intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên, tìm hiểu một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, thông qua đó phát hiện và nêu ra một số vấn đề bất cập trong quy định hiện hành và đề ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HỒNG MINH QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HỒNG MINH QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên HÀ NỘI - 2010
  3. môc lôc Trang Trang phô b×a Lêi cam ®oan Môc lôc më ®Çu 1 Ch-¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vÒ quyÒn cña ng-êi 6 ch-a thµnh niªn theo ph¸p luËt d©n sù 1.1. Kh¸i qu¸t chung vÒ quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn 6 1.1.1. Năng lực chủ thể và quyền của người chưa thành niên theo 6 pháp luật dân sự 1.1.2. Møc ®é n¨ng lùc hµnh vi vµ quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn 12 theo ph¸p luËt d©n sù 1.2. Kh¸i qu¸t qu¸ tr×nh ®iÒu chØnh ph¸p luËt vÒ quyÒn cña ng-êi 17 ch-a thµnh niªn ë ViÖt Nam 1.3. QuyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn theo ph¸p luËt d©n sù mét 30 sè n-íc Ch-¬ng 2: Néi dung ph¸p luËt d©n sù hiÖn hµnh vÒ quyÒn 40 cña ng-êi ch-a thµnh niªn vµ thùc tiÔn viÖc thi hµnh, ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt d©n sù cã liªn quan tíi quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn 2.1. Néi dung ph¸p luËt d©n sù hiÖn hµnh vÒ quyÒn cña ng-êi ch-a 40 thµnh niªn - Nh÷ng thµnh tùu vµ bÊt cËp 2.1.1. QuyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn theo LuËt H«n nh©n vµ gia 42 ®×nh n¨m 2000 vµ Bé luËt D©n sù n¨m 2005 2.1.2. QuyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn theo LuËt lao ®éng 62
  4. 2.2. Mét sè tr-êng hîp cô thÓ trong qu¸ tr×nh gi¶i quyÕt c¸c vô 66 viÖc d©n sù cã liªn quan ®Õn quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn trªn ®Þa bµn tØnh B¾c Giang Ch-¬ng 3: Ph-¬ng h-íng vµ gi¶i ph¸p t¨ng c-êng hiÖu 74 qu¶ cña ph¸p luËt d©n sù nh»m thùc hiÖn vµ b¶o vÖ quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn trong giai ®o¹n hiÖn nay 3.1. Nhu cÇu kh¸ch quan vµ ph-¬ng h-íng hoµn thiÖn ph¸p luËt 74 d©n sù vÒ quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn 3.1.1. Ng-êi ch-a thµnh niªn - ThÕ hÖ nh÷ng chñ nh©n t-¬ng lai cña 74 ®Êt n-íc lµ nhãm ®èi t-îng ®Æc biÖt lu«n cÇn sù quan t©m vµ b¶o vÖ tõ phÝa nhµ n-íc, x· héi 3.1.2. T¸c ®éng cña ®Þnh h-íng ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi - yªu cÇu 77 hoµn thiÖn ph¸p luËt nãi chung, ph¸p luËt d©n sù nãi riªng trong qu¸ tr×nh x©y dùng Nhµ n-íc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa 3.1.3. Héi nhËp quèc tÕ vµ sù gia t¨ng trong quan hÖ ph¸p luËt d©n 78 sù c¸c yÕu tè n-íc ngoµi liªn quan ®Õn c¸c quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn cÇn ®-îc b¶o vÖ 3.1.4. Mét sè h¹n chÕ tån t¹i trong hÖ thèng ph¸p luËt cïng nh÷ng 81 bÊt cËp trong thùc tiÔn ¸p dông, thùc thi ph¸p luËt d©n sù liªn quan ®Õn quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn 3.1.5. Ph-¬ng h-íng t¨ng c-êng hiÖu qu¶ cña ph¸p luËt d©n sù nh»m 83 thùc hiÖn vµ b¶o vÖ c¸c quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn trong thêi gian tíi 3.2. Mét sè gi¶i ph¸p vµ kiÕn nghÞ cô thÓ nh»m t¨ng c-êng b¶o 84 ®¶m thùc hiÖn quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn trong giai ®o¹n hiÖn nay KÕt LuËn 88 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 90
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quan hệ pháp luật dân sự, việc xác định chủ thể, năng lực chủ thể để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Mỗi người, khi sinh ra đều là chủ thể quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, năng lực chủ thể của cá nhân tùy thuộc vào sức khỏe tâm sinh lý và độ tuổi của cá nhân đó. Người chưa thành niên là chủ thể mà pháp luật phải dành sự quan tâm đặc biệt bởi đa số người chưa thành niên là trẻ em. Theo số liệu của cuộc điều tra về dân số năm 2009 cho thấy, tổng số dân của Việt Nam tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người, trong đó số người từ 0 đến dưới 15 tuổi chiếm 25%, số người từ 15 đến dưới 60 chiếm 66% và số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 9%. Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 18 đã quy định: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Mặc dù không có con số chính xác về số người dưới 18 tuổi trong cơ cấu dân số về độ tuổi của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta có thể dự đoán con số này có thể nằm trong khoảng từ 28% đến 30%, có nghĩa là tương đương với khoảng 24.000.000 người. Đây thực sự là một con số không nhỏ, nó cho thấy chúng ta có một tiềm năng lớn về nguồn nhân lực trong tương lai. Mặt khác đây cũng là nhóm dân số đặc biệt trong xã hội do đặc điểm về độ tuổi và thể chất. Tại Điều 1 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 có quy định: " Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn" [11], bên cạnh việc quy định về độ tuổi để xác định một người là trẻ em, Công ước này của Liên Hợp Quốc cũng đã dành nhiều quy định và trao cho nhóm đối tượng này những quyền năng đặc biệt, tại lời mở đầu của Công ước đã xác định: "... tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là 1
  6. nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương được đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng..." [11]. Pháp luật Việt Nam tại Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và cũng đã có nhiều quy định để dành cho những đối tượng này những quyền ưu tiên đặc biệt. Dưới góc độ pháp luật dân sự, xuất phát từ sự non nớt về thể chất và trí tuệ cũng như từ nhận thức về vai trò quan trọng của thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước, pháp luật dân sự Việt Nam đã luôn thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng toàn thể xã hội khi dành nhiều quy định nhằm ghi nhận và bảo vệ cho những công dân chưa đủ 18 tuổi những quyền dân sự được quy định cụ thể và chi tiết. Về cơ bản, trong những năm qua, việc ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm cho các quyền dân sự của người chưa thành niên đã được thực hiện nghiêm túc và đúng đắn với một tinh thần trách nhiệm cao của nhà nước và toàn thể xã hội; Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của những lối sống thực dụng, ích kỷ cùng sự băng hoại đạo đức của một số cá nhân đơn lẻ trong thời gian gần đây đã gây nên một thực trạng xấu cho xã hội, tạo ra một tâm lý bất bình trong các tầng lớp nhân dân, đó là tình trạng vi phạm và xâm hại các quyền của người chưa thành niên, đặc biệt là tình trạng bóc lột sức lao động của người chưa thành niên ngày một nghiêm trọng, thậm chí có không ít những trường hợp mang tính chất hình sự. Một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người chưa thành niên là quyền được bảo vệ thân thể và sức khoẻ trong nhiều trường hợp đã không được bảo vệ và bị xâm hại một cách trực tiếp thì những quyền dân sự khác của họ sẽ được thực hiện và bảo vệ ra sao? Việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà nước cùng toàn thể xã hội trong việc ghi nhận và đặc biệt là việc bảo vệ, bảo đảm cho các quyền dân sự của người chưa thành niên được thực hiện trong cuộc sống một cách 2
  7. nghiêm chỉnh sẽ là một vấn đề rất cần thiết được nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên là đề tài được quan tâm nghiên cứu của nhiều người và dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét dưới góc độ là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự thì các quyền của người chưa thành niên trong thực tế được thể hiện qua các công trình nghiên cứu hay các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành thường được khai thác và trình bày một cách đơn lẻ, riêng biệt theo từng vấn đề cụ thể như quyền khai sinh, quyền thay đổi họ tên, quyền được nhận làm con nuôi hay quyền được cấp dưỡng..., hoặc có những trường hợp lại đươc xem xét một cách tổng hợp và không được phân biệt theo các chuyên ngành pháp luật cụ thể như pháp luật hình sự, pháp luật dân sự... Điều này được nhận thấy qua việc tác giả tìm hiểu một số các công trình nghiên cứu và một số các bài viết của các tác giả trong thời gian qua mà tiêu biểu là luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Phương Nga với đề tài "Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh với đề tài "Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000" hoặc luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan với đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam". Thông qua việc tìm hiểu, tác giả nhận thấy cần thiết có một công trình nghiên cứu một cách tổng thể và tương đối toàn diện về việc ghi nhận và thực hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên một cách có hệ thống; từ đó, xem xét và đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm ngoài việc góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật dân sự trong lĩnh vực này còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội đối với việc bảo đảm và bảo vệ các quyền dân sự của người chưa thành niên, tạo những điều kiện cần thiết nhất để 3
  8. xây dựng một xã hội lành mạnh nhất cho sự phát triển của người chưa thành niên. 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn + Mục đích và ý nghĩa của luận văn: Về mặt lý luận, tác giả cố gắng nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên, tìm hiểu một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, thông qua đó phát hiện và nêu ra một số vấn đề bất cập trong quy định hiện hành và đề ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên + Nhiệm vụ của luận văn: - Nghiên cứu, phân tích và xây dựng khái niệm về người chưa thành niên. - Phân tích một cách cụ thể và chi tiết những chế định về quyền của người chưa thành niên trong các văn bản luật và dưới luật thuộc chuyên ngành luật dân sự. - Phân tích, so sánh việc ghi nhận quyền của người chưa thành niên qua các giai đoạn lịch sử của pháp luật dân sự Việt Nam. - Đánh giá một phần thực trạng việc thi hành, áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài "Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam", tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự có nội dung chứa đựng những quy phạm nhằm điều chỉnh đối tượng là người chưa thành niên bao gồm quy định của các Bộ luật Dân sự 1995 - 2005, Luật Hôn nhân và gia đình, luật lao động cùng các văn bản luật, dưới luật khác 4
  9. thuộc ngành Luật dân sự Việt Nam, quy định và điều chỉnh các vấn đề về quyền của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, xem xét và phân tích một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn hoạt động của một số các cơ quan tư pháp cũng góp phần giúp tác giả nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc hơn. 5. Điểm mới của luận văn - Luận văn đã nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể, chi tiết đặc điểm của người chưa thành niên - một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luât dân sự, xây dựng được khái niệm về người chưa thành niên và quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự - Luận văn có đánh giá thực trạng thi hành các quy định của pháp luật dân sự liên quan tới các quyền của người chưa thành niên một cách toàn diện, có hệ thống và từ đó đưa ra những giải pháp có tính đồng bộ nhằm thực hiện và bảo vệ tốt hơn nữa các quyền dân sự của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp; phương pháp phân tích quy phạm cũng được tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung của một số chế định. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự. 5
  10. Chương 2: Nội dung pháp luật dân sự hiện hành về quyền của người chưa thành niên và thực tiễn việc thi hành, áp dụng các quy định của pháp luật dân sự có liên quan tới quyền của người chưa thành niên. Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả của pháp luật dân sự nhằm thực hiện và bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay. 6
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1.1. Năng lực chủ thể và quyền của ngƣời chƣa thành niên theo phỏp luật dõn sự a. Năng lực chủ thể của cỏ nhõn theo pháp luật dân sự Trong quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân được xác định là chủ thể chủ yếu và thường xuyên nhất. Tuy nhiên, để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể thì cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, nghĩa là phải được pháp luật thừa nhận có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự là khả năng để một cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật cho phép; như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là điều kiện đầu tiên và cần thiết để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và có tư cách chủ thể trong các quan hệ đó. Khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự hay nói cách khác là năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân trong mỗi một quốc gia, lãnh thổ sẽ chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó, thậm chí trong chính một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng có thể khác nhau trong mỗi một giai đoạn lịch sử, thời kỳ phát triển nhất định. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định là sự phản ánh địa vị của cá nhân trong xã hội đó và được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Một đặc điểm khác là xét về năng lực pháp luật dân sự thì mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau, có 7
  12. nghĩa là mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau mà không có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo hay giới tính… các cá nhân đều có khả năng như nhau về quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, khả năng này không bị hạn chế ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ. Một đặc điểm quan trọng khác về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là tính liên tục, một cá nhân sẽ được xác định là có năng lực pháp luật dân sự bắt đầu từ khi họ được sinh ra và năng lực này chỉ chấm dứt khi họ chết. Việc xác định thời điểm một người sinh ra hay thời điểm người đó chết có ý nghĩa pháp lý quan trọng làm phát sinh hay chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phụ thuộc vào độ tuổi hay nhận thức của người đó mà sẽ gắn bó với cá nhân đó từ khi họ được sinh ra đến khi họ chết đi. Xét về mặt lý luận thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ xuất hiện khi người đó được sinh ra; tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của đời sống mà pháp luật cũng đã có những ngoại lệ nhất định, trường hợp một người chưa được sinh ra, khi họ vẫn còn là một bào thai cũng đã được hưởng một số quyền nhất định hay nói cách khác là họ đã có năng lực pháp luật dân sự ở một mức độ hạn chế, đó chính là trường hợp một người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết cũng được xác định là người thừa kế và được hưởng di sản của người đã chết. Cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là bộ phận cấu thành năng lực chủ thể của cá nhân. Tuy nhiên, ngược lại năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại không giống nhau, yếu tố quy định sự khác nhau về năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân chính là ở độ tuổi và thể chất của cá nhân đó. Mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi người đó được sinh ra, nhưng 8
  13. mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi họ đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ. Để có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của chính mình, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. chính vì vậy mà căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi của cá nhân mà pháp luật dân sự đã phân biệt rõ các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân được xem là tiền đề của năng lực hành vi dân sự, nhưng sự tồn tại hay không tồn tại của năng lực hành vi dân sự của một cá nhân thì lại không có sự ảnh hưởng tới phạm vi hay nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, năng lực hành vi dân sự lại được xác định là cơ sở để xem xét và bảo vệ một số quyền dân sự nhất định của cá nhân. b. Khái niệm người chưa thành niên và quyền của người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong mỗi một hệ thống pháp luật dân sự ở các quốc gia hay các vùng lãnh thổ khác nhau đều có những chế định pháp lý nhằm điều chỉnh và bảo vệ một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội mà chúng ta vẫn thường gọi họ là những người vị thành niên hay người chưa thành niên. Vậy, dưới góc độ pháp luật dân sự thì người như thế nào sẽ được gọi là người chưa thành niên và có cách hiểu thống nhất về người chưa thành niên giữa các hệ thống pháp luật dân sự khác nhau giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hay không? Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do nhà xuất bản từ điển Bách Khoa phát hành năm 2006 thì: "Thành niên là đã đúng tuổi hưởng quyền công dân và chịu trách nhiệm về hành vi của mình" [42], dưới góc độ pháp luật dân sự thì cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, tuy nhiên khi khẳng 9
  14. định như vậy cũng có thể giúp cho người đọc hiểu được phần nào rằng một người như thế nào thì được gọi là thành niên hay chưa thành niên và biết được độ tuổi của một người sẽ làm căn cứ để xác định rằng họ đã được hưởng đầy đủ các quyền cũng như nghĩa vụ của một công dân hay chưa. Qua nghiên cứu và xem xét một số các quy định trong các văn bản pháp luật dân sự của một vài hệ thống pháp luật sự khác nhau trên thế giới, có thể hiểu rằng "người chưa thành niên" là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định và thông thường thì người chưa thành niên được xác định là những người dưới 20 hoặc dưới 18 tuổi; thực chất thì việc căn cứ vào độ tuổi chỉ là một phương pháp của pháp luật dân sự mà dựa vào đó, người ta có thể xác định một người đã có sự trưởng thành đầy đủ về mặt thể chất, trí tuệ hay chưa và từ đó mà pháp luật dân sự sẽ xác định và ghi nhận cho họ có những quyền và nghĩa vụ dân sự tương ứng. Trên thực tế thì việc căn cứ vào độ tuổi nhất định để xác định một người đã thành niên hay chưa thành niên, đã có sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ đầy đủ hay chưa giữa các quốc gia, các hệ thống pháp luật dân sự sẽ là khác nhau, điều này phụ thuộc vào những điều kiện về tự nhiên cũng như về mặt chính trị xã hội...của các quốc gia hay vùng lãnh thổ đó, và mặc dù có những sự khác nhau như vậy nhưng nhìn chung lại thì người chưa thành niên dù ở trong bất kỳ một hệ thống pháp luật dân sự nào xét về mặt bản chất cũng đều được xác định là những người chưa thực sự trưởng thành về tinh thần và thể lực, họ rất cần nhận được sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc đặc biệt từ phía nhà nước và xã hội. Xét dưới góc độ tâm lý, đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển lứa tuổi chưa thành niên chính là những biến chuyển nhanh của các em cả về mặt thể chất và tinh thần. Do sự trưởng thành và tích luỹ ở những giai đoạn trước, người chưa thành niên mà đặc biệt là những người đang ở độ tuổi 14 đến dưới 18 đã có một vị trí xã hội mới, họ không hoàn toàn còn là trẻ con nhưng cũng chưa thể là người lớn, đây là giai đoạn đặc trưng các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ. Những thay đổi rất cơ bản ở trên đã làm cho người chưa thành 10
  15. niên có ấn tượng sâu sắc rằng: " Mình không còn là trẻ con nữa". Mặt khác, chính người lớn cũng không hoàn toàn coi họ như những đứa trẻ trước đây, các em đã có một vị thế mới trong gia đình của mình, trong một số trường hợp nhất định, các em đã tham gia lao động góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế cho gia đình.... Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người chưa thành niên vẫn còn là những học sinh và còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, các em còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức về hành vi. Ở độ tuổi chưa thành niên này, các quá trình hưng phấn thần kinh của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng và gây gổ, tính hiếu động tò mò, thích tìm hiểu cái mới của thế giới xung quanh và do vậy người chưa thành niên ở độ tuổi này cũng thường dễ bị kích thích, bị lôi kéo và có những hành động mang tính tiêu cực. Vì vậy mà pháp luật cần có những quy định ngoài việc ghi nhận một số quyền dân sự đặc biệt phù hợp với lứa tuổi của họ còn có những chế định nhằm bảo vệ và bảo đảm cho các quyền ấy được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Từ những tìm hiểu và phân tích như trên, chúng ta có thể khái quát và hiểu được về bản chất của vấn đề, rằng một người như thế nào thì được gọi là người chưa thành niên và xây dựng được một khái niệm như sau về người chưa thành niên theo pháp luật dân sự: Người chưa thành niên là những người đang trong quá trình phát triển về mặt tự nhiên và xã hội; chưa có sự trưởng thành đầy đủ về thể chất, trí tuệ và chưa đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật dân sự. Bên cạnh việc tìm hiểu và xây dựng khái niệm về người chưa thành niên chúng ta cũng cần thiết tìm hiểu và phân tích đối với thuật ngữ "trẻ em". Theo quy định tại Điều 1 - Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thì: "Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi 11
  16. trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn", như vậy quy định trên của công ước có tính mở bởi lẽ nó thừa nhận việc các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể quy định về độ tuổi để xác định một người được gọi là trẻ em có thể nhiều hơn hoặc ít hơn độ tuổi theo quy định tại công ước dựa vào những điều kiện riêng biệt và đặc trưng của mình. Tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 có quy định: "Trẻ em trong quy định này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" [33]. Như vậy, mọi cá nhân khi được xác định là người chưa thành niên xét dưới góc độ pháp luật Việt Nam thì cũng sẽ được xác định là trẻ em theo công ước quốc tế, tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam thì không phải tất cả những người chưa thành niên đều được xác định là trẻ em, mà chỉ những người chưa thành niên ở độ tuổi dưới 16 mới được coi là trẻ em. Quy định như vậy phải chăng có sự không thống nhất? Theo quan điểm của một số cá nhân thì pháp luật dân sự Việt Nam cần có sự thống nhất và hợp nhất hai nhóm đối tượng là người chưa thành niên và trẻ em là một và lấy độ tuổi 18 làm căn cứ để xác định, như vậy sẽ phù hợp với thực tế và pháp luật quốc tế hơn? Theo quan điểm của tác giả thì xét về mặt bản chất cả người chưa thành niên cũng như trẻ em đều là những người chưa có sự trưởng thành và phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tinh thần do độ tuổi của họ còn nhỏ. Về mặt lý luận thì như chúng ta đã biết năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân là bình đẳng, chỉ có năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì mới có sự phân biệt dựa vào độ tuổi và sự phát triển bình thường của mỗi cá nhân và từ đó ta thấy rằng năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên và năng lực hành vi dân sự của trẻ em là không giống nhau, việc quy định về trẻ em và độ tuổi để xác định là trẻ em như pháp luật Việt Nam là hợp lý và khoa học bởi lẽ một cá nhân khi đủ 16 tuổi trở lên đã được pháp luật ghi nhận và trao cho cho họ những quyền dân sự nhất định mà một cá nhân khi chưa đủ 16 tuổi không thể có được, cũng vì thế mà mức độ và sự cần thiết được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đối với họ cũng là không giống nhau. 12
  17. Về vấn đề quyền của người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật dân sự, theo Đại từ điển tiếng Việt thì Quyền là " lợi lộc được hưởng do địa vị đem lại", như vậy có thể hiểu khái quát về quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự là những đặc lợi mà chỉ người chưa thành niên mới có, do pháp luật dân sự trao cho họ. Do người chưa thành niên là một thực thể sinh học - xã hội, là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội, cho nên quyền của người chưa thành niên vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội. Mặt khác, cũng do người chưa thành niên là một thực thể sinh học - xã hội, cho nên quyền của người chưa thành niên vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù, tính phổ biến thể hiện ở chỗ những quyền này được áp dụng phổ biến ở mọi nơi, cho mọi đối tượng được gọi là người chưa thành niên, tính đặc thù thể hiện ở chỗ các quyền này ở các quốc gia, lãnh thổ do những điều kiện và trình độ phát triển khác nhau mà có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, lãnh thổ đó. Từ những sự phân tích như trên, ta có thể khái niệm như sau về quyền dân sự của người chưa thành niên: Quyền dân sự của người chưa thành niên là những đặc lợi vốn có, tự nhiên mà chỉ người chưa thành niên mới được hưởng theo quy định của pháp luật dân sự trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội nhất định. 1.1.2. Mức độ năng lực hành vi và quyền của ngƣời chƣa thành niên theo pháp luật dân sự a. Mức độ năng lực hành vi và quyền của người chưa thành niên Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi người đó sinh ra, nhưng mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ. Để có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của chính mình, đòi hỏi cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy, căn cứ 13
  18. vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người, pháp luật dân sự đã phân biệt rõ các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân với các khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ thể của những quan hệ đó. Đối với những người chưa đủ sáu tuổi, pháp luật dân sự xác định họ là những người không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch của những người này đều phải do người đại diện xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi họ chưa có ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó. Đối với những người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được pháp luật xác định là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền cũng như việc phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là giao dịch "phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày" và "phù hợp với lứa tuổi " nhưng có thể hiểu, đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi, cuộc sống được những người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý của những người đại diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí...). Trên thực tế những lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Người đại diện của những người ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do những người đó thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu. Nếu những người đại diện không yêu cầu xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao dịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực. Pháp luật dân sự cũng dự liệu và đã dành cho người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ mười lăm đến dưới mười tám quyền được tự mình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện trong trường hợp họ có tài sản riêng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ngoại trừ những trường hợp được pháp luật quy định cụ thể. b. Phân loại quyền của người chưa thành niên 14
  19. Quyền dân sự của người chưa thành niên thực chất có thể coi là bộ phận hợp thành quyền dân sự của cá nhân và nó thuộc nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Để tìm hiểu và phân loại về các quyền dân sự của người chưa thành niên thì trước hết, ta cần xem xét về các quyền dân sự của cá nhân nói chung theo pháp luật dân sự. Trong phạm vi điều chỉnh của mình, pháp luật dân sự trao cho cá nhân những quyền như sau: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ đó. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn đối với các quyền dân sự đó của cá nhân. Thứ nhất: Quyền nhân thân là những quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân đó. Quyền nhân thân luôn gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định có thể chuyển dịch được theo quy định của pháp luật. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm hại, khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Các quyền nhân thân của cá nhân theo pháp luật dân sự được chia làm 02 nhóm đó là quyền nhân thân không gắn với tài sản như quyền đối với họ tên, hình ảnh; quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, quyền tự do kết hôn, ly hôn...quyền nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác 15
  20. lập sẽ làm phát sinh các quyền tài sản, quyền nhân thân trong trường hợp này là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có các sự kiện pháp lý nhất định như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ... Thứ hai: theo pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền sở hữu, quyền được hưởng thừa kế hoặc để lại di sản cho người thừa kế và các quyền khác đối với tài sản như quyền yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải bồi thường thiệt hại cho mình do cá nhân, tổ chức đó gây ra. Quyền sở hữu là một trong những quyền đặc biệt quan trọng của cá nhân, bởi thông qua quyền sở hữu, cá nhân có thể thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình. Tài sản mà cá nhân có thể sở hữu theo pháp luật dân sự bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt... và các tài sản hợp pháp khác mà không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Thứ ba: Một quyền dân sự vô cùng quan trọng nữa của cá nhân là quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ đó, tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền dân sự của cá nhân. Trên đây là sự tìm hiểu về quyền của cá nhân nói chung theo pháp luật dân sự, như chúng ta vẫn biết, quyền của cá nhân nói chung có nội hàm rộng và nó có bộ phận hợp thành trong đó là quyền dân sự của người chưa thành niên, mọi quyền dân sự của người chưa thành niên đều có thể coi là quyền dân sự của cá nhân nói chung, tuy nhiên không phải mọi quyền dân sự của cá nhân đều có thể được coi là quyền dân sự của người chưa thành niên. Người chưa thành niên với tư cách là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội và là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật dân sự, xuất phát từ bản chất của họ là chưa thể có đầy đủ năng lực hành vi như người đã thành niên, và do vậy họ được pháp luật dân sự ghi nhận và trao cho những đặc quyền mà những cá nhân 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2