intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tác giả đặt ra cho luận văn này là làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng, xây dựng khái niệm và chỉ ra các đặc trưng của hợp đồng hôn nhân. Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng được một khái niệm cơ bản về hợp đồng hôn nhân và phân tích những lý luận chung nhất về hợp đồng hôn nhân đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình năm 2014

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN QUỐC VIỆT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN QUỐC VIỆT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP Hà Nội - 2017 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Quốc Việt 3
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân 1.1. Bản chất pháp lý của hôn nhân ........................................................ 11 1.1.1. Một số quan niệm về hôn nhân ................................................................. 11 1.1.2. Bản chất của hôn nhân .............................................................................. 18 1.1.3. Hệ quả của việc xác định bản chất pháp lý của hôn nhân ........................ 31 1.2. Một số vấn đề lý luận về Hợp đồng hôn nhân ................................. 32 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 32 1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................... 33 1.2.3. Chủ thể ...................................................................................................... 39 1.2.4. Đối tượng .................................................................................................. 40 1.2.5. Hiệu lực ..................................................................................................... 41 1.2.6. Nội dung .................................................................................................... 48 1.2.7. Phân loại .................................................................................................... 51 Chương 2. Hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng hợp đồng hôn nhân tại Việt Nam ....................................................................................................... 56 2.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 56 2.1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 61 2.2. Hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ............. 80 2.2.1. Thừa nhận Hôn nhân là một hợp đồng...................................................... 81 2.2.2. Định nghĩa về hợp đồng hôn nhân ............................................................ 81 4
  5. 2.2.3. Cho phép xác lập tư cách vợ chồng bằng hợp đồng hôn nhân ................. 82 2.2.4. Quy định hợp đồng hôn nhân là một lựa chọn không bắt buộc ................ 82 2.2.5. Bổ sung các quy định về nội dung của hợp đồng hôn nhân ..................... 82 2.2.6. Bổ sung các quy định về đăng ký hợp đồng hôn nhân ............................. 83 2.2.7. Quy định các chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ...................... 84 2.2.8. Cho phép vợ chồng chọn luật áp dụng ...................................................... 87 2.2.9. Thừa nhận ly thân...................................................................................... 87 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Cũng giống như các hiện tượng xã hội khác, hôn nhân cũng có quá trình hình thành và phát triển từ thấp đến cao. Sự vận động và phát triển của hôn nhân gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, sự phát triển của kinh tế kéo theo sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân. Do đó, nhận thức về hôn nhân cũng cần phải thay đổi. Nhiệm vụ của khoa học pháp lý là phải tìm ra cơ sở lý luận cho sự thay đổi đó. Hơn nữa, khoa học pháp lý phải đi trước thực tiễn của xã hội một bước để dự báo xu hướng vận động và phát triển của các quan hệ xã hội. Mục tiêu của tác giả khi tham gia khóa học này là bổ sung cho mình tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý và kiến thức khoa học pháp lý. Theo tác giả, con đường chân chính để đạt được mục tiêu này là nghiên cứu một vấn đề mới, một vấn đề chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Cách đặt vấn đề nghiên cứu như vậy giúp tác giả định hình cho mình một phong cách nghiên cứu khoa học pháp lý riêng, tạo nên những quan điểm riêng về vấn đề được nghiên cứu, tránh đi vào lối mòn trong nghiên cứu khoa học đồng thời chủ động phát hiện ra những hướng nghiên cứu mới, những cách tiếp cận mới về một vấn đề pháp lý. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” để tiến hành nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hôn nhân. Tuy nhiên, tựu chung lại, tồn tại luồng quan điểm chính đó là: (1) Quan niệm 6
  7. cho rằng hôn nhân là một thiết chế pháp luật; (2) Quan niệm cho rằng hôn nhân là một hợp đồng. Quan niệm hôn nhân là một hợp đồng được thừa nhận rộng rãi và phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Bỉ, tỉnh bang Québec (Canada). Về mặt học liệu, đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các nhà lập pháp, luật gia, luật sư và các nhà nghiên cứu về hợp đồng hôn nhân như: Contrats de mariage et régimes matrimoniaux của tác giả Lucie Guchet do nhà xuất bản Puits Fleuri phát hành năm 2000, Régimes matrimoniaux et contrats de mariage của tác giả Jean Champion (tái bản lần thứ 10 do nhà xuất bản Delmas phát hành), Le contrat de mariage réinventé perspectives socio-juridiques pour une réforme xuất bản năm 2002 của tác giả Alain Roy (khoa Luật, Đại học Montréal, Québec), Trait Du Contrat de Mariage: Livre III, Titre V, Du Code Civil, Volume 3 của Louis Guillouard do Nabu Press phát hành năm 2010, The Islamic Marriage Contract: Case Studies in Islamic Family Law (Harvard Series in Islamic Law) do chương trình nghiên cứu pháp lý hồi giáo của Đại học luật Havard phát hành năm 2009, The Marriage Contract: Spouses, Lovers, and the Law ( 1982) của Linda S. Mullenix (Trường Luật - Đại học Texas). Tuy nhiên, đa số các cuốn sách, bài viết trên chỉ tập trung phân tích các quy định của pháp luật một số nước về hợp đồng hôn nhân mà chưa đưa ra một hệ thống lý luận chung về hợp đồng hôn nhân. Tại Việt Nam, quan niệm hôn nhân là một thiết chế pháp luật được thừa nhận bởi đa số. Quan niệm hôn nhân là một hợp đồng được thừa nhận bởi một số ít các nhà nghiên cứu, luật gia. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam không công nhận hôn nhân là một hợp đồng. Thay vào đó, pháp luật Việt Nam cho rằng hôn nhân là một thiết chế xã hội, là một liên kết đặc biệt. Tuy nhiên, vào năm 2014, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bổ sung quy 7
  8. định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Điều đó cho thấy, các nhà nghiên cứu, nhà lập pháp cũng đang từng bước tiếp cận hôn nhân dưới góc độ hợp đồng. Về mặt học liệu, rất tiếc, hiện tại ở Việt Nam, số lượng các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về hợp đồng hôn nhân còn khá hạn chế. Trong những năm gần đây, sau một số vụ việc kiện tụng, tranh chấp liên quan đến “hợp đồng tình cảm” được đăng tải trên báo chí thì vấn đề hôn ước (hợp đồng tiền hôn nhân) được đặt ra và bàn luận. Lúc này, các nhà lập pháp, nhà nghiên cứu, luật gia, luật sư mới đề cập nhiều hơn về hợp đồng hôn nhân và cho rằng đã đến lúc pháp luật Việt Nam cần thừa nhận hợp đồng hôn nhân. Trong giới khoa học pháp lý Việt Nam, có một số bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan đến hợp đồng hôn nhân như: Một số vấn đề về hôn ước và quan điểm áp dụng ở Việt Nam hiện nay của TS. Nguyễn Văn Cừ đăng trên Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội) số 10/2012; Chế định hôn ước trong pháp luật của một số nước trên thế giới của tác giả Trương Hồng Quang đăng trên Tạp chí Kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) số 21 năm 2013. Tuy nhiên, các bài viết trên vẫn né tránh chất hợp đồng của quan hệ hôn nhân. Mặt khác, do ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Việt Nam nên hợp đồng hôn nhân chưa được nghiên cứu sâu và là một khái niệm còn xa lạ với đại bộ phận người dân. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu tác giả đặt ra cho luận văn này là làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng, xây dựng khái niệm và chỉ ra các đặc trưng của hợp đồng hôn nhân. Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng được một khái niệm cơ bản về hợp đồng hôn nhân và phân tích những lý luận chung nhất về hợp đồng hôn nhân đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 8
  9. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu bản chất pháp lý của hôn nhân, khái niệm, đặc trưng, nội dung và phân loại hợp đồng hôn nhân. Do đây là một vấn đề pháp lý mới ở Việt Nam nên tác giả nghiên cứu các quy định về hợp đồng hôn nhân của một số nước trên thế giới để khái quát hóa, trừu tượng hóa thành hệ thống lý luận về hợp đồng hôn nhân. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên ngành khác để giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng hôn nhân. Trong đó chú trọng sử dụng phương pháp logic pháp lý, phương pháp lịch sử, phương pháp phân loại pháp lý và phương pháp tự biện pháp lý. Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ hợp đồng và góc độ hôn nhân. Bên cạnh việc phân tích làm rõ hôn nhân mang các yếu tố đặc trưng của một hợp đồng, tác giả cũng phân tích hôn nhân theo các tiêu chí như cách thức hình thành, các yếu tố tác động, xác lập, duy trì, chấm dứt, các hệ quả... 6. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về hợp đồng hôn nhân, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân, đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chế định hợp đồng hôn nhân trong pháp luật Việt Nam. Với ý nghĩa khoa học như vậy, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật hôn nhân và gia đình trong các cơ sở đào tạo ngành luật. 7. Những điểm mới của luận văn 9
  10. - Một là, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng; phân tích làm rõ nội hàm và xây dựng khái niệm “hợp đồng hôn nhân”. Xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về hợp đồng hôn nhân. - Hai là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định hợp đồng hôn nhân trong pháp luật Việt Nam. - Ba là, đưa ra được các giải pháp cụ thể để áp dụng hợp đồng hôn nhân tại Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 2 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân. - Chương 2: Hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mọi ý kiến góp ý, phản biện và trao đổi về các nội dung có liên quan đến luận văn xin liên hệ tác giả theo Số điện thoại 0888.11.22.15 hoặc Email: viettranhp86@gmail.com. 10
  11. Chương 1 Những vấn đề lý luận về Hợp đồng hôn nhân Hôn nhân, thành tố cơ bản tạo thành nền văn minh của một xã hội, là một cơ chế tự nhiên có trước khi nhà nước ra đời. Các nhà nước công nhận hôn nhân chứ không tạo ra hôn nhân. Hôn nhân là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như luật học, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa học, thần học...Do đó, trong Chương này, tác giả sẽ nghiên cứu một cách khái quát nhất về bản chất của hôn nhân nói chung và bản chất pháp lý của hôn nhân nói riêng. Từ đó, tác giải tiếp cận và giải quyết các vấn đề lý luận chung nhất về hợp đồng hôn nhân. 1.1. Bản chất pháp lý của hôn nhân 1.1.1. Một số quan niệm về hôn nhân 1.1.1.1. Một số quan niệm pháp lý về hôn nhân - Hệ thống Common Law Ở các nước theo hệ thống Common law, định nghĩa về hôn nhân được đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde & Hyde. Đây là một trường hợp mang tính bước ngoặt của Tòa di chúc và ly hôn Anh. Trường hợp này được chấp nhận vào 20/3/1866 bởi thẩm phán Lord Penzance và thiết lập nên định nghĩa của Common law về hôn nhân. John Hyde (một Mormon người Anh) đã yêu cầu ly hôn với vợ của ông ấy là Lavinia vì tội ngoại tình. Sau đó, ông ấy đã rời khỏi Giáo hội và bắt đầu viết và xuất bản Anti-Mormon material (một tài liệu chống lại Mormon). Đó là một động thái khiến ông bị Giáo hội trừng phạt. Vợ ông ấy đã rời bỏ ông ấy và sau đó tái hôn ở Utah Territory. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự kiện tụng của John Hyde [16]. 11
  12. Trích dẫn Warrender v. Warrender, Lord Penzance đã thấy rằng: các thiết chế ở nước ngoài (bao gồm hôn nhân) không được xem là có hiệu lực theo English Law trừ phi chúng giống với các thiết chế của Anh. Về hôn nhân, English Law có thể không thừa nhận chế độ nhiều vợ nhiều chồng hoặc việc lấy vợ lẽ như là hôn nhân. Bởi vậy, ông ấy thấy rằng: theo truyền thống văn hóa, Tòa án không có đủ kiến thức để hình thành cơ sở cho các quyết định của Tòa án. Tòa án đã bác bỏ yêu cầu của Hyde [16]. Thẩm phán Lord Penzance đã tuyên bố: Tôi quan niệm rằng, hôn nhân, được hiểu theo đạo Cơ đốc, với mục đích này, có thể được định nghĩa như là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà [16]. Sau này, định nghĩa trên đã được thừa nhận rộng rãi trong hệ thống Common Law. Tuy nhiên, theo thời gian, nhận thức về “tính suốt đời” của hôn nhân có nhiều thay đổi. Ngày nay, vợ chồng có thể ly hôn nếu không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân. Dưới góc độ của người vợ, người chồng, hôn nhân được hiểu là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà để thiết lập một cam kết lâu dài và riêng biệt cùng nhau được hoàn thành một cách tự nhiên bằng việc sinh đẻ và nuôi nấng con cái. Nhiều người cho rằng, hôn nhân gồm sự liên kết toàn diện giữa vợ chồng, mối liên kết đặc biệt với con cái, tiêu chuẩn về tính bền vững lâu dài, chế độ một vợ một chồng và riêng biệt [15, tr246]. Đối với một số người theo quan điểm xét lại, hôn nhân là sự liên kết giữa hai người (không phân biệt giới tính) cùng cam kết một tình yêu lãng mạn, chăm sóc lẫn nhau và chia sẻ gánh nặng cũng như lợi ích trong cuộc sống gia đình. Bản chất hôn nhân là sự liên kết giữa trái tim và lý chí [15, tr246]. Luật Hôn nhân của New Zealand định nghĩa hôn nhân là sự liên kết giữa hai người không phân biệt giới tính, thiên hướng tình dục và đặc điểm giới 12
  13. tính của họ [17]. Luật Hôn nhân của Australia quy định: Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, tự nguyện ràng buộc suốt đời [25]. Hôn nhân tại Fiji là sự liên kết tự nguyện giữa một người đàn ông và một người đàn bà [18]. “Notes and Queries on Anthropology” định nghĩa: Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, khi đó đứa trẻ sinh ra từ người đàn bà được thừa nhận là con hợp pháp của hai vợ chồng [23]. Tại Mỹ, quan niệm phổ biến cho rằng: Hôn nhân là một hợp đồng dân sự giữa hai người [22, RCW 26.04.010] [28]. U. S Code định nghĩa về hôn nhân như sau: Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa người đàn ông và người đàn bà (hiện nay Mỹ đã công nhân hôn nhân đồng tính) với tư cách là vợ, chồng (Sec. 7, Chapter 1, Title 1). California Family Code (Art 300a) định nghĩa: Hôn nhân là mối quan hệ cá nhân nảy sinh bằng một hợp đồng dân sự giữa hai người. - Hệ thống Civil law Hệ thống Civil law tồn tại quan niệm phổ biến cho rằng hôn nhân là một hợp đồng. Louisiana Civil Code định nghĩa: Hôn nhân là một mối quan hệ pháp lý giữa một người đàn ông và một người đàn bà được tạo bởi một hợp đồng dân sự [34, Art 86]. Các nước như Pháp, Đức, Bỉ và tỉnh bang Québec, không đưa ra một định nghĩa về hôn nhân trong Bộ luật Dân sự nhưng dành hẳn một chương quy định về hợp đồng hôn nhân và hợp đồng hôn nhân phải tuân theo các quy định như đối với hợp đồng. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định: Hợp đồng hôn nhân chứa đựng các thỏa thuận về hôn nhân, điều chỉnh các mối quan hệ vợ chồng, các thỏa thuận về tài sản mà vợ chồng xác lập khi họ thấy cần thiết (ngoại trừ những quy định trái với phong tục tốt đẹp và trật tự công). Vợ chồng không 13
  14. thể có bất kỳ thỏa thuận hay từ chối nào làm thay đổi trật tự luật định về thừa kế. Vợ chồng có thể chỉ rõ luật áp dụng đối với chế độ hôn nhân của họ [32]. Tại Bỉ, hợp đồng hôn nhân được hiểu là một giấy tờ cho phép các cặp vợ chồng tương lai lựa chọn chế độ hôn nhân đặc biệt. Văn bản này phải được soạn thảo bởi một công chứng viên. Hợp đồng này cho phép các bên quy định các mối quan hệ về kinh tế và tài chính giữa vợ chồng, chứng minh sở hữu về tài sản, xác định cách thức quản lý tài sản của vợ chồng, nghĩa vụ tài chính của người này với người khác, thiết lập các quy tắc về chia sẻ kinh tế, sự tham gia của mỗi vợ chồng đối với các khoản nợ do một trong hai bên vợ chồng ký hợp đồng, thiết lập các quy tắc về số phận tài sản khi chấm dứt hôn nhân hoặc tặng cho giữa vợ chồng. Vợ chồng không bắt buộc phải ký kết một hợp đồng hôn nhân [31]. Bộ luật Dân sự tỉnh bang Québec (Canada) quy định: Hợp đồng hôn nhân cho phép thiết lập tất cả các quy định, ngoại trừ các quy định trái với các quy định bắt buộc của pháp luật và trật tự công [33]. Bộ luật Dân sự Cộng hòa liên bang Đức quy định: Với việc ký một hợp đồng hôn nhân, vợ chồng không những có thể quyết định về một chế độ hôn nhân thỏa thuận mà còn thay đổi những quy định cá nhân về chế độ hôn nhân riêng biệt [30]. - Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Luật Hôn nhân Trung Quốc không đưa ra một định nghĩa về hôn nhân nhưng quy định hôn nhân được hình thành trên cơ sở sự tự do lựa chọn, bình đẳng, không bị ép buộc giữa một người đàn ông và một người đàn bà [19]. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã có các quy định về thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Điều 19 Luật Hôn nhân năm 1980 sửa đổi bổ sung năm 2001). 14
  15. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân là một hợp đồng dân sự. Qua việc tìm hiểu một số quan niệm pháp lý về hôn nhân, có thể thấy rằng, quan niệm pháp lý về hôn nhân rất đa dạng và phong phú. Mỗi hệ thống pháp luật, trường phái pháp luật có quan niệm khác nhau về hôn nhân. Nhưng tựu chung lại, các quan niệm về hôn nhân đều thừa nhận hôn nhân có các đặc trưng sau: (1) Sự liên kết đặc biệt giữa hai người; (2) Sự đồng thuận, thỏa thuận, ý chí chung của hai bên; (3) Sự tự nguyện, tự do, bình đẳng bày tỏ ý chí, nguyện vọng; (4) Làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Về cơ bản, các quan niệm đều đề cao sự thiêng liêng, ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng của hôn nhân trong xã hội. Sự khác biệt trong các quan niệm về hôn nhân nằm ở việc xác định hôn nhân là một hợp đồng hay không phải là một hợp đồng. 1.1.1.2. Hôn nhân trong Kitô giáo Trong đời sống hôn nhân, hai người nam và nữ hợp nhất với nhau kiến tạo mái ấm vững bền, đáp ứng cho nhau nhu cầu sinh lý trong yêu thương, từ đó sinh ra con cái. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc vợ chồng phải trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly. Chính mục đích này mà trong đời sống hôn nhân đã được Thánh Kinh trong Sáng Thế Ký xác định và thuật lại, nó xảy ra trong vườn địa đàng. Lý do tại sao Thiên Chúa phú ban một người nội trợ và cũng là bạn đường cho người đàn ông, là để nâng đỡ lẫn nhau và để trở nên bạn đồng hành. "Người nam ở một mình không tốt. Ta sẽ làm cho nó một 15
  16. người trợ tá tương xứng với nó". Vì vậy, Thiên Chúa đã dựng nên một người nữ. Nhìn thấy người phụ nữ, Adam đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" Và Thánh Kinh đã kết luận: "Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt". Điều đó ngụ ý rằng hôn nhân không chỉ là một sự ràng buộc, nhưng nó là một thực thể mới, hay là một đời sống mới, một cuộc sống chung với nhau, đã được cấu tạo và trong thực tế chúng ta không bao giờ có thể tháo gỡ. Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân, không chỉ trong những khi vui tươi phấn khởi hay là hạnh phúc ngập tràn, mà ngay cả những khi gặp khốn khó, hoạn nạn hay ưu sầu [12]. Nhìn chung, trong Kitô giáo, hôn nhân do Chúa sắp đặt, là sự cam kết giữa hai người trước Chúa. 1.1.1.3. Hôn nhân trong Phật giáo Hôn nhân và gia đình cũng là một vấn đề lớn được Phật Thích Ca giảng dạy trong kinh điển. Phật giáo không xem hôn nhân như là một bổn phận tôn giáo mà cũng không phải một lễ ban phước được an bài nơi cõi Trời. Hôn nhân là một bổn phận cá nhân và xã hội, nó không phải là bắt buộc. Người đàn ông hoặc người phụ nữ có quyền tự do kết hôn hoặc ở độc thân. Ðiều này không có nghĩa là Phật giáo chống lại hôn nhân. Một xã hội phát triển qua một mạng lưới của những mối quan hệ có mối liên kết và hỗ tương lẫn nhau. Mỗi mối quan hệ là một sự cam kết chân thành để hỗ trợ và bảo vệ những người khác trong một nhóm hoặc một cộng đồng. Hôn nhân đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới của những mối quan hệ đem lại sự hỗ trợ và bảo vệ. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp cần phải nuôi dưỡng và phát huy dần dần từ sự hiểu biết chứ không phải bốc đồng, từ lòng chân thành thật sự chứ không phải là sự thỏa mãn nhất thời. Tập quán hôn nhân mang lại một nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển văn hóa, một sự kết hợp 16
  17. đầy thú vị giữa hai cá nhân được chăm sóc và thoát khỏi cô đơn, mất mát và sợ hãi. Trong hôn nhân, người này phát huy một vai trò kết hợp hài hòa, đem lại sức mạnh và dũng khí cho người kia, mỗi người thể hiện sự nhận thức đầy thông cảm và giúp đỡ người khác trong việc chăm sóc và cung cấp cho gia đình. Ðừng có ý tưởng cho là đàn ông hoặc đàn bà là kẻ cả - người này kết hợp hài hòa với người kia, hôn nhân là một sự kết hợp bình đẳng, dịu dàng, bao dung, và an vui [24]. 1.1.1.4. Hôn nhân trong Hồi giáo Hôn nhân trong Hồi giáo được gọi là Fâtiha hay Nikâh tùy thuộc vào mỗi cộng đồng Hồi giáo trên thế giới. Hôn nhân, theo pháp luật Hồi giáo, là một hợp đồng song phương, theo đó, hai người thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau. Sự tương hợp và giống nhau về ý nghĩ và nhu cầu của người chồng và người vợ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của hôn nhân [26]. Trong thế giới Ả Rập, quan niệm về hôn nhân đã có bước ngoặt quan trọng, theo đó, đề cao uy tín, sự thừa nhận và chấp thuận giữa hai người, đặc biệt là cô dâu. Hôn nhân được xem như là hợp đồng xã hội và kinh tế giữa hai gia đình [21]. Ngày nay, quan niệm về hôn nhân và bản chất của hôn nhân có sự thay đổi mạnh mẽ. Hôn nhân ngày nay không còn chỉ được hiểu theo nghĩa truyền thống như trước đây. Ví dụ như: Nếu như trước kia hôn nhân chỉ được công nhận giữa những người khác nhau về giới tính thì nay hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng được công nhận. Đồng thời, hôn nhân không chỉ được hiểu như là một thiết chế pháp luật mà còn được xem xét dưới góc độ một hợp đồng. Việc thay đổi quan niệm về hôn nhân đã đem lại cho hôn nhân sự sáng tạo, đa dạng và khả năng thích nghi. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, hôn nhân là một hợp đồng được giao kết trên cơ sở sự tự do, tự nguyện, 17
  18. đồng thuận, bình đẳng giữa hai người, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cũng xin lưu ý thêm rằng, hôn nhân là một hiện tượng xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chính trị, kinh tế - xã hội, lịch sử. Quan niệm về hôn nhân vận động và phát triển qua từng thời kỳ của lịch sử loài người và phải phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội. Những quan điểm, quan niệm lỗi thời về hôn nhân sẽ được xem xét loại bỏ (như quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong xã hội phong kiến, chế độ hôn nhân đa phu đa thê của một số nước Hồi giáo…). Trong phạm vi của đề tài này, tác giả không đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của hôn nhân (đây là đối tượng nghiên cứu của các đề tài khác về hôn nhân) cũng như không đề cập đến các quan điểm hôn nhân đã lỗi thời mà nghiên cứu, phân tích các quan niệm hôn nhân phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội. Có nghĩa là, tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hay chế độ hôn nhân “đa phu đa thê” không được xem là những đặc trưng của hôn nhân. 1.1.2. Bản chất của hôn nhân Hôn nhân là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn. Chính vì lẽ đó, bản chất của hôn nhân được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Với mỗi cách tiếp cận ta sẽ có cái nhìn khác nhau về hôn nhân. Sau đây, tác giả sẽ tìm hiểu về bản chất hôn nhân dưới góc độ nhân học, triết học và pháp lý. 1.1.2.1. Bản chất hôn nhân dưới góc nhìn nhân học TS. Đặng Thị Kim Oanh, trong bài viết “Đặc tính của hôn nhân từ những dữ liệu nhân học” đăng trên Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 9, số 3-2006, cho rằng: Hôn nhân là việc kết hợp tính giao giữa nam và nữ, nhưng không ở đâu, bất kỳ quốc gia nào, dù là khác nhau về chế độ 18
  19. chính trị xã hội, lại đồng nhất hôn nhân với quan hệ tính giao. Hôn nhân đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của nhân lọai là tái sản xuất con người. Khi cơ thể trưởng thành, bản năng tình dục của con người sẽ thúc dục hai giống tính khác nhau xích lại gần nhau để sinh sản, bảo tồn nòi giống và, do đó, hình thành mối giây tử hệ (filiation) mà trong đó con cháu được thừa hưởng (di truyền) di sản sinh lý của cả cha và mẹ. Không ai thay đổi được điều tự nhiên ấy. Đứng trước tử hệ những yếu tố nhân văn-xã hội của con người phải nhường ưu thế định đọat cho sinh lý tự nhiên. Nhưng quan hệ giới tính (mating) để sinh sản ra con người theo nghĩa sinh vật thì không cần có hôn nhân cũng vẫn thực hiện được. Hôn nhân không đồng nghĩa với quan hệ giới tính ở chỗ hôn nhân đem lại ý nghĩa xã hội - văn hóa cho quan hệ giới tính. Trong hôn nhân, không phải với bất kỳ ai cũng có thể xích lại gần. Hôn nhân giới hạn và xác định những người đàn ông, đàn bà nào được phép hay không được phép lấy nhau làm vợ hay chồng. Sự giới hạn ấy hoàn toàn do yếu tố văn hóa chi phối, không phụ thuộc vào yếu tố sinh lý tự nhiên. Trong “Nhân học, một quan điểm về tình trạng nhân sinh”của Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda, do nhà xuất bản Mayfield (USA) phát hành năm 2001, thì viết: “Một hôn nhân mẫu đòi hỏi phải có một người nam và một người nữ và quy định mức độ quan hệ tính giao các thành viên trong hôn nhân có thể có với nhau, xếp từ quan hệ độc quyền đến quan hệ ưu tiên. Hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng”. E. Adamson Hoebel, trong công trình Nhân chủng học khoa học về con người, do nhà xuất bản Mc Graw.Hill (USA) phát hành năm 2007 cho rằng: “Hôn nhân là một phức hợp của các tiêu chuẩn xã hội, nó định nghĩa và kiểm soát những quan hệ của một cặp vợ chồng đối với nhau, đối với thân quyến, con cái, và với xã hội nói chung”. 19
  20. Như vậy, dưới góc độ nhân học, bản chất của hôn nhân là quan hệ tính giao mang ý nghĩa văn hóa - xã hội. Hôn nhân được hình thành trên cơ sở bản năng giới tính của con người và chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa - xã hội. Hôn nhân tạo ra sự ràng buộc giữa hai cá thể và hình thành nên một hệ thống các mối quan hệ xã hội mới. Mục đích của hôn nhân là sinh sản và duy trì nòi giống. Việc lựa chọn người kết hôn do thiên hướng tình dục và giá trị văn hóa và xã hội của mỗi người quyết định. 1.1.2.2. Bản chất hôn nhân dưới góc nhìn triết học Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ăngghen cho rằng: Khi chế độ tư hữu xuất hiện, mẫu quyền bị sụp đổ và cùng với đó là bước chuyển sang chế độ thừa kế theo hệ cha. Thông qua hình thức trung gian của hình thái gia đình gia trưởng, chế độ hôn nhân cá thể và gia đình một vợ một chồng đã xuất hiện và duy trì cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, khi chế độ hôn nhân cá thể mới xuất hiện, theo Ph.Ăngghen, nó tuyệt nhiên không phải là “kết quả của tình yêu cá nhân giữa trai và gái” và cũng tuyệt nhiên “không dính dáng gì đến thứ tình yêu này cả”, không phải là “sự liên kết hoà hợp giữa đàn ông và đàn bà, và càng không phải là hình thức liên kết cao nhất” mà trái lại, “nó thể hiện ra là một sự nô dịch của giới này đối với giới kia, là việc tuyên bố sự xung đột giữa hai giới, sự xung đột mà người ta chưa từng thấy trong suốt thời kỳ tiền sử”. Trong xã hội tư sản, trong các giai cấp bị áp bức, trước hết là giai cấp vô sản, đang hình thành những cuộc hôn nhân mà trong đó, tình cảm yêu thương và kính trọng lẫn nhau giữ vai trò quyết định. Đó là sự liên kết tự nguyện của những con người bình đẳng. Ph.Ăngghen khẳng định: Trong lý thuyết đạo đức cũng như trong thơ ca, không một quan niệm nào được xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng bất cứ cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1