intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản gắn liền với đặc điểm của các đối tượng SHCN và phân tích luật thực định cũng như thực trạng của việc bảo hộ quốc tế quyền SHCN tại Việt Nam, đề tài đề xuất những định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ QUANG HƯNG Quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ HÀ NỘI, 2002
  2. Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 mà mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, theo hướng hiện đại, hội nhập thế giới và khu vực. Một trong những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là chủ dộng hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO . . “ Toàn cầu hoá, hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan trong thập kỷ này và trong những thập kỷ tới. Trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải hoàn thiện để không chỉ mang bản sắc Việt Nam mà còn phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Trong khi nhu cầu hội nhập mang tính tất yếu khách quan thì ở một khía cạnh khác, khi kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì bảo hộ SHTT là một yếu tố không thể bỏ qua. SHTT đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh tế, thương mại cũng như khoa học, công nghệ của từng quốc gia. Trong hầu hết các Hiệp định thương mại song phương mà một bên ký kết là một nền kinh tế lớn, cũng như các Hiệp định thương mại đa phương, đều có nội dung về SHTT. Chế độ bảo hộ SHTT vừa có tác dụng khuyến khích đầu tư cho sáng tạo, vừa ngăn chặn nguy cơ của tệ nạn cạnh tranh bất hợp pháp. SHTT được coi là cơ chế không thể thay thế được để thúc đẩy sáng tạo trí tụê. Hơn thế nữa, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với khu vực và thế giới nên phải tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp, trong đó một thành phần tất yếu của môi trường pháp lý đó là pháp luật về SHTT nói chung và SHCN nói riêng. Trong những năm qua, để đáp ứng các đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế cũng như nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước, bên cạnh việc tham gia các hoạt động về SHTT trong các Tổ chức khu vực và quốc tế (như ASEAN, APEC...) thì Việt Nam đã đàm phán và ký kết với nước ngoài các 1
  3. Hiệp định có nội dung liên quan đến SHTT, như là Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Hiệp định về hợp tác SHTT Việt nam - Thuỵ sỹ, v.v. và đang tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để trở thành thành viên của WTO, một nhiệm vụ rất quan trọng là Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ và hữu hiệu các yêu cầu quy định trong Hiệp định về các khía cạnh Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) thuộc WTO. Nói một cách khác, nếu không chuẩn bị để thi hành một cách đầy đủ Hiệp định TRIPS kể từ thời điểm được kết nạp (dự kiến khoảng năm 2005 [6]) mà không có thời gian chuyển tiếp thì không được kết nạp vào WTO. Hơn thế nữa, ngoài các quy định của TRIPS, Việt Nam cũng cần hoàn thiện pháp luật về SHCN của Việt nam phù hợp với các Hiệp định, Hiệp ước về SHTT mà Việt Nam có khả năng sẽ tham gia trong tương lai không xa. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá, đối chiếu, so sánh các quy định bảo hộ pháp luật về SHCN của Việt nam với các quy định của Hiệp định TRIPS cũng như các Hiệp định, Hiệp ước song phương và đa phương có liên quan đến SHCN mà Việt Nam đã và sẽ tham gia nhằm tìm ra những quy định còn thiếu hoặc chưa phù hợp và đề ra kế hoạch khắc phục là một việc làm rất cần thiết và cấp bách. Để đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, bản luận văn này với đề tài “Quyền sở hữu công nghiệp trong Tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực” sẽ phần nào giải quyết được các vấn đề: - Tạo một hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy sự phát triển giao lưu kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc bảo hộ các quyền SHCN; - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHCN Việt Nam theo một tiêu chuẩn quốc tế có tính đến những đặc điểm về chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam; - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khi Việt Nam tham gia các Hiệp định và Hiệp ước quốc tế song phương và đa phương có liên quan đến bảo hộ SHCN 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về vấn đề SHCN của Việt Nam. Thạc sỹ Lê Mai 2
  4. Thanh đã có luận văn cao học “Quyền ưu tiên đối với việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam” - 1999 đề cập chủ yếu đến vấn đề quyền ưu tiên trong việc đăng ký các đối tượng SHCN tại Việt Nam. Đặc biệt, đã có nhiều hội thảo về vấn đề SHTT nói chung và SHCN nói riêng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, như Hội thảo về Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Bộ KH, CN & MT và Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt nam tổ chức 10/2000 tại Hà Nội, Hội thảo về Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Cục SHCN và Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa kỳ tổ chức 11/2001 tại TP Hồ Chí Minh, Hội thảo về Sở hữu công nghiệp và hội nhập của Việt Nam vào hệ thống thương mại đa biên, Cục SHCN và Viện sở hữu trí tuệ Liên bang Thuỵ sỹ tổ chức 3/2002 tại Hà Nội, Hội thảo Pháp luật, Chính sách và Quản lý Sở hữu trí tuệ, Cục SHCN, Dự án STAR Việt Nam (Dự án Hỗ trợ Triển khai Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và Viện SHTT Quốc tế tổ chức 10/2002 tại Hà Nội ... Gần đây nhất, đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt QG.01.10 về Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực đã được thực hiện bởi Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu dưới dạng một luận văn thạc sỹ, tiến sỹ khoa học luật học về “Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực” ở nước ta. Trong thời gian qua, với sự phát triển rất nhanh của pháp luật SHCN Việt Nam cũng như sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của luật SHCN trên thế giới, việc nghiên cứu đánh giá trong lĩnh vực này cũng phải được đổi mới kịp thời, đáp ứng tính thời sự của vấn đề. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản gắn liền với đặc điểm của các đối tượng SHCN và phân tích luật thực định cũng như thực trạng của việc bảo hộ quốc tế quyền SHCN tại Việt Nam, đề tài đề xuất những định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. - Nhiệm vụ: đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề sau:  Những vấn đề lý luận và đặc điểm của các đối tượng SHCN, quyền bảo hộ các đối tượng SHCN  Bảo hộ các quyền SHCN theo luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia 3
  5.  Thực trạng bảo hộ các quyền SHCN tại Việt Nam, đối chiếu các quy định về SHCN mà Việt Nam phải đáp ứng và các đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về SHCN để phù hợp với các quy định và lộ trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những cơ sở lý thuyết của việc bảo hộ quyền SHCN trong Tư pháp quốc té, những đặc điểm và thực trạng của việc bảo hộ các quyền SHCN theo các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời so sánh và nêu ra những thay đổi, hoàn thiện cần phải có của hệ thống pháp luật để đáp ứng những yêu cầu khi Việt nam hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, cũng như đáp ứng những yêu cầu của các Hiệp định đa phương và song phương mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng chủ yếu phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đi từ những nội dung có tính chất lý luận đến các vấn đề thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề đang nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích luật thực định, phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về các đối tượng SHCN, đánh giá khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật SHCN tại Việt Nam - Phân tích tổng quát thực trạng bảo hộ và thực thi các quyền SHCN tại Việt Nam, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các vấn đề này - Nêu lên các bất cập và khiếm khuyết của hệ thống pháp luật Việt Nam so với những đòi hỏi của các Điều ước quốc tế mà Việt nam đã và sẽ tham gia trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế để từ đó đề ra những kiến nghị, định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về SHCN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực 7. Tên và kết cấu của luận văn 4
  6. Tên của luận văn là ”Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương: - Chương I: Bảo hộ SHCN trong tư pháp quốc tế và ảnh hưởng của hội nhập và toàn cầu hoá đến các xu hướng phát triển của bảo hộ SHCN - Chương II: Bảo hộ quốc tế quyền SHCN tại Việt Nam - Chương III: Một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực * * * Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện pháp luật về quyền SHCN và đây cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo công chúng. Việc nhìn nhận vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền SHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu Luận văn phải giải quyết một khối lượng lớn công việc nghiên cứu. Do vậy, mặc dù có nhiều cố gắng và đầu tư nhiều công sức, nhưng Luận văn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế mà tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn chỉnh hơn, cũng như sẽ giúp tôi trong việc định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Chương I: Bảo hộ quyền SHCN trong Tư pháp quốc tế và ảnh hưởng của hội nhập và toàn cầu hoá đến các xu hướng phát triển của bảo hộ quyền SHCN 1. Khái niệm quyền SHCN và các đối tượng SHCN 1.1 Khái niệm quyền SHCN a. Sở hữu trí tuệ Một khái niệm cơ bản về SHTT là: một tài sản phi vật chất phát sinh từ một ý tưởng nào đó, được nhận biết như là ý tưởng ấy và giá trị của nó được căn cứ vào ý tưởng này và ý tưởng đó ra đời từ nỗ lực tri thức của một người và chứa đựng yếu tố 5
  7. mới lạ (Justin Hughes, Triết học sở hữu trí tuệ[34]). Nói chung, SHTT đề cập đến sản phẩm hệ quả của một tư tưởng chứ không phải chính tư tưởng đó. Tài sản SHTT là thông tin mang giá trị nội tại từ những ý tưởng sáng tạo, đồng thời SHTT cũng là thông tin có giá trị thương mại. Tài sản trí tuệ về bản chất là vô hình nhưng nói chung được chứa đựng trong một hình thái vật chất hữu hình nhất định: giấy, CD, vi mạch điện toán. Giống như tài sản hữu hình, quyền SHTT cho phép chủ sở hữu có quyền không cho người khác tiếp cận hoặc sở hữu tài sản của mình Cũng như các đối tượng tài sản khác, tài sản SHTT, một loại tài sản vô hình, có nội hàm tương đồng với tài sản hữu hình nhưng bên cạnh đó có những đặc tính riêng biệt xuất phát từ đối tượng sở hữu đặc thù là sản phẩm của trí tuệ con người, mang tính phi vật chất. Tài sản SHTT mang một số đặc tính của tài sản vô hình: - Không hao mòn về vật lý, chỉ có thể bị lạc hậu (trừ nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại) - Không hạn chế về lượng người sử dụng - Có thể bán hoặc cho nhiều người sử dụng cùng một lúc Tại hội nghị ngoại giao Stockholm, ngày 14.07.1967, một Công ước đã được ký kết để thành lập WIPO, tổ chức này đã trở thành một cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc, tạo cơ cấu ổn định và lâu dài cho việc bảo hộ quyền SHTT trên toàn thể giới. Một thành công rất lớn của Công ước thành lập WIPO là đã đưa ra được một đinh nghĩa về SHTT được chấp nhận trên trường quốc tế và được ghi nhận tại Công ước theo đó quyền SHTT bao gồm các quyền liên quan đến các đối tượng sau: - Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; - Các trình diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các dấu hiệu ghi âm, phát thanh và truyền hình; - Các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống con nguời; - Các phát minh khoa học; - Các kiểu dáng công nghiệp; - Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và các chỉ dẫn; - Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và 6
  8. - Tất cả các quyền khác được tạo thành từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hay nghệ thuật [55, Đ2] Định nghĩa của WIPO về SHTT là rất rộng. Nó quá rộng để có thể bao quát được hết những tiến bộ công nghệ mới đặt ra các vấn đề về SHTT trong những lĩnh vực mà không ai có thể tưởng tượng đựoc tới trong thời điểm ra đời Công ước. Có thể nói không quá rằng cùng với tốc độ phát triển của những tiến bộ công nghệ và khoa học kỹ thuật đã khiến cho luật SHTT phát triển nhanh nhất và trở thành lĩnh vực luật pháp năng động nhất hiện nay. Luật SHTT phải cố gắng theo kịp với sự phát triển không ngừng trong toàn bộ các ngành công nghiệp mới như công nghệ sinh học, truyền vệ tinh, kỹ thuật di truyền học cũng như các bước nhảy vọt về công nghệ thông tin, tiếp thị và nghệ thuật. Những sức ép về kinh tế có nghĩa là đã có và tiếp tục có sức ép kết nạp các đối tượng mới vào thế giới SHTT và sự bảo hộ mà nó yêu cầu. Do vậy, bất cứ một sự mô tả nào về cái có chứa luật SHTT có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu. Trong Hiệp định TRIPS, một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về SHTT, thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” [54. Đ1] có nghĩa là tất cả các đối tượng SHTT nêu tại các Mục từ 1 đến 7 của Phần II, trong đó Mục 1 đề cập đến bản quyền và các quyền có liên quan, Mục 2 đề cập đến Nhãn hiệu hàng hoá, Mục 3 đề cập Chỉ dẫn địa lý, Mục 4 đề cập đến Kiểu dáng công nghiệp, Mục 5 đề cập Sáng chế, Mục 6 liên quan đến Bố trí thiết kế Mạch tích hợp và Mục 7 đề cập đến Thông tin bí mật. Thuật ngữ SHTT bao gồm hai khái niệm là sở hữu công nghiệp và quyền tác giả (hay còn gọi là bản quyền). Quyền sở hữu công nghiệp có quan hệ mật thiết với bản quyền và có nhiều đặc điểm chung với bản quyền. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có những điểm phân biệt khá rõ ràng với nhau, đặc biệt là các đối tượng của quyền SHCN và bản quyền. Sở hữu công nghiệp có thể hiểu đơn giản là những quyền pháp lý liên quan đến SHTT sử dụng trong công nghiệp hay buôn bán. Quyền SHCN thường được áp dụng đối với các đối tượng là kết quả của hoạt động sáng tạo kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng mới) hoặc của hoạt động sáng tạo mỹ thuật ứng dụng (kiểu dáng công nghiệp) hay hoạt động sáng tạo trong thương mại (nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thông tin bí mật). Các đối tượng của quyền SHCN chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ. Kết quả là SHCN sẽ không bao gồm bản quyền, có thể hiểu như là quyền đối với các tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là quyền về công nghiệp. 7
  9. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Luật quyền tác giả nhằm mục đích bảo hộ sáng tạo trí tuệ trong những lĩnh vực văn học, âm nhạc và nghệ thuật. Bổ sung vào việc bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và âm nhạc của chính các tác giả là bảo hộ quyền kề cận, tức là các quyền nảy sinh từ bản quyền, có liên quan trực tiếp đến bản quyền và có liên quan đến những đối tượng thể hiện các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đó chính là việc trình diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các dấu hiệu ghi âm, phát thanh và truyền hình b. Quyền sở hữu công nghiệp Mặc dù các nước có chính sách bảo hộ SHCN đưa ra khái niệm khác nhau về quyền SHCN nhưng nhìn chung quyền SHCN được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa khách quan, chế định quyền SHCN là tồng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các đối tượng SHCN được Nhà nước bảo hộ. Theo nghĩa chủ quan, quyền SHCN là các quyền dân sự cụ thể của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt các đối tượng SHCN [15]. Theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp [9, Đ1.2], “Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Thêm vào dó, tại Công ước Paris [9, Đ1.3] quy định ”sở hữu công nghiêp phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất và sẽ áp dụng không chỉ cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà còn cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp chiết xuất, khai thác và cho tất cả các sản phẩm tự nhiên hoặc được sản xuất như nho, hạt ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, các khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột mì”. Ngoài đặc tính của loại tài sản vô hình, quyền SHCN còn có một số đặc điểm như: - Quyền SHCN mang tính không gian và lãnh thổ tuyệt đối, tức là quyền SHCN phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó, nếu điều ước quốc tế mà nước đó tham gia không quy định khác - Quyền SHCN (không kể các quyền nhân thân) bị giới hạn về mặt thời gian. Đặc điểm này thể hiện ở các quyền tài sản của quyền SHCN chỉ được bảo hộ 8
  10. trong một khoảng thời gian nhất định khi chủ sở hữu các quyền SHCN trả tiền cho sự bảo hộ đó. Khoảng thời gian nhất định để bảo hộ là khoảng thời gian hợp lý để chủ sở hữu các quyền SHCN khai thác bù đắp được những chi phí vật chất và tinh thần khi sáng tạo sản phẩm. - Quyền SHCN được xác lập bằng một hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. Đó có thể là việc nộp đơn và cấp văn bằng bảo hộ như đối với một số đối tượng như sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, v.v. hoặc việc đáp ứng một số tiêu chuẩn bảo hộ nhất định do pháp luật quy định như tên thương mại, thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý. - Thêm vào đó, quyền SHCN còn có đặc điểm quan trọng là bảo hộ độc quyền khai thác của chủ đối tưọng SHCN. Tuy nhiên, cần nhìn nhận việc bảo hộ độc quyền theo hướng cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền và công chúng, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Trong quá trình này, nhà nước đóng vai trò quản lý và quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên một cách hợp lý, vừa thúc đẩy sự sáng tạo, chống cạnh tranh không lành mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời tránh tình trạng độc quyền, lũng đoạn thị trường của một bộ phận chủ sở hữu quyền. Với những đặc điểm như trên, việc phân tích và đánh giá quyền SHCN phải được nhìn nhận dưới những góc độ phù hợp, không thiên lệch hay phiến diện. 1.2 Quyền sở hữu công nghiệp trong Tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập và là một ngành luật độc lập bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và một số vấn đề tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài [14, 13]. Hệ thống quy phạm Tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các quy phạm xung đột mà còn bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất thông thường, tức là những quy phạm được quy định trong các văn bản pháp luật quốc gia, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài [50, 24]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền SHCN trong Tư pháp quốc tế được hiểu là các quyền SHCN có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại BLDS, “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu là các quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [2, Đ826] ”. Như vậy, theo quy định trên, để cấu thành quan hệ SHCN có yếu tố nước 9
  11. ngoài thì đầu tiên phải có quan hệ SHCN và quan hệ đó phải có ít nhất một trong ba tiêu chuẩn: - Có người nước ngoài hay pháp nhân nước ngoài tham gia, tức là chủ thể của quan hệ SHCN phải có quốc tịch hay nơi cư trú hay nơi đặt trụ sở ở nước ngoài. “Người nước ngoài” ở đây được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm cả người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. “Pháp nhân nước ngoài” được hiểu là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài [25, Đ1]; - Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ SHCN đó phát sinh ở nước ngoài; và - Tài sản liên quan đến quan hệ SHCN ở nước ngoài Dưới góc độ Tư pháp quốc tế, việc bảo hộ quyền SHCN được hiểu là việc bảo hộ của Nhà nước đối với quyền SHCN có yếu tố nước ngoài. Dưới góc độ này, tính chất “lãnh thổ tuyệt đối” của quyền SHCN được thể hiện rõ nét, tức là quyền SHCN chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ mà quyền SHCN đã được phát sinh, nếu các điều ước quốc tế về quyền SHCN mà quốc gia sở tại tham gia hoặc ký kết không có quy định khác. Theo BLDS, “Quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam và các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia [2, Đ837]”. Với quy định này, Việt Nam bảo hộ các đối tượng SHCN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước CHXHCN Việt Nam, cụ thể là Cục Sở hữu công nghiệp, cấp bảo hộ. Đồng thời, việc bảo hộ này tuyệt đối chỉ tuân theo pháp luật Việt Nam và những quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết [25, Đ13]. Tuy nhiên, một điều cũng cần lưu ý là đối với một số đối tượng SHCN như bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN theo Quy định tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP thì các đối tượng SHCN này không yêu cầu thủ tục đăng ký mà vẫn được xác lập bảo hộ nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định [27]. 1.3 Các đối tượng sở hữu công nghiệp 1.3.1 Sáng chế Thường được mô tả như một khế ước giữa nhà sáng chế và chính phủ, các sáng chế là những quyền độc quyền tạm thời do chính phủ cấp để đổi lấy sự tiết lộ 10
  12. chi tiết ra công chúng về những công nghệ, quy trình và phương pháp bí mật. Hệ thống đăng ký sáng chế là một cơ chế cho phép các sáng chế được tiết lộ ra xã hội để có được độc quyền theo luật [35]. Việc bảo hộ sáng chế nhằm mục đích chính là khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Nguyên tắc chung của việc bảo hộ các thành tưụ sáng tạo công nghệ là Nhà nước công nhận quyền nhân thân và quyền tài sản của những người đã đầu tư trí tuệ và vật chất để tạo ra công nghệ tiên tiến. Sáng chế và giải pháp hữu ích là những đối tượng công nghệ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế/bằng độc quyền giải pháp hữu ích, theo đó chủ văn bằng được dành độc quyền khai thác sáng chế/giải pháp hữu ích trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Ngược lại, chủ văn bằng bảo hộ có nghĩa vụ bộc lộ công nghệ được bảo hộ để tránh cho những người khác không đầu tư nghiên cứu trùng lặp, đồng thời khuyến khích việc cải tiến hơn nữa công nghệ đó và để sau thời hạn bảo hộ, toàn xã hội có thể sử dụng chung công nghệ. Những ý kiến lý giải về sáng chế chẳng mới mẻ gì. Về mặt lịch sử, sáng chế đầu tiên được cấp patent được biết là ở Florence (Italy) vào năm 1421 cho cơ cấu “Xà lan có tời kéo để chở đá cẩm thạch” [40]. Còn dưới đây là một tuyên bố từ thành Vơnidơ (Ý) từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16: “Chúng tôi có những bậc thiên tài vĩ đại, mong muốn sáng chế và phát minh những cơ cấu khéo léo, và do uy quyền cùng đức hạnh của thành phố chúng tôi, mỗi ngày càng có thêm nhiều người từ các vùng khác nhau đến đây. Nay nếu có quy định về những công trình và cơ cấu do những người này khám phá ra để cho những ngườì khác có thể thấy họ không thể phát minh được ra chúng và lấy cắp danh dự của nhà sáng chế, thì nhiều người sẽ khai thác tài năng của mình, sẽ khám phá và thiết lập những cơ cấu hữu ích nhất và có lợi nhất cho sự thịnh vượng của chúng ta”. Tại Anh quốc, một quốc gia có nền công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới, bảo hộ sáng chế đã ra đời từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ 15, Anh quốc đã công nhận những đặc quyền cho các nhà sản xuất và các thương nhân bằng những công văn có con dấu đặc biệt của Hoàng gia, gọi là “letter of patent”. Sáng chế đựoc cấp đầu tiên là do vua Henry VI cấp cho John (sinh năm 1449 tại Flemish) cho phép giữ độc quyền về phương pháp sản xuất kính màu, một phương pháp hoàn toàn mới vào thời kỳ đó tại Anh quốc, trong vòng 20 năm. Dưới thời nữ hoàng Elizabeth I, trong khoảng 30 năm, từ năm 1561 đến 1590, đã có hơn 50 sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế trong các lĩnh vực như sản xuất xà phòng, phèn, da thuộc, dao mổ, kính, vải làm buồm, lưu huỳnh, bàn là. . . Trong luật của Anh về sáng chế, vấn đề 11
  13. lợi ích cộng đồng được đưa vào hệ thống bảo hộ sáng chế từ rất sớm và đã được quy định trong đạo luật về độc quyền năm 1624. Mục 6 của đạo luật này quy định rằng độc quyền là bất hợp pháp và nó chỉ cho phép giữ độc quyền trong vòng 14 năm, những mặt hàng độc quyền không được trái pháp luật hoặc tổn hại đến lợi ích quốc gia do giá quá cao hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại [37]. Chúng ta cần phân biệt hai khái niệm “phát minh” và “sáng chế”. Điểm chung giống nhau giữa hai khái niệm này là tìm ra một điều gì đó hoặc hiểu biết gì đó mang tính mới. Tuy nhiên, phát minh được dùng để nói về những hiểu biết mới có tính quy luật về những thứ vốn đã tồn tại sẵn trong tự nhiên mà trước đây loài người chưa biết tới, nay được biết tới. Phát minh được khởi nguồn từ việc phát hiện ra các hiện tượng, các tính chất được lặp lại. Trong tiếng Anh, từ “discovery” theo từ điển Longman, Dictionary of the English Language, từ này có nghĩa là “nhận thấy hoặc hiểu biết trước tiên”. Trong tiếng Pháp, “decouverte” theo từ điển Robert, Dictionaire de la langue francaise có nghĩa là “hành động làm cho biết về một đối tượng, một hịện tượng ẩn dấu hoặc không được biết tới (nhưng đã tồn tại trước) và qua đó chúng được bộc lộ”. Đặc trưng cho các phát minh là việc tìm ra các định luật khoa học, thí dụ Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học Mendelev. Các bản chất, các quy luật này vốn vẫn tồn tại và vận hành theo các quy luật tự nhiên, thậm chí ngoài sự hiểu biết của con người. Nhờ có các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện ra chúng, phát biểu thành các định luật và đó là các phát minh. Điểm 1.1.(i) của Hiệp định Geneve về ghi nhận quốc tế đối với các phát minh khoa học (1978) định nghĩa phát minh khoa học là “sự ghi nhận các hiện tượng, tính chất và các định luật của thế giới vật chất cho đến nay không được ghi nhận và có thể kiểm chứng được”. Như vậy, về bản chất, phát minh là việc tìm ra các tính chất, các quy luật của tự nhiên vốn đã và đang tồn tại. Khái niệm “sáng chế” được dùng để nói về việc phát hiện ra những công nghệ mới, vốn không tồn tại sẵn trong tự nhiên cũng như trong hiểu biết của loài người. Trong tiếng Anh, “invention” theo Từ điển Oxford, Advanced Learner’s Encyclopedic Dictionary có nghĩa là “hành động làm hoặc thiết kế một cái gì đó không tồn tại trước đây, tạo ra bằng tư duy”. Trong tiếng Pháp, “invention” theo Từ điển Larousse Encyclopedique Universel, có nghĩa là “hành động tạo ra đầu tiên, thể hiện sự tài tình về kỹ thuật một cái gì đó chưa từng tồn tại và do đó không ai có ý tưởng gì về điều đó cả”. 12
  14. Theo pháp luật Việt Nam, sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội [2, Đ782]. Sáng chế là một trong những đối tượng SHCN được bảo hộ đầu tiên tại Việt Nam, do nhu cầu khách quan về phát triển công nghệ của Việt Nam. Theo pháp luật hiện hành về SHCN, chỉ có các giải pháp kỹ thuật thuộc một trong các dạng cơ cấu, chất và phương pháp mới có thể được bảo hộ sáng chế. Như vậy, các đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế chính là các công nghệ. Để được bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, công nghệ phải đáp ứng đồng thời những tiêu chuẩn cụ thể về tính mới so với tình trạng kỹ thuật trên thế giới tại ngày ưu tiên, phải có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Thiếu một trong những tiêu chuẩn nói trên công nghệ sẽ không được bảo hộ sáng chế. So với luật sáng chế của hầu hết các nước phát triển, các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế của Việt Nam không có một sự khác biệt nào [35]. 1.3.2 Giải pháp hữu ích (bao gồm cả Mẫu hữu ích) Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, mẫu hữu ích chính là việc bảo hộ công nghệ tuy chưa đạt được các tiêu chuẩn bảo hộ như sáng chế, nhưng vẫn mang tính đột phá và có thể áp dụng trong công nghiệp. Mẫu hữu ích có quan hệ chặt chẽ với sáng chế Tại Việt Nam, trước khi Bộ luật dân sự được thi hành, tiêu chuẩn để bảo hộ giải pháp hữu ích thấp hơn nhiều so với sáng chế. Chỉ cần giải pháp kỹ thuật có tính mới so với tình trạng kỹ thuật ở Việt Nam và có khả năng áp dụng trong điều kiện kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm đăng ký thì công nghệ đã có thể được công nhận là giải pháp hữu ích và được cấp văn bằng bảo hộ (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ về giải pháp hữu ích Ban hành kèm theo Nghị định số 200-HĐBT ngày 28.12.1988 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 20.3.1990 của Hội đồng Bộ trưởng). So với tiêu chuẩn cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích của các nước khác, tiêu chuẩn được áp dụng tại Việt Nam lúc bấy giờ thấp hơn rất nhiều bởi lẽ trình độ kỹ thuật của Việt Nam vốn ở mức rất thấp so với trình độ chung của thế giới. Việc đặt ra tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích thấp hơn như trên chỉ phù hợp với điều kiện thực tiễn trong thời gian đó. Đến thời điểm Bộ luật Dân sự ra đời, cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế-khoa học kỹ thuật với thế giới, các tiêu chuẩn như đã nêu không còn phù hợp nữa. Nếu tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn như vậy, các công nghệ mới được tạo ra ở Việt 13
  15. Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp so với thế giới và sẽ tạo ra khuynh hướng du nhập vào Việt Nam các công nghệ hạng hai vốn đã phổ cập ở nước ngoài nhưng chưa xuất hiện tại Việt Nam và biến các công nghệ đó thành độc quyền của người du nhập nhằm ngăn cản sự tự do du nhập công nghệ tương tự hoặc công nghệ cao hơn. Chình vì lý do đó, trong Bộ luật Dân sự, tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích được sửa đổi thành có tính mới so với trình độ kỹ thuật thế giới và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội [2, Đ783]. Các tiêu chuẩn của giải pháp hữu ích theo quy định của Việt Nam đã ngang bằng với tiêu chuẩn mẫu hữu ích áp dụng tại các nước phát triển. Mục tiêu của việc bảo hộ sáng chế/mẫu hữu ích là thông qua việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho những người tạo ra sáng chế/ mẫu hữu ích để họ yên tâm khai thác các đối tượng đó, nhờ đó kích thích hoạt động đầu tư cho công nghệ mới. Để đạt được mục đích đó, pháp luật bảo đảm cho người được cấp bằng độc quyền sáng chế/mẫu hữu ích (patent) quyền độc quyền sử dụng, khai thác sáng chế/mẫu hữu ích trong một thời gian nhất định (thường là 20 năm đối với sáng chế, 10 năm đối với mẫu hữu ích). Trong thời gian đó, bất kỳ người thứ ba nào khai thác sáng chế/mẫu hữu ích mà không được phép của chủ sở hữu quyền đều bị coi là xâm phạm quyền của chủ patent và bị pháp luật xử lý. Nguyên tắc đó chính là nguyên tắc độc quyền công nghệ (monopoly of technology) của hệ thống sáng chế. Với nguyên tắc đó, người được cấp patent không phải lo đối phó với nguy cơ sáng chế/mẫu hữu ích bị các đối thủ cạnh tranh khai thác tuỳ tiện, nhờ đó mà có thể yên tâm khai thác sáng chế, thu hồi vốn dầu tư cho việc tạo ra sáng chế và có đủ thời gian thu lợi từ sáng chế. Trong thời gian độc quyền, bất kỳ ai muốn sử dụng sáng chế/mẫu hữu ích đều phải xin phép chủ patent và khi được chủ patent cho phép, thường phải tuân theo những điều kiện do chủ patent áp đặt, trong đó có việc phải trả tiền (royalty) cho việc khai thác sáng chế/mẫu hữu ích. Nếu không được phép của chủ patent, không ai được phép khai thác sáng chế trong thời hạn nêu trên. Nói cách khác, trong cuộc chạy đua để khai thác sáng chế, chủ patent được xuất phát trước các đối thủ, những người không phải là chủ patent chỉ được xuất phát sau một số năm tương ứng với thời hạn hiệu lực của patent. Hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế/mẫu hữu ích không chỉ mang lại lợi ích riêng cho chủ patent mà còn mang lại cho xã hội những lợi ích không nhỏ. Song song với nguyên tắc độc quyền, hệ thống patent còn được xây dựng trên một nguyên tắc quan trọng khác, đó là nguyên tắc công khai công nghệ. Theo nguyên tắc này, để đánh đổi việc được cấp patent, người giữ độc quyền phải công bố nội dung công nghệ cho xã hội biết ngay sau khi, thậm chí trước khi được cấp patent. Việc công bố 14
  16. nói trên, một mặt bố cáo rằng công nghệ đã có chủ, mặt khác thông báo về lời giải của một vấn đề hoặc bài toán thực tiến được nhiều người cùng quan tâm giải quyết và do đó, những người khác có thể dừng quá trình tìm kiếm lời giải hoặc chuyển sang một hướng giải quyết khác tốt hơn. Cứ như vậy, một độc quyền công nghệ được thiết lập, tri thức công nghệ lại được đổi mới một bước. Đồng thời xã hội không phải mất công sức, thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm lại những công nghệ đã được tìm ra rồi. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng nếu patent được cấp một cách tuỳ tiện, không xứng đáng thì sẽ là vật cản cho sự phát triển công nghệ. Vì vậy, các tiêu chuẩn, nguyên tắc, trình tự, thủ tục xét duyệt để cấp patent phải rất chặt chẽ và khoa học. 1.3.3 Kiểu dáng công nghiệp Từ thời văn minh cổ xưa cho tới ngày nay, con người đã tập trung rất nhiều sức lực, trí tuệ vào việc nghiên cứu hình dáng đường nét để trang trí cho các đồ vật sử dụng hàng ngày do họ tạo ra. Hoa văn trên những chiếc đĩa cổ Trung Hoa, hình dáng của những cây đèn cổ thời đế chế La Mã hay đường nét những chiếc bình gốm cổ chính là những ví dụ đầu tiên về kiểu dáng. Trong nền kinh tế thị trường, đối với một sản phẩm mới thì ngoài các yêu cầu về kỹ thuật như độ bền, độ tin cậy . . . còn đặt ra các yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Nói một cách khác là cùng một loại sản phẩm được sản xuất có tính năng, công dụng và chát lượng như nhau, những sản phẩm có hình dáng đẹp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng thì sẽ tiêu thụ nhanh hơn. Kiểu dáng là một yếu tố quan trọng nhằm kích thích ý muốn mua hàng của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất. Do vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào việc tạo dáng và thiết kế cho các sản phẩm của họ. Hơn thế nữa, một sản phẩm thành công về mặt thương mại có thể bị làm tương tự tới mức gây nhầm lẫn về kiểu dáng và chính đó là lý do để pháp luật phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp được xác định theo luật của từng quốc gia và do đó có thể khác nhau. Theo nguyên tắc chung, kiểu dáng công nghiệp là các yếu tố có tính thẩm mỹ hoặc có tính trang trí của một sản phẩm ứng dụng. Kiểu dáng có thể bao gồm các hình dáng ba chiều hoặc hai chiều. Các hình dáng hai chiều là các khuôn mẫu, đường kẻ hoặc mầu sắc được sử dụng cho vải vóc hoặc các hàng dệt. Các hình dáng ba chiều bao gồm hình dáng và bề mặt của một sản phẩm. Nếu hình dáng của một sản phẩm được xác định bởi các yếu tố kỹ thuật hay chức năng của sản phẩm mang kiểu dáng đó thì kiểu dáng đó sẽ không được bảo hộ. 15
  17. Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sư kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp [2, Đ784]” Kiểu dáng công nghiệp có những đặc điểm cơ bản để phân biệt với sáng chế, giải pháp hữu ích là sáng chế/giải pháp hữu ích là một giải pháp kỹ thuật trong khi KDCN là giải pháp thiết kế mỹ thuật hay là cách trình bày cho sản phẩm. So với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu mặc dù đều được tạo nên bởi các đường nét, màu sắc, hình khối nhưng chúng có đặc thù riêng được quy định bởi chức năng của mỗi đối tượng, Chức năng chính của nhãn hiệu là phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất, cung cấp khác nhau trong khi chức năng chính của kiểu dáng công nghiệp là lôi cuốn, hấp dẫn người tiêu dùng bằng sự hoàn thiện của hình dáng bên ngoài sản phẩm. So với các đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả như các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng cũng được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc thì tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt với kiểu dáng công nghiệp chính là mục tiêu sử dụng của đối tượng, trong đó KDCN có công dụng nhất định còn tác phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Thêm vào đó, các sản phẩm mang KDCN được tạo ra bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật thưòng tạo ra bằng phương pháp thủ công. Một kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới đối với thế giới và có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt trên những sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Để đáp ứng tiêu chuẩn tính mới đối với thế giới, một KDCN phải khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp tương tự và chưa được sử dụng ở bất cứ đâu, dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước và trên thé giới. Đối với tiêu chuẩn dùng làm mẫu để chế tạo các sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, điều này có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó phải được sản xuất hàng loạt theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp chứ không phải sản xuất đơn chiếc. Về mặt thị trường, KDCN không đơn giản chỉ là một sản phẩm hấp dẫn và quyến rũ mà KDCN còn tăng giá trị thương mại của sản phẩm và tạo điều kiện cho việc tiếp thị và thương mại hoá sản phẩm đó. Một hệ thống bảo hộ kiểu dáng hiện đại và có hiệu quả mang lại lợi ích cho: - Chủ sở hữu KDCN vì việc bảo hộ KDCN góp phần phát triển thị trường cho các sản phẩm của họ, bảo đảm việc thu hồi vốn đầu tư thoả đáng 16
  18. - Người tiêu dùng và công chúng nói chung, vì việc bảo hộ KDCN dẫn đến cạnh tranh lành mạnh và thương mại trung thực, khuyến khích hoạt động sáng tạo ra sản phẩm phong phú và hấp dẫn về thẩm mỹ - Phát triển kinh tế, vì việc bảo hộ KDCN đưa hoạt động sáng tạo vào các khu vực công nghiệp và chế tạo, góp phần mở rộng các hoạt động thương mại và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nội địa. Trái với patent, việc phát triển và bảo hộ KDCN thường tương đối đơn giản và không tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí các cá nhân hoặc nghệ nhân ở cả các nước công nghiệp hoá và các nước đang phảt triển đều có thể tiếp cận hợp lý với KDCN. Theo số liệu thống kê của WIPO, hiện đã có 87 nước có các văn bản pháp luật bảo hộ KDCN. Những quốc gia có số lượng đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ KDCN nộp hàng năm lớn nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Pháp (Nguồn: http://www.wipo.net). 1.3.4 Nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ) Nhãn hiệu hàng hoá có lẽ là đối tượng dễ tiếp cận nhất của SHTT. Nó dễ hiểu nhất, quen thuộc nhất với mọi người tiêu dùng. Nhưng nhãn hiệu hàng hoá là gì ? Khái quát nhất, nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào được thể hiện bằng hình ảnh và có khả năng phân biệt được hàng hoá và/hoặc dịch vụ của người này với người khác. Về cơ bản, nhãn hiệu hàng hoá đóng vai trò biểu tượng xuất xứ của nguồn cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ vào cộng đồng. Trong số các đối tượng SHCN, nhãn hiệu hàng hoá có lẽ được ra đời sớm nhất trong quá trình phát triển của loài người. Ở thời cổ đại, những dấu hiệu đầu tiên trên thế giới để chỉ quyền sở hữu là các nhãn đóng trên những con bò. Những người thợ cắt đá cũng đã ghi những dấu hiệu của mình lên các công trình xây dựng ở Ai Cập vào khoảng năm 4000 trước công nguyên. Các nhà khảo cổ học và các nhà sử học đã xác định được hơn một nghìn nhãn hiệu do những người thợ gốm sử dụng trong thời đế chế La Mã và trong số đó, nhãn đèn “FORTIS” là rất phổ biến [33]. Tại nước Anh, một nước công nghiệp phát triển, nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu cá nhân, chẳng hạn một cái vòng mang nhãn hiệu thường được ấn vào sáp nóng để tạo nên dấu ấu trong những văn bản hay hàng hoá. Năm 1126, nước Anh đã thông qua đạo luật đầu tiên về nhãn hàng có hiệu lực bắt buộc đối với những người thợ làm bánh, trong đó có quy định “Thợ làm bánh phải in một nhãn rõ ràng lên từng chiếc bánh đem bán để khi phát hiện ra thiếu cân sẽ biết ngay được ai là người vi 17
  19. phạm”. Với sự khởi phát của các hội đoàn ở nước Anh vào thế kỷ 14, tầm quan trọng của các nhãn hàng càng tăng lên. Năm 1363, các dấu hiệu về chất lượng sản phẩm bạc đã được coi là bắt buộc áp dụng ở nước Anh. Tại Mỹ, việc đăng ký nhãn hàng được thực hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1774 ở quận Fairfax tại Bang Virginia. Người nộp đơn đăng ký đó chính là George Washington, người đương nhiên đã trở nên nổi tiếng sau đó vì là vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ chứ không phải vì là người đăng ký nhãn hàng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông ta đã đăng ký nhãn hàng “G. Washington” cho sản phẩm bột của mình. Về mặt lý thuyết, có năm yếu tố trong khái niệm nhãn hiệu hàng hoá, đó là: - một quyền tương tự như quyền đối với tài sản; - người chủ sở hữu quyền đó phải tham gia vào việc kinh doanh; - quyền đó phải gắn với hàng hoá hoặc dịch vụ; - người chủ của hàng hoá/dich vụ phải có đủ quyền đối với hàng hoấ/dịch vụ để cho phép anh ta gắn nhãn này lên các hàng hoá/dịch vụ được cung cấp; và - nhãn hàng giúp phân biệt các hàng hoá/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi một người cụ thể. Về bản chất, nhãn hiệu hàng hoá không hoàn toàn là SHTT vì chúng không bảo hộ các tư tưởng sáng tạo [38]. Mặc dù vậy, chúng vẫn được coi là SHTT. Tuy nhiên, do bản chất nhãn hiệu hàng hoá không hoàn toàn là SHTT nên chúng có những đặc điểm khác với sáng chế, một đối tượng SHTT đặc trưng, ở các điểm sau: - Sở hữu sáng chế nảy sinh từ hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong khi sở hữu nhãn hiệu hàng hoá dựa trên cơ sở đăng ký và sử dụng. Việc không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, theo luật tại nhiều quốc gia, sẽ là cơ sở để huỷ bỏ việc đăng ký. - Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có thể được gia hạn không hạn định trong khi sáng chế chỉ được bảo hộ trong khoảng thời gian nhất định. - Mục đích chính của hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là nhằm kiểm soát hệ thống hàng hoá/dịch vụ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá chính là bảo hộ các thương gia và ngườì tiêu dùng trong khi sáng chế chủ yếu là để bảo vệ tác gỉả và chủ sáng chế Trong nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu có ý nghĩa rất quan trọng vì chính nhãn hiệu hàng hoá đã đóng vai trò thông báo cho người tiêu dùng là hàng hoá/dịch 18
  20. vụ đó do ai cung cấp và cho phép người tiêu dùng phân biệt được xuất xứ các sản phẩm/dịch vụ [32, 55]. Về cơ bản, nhãn hiệu hàng hoá gắn bó chặt chẽ với uy tín kinh doanh mà đã được công chúng công nhận một cách rộng rãi như là một quyền sở hữu tài sản vô hình. Khi một nhãn hiệu bị vi phạm, ngoài các thiệt hại về vật chất có thể đo đếm được như doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, v.v. một hậu quả rất nghiêm trọng sẽ xảy ra là mất uy tín, đặc biệt là khi nhà sản xuất đã bỏ ra bao nhiêu tiền bạc và công sức để gây dựng và có được uy tín. Như nhà viết kịch Shearkspeare đã viết trong vở “Othello” nổi tiếng: “Cái tên hay trong đàn ông và phụ nữ - hỡi chúa tôi đó là ngọc quý của tâm hồn họ Ai đã đánh cắp ví tiền của tôi, đánh cắp vật vô giá của tôi Đó là một cái gì, chẳng là gì cả Nó đã là của tôi, giờ là của hắn và là nô lệ của ngàn người Nhưng hắn, kẻ đã đánh cắp danh tiếng của tôi Lấy của tôi, cái mà chẳng làm hắn giàu lên Và thực sự đã làm tôi nghèo khó” Việc bảo hộ đối với các nhãn hiệu hàng hoá là một quyền thiết yếu và thường diễn ra trong mối liên quan đến các quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Tuy nhiên, tại nhiều nước theo hệ thống thông luật (common law) như Anh, Hoa Kỳ, Singapore, v.v, việc đăng ký nhãn hiệu có thể là không bắt buộc và bất cứ một nhãn hiệu nào đã sử dụng trong thực tế đều có thể được bảo hộ. Về hình thức của nhãn hiệu, về nguyên tắc, nhãn hiệu có thể là bất kỳ một dấu hiệu nào đại diện cho một công ty hoặc một cá nhân trên thị trường. Nhãn hiệu có thể là một từ ngữ hay hình ảnh mang tính phân biệt, thậm chí cả âm thanh (như tiếng rống của con sư tử là nhãn hiệu của hãng sản xuất phim nổi tiếng Hoa kỳ MGM), màu sắc (như sự kết hợp giữa màu xanh và vàng là nhãn hiệu của đội bóng Boca Junior của Argentina hay màu sắc sử dụng trên vỏ phim KODAK) hay mùi thơm của hoa hồng cho những chiếc lốp xe ôtô của hãng Bridgestone , v.v. Mọi người đã quen với những nhãn hiệu bằng từ ngữ hay hình ảnh hai chiều, tuy nhiên nhãn hiệu có thể là hình ảnh ba chiều như nhãn hình chai Coca-Cola của Công ty Coca-Cola hay hình tam giác 3 mũi tên trong nhãn hiệu xe Mercedec. Để được bảo hộ, nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định như không được mang tính mô tả, dễ nhận biết, không làm sai lệch nhận thức hay gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, chất 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2