intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

47
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 2 chương trình bày một số vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng; thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Viêt Nam; giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU TRANG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU TRANG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Toàn Hà Nội - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Thu Trang
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................... 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 5 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3 5. Tình hình nghiên cứu và tính mới của kết quả luận văn ........................ 3 6. Bố cục của đề tài .......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG .............................................. 5 1.1. Những vấn đề chung về bao thanh toán................................................. 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................... 5 1.1.2. Lợi ích của các bên khi sử dụng bao thanh toán ........................... 12 1.1.3. Các loại hình bao thanh toán ................................................................ 20 1.2. Sự cần thiết và nhận diện mô hình pháp luật điều chỉnh quanhệ bao thanh toán ...................................................................................................... 25 1.2.1. Sự cần thiết về pháp luật điều chỉnh quan hệ bao thanh toán ....... 25 1.2.2. Nhận diện mô hình hoạt động bao thanh toán ở một số nước trên thế giới và khái niệm pháp luật bao thanh toán ...................................... 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32 CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VỀ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM...................................................................................................... 33 2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam............................................................................................ 33 2.1.1. Cơ sở pháp lý, các nguyên tắc, phân loại và phương thức bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam ....................................................... 33 2.1.2. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán ............................................. 36 2.1.3. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán ......................................... 39
  5. 2.1.4. Hợp đồng bao thanh toán .............................................................. 41 2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên..................................................... 48 2.1.6. Quy trình hoạt động bao thanh toán.............................................. 52 2.1.7. Phí dịch vụ bao thanh toán ............................................................ 54 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động Bao thanh toán ở nƣớc ta hiện nay . 56 2.3. Một số khó khăn vƣớng mắc trong pháp luật, nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam ......................................................... 59 2.3.1. Một số bất cập trong Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ................................................................... 59 2.3.2. Nhận thức về bao thanh toán còn tương đối mới mẻ .................... 61 2.3.3. Chi phí bao thanh toán khá cao gây e ngại cho các doanh nghiệp 61 2.3.4. Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng ................................................................................................................. 61 2.3.5. Hạn chế của trình độ hiểu biết về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế ..................................................................................................... 62 2.3.6. Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế ........................... 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................... 64 CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM ............................................................................ 65 3.1. Đánh giá những thuận lợi để phát triển hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 65 3.1.1. Bao thanh toán nội địa .................................................................. 65 3.1.2. Bao thanh toán quốc tế .................................................................. 66 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán ở nƣớc ta .................................................................... 68 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ..................................................... 68 3. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán ................................................................................................................. 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 87 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 89
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BTT : Bao thanh toán (Factoring) CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước D/A : Document against Acceptance (Nhờ thu trả chậm) DN : Doanh nghiệp D/P : Document against Payment (Nhờ thu) ĐVBTT : Đơn vị bao thanh toán FCI : Factors Chain International (Mạng lưới Bao thanh toán quốc tế). HĐ : Hợp đồng KH : Khách hàng KPT : Khoản phải thu L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng) NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NK : Nhập khẩu TSBĐ: Tài sản bảo đảm T/T : Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện) XK : Xuất Khẩu
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu của BTT nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR)…………………………………………………………60 Biểu đồ 2.2. Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR)……………………………………………..61
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là con đường đầy gian nan và khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá thì cơ hội và thách thức càng lớn. Đứng trước những đòi hỏi của nền kinh tế năng động là sự đòi hỏi một cơ chế hoạt động nhạy bén và chuẩn mực. Do đó, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung cần đưa ra những chính sách hợp lý và khả thi. Nhất là phải theo kịp các nước phát triển về công nghệ và dịch vụ. Đồng thời, với việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, tham gia các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh hàng hóa dịch vụ ngoại thương. Mặt khác, việc tham gia các tổ chức, các nhóm, khối tài chính quốc tế cũng tạo cho Việt Nam những áp lực nhất định về nhiều mặt như: hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, lành mạnh hệ thống tài chính,…Hiện tại ở Việt Nam, dịch vụ bao thanh toán mới được hình thành và chủ yếu là bao thanh toán trong nước. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập, bao thanh toán là một trong những sản phẩm mà chúng ta phải áp dụng để bắt kịp với tốc độ phát triển chung, đặc biệt là mảng bao thanh toán quốc tế. Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây được xem như một hình thức trợ vốn cho người bán hàng nhằm đảm bảo 1
  9. quyền lợi cũng như nguồn vốn luân chuyển để tiếp tục sản xuất, tránh tình trạng ứ đọng vốn làm giảm khả năng kinh doanh của bên bán hàng. Với hình thức cấp tín dụng mới mẻ này, cho phép bên bán hàng có được những quyền lợi nhất định. Tuy nhiên, hình thức bao thanh toán manh nha xuất hiện ở nước ta từ đầu thập niên 90 nhưng phải đến năm 2004 mới chính thức hoạt động ở Việt Nam sau khi Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có hiệu lực, đến nay hình thức này còn khá mới và lạ lẫm đối với nhiều doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam. Thêm vào đó, các quy định của pháp luật về phương thức này còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, sau khi tìm hiểu tôi xin mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề bao thanh toán với đề tài: “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. Với trình độ và nhận thức còn hạn chế, đề tài sẽ còn rất nhiều khuyết điểm, do đó, kính mong Quí thầy cô và các bạn cùng tham gia góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./. 2. Mục đích nghiên cứu Một là, trung nghiên cứu làm rõ lý luận về hoạt đông bao thanh toán như nguồn gốc, bản chất, quy tắc hoạt động của bao thanh toán. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện và phát triển hoạt động dịch vụ bao thanh toán ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Đồng thời, tập trung nghiên cứu tình hình phát triển hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng vào nước ta. Hai là, căn cứ lý luận về bao thanh toán và pháp luật về bao thanh toán
  10. đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về hình thức bao thanh toán, thực trạng phát triển hoạt động bao thanh toán ở nước ta và tìm ra nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động này ở Việt Nam. Đánh giá khách quan về chính sách pháp luật điều chỉnh bao thanh toán ơ nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bao thanh toán. Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật học về lý luận và dựa trên các quy định pháp luật hiện hành gắn với tình hình phát triển dịch vụ bao thanh toán cũng như pháp luật về bao thanh toán ở một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng thực tiễn nước nhà. Đồng thời, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được xây dựng dựa trên tổng hoà của các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân - tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê dựa trên tư tưởng Mac - LêNin. 5. Tình hình nghiên cứu và tính mới của kết quả luận văn Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng được đưa vào hoạt động ở Việt Nam chính thức từ năm 2004 đến nay. Với 10 năm ra đời, hoạt động và phát triển, hoạt động này đã bước đầu thu được những thành quả đáng ghi nhận và nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Ví dụ như Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Thu Hiền với “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàng công thương tại Việt Nam”, hay đề tài “Tình 3
  11. hình thực hiện bao thanh toán ở Việt Nam và một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán ứng dụng vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thái Bảo Luân,... Tuy nhiên, các tác giả thường tập trung nghiên cứu nghiệp vụ kinh tế về bao thanh toán của các ngân hàng thương mại ở nước ta mà chưa chú trọng đến pháp luật điều chỉnh hoạt động này ở Việt Nam. Trong khi hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về nghiệp vụ này còn nhiều hạn chế, chưa thực sự linh động và nhất quán. Chính vì thế, ở đề tài này tác giả muốn tìm hiểu một cách thống nhất tạo cơ sở tiền đề nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghiệp vụ bao thanh toán. Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ lý luận về bao thanh toán và pháp luật về bao thanh toán trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khoa học và kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật về bao thanh toán ở một số nước trên thế giới. Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam, làm rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục. Thứ ba, xác định những quan điểm chung và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Viêt Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
  12. quả về nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng. CHƢƠNG 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Những vấn đề chung về bao thanh toán 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm Bao thanh toán (BTT) xuất phát từ đại lý hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc mua bán và luân chuyển hàng hóa khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã. Với sự phát triển toàn cầu của ngành công nghiệp Anh vào thế kỷ 14 và thế kỷ 15 là sự lớn mạnh trong tầm quan trọng của đại lý BTT. Khi họ dần dần tin cậy vào khả năng trả nợ của người mua trong nước mà họ giao dịch cùng, họ bắt đầu cấp tín dụng cho người ủy nhiệm mình để lấy hoa hồng cao hơn. Thực tế là, với khoản hoa hồng nhiều hơn, đại lý BTT bắt đầu bảo đảm khả năng trả nợ của người mua bằng cách hứa trả cho người ủy nhiệm trong tương lai, nếu người mua không thể trả nợ đúng hạn do khả năng tài chính không cho phép. Không lâu trước đó, là kết quả tự nhiên của việc bảo lãnh tín dụng, đại lý thanh toán có đủ vốn bắt đầu trả trước một phần (tạm ứng) cho người ủy nhiệm của mình dựa trên khoản thanh toán của người mua trong tương lai hoặc là của đại lý BTT, nếu người mua không trả tiền và nếu nó bảo lãnh khoản tín dụng đó của người mua. Do có những khoản tạm ứng này mà đại lý BTT tính thêm phí hoa hồng hay lãi suất. Thông thường, để tránh khỏi tình trạng không thanh toán hay thanh toán không đủ do những vấn đề không thuộc phạm trù tín dụng như là người mua khiếu nại nguời bán về số lượng, chất lượng hàng hóa hay thời gian giao hàng không đúng hạn, đại lý BTT không tạm ứng toàn bộ số tiền doanh thu bán hàng. Thay vào đó, họ sẽ giữ lại một phần để dự trữ phải trả cho người bán cho tới 5
  13. khi tất cả những sự việc không thanh toán không còn tồn tại nữa. Người mua thường được thông báo là đại lý BTT đã mua quyền nhận thanh toán của họ. Vào thời điểm Columbus phát hiện ra Châu Mỹ năm 1492, đại lý BTT đã phát triển từ vai trò duy nhất với chức năng marketing thành đóng hai vai trò vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính. Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã xảy ra. Mỹ phát triển thành một quốc gia chủ quyền và trở nên ít bị phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước là do dân số và lực luợng lao động trong nước tăng rất nhanh, tài nguyên thiên nhiên dư thừa, và sự áp đặt biểu thuế gắt gao đối với hàng hóa nước ngoài. Đồng thời, những nhà sản xuất Mỹ phát triển đội ngũ kinh doanh (marketing) của mình và vì vậy, nhu cầu chức năng marketing mà trước đây các đại lý BTT thường thực hiện giảm đi. Tuy nhiên, môt lần nữa, các đại lý BTT lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu của nền kinh tế mới trong nước, tập trung vào tín dụng, thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính (thường là thông báo cho người mua việc bán các khoản phải thu). Việc giao cho các đại lý BTT thực hiện các chức năng này cho phép các nhà sản xuất ngành dệt của Mỹ tập trung vào sản xuất và tiếp thị trong thời kỳ phát triển rất nhanh này. Khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng vào đầu thế kỷ 20 sang các sản phẩm may mặc và phụ kiện, đồ nội thất và thảm thì các đại lý BTT của Mỹ cũng mở rộng chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp này. Đến giữa thế kỷ 20, BTT của Mỹ phát triển sang những ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện, hoá chất, và sợi tổng hợp. Ngày nay, để làm dịu bớt nhu cầu kiểm soát hàng hóa về mặt vật lý, BTT đã mở rộng sang nhiều ngành nghề khác như giao nhận, cung cấp nhân sự tạm thời, quảng cáo, thiết kề đồ họa,... Tuy có những tình cảnh đặc biệt này, nhưng chúng ta cũng
  14. sẽ thấy một số lượng giới hạn các đại lý BTT cung cấp những dịch vụ của mình trong những ngành công nghiệp có ảnh hưởng liên quan. [3] Từ khi manh nha xuất hiện đến nay, hoạt động BTT đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đến năm 1963, cơ quan kiểm soát tiền tệ công bố bao thanh toán là một hoạt động ngân hàng hợp pháp và các ngân hàng chính thức đi vào lĩnh vực này và bắt đầu từ năm 1974 thì nghiệp vụ này mới được công nhận bởi hầu hết ở các nước trên thế giới. Tại Việt Nam từ khi có Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng thì hoạt động bao thanh toán mới chính thức được triển khai tại một số NHTM Việt Nam.Có rất nhiều định nghĩa về bao thanh toán, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI-Factors Chain International) bao thanh toán được định nghĩa là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán, trong đó bên bán hàng sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán để nhận tiền ứng trước cho các khoản phải thu đó đồng thời đơn vị bao thanh toán sẽ quản lý và thu hộ các khoản phải thu đó. Trong trường hợp bao thanh toán miễn truy đòi, nếu bên mua phá sản hay mất khả năng chi trả thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay bên mua trả tiền cho bên bán. Khi bên mua và bên bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế. Điều 1 Quy tắc chung về Bao thanh toán quốc tế của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế - General Rules For International Factoring - FCI nêu khái niệm “Hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị bao thanh toán có thể với mục đích nhận tài trợ thương mại hoặc 7
  15. không để nhận được ít nhất một trong các chức năng sau: theo dõi sổ sách các khoản phải thu, thu hộ các khoản phải thu, bảo hiểm rủi ro nợ xấu”. Theo Công ước UNIDROIT về Bao thanh toán quốc tế được thông qua ngày 28/05/1988 tại Ottawa - Canada tại Khoản 2 Điều 1 định nghĩa: Hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng giữa đơn vị bán và đơn vị bao thanh toán, theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển nhượng cho các đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa/dịch vụ giữa người bán và người mua hàng. Đơn vị bao thanh toán phải thực hiện ít nhất hai trong bốn chức năng sau: - Tài trợ cho bên bán bao gồm các khoản vay và thanh toán trước. - Quản lý các tài khoản liên quan tới các khoản phải thu. - Thu hộ các khoản phải thu. - Bảo hiểm rủi ro không thanh toán của con nợ. [17] Như vậy, so với định nghĩa của Quy tắc chung về Bao thanh toán quốc tế của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế thì Công ước UNIDROIT bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước. Theo Từ điển kinh tế (Dictionary of Economic - Christopher Pass & Bryan Lones) th ì bao thanh toán là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài chính chuyên nghiệp mua lại các khoản nợ của một công ty với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của món nợ đó. Lợi ích của công ty bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến lúc con nợ trả nợ hơn nữa lại tránh được những phiền toái và các chi phí trong việc theo đuổi các con nợ chậm trả. [15]
  16. Khái niệm này có nội hàm hạn hẹp hơn các khái niệm trên do chưa chỉ hết được các chức năng của bao thanh toán do đó chưa thấy được hết các tiện ích mang lại cho người sử dụng bao thanh toán. Còn theo Từ điển thuật ngữ Ngân hàng - Hans Klaus cho rằng bao thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ. Một công ty chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ, thông thường là một công ty trực thuộc ngân hàng). Công ty này đảm nhận việc thu các khoản nợ và theo dõi các khoản phải thu để hưởng thủ tục phí và có lúc ứng trước các khoản nợ. Thông thường công ty mua nợ phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán của món nợ. Tại Việt Nam hiện nay văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2004 về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, định nghĩa: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”[7]. Cũng theo các Quyết định này các TCTD được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng bao gồm: - Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 9
  17. - Công ty tài chính; - Công ty cho thuê tài chính; - Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sau khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 được ban hành, tại khoản 17 Điều 4 có quy định “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ” [1, Điều 4]. Đây được xem như là khái niệm chung nhất hiện nay tại Việt Nam. Khái niệm này đã mở rộng phạm vi chủ thể trong BTT, không chỉ gói gọn về “bên mua hàng” mà cả “bên bán hàng” đều có thể là chủ thể đề nghị, đồng thời đã nêu rõ bản chất của BTT. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt song qua các khái niệm ở trên ta thấy được một số nét đặc trưng của hoạt động bao thanh toán. i, Đối tượng của bao thanh toán là các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. ii, Trong hoạt động bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên là: đơn vị bao thanh toán là NHTM, khách hàng được NHTM bao thanh toán (bên bán) và con nợ của tổ chức được bao thanh toán (bên mua). Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu, mối quan hệ này sẽ phức tạp hơn do có hai đơn vị bao thanh toán sẽ đứng ra thực hiện bao thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị ở nước của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, khi một khách hàng ký kết hợp đồng bao thanh toán họ sẽ bán không phải một mà là một số các khoản phải thu từ nhiều khách hàng
  18. khác nhau nên hoạt động bao thanh toán có thể có rất nhiều con nợ của tổ chức được bao thanh toán. iii, Trong hoạt động bao thanh toán miễn truy đòi, toàn bộ rủi ro của việc thu tiền hàng từ bên mua đã được chuyển giao từ bên bán sang đơn vị bao thanh toán. 1.1.1.2. Đặc điểm của bao thanh toán Dịch vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: * Đơn vị bao thanh toán: là ngân hàng, công ty tài chính chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến mua bán nợ. Trong nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà nhập khẩu. * Người bán hay nhà xuất khẩu: các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ của khách hàng nhưng chưa đến hạn thanh toán. * Người mua hàng hay nhà nhập khẩu: hay còn gọi là người phải trả tiền, đó chính là người mua hàng hóa hay nhận các dịch vụ cung ứng. BTT có 3 đặc điểm như sau: - Đơn vị BTT ứng trước tiền dựa trên các khoản phải thu. - Đơn vị BTT thu hồi các khoản nợ thay cho khách hàng của mình. - Đơn vị BTT chịu các rủi ro tín dụng về người mua (trường hợp miễn truy đòi). 11
  19. 1.1.2. Lợi ích của các bên khi sử dụng bao thanh toán 1.1.2.1. Đối với người bán Khi tham gia quan hệ bao thanh toán người bán được cải thiện dòng tiền mặt, được cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. BTT truyền thống cho phép khách hàng vay tiền ngay lập tức dựa trên số lượng bán hàng của họ, trong khi đồng thời cũng cho phép khách hàng giữ thời hạn bán hàng bình thường. Kết quả là, dòng tiền mặt của bên bán hàng tăng do thời hạn bán hàng được duy trì. Điều này cho phép bên bán được tận dụng lợi thế chiết khấu khi bán hàng, đương đầu với nhu cầu hàng hóa lưu kho tăng cao và đáp ứng được những yêu cầu tài trợ mang tính thời vụ. Người bán cũng loại trừ được những khoản nợ xấu. Nguyên nhân là do đơn vị BTT luôn dự trù một khoản tổn thất tín dụng phòng trừ khả năng không trả được nợ của bên mua, và có trách nhiệm tư vấn những rủi ro trong quan hệ mua bán cho bên bán, theo dõi sổ sách thu hồi công nợ,... Vì vậy, bên bán sẽ được bảo vệ khỏi những rủi ro nợ xấu. Việc này rất có lợi cho bên bán hàng khi quan hệ mua bán được thực hiện ra khỏi phạm vi một quốc gia hay là đối với những ngành công nghiệp mới. Người bán có thể giảm chi phí quản lý trong việc theo dõi sổ sách công nợ. BTT đánh đổi chi phí cố định cao do duy trì hoạt động dự phòng tín dụng và thu nợ, lấy chi phí bất biến dựa trên khối lượng doanh thu. Ngoài ra, các đơn vị BTT còn có thể lập các báo cáo quản lý thu nợ và bán hàng mà không phải khách hàng được bao thanh tóan nào cũng có thể thực hiện được.Người bán có được những lợi thế nhất định trong kinh doanh và quan hệ thương mại. Khoản ứng trước của đơn vị BTT trong việc cấp tín dụng và dự trù rủi ro tín dụng thường cho phép khách hàng giao thêm nhiều hàng hóa cho người mua hơn. Cũng như vậy, khách hàng có thể chọn lựa gia hạn thời gian bán hàng cho người mua, cho phép họ tiến hành công việc kinh doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2