intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; Tình hình, đặc điểm có liên quan và thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Dự báo và giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG NGỌC TÀI PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG NGỌC TÀI PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH HÀ NỘI - năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Minh Tuyên. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đặng Ngọc Tài
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ..........5 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ......................................................................................... 5 1.2. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ...................................................................11 1.3. Chủ thể và nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ......................................................................................................23 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG ......................................................... 33 2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng .................... 33 2.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................57 3.1. Dự báo những yếu tố liên quan đến phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng............................. 57 3.2. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng............................................................................................................................... 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CSGT : CSGT TP : Thành phố TTATGT : Trật tự an toàn giao thông XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân và điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm phạm TTATGT nói riêng (trong đó có tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ) diễn biến phức tạp gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, nhất là ở những thành phố lớn như Đà Nẵng. Theo thống kế của Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (từ năm 2016 đến năm 2020) trên địa bàn TP đã phát hiện 333.297 trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm TTATGT đường bộ, trong đó lập biên bản xử lý 322.656 trường hợp (chiếm 96,8%). Trong tổng số các vụ vi phạm TTATGT đường bộ có 89 vụ khởi tố hình sự. Trước tình trạng trên, Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân TP Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, bước đầu đã kiềm chế được sự gia tăng các trường hợp vi phạm, kéo giảm được cả ba tiêu chí về tai nạn giao thông. Mặc dù vậy, tình hình TTATGT đường bộ trên địa bàn TP Đà Nẵng tuy có giảm nhưng không bền vững, tính chất vi phạm vẫn hết sức phức tạp, hậu quả do tai nạn giao thông đường bộ gây ra vẫn còn rất nghiêm trọng... Nguyên nhân của tình trạng này có cả những yếu tố thuộc môi trường địa lý tự nhiên - xã hôi, có cả những yếu tố thuộc về chủ thể vi phạm, đặc biệt là ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông của người dân. Về lý luận, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về phòng ngừa tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn TP Đà Nẵng. Do vậy, có nhiều vấn đề lý luận về vấn đề này cần phải làm sáng tỏ để chỉ dẫn thực tiễn. Như vậy, cả thực tiễn và lý luận đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống chuyên sâu về phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố lớn ở nước ta. Vì lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: "Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Tội phạm học. 1
  7. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình nhóm tội phạm cũng như từng loại tội phạm cụ thể nói riêng được nhiều nhà tội phạm học quan tâm nghiên cứu. Do vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố về chủ đề này thuộc hai chuyên ngành: Luật hình sự và tội phạm học. Trước hết, về chuyên ngành Luật hình sự có các công trình tiêu biểu như: Luận văn thạc sĩ "Tội phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" của tác giả Võ Văn Hòa, công bố năm 2014; luận văn thạc sĩ "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình" của tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng, công bố năm 2016; luận án tiến sĩ "Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tòa án quân sự ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Nam, công bố năm 2019, v.v... Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và thực tiễn áp dụng ở một số địa bàn cụ thể. Về chuyên ngành tội phạm học: Có các công trình như: Luận án tiến sĩ: "Hoạt động phòng ngừa tội xâm phạm an toàn giao thông vận tải đường bộ của lực lượng Cảnh sát nhân dân" của tác giả Vũ Văn Thiết, công bố năm 2017; Luận án tiến sĩ: "Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTATGT đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ", công bố năm 2020; Luận văn thạc sĩ: "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" của tác giả Đặng Tuấn Vũ, công bố năm 2014; Luận văn thạc sĩ: "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng: tình hình, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa" của tác giả Hồ Ngọc Hải, công bố năm 2020; Luận án tiến sĩ: "Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hải Phòng" của tác giả Nguyễn Thế Anh, v.v... Những công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm TTATGT nói chung, hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này, trên phạm vi địa 2
  8. bàn rộng, hẹp khác nhau. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tam gia giao thông đường bộ trên địa bàn TP Đà Nẵng. Vì thế, đề tài này không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm vi quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn TP Đà Nẵng để từ đó thiết lập các giải pháp tăng cường phòng ngừa trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Để đạt được mục đích trên, cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: + Nghiên cứu, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên các phương diện: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung, biện pháp, nguyên tắc và chủ thể phòng ngừa. + Khảo sát, đánh giá thực tiễn phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. + Dự báo những yếu tố tác động đến phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học. + Về không gian, thời gian: nghiên cứu thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong 5 năm, từ năm 2016 đến năm 2020. 3
  9. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo đảm TTATGT, về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như lợi ích chung của xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tội phạm học để làm rõ những nội dung nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, quan sát, v.v.. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, chuyên sâu về phòng ngừa tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây: 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm phong phú thêm lý luận chuyên ngành tội phạm học về phòng ngừa tình hình một tội phạm cụ thể, ở một địa bàn cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu luận văn có thể tham khảo để triển khai hoạt động phòng ngừa không chỉ ở địa bàn TP Đà Nẵng mà còn ở các địa bàn khác trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo ngành luật của cả nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chương 2: Tình hình, đặc điểm có liên quan và thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 4
  10. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Phòng ngừa tình hình tội phạm là một trong những đối tượng, nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học, đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, phát hiện quy luật phát sinh tồn tại và vận động của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tác động vào quy luật đó nhằm mục đích cuối cùng là không để cho tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, cho đến nay, khi đề cập đến khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm vẫn còn nhiều quan điểm khác như: "Phòng ngừa tội phạm được hiểu là tổng hợp các biện pháp do cơ quan, tổ chức và mọi công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền nhằm tác động vào các yếu tố làm phát sinh tội phạm cũng như loại trừ các yếu tố này vì mục đích ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội" [23, tr.59], hoặc: "Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ và biện pháp mang tính nhà nước, xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu, hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm" [32, tr.154]; "Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào các nhóm nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác động của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác động và loại trừ những nhóm nguyên nhân này..." [11, tr.31]. Mặc dù cách diễn đạt có khác nhau, nhưng các quan điểm về phòng ngừa tình hình tội phạm nêu trên đều thống nhất ở chỗ phòng ngừa tình hình tội phạm là việc áp dụng tổng thể các biện pháp khác nhau nhằm khắc phục, hạn chế, triệt tiêu những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, ngăn ngừa không để cho tội phạm xảy ra. Đây là những quan điểm về phòng ngừa tình hình tội phạm theo nghĩa hẹp, tức là theo đúng nghĩa của từ "phòng ngừa". Tuy nhiên hiện nay, trong lý luận cũng như thực tiễn, phòng ngừa tình hình tội phạm còn được hiểu theo nghĩa 5
  11. rộng, theo đó: "Phòng ngừa tội phạm bao hàm một mặt, không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội; mặt khác, bằng mọi cách để ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát kiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội, đưa họ trở thành công dân có ích cho xã hội" [19, tr.97]. Với quan niệm như vậy, hoạt động phòng ngừa tội phạm được triển khai theo hai phướng cơ bản: Một là, tập trung vao việc không để cho tội phạm xảy ra, tức là hướng vào việc hạn chế, tiến tới loại trừ, thủ tiêu những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm; hai là, bằng mọi cách để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh tội phạm, giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, phòng ngừa tình hình tội phạm bao hàm cả hoạt động phòng và cả hoạt động chống (hay đấu tranh chống) tội phạm. Đấu tranh chống tội phạm là hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm đã xảy ra. Trái lại, phòng ngừa tội phạm (theo đúng nghĩa) là hoạt động nhằm không để cho tội phạm xảy ra. Với bản chất như vậy, hoạt động đấu tranh chống tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động có nội dung riêng không đồng nhất với nhau. Song, hai hoạt động này không độc lập hoàn toàn với nhau mà có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có thể coi phòng ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội phạm là hai mặt không thể tách rời của một tổng thể thống nhất, chống tội phạm vừa là một bộ phận không thể thiếu của phòng ngừa tội phạm, nhưng đồng thời cũng là mặt khác của phòng ngừa tội phạm, có ý nghĩa không nhỏ đối với phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, không nên coi đấu tranh chống tội phạm là phương hướng cơ bản, vì hoạt động này không thể giải quyết tận gốc vấn đề tội phạm trong xã hội, là biện pháp mang tính chất thụ động. Ngược lại, phòng ngừa tội phạm theo đúng nghĩa của nó là hoạt động nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ những yếu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, không để cho tội phạm xảy ra. Hoạt động này có ưu điểm là xã hội không phải gánh chịu những hậu quả của tội phạm, cơ quan bảo vệ pháp luật không phải bỏ ra những chi phí cần thiết cho việc giải quyết vấn đề tội phạm, người dân không phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Vì vậy, phòng ngừa tội phạm luôn được coi là phương hướng chính, cơ bản trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để đạt được mục tiêu ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi, loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội cần kết hợp chặt chẽ giữa chủ động, tích cực phòng ngừa với kiên quyết đấu tranh chống tội phạm. Đây là phương châm chỉ đạo trong chính 6
  12. sách phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta. Để có thể đưa ra một khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm chính xác về mặt khoa học và phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta cần thống nhất nhận thức những vấn đề sau đây: + Một là, phòng ngừa tình hình tội phạm là trách nhiệm của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi người dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước; + Hai là, phòng ngừa tình tội phạm xét về bản chất là hoạt động hạn chế, từng bước loại trừ những yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, do vậy cần được tiến hành, thường xuyên liên tục, lâu dài mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề tội phạm. + Ba là, phòng ngừa tình hình tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với đấu tranh phòng chống tội phạm, mà chủ yếu là phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng,nghiêm minh tội phạm đã xảy ra, giáo dục cải tạo người phạm tội hoàn lương, không tái phạm. + Bốn là, phòng ngừa tình hình tội phạm cần phải được triển khai bằng nhiều biện pháp khác nhau, với nhiều cấp độ khác nhau. Tóm lại, trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý trong các quan điểm khoa học về phòng ngừa tình hình tội phạm nêu trên, kết hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạm cần phải hiểu là: "Hoạt động do tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và toàn thể nhân dân tiến hành thông qua việc áp dụng tổng thể các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế, xóa bỏ những yếu tố hình thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, không để tội phạm xảy ra trong đời sống xã hội". Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là phòng ngừa tình hình một loại tội phạm cụ thể, do vậy khái niệm phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham giao giao thông đường bộ cũng được xây dựng trên cơ sở khái niệm chung về phòng ngừa tình hình tội phạm. Với cách tiếp cận như vậy, có thể đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: "Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi cá nhân thông qua việc áp dụng tổng thể các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế, xóa bỏ những yếu tố hình 7
  13. thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không để tội phạm này xảy ra trong đời sống xã hội". Từ khái niệm trên, đồng thời qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm cho thấy, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có một số đặc điểm sau đây: + Thứ nhất, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các địa phương và mọi người dân, trong đó các cơ quan, lực lượng chuyên trách giữ vai trò nòng cốt. Ở nước ta, phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, chứ không phải là trách nhiệm riêng của một cơ quan, tổ chức nào. Chỉ khi nào có sự tham gia của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi người dân thì hoạt động này mới có thể đạt được hiệu quả thiết thực. Vì vậy, để cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm (trong đó có tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ) giành được kết quả thiết thực cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan, lực lượng chuyên trách, nhất là lực lượng CSGT, cũng như những người tham gia giao thông. Mặt khác, để bảo đảm thắng lợi, cuộc đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo thắng lợi cuộc đấu tranh này. + Thứ hai, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ chủ yếu tập trung vào việc hạn chế, xóa bỏ những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm này. Phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng (hiểu trong phạm vi nguyên nghĩa của nó) là những hoạt động hạn chế, loại trừ, làm thay đổi nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hoặc khống chế tác dụng của nó nhằm ngăn chặn tội phạm xảy ra. Do vậy, để phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có hiệu quả, thì 8
  14. mọi biện pháp phòng ngừa cần tập trung vào việc hạn chế, xóa bỏ những thành tố là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm này. Tội phạm nói chung, tội vi phạm những quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng phát sinh, tồn tại, vận động trong đời sống xã hội luôn là kết quả của sự tác động qua lại giữa những yếu tố tiêu cực trong môi trường sống và những yếu tố tâm sinh lý- xã hội tiêu cực thuộc bản thân con người sống trong môi trường ấy. Do vậy, hoạt động phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, trước hết phải hướng vào việc hạn chế, loại bỏ những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị- tư tưởng, văn hóa- giáo dục, tổ chức quản lý xã hội, chính sách, pháp luật. Mặt khác, tội vi phạm theo quy định về tham gia giao thông đường bộ là do con người gây ra, vì thế hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm này còn phải hướng vào việc khắc phục những phẩm chất cá nhân tiêu cực và những yếu tố không thuận lợi trong đời sống của họ, nhất là những người tham gia giao thông đường bộ, người có nguy cơ phạm tội cao. Tuy nhiên, nếu tội phạm này đã xảy ra trên thực tế thì cần tập trung phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh người phạm tội, giáo dục cải tạo họ trở thành người có ý thức tuân thủ các quy định về tham gia giao thông đường bộ, không tái phạm. Điều cần lưu ý là, trong hai hướng phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nêu trên thì hoạt động hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm này là phương hướng chính, phương hướng cơ bản. + Thứ ba, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp thiết thực khác nhau, trong đó có cả những biện pháp phòng ngừa xã hội và cả những biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ (chuyên biệt) của các cơ quan, lực lượng chức năng. Tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng xảy ra trong đời sống xã hội hết sức đa dạng với những nguyên nhân, điều kiện cụ thể khác nhau. Điều đó đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm này cần phải sử dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau mới có thể ngăn chặn, loại trừ được tội phạm này trong đời sống xã hội. Đây có thể là những biện pháp do Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội 9
  15. và mọi người dân tiến hành nhằm nâng cao mọi mặt đời sống xã hội, hạn chế, loại trừ những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến lối sống cộng đồng, đến trật tự an toàn công cộng (trong đó có trật tự, an toàn giao thông đường bộ) cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của từng cá nhân khi tham gia giao thông đường bộ. Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa xã hội chung, các cơ quan và lực lượng chức năng (nhất là lực lượng CSGT. Thanh tra giao thông...) còn triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ (phòng ngừa chuyên biệt) nhằm trực tiếp hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội vi phạm quy định về tham giao giao thông đường bộ, ngăn chặn tội phạm này xảy ra. 1.1.2. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ - Phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm trật tự công cộng an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và tài sản riêng của công dân. Với bản chất là hoạt động nhằm hạn chế, xóa bỏ những yếu tố tiêu cực cực hình thành nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, không để cho tội phạm xảy ra, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có hiệu quả thì xã hội không phải gánh chịu những thiệt hại về người, về của do tội phạm này gây ra, người dân (nhất là những người tham gia giao thông đường bộ) không phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Với nghĩa đó, phòng ngừa tình hình tội phạm này có giá trị nhân đạo và tiến bộ xã hội to lớn. - Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có hiệu quả còn đem lại những lợi ích kinh tế nhất định. Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội phạm này không chỉ có tác dụng hạn chế được những thiệt hại to lớn về kinh tế do tội phạm trực tiếp gây ra, mà còn có tác dụng giảm bớt những chi phí mà Nhà nước, xã hội phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả của tội phạm (hậu quả gián tiếp của tội phạm). Mặt khác, tổ chức phòng ngừa tốt tình hình tội phạm này thì tỷ lệ tội phạm xảy ra trên thực tế sẽ giảm. Điều đó sẽ kéo theo khả năng giảm ngân sách nhà nước dành cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ còn góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự nhất là 10
  16. quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT thông. Ở khía cạnh quản lý xã hội, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một "kênh", một mặt quản lý xã hội, đó là quản lý nhà nước về an ninh trật tự, mà trực tiếp là quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thông qua hoạt động phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, các cơ quan chức năng của nhà nước có khả năng kiểm soát được tình hình tội phạm này, từ đó đề ra các quyết định quản lý đúng đắn, phù hợp với thực tế. Mặt khác, các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm, nhất là biện pháp tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội không chỉ có tác dụng phòng ngừa tội phạm này mà còn có tác dụng duy trì trật tự xã hội, trong đó có trật tự giao thông đường bộ. Với nghĩa đó, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có ý nghĩa không nhỏ về mặt quản lý xã hội nói chung, quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng. 1.2. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.2.1. Mục đích, nhiệm vụ * Mục đích phòng ngừa Mục đích phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ chính là kết quả cuối cùng mà hoạt động này đặt ra và cần đạt đến. Cũng như phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ luôn hướng tới mục đích kiềm chế sự gia tăng, làm giảm dần và tiến tới loại bỏ, thủ tiêu tội phạm này trong đời sống xã hội. Như vậy, mục đích phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có các mức độ khác nhau: Trước hết là kiềm chế sự gia tăng, làm giảm dần tình hình tội phạm này; tiếp theo là tiến tới loại bỏ, thủ tiêu tình hình tội phạm này trong đời sống xã hội. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể của đất nước cũng như từng địa phương mà mục đích phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được đặt ra với những mức độ khác nhau. Căn cứ vào tình hình hiện nay ở nước ta, cũng như ở từng địa phương, phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần hướng tới 11
  17. mục đích: kiềm chế, làm giảm mức độ xảy ra của tội phạm này, tạo môi trường xã hội lành mạnh, an toàn, trật tự phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho nhân dân. Để đạt được mục đích này, đòi hỏi phải đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp với thực trạng, diễn biến của tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương; đồng thời phải tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách đồng bộ và có hiệu quả trên thực tế. Muốn vậy, các biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ phải được xây dựng trên cơ sở: khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xảy ra, dự báo được tình hình tội phạm này trong thời gian tới; xác định đúng nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Mặt khác, các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm này còn phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước cũng như ở từng địa bàn cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa. * Nhiệm vụ phòng ngừa Nhiệm vụ phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những cộng việc cụ thể phải thực hiện để đạt được mục đích đặt ra. Đây là những công việc mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều phải tham gia thực hiện tùy thuộc vào chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mình. Để có thể đạt được mục đích phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nêu trên, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: + Thứ nhất, tiến hành nghiên cứu nhằm phác họa được bức tranh toàn cảnh về tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước cũng như ở từng khu vực, từng địa bàn cụ thể; xác định chính xác nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm này. Đây là nhiệm vụ đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho việc xây dựng phương án, đề xuất nội dung, biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự tham gia của các nhà tội phạm học và các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm. + Thứ hai, dự báo diễn biến của tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tội phạm này trong thời gian tới. Đây cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng đối với việc chủ động xác 12
  18. định phương hướng, xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra biện pháp cũng như chuẩn bị lực lượng, phương tiện để phòng ngừa tình hình tội phạm có hiệu quả. Nội dung dự báo cần tập trung vào các vấn đề như: Trạng thái và xu hướng vận động của tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; những yếu tố sẽ tác động, ảnh hưởng đến tình hình tội phạm này, nhất là những yếu tố có khả năng sẽ trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm; khả năng phòng ngừa các cơ quan chức năng, v.v... Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhất là trong điều kiện ở nước ta hiện nay công tác dự báo tình hình tội phạm ít được quan tâm đúng mức. + Thứ ba, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, xác định phương hướng, nội dung, biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta cho thấy, phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng là hoạt động có định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; mặt khác đây là hoạt động do nhiều lực lượng tiến hành. Vì vậy, để hoạt động phòng ngừa có hiệu quả cần thiết phải xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch, xác định nội dung, biện pháp phòng ngừa phù hợp đối với từng hệ, loại đối ượng, từng tuyến địa bàn cụ thể, cũng như phù hợp với khả năng của từng loại chủ thể phòng ngừa trong những điều kiện địa lý, kinh tế- xã hội cụ thể. Trong mỗi chương trình, đề án, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp phòng ngừa phù hợp, có tính khả thi; xác định rõ trách nhiệm tham gia và mối quan hệ phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm. Đây là nhiệm vụ của Nhà nước và các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tình hình tội phạm mà luật định. + Thứ tư, tổ chức thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, nội dung, biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên thực tế. Nếu chỉ dừng lại ở việc soạn thảo chương trình, kề án, kế hoạch, xác định nội dung, biện pháp phòng ngừa thì chưa đủ cơ sở để đạt được mục đích phòng ngừa tội phạm này. Vì thế, điều quan trọng là phải tổ chức thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa một cách khoa học và hiệu quả nhất. 13
  19. Công việc đầu tiên khi thực hiện nhiệm vụ này là tiến hành phổ biến, quán triệt chương trình, đề án, kế hoạch, nhằm tạo sự đồng thuận về mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp tiến hành đối với các chủ thể có trách nhiệm phòng ngừa tình hình tội phạm này. Tiếp theo, là triển khai thực hiện từng nội dung, biện pháp phòng ngừa cụ thể ở địa bàn, lĩnh vực nhất định. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, điều hành hoạt động phòng ngừa theo chương trình, đề án, kế hoạch đã vạch ra. Sau khi kết thúc từng phần hoặc toàn bộ chương trình, đề án, kế hoạch phòng ngừa cần tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công việc đã thực hiện, rút ra những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng, biện pháp phát huy những kết quả đạt được cũng như khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế. 1.2.2. Nội dung, biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.2.2.1. Nội dung phòng ngừa Cho đến nay xoay quanh vấn đề nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm (trong đó có tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ) vẫn còn những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau: Có quan điểm cho rằng, nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm là tất cả những mặt hoạt động cần tiến hành để phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả. Với quan điểm và cách tiếp cận như vậy, những người theo quan điểm này đã chỉ ra hai mặt (phương diện) hoạt động cơ bản cần tiến hành để phòng ngừa tội phạm, đó là: 1) Tiến hành các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ những yếu tố hình thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm như cải thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ những yếu tố tiêu cực... để tình hình tội phạm không có cơ sở phát sinh, tồn tại; 2) Phát hiện, xử lý tội phạm mà trọng tâm là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo giáo dục người phạm tội. Như vậy, theo quan điểm này, thì nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm bao hàm cả hoạt động phòng và cả hoạt động chống (đấu tranh chống) tội phạm. Theo quan điểm khác, thì phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm hai bộ phận: một bộ phận gồm các hoạt động tác động vào "nhân" được gọi là hoạt động loại trừ tội phạm; bộ phận khác tác động vào "quả", được gọi là hoạt động ngăn chặn tội phạm. 14
  20. Chúng tôi đồng tình quan điểm này, bởi mục đích của phòng ngừa tình hình tội phạm là ngăn chặn, loại trừ tội phạm trong xã hội. Để đạt được mục đích này, phòng ngừa tình hình tội phạm phải được triển khai theo hai hướng: một là, hoạt động loại trừ tội phạm và hai là, hoạt động ngăn chặn tội phạm. Đây là hai nội dụng cơ bản của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm. * Hoạt động loại trừ tội phạm chính là những hoạt động do các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội và mọi người dân tiến hành nhằm hạn chế, triệt tiêu các yếu tố hình thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Tội phạm phát sinh luôn là kết quả của sự tác động qua lại giữa những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống bên ngoài và những yếu tố tâm- sinh lý xã hội, phẩm chất cá nhân tiêu cực thuộc bản thân người phạm tội. Do vậy, hoạt động loại trừ tội phạm cần tác động tới cả môi trường xã hội và cả con người sống trong môi trường đó. Trong hai hướng tác động đó, thì hoạt động tác động vào môi trường xã hội là hướng cơ bản, bởi môi trường xã hội vừa ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cá nhân vừa là một thành tố tương tác với con người tạo thành nguyên nhân của tình hình tội phạm. Tóm lại, hoạt động loại trừ tội phạm thực chất là hoạt động loại trừ những yếu tố tiêu cực trong môi trường xã hội và những yếu tố tâm- sinh lý tiêu cực của cá nhân sống trong môi trường đó mà trong sự tương tác lẫn nhau làm phát sinh tội phạm. * Hoạt động ngăn chặn tội phạm là tổng thể những hoạt động nhằm ngăn ngừa các tội phạm tiềm tàng trong xã hội, không để chúng xảy ra, không để cho chúng thực hiện được đến cùng và không để xảy ra tái phạm Với bản chất như vậy, hoạt động ngăn chặn tội phạm có đối tượng tác động không phải là các yếu tố tiêu cực đóng vai trò là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mà là tội phạm tiềm tàng (hay tình hình tội phạm tiềm tàng). Tội phạm tiềm tàng có ba trạng thái khác nhau, đó là: trạng thái tội phạm chưa xảy ra, trạng thái tội phạm đang xảy ra nhưng chưa kết thúc, tức là vẫn tiếp tục tiếp diễn và trạng thái tội phạm đã bị xử lý nhưng vẫn có khả năng tiếp tục xảy ra (tái phạm). Thích ứng với ba trạng thái này, có ba dạng hoạt động (biện pháp) ngăn chặn tội phạm, đó là: - Thứ nhất, những hoạt động ngăn chặn không để tội phạm xảy ra. Đây là những hoạt động kiểm soát và quản lý xã hội đối với những điều kiện tồn tại của hành vi phạm tội tiềm tàng, người phạm tội tiềm tàng và nạn nhân tiềm tàng của tội phạm 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2