intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phạm nhiều tội theo Luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm nhiều tội, phân tích các quy định của BLHS, đánh giá thực tiễn, làm sáng tỏ những bất cập, vướng mắc để có kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về phạm nhiều tội và một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trên thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phạm nhiều tội theo Luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THÚY Ph¹m nhiÒu téi trong LuËt h×nh sù ViÖt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THÚY Ph¹m nhiÒu téi trong LuËt h×nh sù ViÖt Nam Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Thúy
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẠM NHIỀU TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................. 5 1.1. Khái niệm phạm nhiều tội............................................................... 5 1.2. Bản chất pháp lý, đặc điểm và chính sách xử lý đối với trường hợp phạm nhiều tội ........................................................... 10 1.2.1. Bản chất pháp lý của phạm nhiều tội............................................... 10 1.2.2. Đặc điểm của phạm nhiều tội .......................................................... 13 1.2.3. Chính sách xử lý đối với trường hợp phạm nhiều tội ...................... 14 1.3. Nhận thức chung về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ........................................................................ 17 1.4. Pháp luật hình sự một số nước về phạm nhiều tội ..................... 19 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHẠM NHIỀU TỘI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .............. 22 2.1. Khái quát Luật Hình sự Việt Nam về phạm nhiều tội giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1999.................................................. 22 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985 ............................................. 22 2.1.2. Theo Bộ luật hình sự 1985............................................................... 25 2.2. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về phạm nhiều tội ........................................................................................... 27
  5. 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện hành về phạm nhiều tội – những bất cập, vướng mắc và nguyên nhân ............ 33 2.3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về phạm nhiều tội ........................................................................................... 33 2.3.2. Những bất cập, vướng mắc và nguyên nhân ................................... 46 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHẠM NHIỀU TỘI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN ................................................................................... 57 3.1. Dự báo về tình hình phạm nhiều tội ............................................ 57 3.2. Cải cách tư pháp và yêu cầu hoàn thiện phạm nhiều tội .............. 60 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng phạm nhiều tội ............ 63 3.3.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về phạm nhiều tội .......... 63 3.3.2. Các giải pháp khác ........................................................................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự CNXH Chủ nghĩa xã hội CTTP Cấu thành tội phạm HĐXX Hội đồng xét xử TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận chế định nhiều tội phạm của Luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. Chế định phạm nhiều tội với tính chất là một dạng của chế định nhiều (đa) tội phạm. Từ trước đến nay, vấn đề này vẫn chưa bao giờ nhận được sự điểu chỉnh chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào trong phần chung của Bộ luật hình sự Việt Nam, mà thuật ngữ “phạm nhiểu tội ” chỉ được đề cập đến trong tên gọi của một điều luật “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội” tại BLHS 1985 trước đây và Điều 50 BLHS năm 1999 hiện hành. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đảm bảo nhận thức thống nhất và đúng đắn trong khoa học và thực tiễn bản chất pháp lý của chế định này và từ đó xác định đường lối xử lý phù hợp có tác dụng tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trên thực tế hiện nay, người thực hiện hành vi phạm tội thường phạm từ hai tội trở có nhiều dạng khác nhau. Vì vậy, khi quyết định hình phạt cần thiết áp dụng một hình phạt nghiêm minh nhưng cũng cần tính đến các dạng phạm nhiều tội khác nhau thể hiện được các nguyên tắc của luật hình sự, đường lối xử lý và yêu cầu phòng chống tội phạm. Đi sâu nghiên cứu vấn đề này mới có thể áp dụng chính xác pháp luật hình sự, giúp cho việc đánh giá tính chất vụ án, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và người phạm tội được khách quan, trên cơ sở đó mới có thể quyết định loại và mức hình phạt công bằng, có căn cứ và đúng pháp luật. Với mong muốn nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt khoa học chế định phạm nhiều tội và việc áp dụng chúng trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự 1
  8. về phạm nhiều tội trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. Đây chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Phạm nhiều tội theo Luật hình sự Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong khoa học luật hình sự, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phạm nhiều tội như Luận án Tiến sĩ luật học “Chế định nhiều tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê Văn Đệ; Luận văn Thạc sĩ luật học “Chế định phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Đặng Phú Lâm; Luận văn Thạc sĩ luật học “Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt” của tác giả Hoàng Chí Kiên và các bài viết: Các trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa; Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của tác giả Dương Tuyết Miên; Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và bị đưa ra xét xử cùng một lần của tác giả Phạm Văn Thiệu; Về áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần của tác giả Nông Trường Sinh… Những công trình nghiên cứu và bài viết này dù ở mức độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng đã thể hiện tương đối rõ nét khái niệm cũng như các trường hợp được coi là phạm nhiều tội. Những đề xuất trong các công trình, bài viết đó rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu và áp dụng trên thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm nhiều tội, phân tích các quy định của BLHS, đánh giá thực tiễn, làm sáng tỏ những bất cập, vướng mắc để có kiến nghị hoàn thiện các quy 2
  9. định của pháp luật về phạm nhiều tội và một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trên thực tế. - Từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: + Nghiên cứu, hệ thống những vấn đề lý luận về phạm nhiều tội; + Phân tích các quy định của pháp luật hình sự nước ta về phạm nhiều tội; + Đánh giá thực tiễn về phạm nhiều tội, làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân; + Đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về phạm nhiều tội và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó trên thực tế. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chế định phạm nhiều tội, nhất là các trường hợp cụ thể và có sự so sánh với quy định pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan khác có thẩm quyền trong việc giải quyết quyết các trường hợp phạm nhiều tội để đưa ra được thực trạng cũngựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là Chủ nghĩa Mac- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự, về Nhà nước pháp quyền và Cải cách tư pháp. Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn giải quyết các vấn đề được đưa ra nghiên cứu trong Luận văn. 3
  10. 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về chế định phạm nhiều tội. Những điểm mới cơ bản thể hiện trong mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 7. Ý nghĩa của luận văn Việc nghiên cứu đề tài “Chế định phạm nhiều tội theo Luật hình sự Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. - Luận văn góp thêm ý kiến vào việc nhận định các trường hợp được coi là phạm nhiều tội; - Luận văn góp phần nâng cao nhận thức của những người tiến hành tố tụng cũng như các chủ thể khác về chế định phạm nhiều tội; - Luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự trên thực tế. - Luận văn có thể được sử dụng như tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như áp dụng trên thực tiễn các quy định của luật hình sự về chế định người bào chữa. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định phạm nhiều tội theo Luật hình sự Việt Nam; Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự nước ta về chế định phạm nhiều tội và thực tiễn áp dụng; Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chế định phạm nhiều tội và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 4
  11. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẠM NHIỀU TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm phạm nhiều tội Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng, tuân theo các nguyên tắc và có các nhiệm vụ riêng. Với tính chất là ngành luật, luật hình sự được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó [34, tr.9]. Với hai nội dung như vậy mà ngành luật này có tên gọi gắn với một trong hai nội dung đó - tội phạm hoặc hình phạt. Tội phạm được quy định trong BLHS Việt Nam là tội phạm riêng lẻ và các tội phạm được thực hiện có thể mang tính chất độc lập hoặc có thể liên quan đến nhau. Thực tế cho thấy rằng, trường hợp phạm nhiều tội xảy ra rất nhiều trên thực tế với tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm tội đơn lẻ. Do sự khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm dẫn đến sự khác nhau về trách nhiệm hình sự giữa trường hợp phạm nhiều tội và phạm tội đơn lẻ mà không chỉ đơn thuần là phép cộng hình phạt thông thường. Chính vì vậy, BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đều đề cập và quy định khá cụ thể về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Tuy nhiên cả hai BLHS này đều chưa đưa ra được khái niệm “phạm nhiều tội”. Do đó, trong quá trình cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự chưa có sự đồng nhất trong việc áp dụng pháp luật về trường hợp này. Trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, trường hợp phạm nhiều tội còn bị nhầm lẫn với phạm tội nhiều lần, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp 5
  12. hay tái phạm. Các trường hợp này đều có những điểm chung nhưng vẫn có sự khác biệt rõ rệt về bản chất pháp lý. Trước hết để phân biệt phạm tội nhiều lần với phạm nhiều tội ta cần hiểu được khái niệm phạm tội nhiều lần. Cũng như phạm nhiều tội, BLHS chưa đưa ra khái niệm về trường hợp này, nhưng từ thực tiễn xét xử và quan điểm của các học giả nghiên cứu thì có thể hiểu: Phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một vụ án. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội đã phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường. Từ khái niệm trên, có thể phân biệt về hai trường hợp này như sau: Thứ nhất, phạm tội nhiều lần là một tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999. Trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội từ hai lần trở lên mà mỗi lần có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP cơ bản nhưng lần thứ nhất chưa bị phát hiện, chưa bị truy cứu TNHS, đến lần sau thì bị phát hiện và bị truy cứu TNHS theo mức độ tương ứng với CTTP cơ bản hay tăng nặng. Đối với phạm tội nhiều lần thì những hành vi phạm tội chỉ cấu thành một tội còn với trường hợp phạm nhiều tội thì có thể là một hành vi hoặc nhiều hành vi nhưng cấu thành từ hai tội trở lên và các khách thể trực tiếp bị xâm hại không phải là một khách thể như phạm tội nhiều lần. Đây là đặc điểm rõ ràng nhất để có thể phân biệt hai trường hợp này [18, tr.14]. Thứ hai, trong trường hợp phạm tội nhiều lần, người thực hiện tội phạm chỉ xâm hại đến một khách thể (một quan hệ xã hội), mặc dù đối tượng bị xâm hại có thể khác nhau. Còn đối với trường hợp phạm nhiều tội, người thực hiện tội phạm xâm hại đến các khách thể khác nhau. Ví dụ, Nguyễn Văn A 6
  13. biết Trần Văn B có hành vi trộm cắp tài sản là 01 chiếc xe máy Honda SH trị giá tài sản là 85.000.000 đồng của nhà ông C nhưng không trình báo với cơ quan công an mà còn che giấu tội phạm giúp B, đồng thời tiêu thụ rất nhiều tài sản mà B trộm cắp được. Trường hợp này, A bị đưa ra xét xử về hai tội: tội che giấu tội phạm (Điều 313 BLHS) và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS). Thứ ba, khi định tội danh và quyết định hình phạt trường hợp phạm tội nhiều lần, BLHS quy định phạm tội nhiều lần được coi là tình tiết tăng nặng khi đưa ra xét xử cùng một lúc (cùng một vụ án), nếu khi truy tố và xét xử ở các thời điểm khác nhau thì khi định tội danh và quyết định hình phạt không áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần mà phải theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 51 BLHS. Trong trường hợp phạm nhiều tội thì được đưa ra xét xử trong cùng một vụ án, Hội đồng xét xử xem xét định tội danh và quyết định hình phạt đối với từng tội sau đó tổng hợp hình phạt của tất cả các tội. Thực tế xét xử cũng cần phân tích hành vi phạm tội của từng tội, xem có thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần hay không, nếu có thì áp dụng tình tiết tăng nặng cho tội đó (có thể áp dụng điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS hoặc những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì khung được coi là tình tiết tăng nặng), sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội đối với bị cáo. Ngoài ra cần chú ý phân biệt phạm tội nhiều lần với phạm tội liên tục. Phạm tội liên tục là do một loạt hành vi phạm tội cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian nhằm đạt tới mục đích của tội phạm. Trong một loạt hành vi ấy, có hành vi đã thỏa mãn cấu thành tội phạm, có hành vi chưa thỏa mãn nhưng đều là tội phạm thống nhất. Ví dụ, với tội hành hạ người khác, có trường hợp bị cáo phạm tội liên tục do hàng loạt hành vi đối xử tàn ác với 7
  14. người lệ thuộc mình nhưng trong đó có những hành vi chưa cấu thành tội phạm mà phải tổng hợp các hành vi đó mới cấu thành tội phạm. Trường hợp phạm nhiều tội cũng giống trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm ở chỗ người phạm tội đều có hơn một lần thực hiện các tội phạm nhưng lại có những điểm khác biệt như: Thứ nhất, trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm vừa là tình tiết tăng nặng TNHS chung, vừa là tình tiết tăng nặng định khung thì phạm nhiều tội là trường hợp được đặt ra để cơ quan xét xử tổng hợp hình phạt đối với nhiều tội mà người phạm tội gây ra; Thứ hai, nếu như ở trường hợp phạm nhiều tội, người phạm tội có thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội cụ thể, cũng có thể là một hành vi nhưng các hành vi đó có dấu hiệu của nhiều tội phạm thì ở tái phạm, tái phạm nguy hiểm, người phạm tội phải luôn thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong những thời gian khác nhau. Thứ ba, người phạm tội trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã bị kết án về tội phạm trước, chưa được xóa án tích lại phạm tội mới còn ở trường hợp phạm nhiều tội thì người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong các tội phạm mà họ gây ra. Thứ tư, trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm đặt ra dấu hiệu hình thức lỗi của người phạm tội còn phạm nhiều tội thì không đặt ra dấu hiệu này [18, tr.16, 17]. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng không được quy định trong BLHS, cũng không được nhà làm luật giải thích cụ thể, không có khái niệm. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì Tòa án sẽ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích; Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sinh sống chính. 8
  15. Người phạm tội có tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp sẽ bị phạt với mức án nghiêm khắc hơn người phạm tội không có tình tiết này vì khi quyết định hình phạt, Tòa án sẽ áp dụng thêm tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 BLHS. Ví dụ, A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu nhập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là phạm tội nhiều lần, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Ví dụ, B đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản, tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Qua nghiên cứu và thực tiễn đã có tổng kết về khái niệm phạm nhiều tội. “Phạm nhiều tội” gồm hai khái niệm “phạm tội” và “nhiều”, trong đó “phạm tội” là hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm được mô tả trong các quy định của BLHS, còn “nhiều” được hiểu là từ hai trở lên. Theo định nghĩa này, Từ điển luật học đã xây dựng khái niệm phạm nhiều tội như sau: “Chủ thể có nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ có một hành vi mà hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau thì phạm nhiều tội”. 9
  16. Trong BLHS hiện hành, phạm nhiều tội chỉ gắn với chế định quyết định hình phạt và là một trường hợp đặc biệt của quyết định hình phạt. Đây chính là nội dung quy định tại Điều 50 BLHS về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Và Điều 51 BLHS quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án thì thời điểm đưa ra xét xử của các tội danh này khác nhau còn theo Điều 50 khi đưa ra xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, do đó cần phải chú ý áp dụng đúng quy định của BLHS để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Tác giả đồng tình với quan điểm về phạm nhiều tội mà Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập 1) của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra, “phạm nhiều tội là trường hợp người có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng đã thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó”. Và có thể hiểu quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là xác định loại và mức hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm nhiều tội và bị đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó [34, tr.285]. 1.2. Bản chất pháp lý, đặc điểm và chính sách xử lý đối với trường hợp phạm nhiều tội 1.2.1. Bản chất pháp lý của phạm nhiều tội Khoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn xét xử khi xem xét việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đã ghi nhận hai trường hợp của phạm nhiều tội, đó là: người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi này cấu thành một tội riêng. Những hành vi này có thể có mối liên quan với nhau hoặc không, người phạm tội có một hành vi phạm tội nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội khác nhau. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, không phải cứ có nhiều hành vi phạm tội thì bị coi là phạm nhiều tội và không phải cứ có một hành vi phạm tội thì chỉ bị coi là phạm một tội. 10
  17. - Trường hợp người phạm tội thực hiện một hành vi phạm tội nhưng hành vi phạm tội đó lại cấu thành hai hay nhiều tội phạm khác nhau. Người phạm tội ở đây bị coi là phạm nhiều tội khi không có tội phạm nào loại trừ được tội phạm còn lại do tội còn lại này được coi là không đáng kể so với tội phạm đó. Trong trường hợp này có thể xảy ra các khả năng sau: Một là, hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau. Ví dụ, Lê Văn H đã gài mìn vào nhà anh P với mục đích giết cả gia đình anh P để trả thù. Hành vi đó của H cấu thành hai tội cụ thể là tội giết người và hủy hoại tài sản vì tội phạm A muốn thực hiện là tội giết người nhưng sử dụng công cụ phạm tội là mìn (có tính sát thương và phá hủy trên phạm vi rộng) nên đã gây thêm thiệt hại về vật chất do gia đình anh P. Do đó có thể xác định đây là trường hợp một hành vi cấu thành nhiều tội. Hai là, hành vi phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm của hai tội khác nhau. Ví dụ, một người cố ý cho người khác mượn súng mà mình biết rõ dùng súng đó để đi giết người cướp tài sản. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của người cho mượn súng đồng thời thỏa mãn dấu hiệu của hành vi đồng phạm giết người (theo Điều 93 trong mối liên hệ với Điều 20 BLHS) và đồng phạm tội cướp tài sản (Điều 133 trong mối liên hệ với Điều 20 BLHS). Ba là, hành vi phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể và thỏa mãn cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm của một tội phạm khác. Ví dụ, nhân viên hải quan đã nhận lợi ích vật chất của người khác rồi cho họ đưa hàng hóa quan biên giới một cách trái phép. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội vừa thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ theo Điều 279, vừa thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm tội buôn lậu (Điều 153 trong mối liên hệ với Điều 20 BLHS). Một điểm cần chú ý ở đây là có thể có những cặp CTTP có quan hệ đặc 11
  18. biệt với nhau mà một khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn một CTTP thì cũng đồng thời thỏa mãn CTTP kia. Do vậy, trong trường hợp này, hành vi phạm tội tuy thỏa mãn nhiều CTTP nhưng không thể áp dụng tất cả các điều luật quy định CTTP đó mà chỉ được phép chọn một trong số đó để áp dụng. Đây là trường hợp thỏa mãn nhiều CTTP về hình thức đã được nêu ở phần trên. Quan hệ đặc biệt của những cặp CTTP trong trường hợp này như quan hệ giữa trường hợp bình thường với trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Ví dụ, quan hệ quan hệ giữa tội giết người quy định tại Điều 93 với tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94; quan hệ giữa trường hợp chung với trường hợp riêng, ví dụ, giữa tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông quy định tại Điều 202 (trong trường hợp làm chết người). Đây là quan hệ giữa tội vô ý làm chết người trong trường hợp chung với tội vô ý làm chết người trong trường hợp cụ thể (trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ). Hoặc có trường hợp là quan hệ thu hút, ví dụ, quan hệ giữa tội đe dọa giết người quy định tại Điều 103 với tội cướp tài sản quy định tại Điều 133, đây là quan hệ giữa cấu thành tội phạm bị thu hút và cấu thành tội phạm thu hút. Trong trường hợp này, khi hành vi thỏa mãn cấu thành tội cướp tài sản, nếu đe dọa dùng vũ lực tước đoạt tính mạng thì cũng đồng thời thỏa mãn cấu thành tội giết người nhưng chỉ được chọn cấu thành tội cướp tài sản (cấu thành tội phạm thu hút) để áp dụng. - Trường hợp nhiều hành vi phạm tội độc lập thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau. Ví dụ, người phạm tội sau khi lấy trộm tài sản đã đốt nhà để phi tang. Đây là trường hợp có nhiều hành vi phạm tội, hành vi lấy trộm tài sản cấu thành tội trộm cắp tài sản còn hành vi đốt nhà thỏa mãn cấu thành tội hủy hoại tài sản. Điều cần chú ý ở đây là không phải cứ có nhiều hành vi phạm tội 12
  19. khác nhau là thuộc trường hợp phạm nhiều tội mà có khi các hành vi đó chỉ được coi là thỏa mãn một cấu thành tội phạm. Ví dụ, trường hợp chiếm đoạt chiếc xe máy của người đi đường bằng cách đã dọa đâm chết họ là trường hợp người phạm tội thực hiện hai hành vi cụ thể, nhưng những hành vi đó đều thuộc cấu thành tội cướp tài sản nên đây vẫn là trường hợp có một hành vi phạm tội. Trường hợp này khác với trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi nhưng những hành vi đó là không thuộc cùng một cấu thành tội phạm. Như vậy, trong trường hợp phạm nhiều tội, hành vi của người phạm tội có thể đồng thời là những hành vi thực hành của hai tội khác nhau hoặc có thể là hành vi thực hành của tội phạm này và là hành vi đồng phạm của tội phạm khác hoặc có thể đồng thời là hành vi đồng phạm của hai tội khác nhau. Trên thực tế, một hành vi phạm tội còn có thể vừa thỏa mãn một cấu thành tội phạm cụ thể, vừa thỏa mãn tình tiết định khung tăng nặng của một tội phạm khác. Ví dụ, hành vi hành hung để tẩu thoát sau khi trộm cắp tài sản đã gây thương tích cho chủ tài sản. Trường hợp này, hành vi hành hung vừa thỏa mãn dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104, vừa thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng tội trộm cắp tài sản (khoản 2 Điều 138 BLHS). - Trường hợp nhiều hành vi phạm tội độc lập nhưng có liên quan với nhau thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau. Đây là dạng phạm nhiều tội mà chủ thể thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn nhiều CTTP nhưng các hành vi đó không có quan hệ với nhau. Ví dụ, một người có hành vi trộm cắp tài sản và hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các hành vi này được xét xử trong cùng một lần. Trường hợp này người phạm tội đã phạm hai tội là tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 1.2.2. Đặc điểm của phạm nhiều tội 13
  20. Phạm nhiều tội là một dạng đặc biệt của hành vi phạm tội, thể hiện rõ ở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Mức độ nguy hiểm cho xã hội được hiểu là chuẩn đánh giá so sánh tính nguy hiểm cho xã hội giữa các trường hợp phạm tội cụ thể đã thực hiện thuộc khung hình phạt của cùng tội phạm. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cụ thể đều được thể hiện qua sự thống nhất của hai yếu tố là mức độ phủ định khách quan của tội phạm (mức độ gây thiệt hại) và mức độ phủ định chủ quan của tội phạm (mức độ lỗi). Thứ nhất, về mức độ gây thiệt hại của tội phạm thì trong trường hợp này, người phạm tội phạm nhiều tội tức là từ hai tội trở lên, mỗi tội phạm đều có đối tượng bị xâm hại, tác động riêng. Do đó, khi xét về mức độ thiệt hại thì phạm nhiều tội thường gây ra thiệt hại lớn hơn so với trường hợp phạm tội đơn lẻ. Điều này dẫn đến hậu quả pháp lý mà người đó phải chịu cũng nghiêm khắc hơn rất nhiều. Thứ hai, về mức độ lỗi của tội phạm. Ý chí quyết tâm phạm tội của chủ thể trong trường hợp phạm nhiều tội bao giờ cũng cao hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ, đồng thời xét về khả năng nhận thức tính nguy hiểm của hành vi phạm tội thì trong trường hợp này, chủ thể cũng thấy được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cao hơn vì hành vi phạm tội của họ cùng một lúc xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau. 1.2.3. Chính sách xử lý đối với trường hợp phạm nhiều tội Là bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách hình sự, chính sách xử lý tội phạm bao gồm chính sách xử lý chung cho tất cả các loại tội phạm và chính sách xử lý đối với nhóm tội hoặc loại tội phạm cụ thể. Trong đó chính sách xử lý chung có tính ổn định tương đối còn chính sách xử lý những nhóm tội hoặc loại tội phạm cụ thể có tính linh hoạt hơn, có thể thay đổi theo tình 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2