intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

66
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích giải quyết những vấn đề sau: Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN; Nghiên cứu làm rõ và đánh giá việc thực thi các quy định của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN ở Việt Nam; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN ở Việt Nam;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HẢI QUÂN PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG T¹I C¸C KHU C¤NG NGHIÖP ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HẢI QUÂN PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG T¹I C¸C KHU C¤NG NGHIÖP ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. MAI HẢI ĐĂNG HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Hải Quân
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG, PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP.................................................. 10 1.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng .............. 10 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường........ 10 1.1.2. Vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường ........ 12 1.2. Tổng quan về Khu công nghiệp (KCN) .......................................... 14 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm KCN.............................................................. 14 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam ........................ 16 1.3. Những vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại các khu công nghiệp ở Việt Nam ..................................................... 19 1.3.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN ..................... 19 1.3.2. Đặc điểm và nội dung pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN ở Việt Nam ........................................................................... 22 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM .... 28 2.1. Thực trạng quy định về thông tin môi trƣờng tại các KCN......... 28 2.1.1. Các quy định pháp luật về thông tin môi trường tại KCN ................. 28 2.1.2. Nội dung và hình thức thông tin môi trường tại KCN ....................... 29 2.2. Thực trang quy định về đánh giá tác động môi trƣờng KCN ...... 30 2.2.1. Nội dung quy định về đánh giá tác động môi trường KCN ............... 30 2.2.2. Việc thực thi pháp luật đánh giá tác động môi trường tại KCN ở Việt Nam............................................................................................. 37
  5. 2.3. Thực trạng quy định về quản lý chất thải tại các KCN ................ 39 2.3.1. Các quy định về quản lý chất thải ...................................................... 39 2.3.2. Hoạt động quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường tại KCN ........................................................................ 42 2.3.3. Hoạt động quản lý và xử lý khí thải tại KCN ..................................... 45 2.3.4. Hoạt động thu gom, xử lý nước thải tại KCN .................................... 47 2.3.5. Hoạt động quản lý thu gom chất thải nguy hại .................................. 49 2.4. Thực trạng quy định về quan trắc môi trƣờng tại các KCN........ 52 2.4.1. Khái niệm và nội dung các quy định pháp luật về quan trắc môi trường KCN ........................................................................................ 52 2.4.2. Việc thực thi pháp luật về quan trắc môi trường ở Việt Nam ............ 54 2.5. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm pháp luật tại các KCN .... 56 2.5.1. Các quy định pháp luật hiện hành về thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại KCN......................... 56 2.5.2. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại KCN ở Việt Nam ............................................ 57 2.5.3. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường KCN ở Việt Nam ......................................................................................... 68 2.6. Đánh giá pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại khu công nghiệp và thực tiễn thi hành tại Việt Nam ............................ 73 2.6.1. Kết quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN ................................................................. 73 2.6.2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân........................................ 77 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ...................................................... 82 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng KCN ở Việt Nam .................................................................. 82 3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện ............................................................................. 82 3.1.2. Định hướng hoàn thiện ....................................................................... 85
  6. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng KCN ở Việt Nam hiện nay .................................................. 86 3.2.1. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN ............................................................................. 86 3.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách để đầu tư nguồn lực cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN ............................................. 92 3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng KCN ở Việt Nam............................................... 92 3.3.1. Cơ chế, chính sách tăng cường hiệu quả quản lý môi trường ............ 92 3.3.2. Nhóm các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó, xử lý ô nhiễm môi trường ............................................................................... 94 3.3.3. Nhóm các công cụ kinh tế tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường ....... 96 3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ............................................ 97 3.3.5. Nhóm các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật các bên liên quan để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường .......................................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa BTTH Bồi thường thiệt hại BVMT Bảo vệ môi trường CCN Cụm công nghiệp CNH Công nghiệp hóa CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn ĐTM Đánh giá tác động môi trường HĐH Hiện đại hóa HTXLNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KTTĐ Kinh tế trọng điểm ÔNMT Ô nhiễm môi trường VPHC Vi phạm hành chính
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp (KCN) trên phạm vi cả nước tuy đã được cải thiện nhưng trên thực tế, chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại (gọi chung là chất thải), gây tác động xấu đến môi trường. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 12/2018, cả nước có 283 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 78 nghìn ha. Theo Tổng cục Môi trường, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm do hoạt động công nghiệp bắt nguồn từ việc xả các loại chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) vào môi trường. Mặc dù mô hình tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp tạo thuận lợi cho quản lý chất thải, nhưng đến nay bên cạnh một số khu công nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải, vẫn còn nhiều khu công nghiệp chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho thấy, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành để giảm chi phí. Bình quân mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra hàng chục nghìn tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Hầu hết nước thải đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng ngập 1
  9. úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm môi trường không khí ở các khu công nghiệp chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Tại các khu công nghiệp này, ô nhiễm chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Các chuyên gia môi trường cảnh báo, nhiều loại khí khác có ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà không ngửi thấy bằng khứu giác đang diễn ra phổ biến ở các khu công nghiệp hiện nay. Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo tổng hợp tại Hội nghị toàn quốc bảo vệ môi trường năm 2018. Cụ thể, hàng năm, cả nước phát sinh hơn hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế. Đặc biệt, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; lưu lượng xả thải trên 2 triệu m3/ngày nhưng có tới 70% lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5-12%. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Hàng năm có hàng triệu mét khối nước chưa qua xử lý đổ xuống các dòng sông như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Lừ, .v.v. Ngoài ra, rất nhiều chất thải là hóa chất, chất độc hại đã được tạo ra khi ngành nghề sản xuất thay đổi trong khi quy trình xử lý chất thải vẫn giữ nguyên như cũ. Điều này đồng nghĩa với việc những hóa chất mới này hầu như không được xử lý, hoặc sau khi xử lý vẫn giữ nguyên yếu tố độc hại khi thải ra môi trường, dẫn đến những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho cộng đồng dân cư và chính những lao động trong khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp nằm trong địa bàn dân cư. 2
  10. Thực tiễn này đặt ra vấn đề là phải hoàn thiện các cơ chế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN một cách có hiệu quả để bảo vệ môi trường, trong đó có việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.Vấn đề đặt ra, quy định và thực thi pháp luật, trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN như thế nào để vừa giữ gìn được một môi trường không khí sạch, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân đồng thời vẫn có các điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước là vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy Luật quy định còn khá chung chung, nhiều thiếu sót, chưa mang tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ thể dẫn tới khó khả thi. Ví dụ: về nội hàm kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN chưa được làm rõ, quy định về đánh giá tác động môi trường ở các KCN còn thiếu sót dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn có thể lách qua các quy định pháp luật để không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thiếu các quy định về phí bảo vệ môi trường với khí thải, về xác định thiệt hại môi trường tại KCN,... Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn môi trường ở các KCN hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới; chưa có quy định cụ thể về quy chuẩn môi trường trong các khu chế xuất, KCN phát triển theo hướng mới. Những điểm thiếu sót hạn chế trong các quy định pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân trong thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Liên minh thuế quan Nga, Kazakhstan, Belarusia,... Việc tham gia vào các sân chơi chung này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước phù hợp với 3
  11. luật chơi chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường ở các KCN nói riêng, ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Công ước khung về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc, Nghị định thư Kyoto về ứng phó với biến đổi khí hậu, Công ước về bảo vệ tầng ozon,... Bởi vậy, nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN là một đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó Nhà nước có rất nhiều trách nhiệm trong đó có việc phải kiểm soát các mặt trái của kinh tế thị trường (phát triển lệch lạc), trong cái lệch lạc đó là việc ngăn chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường ở các KCN là rất quan trọng. Nhà nước phải đảm bảo môi trường sống trong lành, an toàn, lành mạnh nhằm đảm bảo quyền lợi về tự nhiên của con người, và để thực hiện được điều này, Nhà nước phải sử dụng pháp luật. Ngoài ra, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM” là đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường tại các KCN được Đảng, Nhà nước đặc biệt là những nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Để nghiên cứu đề tài “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam” tác giả đã tham khảo những tài liệu về bảo vệ môi trường tại các KCN để tìm ra những điểm riêng trong pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN. Nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường tại các KCN trong thời gian qua có một số tài liệu, công trình như sau: 4
  12. - “Pháp luật về bảo vệ môi trường tại KCN ở Việt Nam” của tác giả Doãn Hồng Nhung, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 là tài liệu nghiên cứu tổng quan về những vấn đề lý luận về khu công nghiệp và pháp luật bảo vệ môi trường KCN; thực trạng và thực tiễn thi hành ở Việt Nam; các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường KCN; - “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường KCN ở Việt Nam” của tác giả Doãn Hồng Nhung, Nhà xuất bản Xây dựng năm 2016 là tài liệu tập trung đánh giá thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại KCN và thực tiễn thi hành ở Việt Nam; - “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam” của tác giả Bùi Đức Hiển, NXB Chính trị quốc gia là tài liệu tập trung đánh giá những vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. - Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 “Môi trường Khu công nghiệp”; - Báo cáo “Nhiệm vụ Quan trắc và Phân tích Môi trường công nghiệp tại một số khu công nghiệp thuộc các tỉnh phía Bắc”, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2006 - 2008; - Dự án “Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp/khu chế xuất và xây dựng cơ chế nhằm quản lý có hiệu quả đối với loại hình kinh doanh dịch vụ này”, Tổng cục Môi trường, 2009; - Đề tài "Nghiên cứu giải pháp khắc phục những tồn tại, xác định định hướng và lộ trình thực hiện chiến lược quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam đến 2020”, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng. 2006. - Đề tài "Khảo sát đánh giá xây dựng mô hình quản lý môi trường tại các khu công nghiệp Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp. 2006. 5
  13. Các tài liệu nghiên cứu trên đã khái quát tổng thể pháp luật về bảo vệ môi trường các KCN ở Việt Nam tuy nhiên chưa nêu bật được các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại các KCN. Do vậy trên cơ sở tham khảo các tài liệu trên tác giả tập trung nghiên cứu nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng có sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường tại các KCN nói riêng cũng như một số các quy định pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN. - Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn xoanh quanh pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích giải quyết những vấn đề sau: - Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN; - Nghiên cứu làm rõ và đánh giá việc thực thi các quy định của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN ở Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN ở Việt Nam; 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,... 6
  14. Đồng thời luận văn còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Chính phủ và các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,.. và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet,... Cụ thể: - Phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hành vi xả thải các chất thải của các cá nhân, tổ chức với ô nhiễm môi trường KCN; mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường KCN và biến đổi khí hậu và nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN bằng pháp luật; - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quan điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN nhằm đưa ra được khung pháp luật hoàn thiện kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. - Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia, các nhà quản lý để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của môi trường, ô nhiễm môi trường, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn chuyên gia cũng nhằm xác định các khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN; - Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN, so sánh đưa ra các số liệu để đánh giá thực trạng, rút ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy định và thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, để đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi 7
  15. trường ở các KCN, tác giả dự kiến sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu ý kiến quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và người dân về vấn đề này. - Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN ở Việt Nam đồng thời dự báo xu hướng phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN trong tương lai gần. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN ở Việt Nam là công trình nghiên cứu quy mô, mới, từ góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở các quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Luận văn nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ lý luận, pháp lý đến thực tiễn về quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN ở Việt Nam, đối chiếu pháp luật hiện hành với pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới để mổ xẻ, phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ đó đưa ra nhu cầu, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo với các cơ quan lập pháp, lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung; cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành luật. Luận văn cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thực tiễn trong quá trình thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường tại các KCN ở Việt Nam. 8
  16. 7. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nôi dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam; Chương 3: Đề xuất, hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp tại Việt Nam. 9
  17. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG, PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Theo đó sự biến đổi các thành phần môi trường có thê bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được phân loại thành các loại sau đây [34, tr.64]. - Chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm tích lũy (tiếng ồn); - Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa a xít) và trên phạm vi toàn cầu (chất CFC); - Chấy gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hóa chất dùng cho nông nghiệp); - Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu). Theo khoản 18 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: Kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn 10
  18. chặn và xử lý ô nhiễm môi trường. Khái niệm trên thể hiện ở nhiều khía cạnh như mục đích kiểm soát, chủ thể kiểm soát, cách thức và công cụ kiểm soát, nội dung kiểm soát. Cụ thể [34, tr. 69]: - Mục đích chính của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường (ÔNMT) là phòng ngừa, khống chế không để ÔNMT xảy ra đó là quá trình con người ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Còn nếu vì những lý do khác nhau mà ÔNMT vẫn xảy ra thì kiểm soát ÔNMT chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. - Chủ thể của kiểm soát ÔNMT không chỉ là nhà nước mà còn bao gồm các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,.. là trách nhiệm của toàn xã hội. - Kiểm soát ÔNMT không chỉ được thực hiện bằng các biện pháp mệnh lệnh - kiểm soát, bằng các công cụ hành chính mà còn được thực hiện đồng bộ bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và thị trường. - Nội dung chính của hoạt động kiểm soát ÔNMT gồm: Thu thập, quản lý và công bố các thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ÔNMT; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Qua đó, ta thấy kiểm soát ÔNMT được hiểu một cách tổng quát là một sự tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó. Đồng thời là sự tổng hợp các hoạt động, hành động biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa và khống chế không cho sự ô nhiễm xẩy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ 11
  19. 1.1.2. Vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường Pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường là hướng tới bảo vệ những lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng và xã hội. Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội, là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, mọi hành vi, xử sự của con người đều phải tuân theo pháp luật, vấn đề kiểm soát môi trường cũng không phải ngoại lệ. Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và là cơ sở pháp lí cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường. Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó sẽ được phổ biến một cách rộng rãi. Bằng quyền lực của mình Nhà nước sẽ bảo đảm thực thi Luật hiệu quả. Báo cáo chuyên đề, những nội dung cơ bản, các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, yêu cầu các cá nhân tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho pháp luật được thi hành, trừng phạt, thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thứ hai, pháp luật là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường. Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương”. Pháp luật bảo vệ môi trường đã quy định sự thống nhất các cơ 12
  20. quan nhà nước, xây dựng hệ thống các cơ quan quản lí đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường trong phạm vi cả nước, từ trung ương tới địa phương. Tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động bảo vệ môi trường. Thứ ba, pháp luật là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường (Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2014). Nhà nước khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường,… Việc thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lý vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Thứ tư, pháp luật là cơ sở pháp lí cho công tác kiểm soát môi trường. Theo những quy định của pháp luật, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường được các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả, có tác động to lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kịp thời phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai lệch, gây tổn hại đến môi trường. Đồng thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện theo đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2