intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (Lý luận, thực trạng và giải pháp)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận và thực trạng của công tác thanh tra ngành Lao động -Thương binh và Xã hội, luận văn đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (Lý luận, thực trạng và giải pháp)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ MAI THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP) LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI – NĂM 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
  2. ĐỖ THỊ MAI THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ XUÂN ĐÔNG HÀ NỘI – NĂM 2007
  3. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA 7 NGÀNH LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1.1. Một số khái niệm cơ bản và các dấu hiệu phân biệt thanh 7 tra với kiểm tra 1.1.1. Thanh tra 7 1.1.2. Thanh tra hành chính 8 1.1.3. Thanh tra chuyên ngành 9 1.1.4. Thanh tra theo đoàn 9 1.1.5. Thanh tra theo vùng 9 1.1.6. Thanh tra trực tuyến 9 1.1.7. Đối tượng thanh tra 9 1.1.8. Kiểm tra 10 1.1.9. Phân biệt thanh tra với kiểm tra 11 1.2. Vị trí, vai trò của công tác thanh tra nói chung 12 1.2.1. Vị trí của công tác thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản 12 lý nhà nước của cơ quan hành pháp 1.2.2. Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của cơ 15 quan quản lý nhà nước 1.2.3. Thanh tra là phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân 17 1.2.4. Thanh tra là công tác quan trọng gắn liền với việc tổ chức hoàn 18 thiện bộ máy Nhà nước 1.3. Vị trí, vai trò của Thanh tra ngành Lao động-Thƣơng binh 19 và Xã hội
  4. 1.3.1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh 19 tra thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội 1.3.2. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công cụ 21 không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 1.3.3. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội góp phần 23 bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế 1.3.4. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội góp phần 24 củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ 1.4. Mô hình tổ chức thanh tra lao động ở một số nƣớc 25 1.4.1. Các mô hình tổ chức thanh tra 25 1.4.2. Một số mô hình tổ chức thanh tra lao động 26 1.4.2.1. Philippin 26 1.4.2.2. Thái Lan 27 1.4.2.3. Bungari 27 1.4.3. Những kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam 28 Chƣơng 2: Thực trạng công tác thanh tra ngành Lao động - Thƣơng 32 binh và Xã hội 2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra ngành Lao động 32 - Thƣơng binh và Xã hội 2.1.1. Giai đoạn 1945 – 1954 32 2.1.2. Giai đoạn 1955 – 1976 34 2.1.3. Giai đoạn 1977 – 1990 35 2.1.4. Giai đoạn 1991 – 2003 36 2.1.5. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 37
  5. 2.2. Thực trạng công tác thanh tra ngành Lao động - Thƣơng 38 binh và Xã hội (từ năm 2004 đến năm 2006) 2.2.1. Khái quát tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra 38 ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (kể từ khi có Luật Thanh tra) 2.2.1.1 Về tổ chức bộ máy 38 . 2.2.1.2 Về chức năng, nhiệm vụ 40 . 2.2.2. Các kết quả đạt được 42 2.2.2.1. Công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động 43 2.2.2.2. Công tác thanh tra chính sách người có công và xã hội 49 2.2.2.3. Công tác thanh tra đối với các đơn vị trực thuộc 53 2.2.2.4. Công tác tiếp công dân, xử lý thư đơn và giải quyết khiếu nại, 54 tố cáo 2.2.2.5. Các công tác khác 60 2.2.3. Những hạn chế của công tác thanh tra 61 2.2.4. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế 63 2.2.4.1 Hệ thống pháp luật về thanh tra chưa đồng bộ 63 2.2.4.2. Tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện 65 2.2.4.3. Nhu cầu kiểm soát và quản lý ngày càng tăng 66 2.2.4.4. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn thiếu yếu và yếu 68 2.2.4.5. Hệ thống cung cấp thông tin về pháp luật cho cán bộ thanh tra 71 còn hạn chế 2.2.4.6. Nhận thức về công tác thanh tra, về pháp luật lao động, thương 71 binh và xã hội của đối tượng thanh tra còn chưa cao 2.2.4.7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu 72
  6. 2.2.4.8. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan chưa chặt 74 chẽ Chƣơng 3: các Giải pháp cơ bản đẩy mạnh công tác thanh tra ngành 77 Lao động - Thƣơng binh và Xã hội 3.1. Các chính sách, định hƣớng lớn của Đảng và Nhà nƣớc về 77 công tác thanh tra 3.1.1. Chính sách, định hướng về công tác thanh tra nói chung 77 3.1.2. Chính sách, định hướng về công tác thanh tra ngành Lao động 79 - Thương binh và Xã hội nói riêng 3.2. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh công tác thanh tra ngành 81 Lao động – Thƣơng binh và Xã hội 3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra theo hướng quy định chi tiết 81 về thanh tra chuyên ngành 3.2.1.2. Tăng mức phạt trong Nghị định 113/2004/NĐ-CP, xây dựng 84 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 04/2005/NĐ-CP 3.2.1.3. Bãi bỏ thời hạn thanh tra phải báo trước tại Nghị định 85 61/1998/NĐ-CP 3.2.1.4. Xây dựng một số văn bản pháp luật về thanh tra ngành Lao 86 động - Thương binh và Xã hội 3.2.1.5. Phân biệt rõ thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp 86 tỉnh và Bộ trưởng tại Luật Khiếu nại, tố cáo 3.2.2. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của thanh 87 tra 3.2.2.1. Thiết lập thanh tra cấp quận, huyện và theo hệ thống trực tuyến 87 3.2.2.2. áp dụng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng và phiếu tự 88 kiểm tra ở các lĩnh vực 3.2.3. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra viên và cán bộ 91 thanh tra
  7. 3.2.3.1. Tăng số lượng 91 3.2.3.2. Nâng cao chất lượng 93 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho công 95 tác thanh tra 3.2.4.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 95 3.2.4.2. Xây dựng, hoàn thiện các phần mềm tin học ứng dụng 96 3.2.4.3. Đảm bảo trang phục, thẻ thanh tra viên và các chế độ khác 97 3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà 98 nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra 3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan 99 3.2.6.1. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Phòng Thương mại 99 Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong việc thực hiện pháp luật lao động 3.2.6.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác trong việc 101 thanh tra các chính sách xã hội 3.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật 102 3.2.7.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Lao động, Thương binh và 102 Xã hội 3.2.7.2. Tuyên truyền pháp luật về thanh tra 103 3.2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về công tác thanh tra 104 Kết luận 106 Danh mục tài liệu tham khảo 107
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 PHÂN BIỆT THANH TRA VỚI KIỂM TRA 11 2.1 Công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại Thanh 46 tra Bộ 2.2 Kết quả thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các Sở 48 2.3 Kết quả thanh tra thực hiện chính sách người có công năm 50 2006 tại Thanh tra Bộ 2.4 Kết quả thanh tra thực hiện chính sách người có công và xã hội 51 tại Thanh tra Bộ 2.5 Kết quả thanh tra thực hiện chính sách người có công và xã hội 52 tại các Sở 2.6 Kết quả tiếp công dân tại Bộ 55 2.7 Kết quả xử lý thư đơn tại Thanh tra Bộ 56 2.8 Tình hình xử lý thư đơn năm 2006 so với năm 2005 57 2.9 Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp năm 2006 tại 58 Thanh tra Bộ 2.10 Kết quả tiếp công dân, xử lý thư đơn và giải quyết khiếu nại, tố 59 cáo tại các Sở năm 2006 2.11 Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra tại một số địa phương 66
  9. Më ®Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh tra là một trong ba nội dung cơ bản (lập quy, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra) của hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phát hiện những hiện tượng tiêu cực và tích cực trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó có hướng xử lý đối với những biểu hiện tiêu cực và có tác động phù hợp đối với các hiện tượng tích cực. Đồng thời, hoạt động thanh tra giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, thanh tra là một chức năng thiết yếu, một hoạt động không thể thiếu của cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước có hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội còn chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực Bộ được giao phụ trách. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát
  10. triển của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống thanh tra nhà nước. Mỗi năm, thanh tra toàn ngành đã thực hiện hàng vạn cuộc thanh tra ở tất cả các lĩnh vực quản lý, đặc biệt là lĩnh vực lao động, chính sách đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã hội, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh hàng triệu sai phạm, thu hồi về ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng chi sai đối tượng, chi không đúng mục đích, đóng góp hàng ngàn kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước để sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp. Tuy nhiên, trước sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường, công tác thanh tra của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhìn chung chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Nhiều hiện tượng tiêu cực đã và đang xảy ra trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước chưa được kịp thời chấn chỉnh như tình trạng vi phạm pháp luật lao động; lập hồ sơ giả, người có công giả để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; lừa đảo trong xuất khẩu lao động; sử dụng chưa đúng mục đích nguồn kinh phí từ các chương trình viện trợ nhân đạo… Một áp lực không kém phần quan trọng là số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho công tác này bất cập so với thực tế. Theo số liệu thống kê đến năm 2006, tổng số doanh nghiệp (không phân biệt loại hình kinh tế) của Việt Nam khoảng trên 24 vạn doanh nghiệp, với hơn bốn chục triệu lao động đang tham gia ở tất cả các thành phần kinh tế. Với cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thanh tra được xây dựng theo các tiêu chí từ những năm 1990 thì công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu quản lý đó. Vì vậy, đẩy mạnh công tác Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn:
  11. “Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (Lý luận, thực trạng và giải pháp)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau: + TS. Bùi Sỹ Lợi (2005), “Qua đợt thí điểm thanh tra viên phụ trách vùng và phát phiếu tự kiểm tra tại doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội; + TS. Bùi Sỹ Lợi (2006), “ Vai trò của thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội; + Nguyễn Xuân Bân (2000), Chủ biên, Quy trình và phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra Chính sách Lao động, Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội; + Đề tài cấp Bộ “Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo Đoàn sang thanh tra viên phụ trách”, Chủ nhiệm TS. Bùi Sỹ Lợi, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, năm 2003. + Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội”, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2005. Những công trình nêu trên đã tiếp cận từng khía cạnh của hoạt động, tổ chức bộ máy Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhưng chưa có một đề tài hay bài viết nào đề cập một cách toàn diện đến Thanh tra ngành
  12. Lao động – Thương binh và Xã hội cả về mặt lý luận, thực tiễn, tổ chức bộ máy, hoạt động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước đó, luận văn này sẽ đưa ra những lý luận cơ bản nhất về thanh tra và thực trạng của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi cả về cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích Trên cơ sở lý luận và thực trạng của công tác thanh tra ngành Lao động -Thương binh và Xã hội, luận văn đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. * Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận về vị trí, vai trò của công tác thanh tra nói chung và Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng, phân tích một số mô hình thanh tra của các nước trên thế giới, đặc biệt là mô hình tổ chức thanh tra lao động. - Đánh giá thực trạng hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội kể từ khi có Luật Thanh tra. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  13. * Đối tƣợng - Những vấn đề lý luận về công tác thanh tra nói chung và Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng. - Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. - Thực trạng hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trong phạm vi toàn quốc - Về thời gian: Từ 2004 đến năm 2006. 5. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Xem xét lý luận về thanh tra một cách khách quan dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Cơ sở thực tiễn Dựa trên số liệu của các cuộc khảo sát, các báo cáo năm của Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về các mặt công tác từ năm 2004 đến năm 2006. * Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ đặt ra, tác giả sử dụng những phương pháp sau:
  14. - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, thống kê. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội - là ngành mà bản thân đang công tác. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho tất cả các cán bộ, công chức trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc bất cứ ai quan tâm đến công tác thanh tra. 7. Kết cấu của luận văn Với 111 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương 3: Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
  15. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÂN BIỆT THANH TRA VỚI KIỂM TRA 1.1.1. Thanh tra Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ gốc La tinh (In-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Tính chất của thanh tra mang tính thường xuyên, tính quyền lực, do đó hệ quả của thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo Từ điển pháp luật Anh – Việt, thanh tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra” [37, tr. 203]. Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích: Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc. Trong cuốn sách Thuật ngữ Pháp lý phổ thông do Nhà Xuất bản Pháp lý in năm 1986 định nghĩa: Thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản Đà Nẵng năm 2006 thì “thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [44, tr. 914].
  16. Từ những phân tích trên có thể khái quát khái niệm thanh tra như sau: Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của thanh tra như sau: Thứ nhất: Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước với tư cách là một khâu của hoạt động quản lý, đồng thời lại là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra gắn liền với thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Thứ hai: Thanh tra là một hoạt động luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra là cơ quan nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước xem xét, kiểm tra tận nơi, tại chỗ hoạt động của đối tượng bị quản lý nhằm tổ chức, điều hành hệ thống quản lý theo mục đích đề ra. Thứ ba: Thanh tra có tính độc lập tương đối vì thanh tra có thẩm quyền xem xét, đánh giá, xử lý những đơn vị, tổ chức có cùng địa vị pháp lý với mình đồng thời có quyền đưa ra những kiến nghị, kết luận độc lập dựa trên những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra và chỉ tuân theo pháp luật.
  17. 1.1.2. Thanh tra hành chính Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp [9, tr. 9]. 1.1.3. Thanh tra chuyên ngành Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý [9, tr. 9]. 1.1.4. Thanh tra theo đoàn Là hoạt động của đoàn công tác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân [22]. 1.1.5. Thanh tra theo vùng Là hoạt động của tổ công tác hoặc thanh tra viên tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi vùng được giao phụ trách và chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra trên địa bàn vùng [22]. Như vậy, thanh tra theo vùng không nhất thiết phải tiến hành thanh tra theo đoàn mà có thể do một thanh tra viên tiến hành. 1.1.6. Thanh tra trực tuyến
  18. Là mô hình thanh tra mà thanh tra viên chỉ phải chịu sự điều hành của tổ chức thanh tra lao động cấp trên mà không lệ thuộc vào cơ quan hành chính cùng cấp về lãnh đạo, chỉ đạo [22]. 1.1.7. Đối tƣợng thanh tra Là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động hoặc việc làm bị thanh tra do Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên có thẩm quyền thực hiện. [11, tr. 15]. 1.1.8. Kiểm tra Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản Đà Nẵng năm 1997 thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [40, tr. 504]. Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học định nghĩa “kiểm tra là hoạt động xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước có phù hợp pháp luật hay không và áp dụng biện pháp bảo đảm, khôi phục sự phù hợp đó khi cần thiết” [16, tr. 74]. Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, khái niệm kiểm tra được hiểu: Là một chức năng quản lý, một khâu trong quy trình quản lý, có chức năng xem xét tình hình và kết quả thực tế thi hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội được giao [44, tr. 565]. Như vậy, kiểm tra là một khái niệm rất rộng, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau để chỉ các hoạt động có tính chất và mức độ khác nhau. Tuy nhiên có thể chia làm hai loại: Thứ nhất, kiểm tra mang tính chuyên môn kỹ thuật, ví dụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra độ an toàn của máy móc, thiết bị…
  19. Thứ hai, kiểm tra hướng vào hành vi của con người, vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, ví dụ kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc chấp hành chính sách, pháp luật; kiểm tra của các tổ chức, đoàn thể đối với thành viên của mình trong việc chấp hành điều lệ của tổ chức đó… Hoạt động kiểm tra này không chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá mà có mục đích là tìm ra các biện pháp tác động làm cho hoạt động của đối tượng bị kiểm tra phát triển đúng hướng của người kiểm tra. Trong hoạt động quản lý, kiểm tra được xem như là một biện pháp, một khâu của quá trình quản lý và có mối quan hệ mật thiết với hoạt động thanh tra. 1.1.9. Phân biệt thanh tra với kiểm tra Dưới góc độ quản lý, giữa kiểm tra và thanh tra có những điểm chung về chủ thể, đối tượng, mục đích… Do có một số điểm chung đó và một phần do trình độ hiểu biết, nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên trong thực tế các tổ chức, cá nhân thường nhầm lẫn hai khái niệm này. Vì vậy, việc phân biệt khái niệm thanh tra với kiểm tra có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác thanh tra. Dựa trên các đặc điểm của thanh tra, kiểm tra có thể phân biệt hai khái niệm này tại bảng 1.1. Bảng 1.1: Phân biệt thanh tra với kiểm tra Tiêu chí Thanh tra Kiểm tra Nội dung Phức tạp h¬n, s©u s¾c h¬n Thường đơn giản Chủ thể Cơ quan quản lý nhà nước Đa dạng hơn: cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức (tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội-nghề nghiệp, ….) và các cá nhân
  20. Thẩm quyền Có quyền xử phạt và áp Không có quyền xử phạt, dụng các biện pháp cưỡng cưỡng chế mà chỉ có quyền chế thi hành kiến nghị Tính chất công Đòi hỏi phải có trình độ, Không nhất thiết phải đòi việc nghiệp vụ cao, khả năng hỏi trình độ nghiệp vụ quá chuyên sâu chuyên sâu Phạm vi hoạt HÑp h¬n, th-êng cã chän Réng, phô thuéc vµo ®Æc động läc ®iÓm cña chñ thÓ kiÓm tra Trình tự, thủ tục Theo luật định, tuân theo Thủ tục đơn giản hơn trình tự, thủ tục chặt chẽ Mức độ Theo kế hoạch được Mang tÝnh thường xuyªn, duyệt, hoÆc ®ét xuÊt diÔn ra liªn tôc Mặc dù giữa thanh tra, kiểm tra có sự khác nhau về tính chất, đối tượng, thẩm quyền, phạm vi hoạt động, mức độ song giữa các chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra có những mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, chẳng hạn mối quan hệ giữa thanh tra với kiểm tra của Đảng trong việc phát hiện, xử lý những vi phạm của cán bộ, công chức là đảng viên… Hiểu theo nghĩa rộng thì kiểm tra bao hàm thanh tra, hay nói cách khác thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra mà ở đó luôn luôn do một loại chủ thể là nhà nước tiến hành và mang tính quyền lực nhà nước, với sự độc lập tương đối. Ngược lại, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thanh tra cũng bao hàm kiểm tra. Các hoạt động, các thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra thường chính là kiểm tra. Như vậy, tất cả các hoạt động của thanh tra, kiểm tra đều hướng tới mục đích chung là đảm bảo pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC THANH TRA NÓI CHUNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2