của người tiêu dùng ................................ 37 2.2.3. Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử............................. 41 2.2.4. Bảo vệ người tiêu dùng trước những hành vi cạnh tranh thương mại không lành mạnh .................................................................... 44 2.2.5. Yêu cầu Trách nhiệm của bên cung cấp ứng dụng, nền tảng số và bên cung cấp dịch vụ đối với người tiêu dùng ............................ 46 2.2.6. Trách nhiệm của nền tảng số trong giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng và xử lý vi phạm .................................................. 49 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong kinh tế chia sẻ .................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 55 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI TRONG CÁC QUAN HỆ KINH TẾ CHIA SẺ ............................................................................... 56 3.1. Định hướng bảo vệ người tiêu dùng trong kinh tế chia sẻ ở Việt Nam ..................................................................................... 56 3.1.1. Xác định quyền được bảo vệ của người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế chia sẻ ............................................................................... 56
  6. 3.1.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, cập nhật trong các lĩnh vực kinh doanh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế chia sẻ, đảm bảo nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế xã hội........................................................................................ 57 3.1.3. Thiết lập một hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong kinh tế chia sẻ trên nhiều lĩnh vực một cách đồng bộ, toàn diện....................................................................................... 58 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế chia sẻ ...... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................. 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 71
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong guồng quay của kỷ nguyên số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) bắt đầu và phát triển trên phạm vi toàn cầu với tốc độ nhanh hơn những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, được dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những biến chuyển mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần vào sự ra đời của nhiều mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng kết nối Internet trong đó kinh tế chia sẻ nổi lên như là một trong những mô hình kinh tế dẫn dắt, làm thay đổi sự vận hành của nhiều mô hình kinh doanh trên toàn cầu. Bằng việc ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, mô hình kinh tế chia sẻ giúp tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các hàng hóa và dịch vụ dư thừa. Đây là một hình thức rất đặc trưng trong nền kinh tế hiện đại ngày này, đem đến lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp, cho các cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội. Mặc dù thuật ngữ kinh tế chia sẻ mới du nhập vào Việt Nam trong vòng một vài năm trở lại đây, song nền văn hóa chia sẻ trong tiêu dùng thì đã quen thuộc với người dân Việt. Sự xuất hiện và phát triển lớn mạnh của 2 hãng cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách nổi tiếng trên thế giới là Grab và Uber tại Việt Nam đã “tiếp lửa” cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ nước ta. Một mặt kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giao thông, chuyên chở, cho thuê chỗ ở ngắn hạn mang lại tính cạnh tranh cho nên kinh tế, mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn có lợi… bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận thì sự nở rộ của mô hình kinh tế chia sẻ nói chung và nền kinh tế chia sẻ nói riêng tại Việt Nam cũng đang làm dấy lên những lo ngại 1
  8. đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chưa có hành lang pháp lý rõ ràng gây ra không ít khó khăn, lúng túng cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý. Cùng với đó là những lỗ hổng, cũng như tính bảo mật trong môi trường internet ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng rất dễ bị xâm phạm. Chính vì lẽ đó cần thiết phải có những nghiên cứu giúp tổng hợp và hệ thống lại các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các quan hệ này để từ đó có một cái nhìn tổng quát nhất đối với những vấn đề mà pháp luật cần phải điều chỉnh, qua đó có thể có những phương án, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế chia sẻ. Từ tất cả những lý do cấp thiết nêu trên học viên đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế chia sẻ ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Là một trong những mô hình kinh tế mới của kỳ nguyên công nghiệp 4.0 mới du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây Chính vì lẽ đó hiện nay ở nước ta vẫn có chưa có nhiều những đề tài hay công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về mô hình kinh tế chia sẻ dưới góc độ pháp lý. Hiện tại mới chỉ có một số bài viết của học giả trong nước cũng như nước ngoài, nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề trong kinh tế chia sẻ, có thể kể đến như: - Bài viết: “Kinh tế chia sẻ và những thách thức pháp lý đặt ra cho Việt Nam và Châu Âu từ góc nhìn so sánh”, TS. Phan Thị Thanh Thủy, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh, 2018; 2
  9. - Bài viết: “Bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế chia sẻ”, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh, 2018; - Bài viết: “Quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, Nguyễn Hoàng Hiền, tạp chí Quản lý nhà nước số 9/2018; - Luận văn thạc sỹ “Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử”, Tống Phước Long, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, 2018; - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam”, Lê Văn Huy, Đại học quốc gia Hà Nội, 2017; - Bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về môi trường thương mại điện tử trong xu hướng kinh tế chia sẻ”, Nguyễn Ngọc An, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5/2017; - Cristiano Codagnone and Bertin Martens (2016). Scoping the Sharing Economy: Origins, Definitions, Impact and Regulatory Issues; - Kateryna Stanoevska – Slabeva, Vera Lenz-Kesekamp, and Viktor Suter, Platforms and the Sharing Economy: AN Analysis, in Report from the EU H2020 Research Project Ps2Share: Participation, Privacy, and Power in the Sharing Economy; - Arun Sundararajan, Nền kinh tế chia sẻ: sự kết thúc của việc làm, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông (The Sharing Economy: The End of Employment and the Rise of Crowd Based Capitalism). 2017, Tp Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản trẻ, Nguyễn Tuấn Việt dịch. 3
  10. Các công trình trên phần lớn tập trung vào việc nghiên cứu về thương mại điện tử nói chung hoặc chỉ mới để cập tới một phần nhỏ về mô hình kinh tế chia sẻ nói riêng. Bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu vẫn còn bó hẹp trong từng vấn đề cụ thể mà chưa có bao quát, nghiên cứu tổng hợp toàn bộ vấn đề. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế chia sẻ ở Việt Nam” sẽ đem đến cái nhìn toàn diện về công tác bảo vệ người tiêu dùng trong mô hình kinh tế chia sẻ hiện nay. Công trình sẽ mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn nhất định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ kinh tế chia sẻ đã và đang là một vấn đề tương đối mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của mô hình kinh tế chia sẻ, quan hệ kinh tế chia sẻ và việc áp dụng các quy định của pháp luật trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế chia sẻ trong thực tiễn để từ đó xác định những tồn tại và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thực tiễn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, người viết đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề liên quan đến kinh tế chia sẻ, quan hệ kinh tế chia sẻ và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế chia sẻ. 4
  11. Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế chia sẻ ở Việt Nam, những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật. Thứ ba, đưa ra kiến nghị, giải pháp để khắc phục phần nào những hạn chế và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là các quy định về bảo vệ người tiêu dùng có liên quan đến thương mại điện tử và các mô hình mô hình kinh tế chia sẻ. Các đối tượng này bao gồm luật giao dịch điện tử, luật an toàn thông tin mạng cùng với đó là các nghị định hướng dẫn, thông tư có liên quan … và việc áp dụng các quy định này trong thực tế hiện nay trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch kinh tế chia sẻ. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch có liên quan đến các mô hình mô hình kinh tế chia sẻ. Luận văn cũng chỉ tập trung vào vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế chia sẻ có mục tiêu lợi nhuận có bên cung cấp dịch vụ hàng hóa là thương nhân mà không tập trung vào các quan hệ kinh tế chia sẻ phi lợi nhuận. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện luận văn này, người viết sẽ sử dụng các 5
  12. phương pháp nghiên c ứu truyền thống của khoa học xã hội và khoa học pháp lý - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp phân loại, so sánh; - Phương pháp đối chiếu và các phân tích các vụ việc; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ là công trình chuyển khảo trong khoa học luật thương mại Việt Nam nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế chia sẻ. 6
  13. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH TẾ CHIA SẺ 1.1. Khái quát về kinh tế chia sẻ 1.1.1. Nhận thức về kinh tế chia sẻ Thuật ngữ kinh tế chia sẻ hiện nay đang là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các học giả trên thế giới. Kinh tế chia sẻ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “kinh tế hợp tác” (Collaborative economy), “kinh tế nền tảng” (Platform economy), “tiêu dùng kết nối” (Connected consumption), “kinh tế cho thuê” (Renting economy) hay kinh tế theo yêu cầu (on demand economy) … [30, tr.81]. Theo ông Yuhei Okakita, Phó Giám đốc Bộ phận chính sách thông tin kinh tế - Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, kinh tế chia sẻ có thể được định nghĩa là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet [42]. Trong kinh doanh, nền kinh tế chia sẻ được hiểu là một thuật ngữ đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng và kết hợp với các yếu tố công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh. Theo đó, mô hình này thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi xướng - đối tượng này không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống [34]. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế chia sẻ là khái niệm mới xuất hiện trong thời gian gần đây đến nay có nhiều định nghĩa cũng như cách 7
  14. hiểu khác nhau nhưng theo cách hiểu phổ biến nhất và gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ số. Mô hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả tiền hoặc không trả một khoản phí, với tính chất điển hình là thông qua các công cụ Internet. Đây là một phương thức kết nối mới giữa người mua (người dùng) và người bán (người cung cấp) đối với một hoạt động kinh tế [41]. Dù có nhiều tên gọi và cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại, có thể hiểu đơn giản mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kết hợp giữa sở hữu và chia sẻ cho phép việc trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách ngang hàng giữa nhà cung cấp hàng hóa và khách hàng thông qua các nền tảng số. Các nền tảng số này là một hạ tầng giao dịch số thường được thiết lập dưới dạng website hay ứng dụng trên các thiết bị điện tử. Với bản chất là việc những người tham gia sẽ cùng nhau tiếp cận với sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì sở hữu cá nhân. Bằng việc trả phí cho tài sản hoặc dịch vụ mình sử dụng, giờ đây người sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ không cần phải mua những thứ có thể thuê, chủ sở hữu cũng có thể kiếm tiền từ tài sản đang tạm thời nhàn rỗi của mình. Tuy nhiên lại xuất hiện những ý kiến cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ hiện nay đã đi chệch mục tiêu nhân đạo ban đầu và bị biến tướng thành “kinh tế chia sẻ giả hiệu” (Pseudo-Sharing economy), không còn đúng với giá trị và ý nghĩa thực sự của “kinh tế chia sẻ chân chính” (True-Sharing economy) mà người chia sẻ không nhận phí hoặc chỉ nhận một khoản phí mang tính bù đắp với mục đích chính là chia sẻ hàng hóa tiện ích dư thừa cho người cần không vì lợi nhuận [30, tr.79]. Nguyên nhân của sự thay đổi này bắt nguồn từ sự ra đời phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các nền tảng số và ứng dụng trên các thiết bị công nghệ điện tử đầu thế kỷ 21. Trên cơ sở sự phát triển này, các nhà kinh doanh, doanh 8
  15. nghiệp đã tận dụng để phát triển mô hình kinh tế chia sẻ từ hướng phi lợi nhuận ban đầu trở thành mô hình kinh tế chia sẻ có lợi nhuận – đánh dấu sự chuyển đổi ngoạn mục từ việc chia sẻ thuần túy giữa những người tiêu dùng với nhau trên cơ sở nguồn lực có hạn và lòng tốt của con người trở thành một mô hình kinh tế mới mà các bên tham gia mạng lưới này là đối tác của nhau và tìm kiếm các lợi ích kinh tế phù hợp từ việc chia sẻ những nguồn lực sẵn có của mình. Nhờ vậy giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa của các sản phẩm dịch vụ. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế chia sẻ Dưới góc độ pháp lý, kinh tế chia sẻ hiện đại đang hiện hữu là một dạng đặc biệt của các giao dịch thương mại điện tử mà trong đó nhà cung cấp nền tảng công nghệ số tạo ra một sàn giao dịch điện tử dưới dạng website hoặc thông qua các ứng dụng cài đặt trong thiết bị điện tử để thực hiện việc giao dịch trực tuyến. Người bán hàng, cung cấp dịch vụ và người mua muốn tham gia sàn giao dịch này phải cài đặt các ứng dụng, đăng ký tham gia và chấp nhận các quy tắc và điều kiện giao dịch do bên cung cấp sàn giao dịch đề ra [30, tr.83-84]. Với bản chất là một hợp đồng thương mại điện tử, có thể thấy kinh tế chia sẻ có những đặc điểm sau: - Về chủ thể: chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế chia sẻ bắt buộc có ba bên: bên cung cấp dịch vụ, bên nhận dịch vụ (thường là người tiêu dùng) và bên cung cấp sàn giao dịch hay còn gọi là bên cung cấp nền tảng số cho giao dịch. Sự xuất hiện và tham gia của bên cung cấp nền tảng số vào các giao dịch là một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế chia sẻ. Bên cung cấp nền tảng số là các thương nhân chuyên nghiệp đóng vai trò trung gian giữa 9
  16. bên cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Nếu thiếu đi các trung gian đặc biệt này thì các giao dịch sẽ không thể thực hiện được bởi lẽ bên cạnh việc đóng vai trò môi giới thông tin giữa các bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ và hưởng hoa hồng môi giới trên mỗi giao dịch thành công đối với cả hai bên thì bên cung cấp nền tảng còn trực tiếp vận hành, quản lý và điều phối đối với các giao dịch trên ứng dụng, nền tảng. Bên cung cấp dịch vụ có thể là cá nhân có tài sản dư thừa, không khai thác hết công năng (người kinh doanh không chuyên) hoặc các nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Các nền tảng số sẽ tuyển mộ những người cung cấp dịch vụ này để tham gia kinh doanh trên mạng lưới của mình. Trong chính sách vận hành, các nền tảng số đăng ký hoạt động cho họ dưới danh nghĩa là một người làm hợp đồng/ nhà thầu độc lập hưởng thu nhập theo từng vụ việc, không có lương tháng, không có chế độ nghỉ phép, ốm đau, bảo hiểm xã hội hay tai nạn nghề nghiệp … [29, tr.10-11]. Người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế chia sẻ là khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ chẳng hạn như khách thuê phòng của chủ trọ trong airbnb, khách đi xe gọi từ Grab. Họ là khách hàng, người tiêu dùng của cả nền tảng số và bên cung cấp dịch vụ, các quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật hiện hành công nhận và bảo vệ. - Điều kiện tham gia: để tham gia vào sàn giao dịch số này thì việc đầu tiên mà cả bên cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng cần làm là đăng ký với nền tảng. Đối với người tiêu dùng các nhà cung cấp nền tảng sẽ yêu cầu họ phải cung cấp một số thông tin cá nhân gần như bắt buộc là tên, số điện thoại liên hệ và xác thực số điện thoại trực tiếp trên nền tảng. Còn đối với những người cung ứng sản phẩm, dịch vụ để có thể trở thành đối tác của doanh nghiệp cung cấp nền tảng thì bên cạnh việc cung cấp những thông tin 10
  17. như đối với người tiêu dùng thì còn phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn như phải cung cấp số chứng minh thư, cung cấp hình ảnh của bản thân, đặc điểm của sản phẩm, hay công cụ phương tiện mà mình sử dụng để cung ứng dịch vụ … Sau khi đã cung cấp đầy đủ những thông tin theo yêu cầu thì cả bên cung cấp và người tiêu dùng sẽ phải chấp thuận những điều kiện và quy tắc chung cho giao dịch của mình để có thể chính thức trở thành người tham gia nền tảng và sau đó có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch của mình trên nền tảng này. - Vai trò của bên cung cấp nền tảng số: So với vai trò của một bên trung gian thương mại truyền thống có thể thấy vai trò trung gian/ môi giới thương mại của nền tảng số đã vượt xa rất nhiều mặc dù cũng thực hiện ba chức năng cơ bản là ghép nối người bán và người mua, làm thuận lợi cho giao dịch và cung cấp hạ tầng cơ sở cho hoạt động thương mại. Tuy nhiên khác với trung gian truyền thống, các chức năng này được thực hiện bằng những phương thức có thể thu được hiệu quả tối đa. Đối với hai chức năng đầu tiên là kết nối người bán với người mua và tạo thuận lợi cho giao dịch. Bằng việc sử dụng các thuật toán, phân tích dữ liệu từ người tiêu dùng, các nền tảng số nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, cũng như các sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm để từ đó có những tính toán, đưa ra gợi ý cho người tiêu dùng về các sản phẩm tương đồng với mức giá thấp nhất góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ các giao dịch thành công. Bên cung cấp nền tảng còn là cầu nối thông tin, xác nhận danh tính của người mua và bán, giữ tiền đặt cọc của giao dịch và chuyển tiền sau khi giao dịch đã được xác nhận hoàn thành bởi hai bên. Đối với chức năng cung cấp hạ tầng cơ sở cho hoạt động thương mại, thay vì thông qua một hệ thống trung gian tập trung như nhà bán buôn, bán lẻ, 11
  18. kho bãi, công ty vận chuyển… Thông qua việc liên kết với các trung gian phân phối hoặc tự đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua bằng mạng lưới những người giao hàng chuyên nghiệp (shipper). Chi phí logistic đã được các nền tảng số cắt giảm tối đa từ đó giúp cắt giảm chi phí giao dịch tuy nhiên vẫn đảm bảo việc giao hàng hóa được thực hiện một cách nhanh chóng và đúng hạn. Ngoài ra bên trung gian này còn đóng vai trò ấn định giá, quyết định ai có quyền tham gia, thu thập dữ liệu về người tham gia hay thậm chí giải quyết tranh chấp giữa các bên [29, tr.8-9]. - Quyền tài sản: Khác với các giao dịch thương mại truyền thống khác, giao dịch giữa các bên trong quan hệ kinh tế chia sẻ không làm mất đi quyền sở hữu của bên cung cấp dịch vụ đối với tài sản họ đang sử dụng kinh doanh. - Cơ chế đánh giá: Các bên cung cấp và người tiêu dùng phải thực hiện hệ thống đánh giá ngang hàng trực tiếp trên nền tảng số, nếu mức độ tín nhiệm quá thấp sẽ không được tiếp tục thực hiện giao dịch. Đây là một trong những điểm khác biệt so với thương mại truyền thống bởi lẽ các giao dịch số thường được thực hiện giữa cá nhân và ẩn danh, người tiêu dùng chỉ biết được những thông tin của người cung ứng sản phẩm dịch vụ qua những gì mà nền tảng số cung cấp. Điều này khiến cho việc xây dựng cơ chế tin cậy giữa những người bán và người mua trong giao dịch số trở nên khó khăn. Do đó, việc xây dựng một hệ thống đánh giá ngang hàng sẽ tạo ra cơ sở giúp người bán, người mua có thể biết được về mức độ tin cậy của đối tác để từ đó quyết định có thực hiện giao dịch hay không. 1.1.3. Phân loại mô hình kinh tế chia sẻ Căn cứ theo đặc tính của nền tảng với các tiêu chí về người sở hữu tài sản, người quyết định giá và các điều kiện khác, có thể phân chia thành ba mô hình kinh tế chia sẻ là: 12
  19. - Mô hình với nền tảng phi tập trung: Người sở hữu tài sản đưa ra các điều khoản và cung cấp tài sản trực tiếp cho người dùng. Nền tảng tạo ra sân chơi và hỗ trợ giao dịch để đổi lại lấy phí hoa hồng (như mô hình của Airbnb). Đặc điểm của mô hình này là chi phí vốn bỏ ra thấp, nhưng nền tảng phải tuyển nhà cung cấp để đảm bảo đủ nguồn cung. - Mô hình với nền tảng tập trung: Bản thân nền tảng sở hữu tài sản và đặt giá. Nền tảng kiểm soát nhiều hơn về chất lượng, tình trạng sẵn sàng và chuẩn hóa hơn nền tảng phi tập trung và tỷ lệ giá trị giao dịch cao hơn nhưng đòi hỏi số vốn ban đầu lớn và số lượng sử dụng cao để có thể duy trì. (như mô hình Zipcar và “Rent the Runway”) [54]. - Mô hình với nền tảng hỗn hợp: Chủ tài sản cung cấp dịch vụ với giá và tiêu chuẩn do nền tảng đưa ra. Quyền sở hữu và rủi ro là phi tập trung trong khi chuẩn hóa và mức dịch vụ là tập trung (như mô hình của Uber và Lyft). Với mô hình này, chi phí ban đầu thấp như mô hình phi tập trung tuy nhiên lại đòi hỏi nền tảng phải quản lý cẩn thận mối quan hệ với nhà cung cấp bởi vì họ có ít quyền kiểm soát hơn so với mô hình tập trung [53]. 1.1.4. Sự hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Quan hệ hình kinh tế chia sẻ bắt đầu xuất hiện vào những năm 1995 khởi điểm là tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Có thể kể đến như các dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người… và giúp cho những cá nhân có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo. Trong đó Ebay là ví dụ điển hình khi những người có vật dụng dư thừa có thể lên đó bán hàng cho người cần [48]. Các quan hệ kinh tế chia sẻ bắt đầu hiện diện một cách rõ nét hơn khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008, khiến người dân buộc 13
  20. phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ cùng đã đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, giúp mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới. Cùng những bước phát triển đột phá của khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mô hình kinh tế chia sẻ đang tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, buộc thay đổi và cạnh tranh, tiết giảm chi phí, giúp tận dụng tối đa các nguồn lực, nhờ vậy mà mô hình này đang được coi là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế số [51]. Theo nghiên cứu của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers tại Anh, doanh thu toàn cầu từ các công ty cung cấp nền tảng ứng dụng kinh tế chia sẻ đạt 15 tỷ USD vào năm 2014 và dự báo đạt tới 335 tỷ USD vào năm 2025, tức là tăng gấp 22 lần trong 10 năm. Tại Mỹ, tổng giá trị các doanh nghiệp tham gia kinh tế chia sẻ tính đến năm 2018 đạt trên 463,9 tỷ USD, chiếm hơn 3% GDP. Còn tại Trung Quốc, quy mô của thị trường kinh tế chia sẻ năm 2015 đã vượt ngưỡng hơn 152 tỷ USD và Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng nền kinh tế chia sẻ sẽ đóng góp 10% GDP vào năm 2020. Tại Úc, theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO) đến cuối năm 2018, có hơn 50% dân số nước này từng sử dụng hoặc cung cấp các dịch vụ kinh doanh chia sẻ [45]. Tại Việt Nam, kinh tế chia sẻ mới bắt đầu hiện diện trong một vài năm trở lại đây nhưng việc cho thuê những tài sản ít sử dụng đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu. Sự xuất hiện của Grab và Uber vào năm 2014, AirBnB vào năm 2015 đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ nước ta, mở đường cho sự phát triển của kinh tế chia sẻ với sự ra đời của hàng loạt start-up trong nước như: Ahamove.com, jupviec.vn, dobody, luxstay… 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2