intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam riêng và cả nước nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THANH HÙNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THANH HÙNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Ngành: LuậtKinhtế Mãsố: 838.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Thanh Hùng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT................................................................................................ 1.1. Nhữngvấnđềlýluậnvềthu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt .................................................................................................................... 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật thu gom,vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt .................................................................................................. 1.3. Kinh nghiệmthugom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạtcủamộtsốnướctrênthếgiớivàbàihọcchoViệtNam .................................................. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM ......................................................................................................... 2.1. Thực trạng pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt ............................................................................................................. 2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ............ 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ............ CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................ 3.1. Quan điểm xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam Error! Bookmark not defined.
  5. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam ........................ 3.3. Một số khuyến nghị dành riêng cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam KẾT LUẬN ..................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không ngừng tại Việt Nam đã khiến cho chất thải sinh hoạt ngày càng tăng, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chất thải sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm và không khí của chúng ta đang thuở. Chất thải sinh hoạt có thể đổ trực tiếp ra môi trường không được thu gom, vận chuyển , lưu giữ và xử lý làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Làm môi trường bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động; đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm mạnh. Ở nhiều đô thị, khu dân cư, không khí bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh với mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch không đảm bảo, công tác quản lý chất rắn ở các đô thị và khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom chỉ mới đạt còn ở mức khá và chủ yếu tập trung ở các đô thị; công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện, còn phân tán, khép kín theo địa giới hành chính; việc đầu tư, quản lý còn kém hiệu quả…Nhiều địa phương đã nhập khẩu các dây chuyền xử lý rác thải của nước ngoài. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ xử lý được rác thải hữu cơ, còn lại phải chon lấp khoảng 60-70%...Cũng đã xuất hiện những day chuyên công nghệ xử lý rác do các Công ty tư nhân đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm ở một số địa phương. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Trong thành phần chất thải sinh hoạt có chứa nhiều chất độc, khi chất thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ dễ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị suy giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải rắn và chất rác thải sinh hoạt vứt bài bãi, chất đống lộn xộn, không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh không đẹp, gây mất mỹ quan. Trong rác thải sinh hoạt, thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy gây hôi thối, phát triển vi khẩu gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khu tập trung rác là 1
  7. nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống xung quanh. Đặc biệt, các bãi rác công cộng là nguồn mang dịch bệnh. Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn, các loại vi khẩu gây bệnh trong rác thải trở nên nguy hiểm khi các loại vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chuột, ổ ruồi, muỗi…Một số bệnh điển hình do các vật chủ trung gian truyền như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết… Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng; cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt mỗi người dân nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày. Do đó, Thành phố Hội An, với dân số khoảng 100 nghìn người, hằng năm có khoảng 05 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, học tập nên lượng rác thải gia tăng và tạo ra sức ép đối với Hội An. Hiện nay, các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt của Thành phố còn nhiều bất cập; các quy định của pháp luật về xử lý chất thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đầy đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trình xử lý. Vì thế, hoàn thiện pháp luật về xử lý chất thải sinh hoạt là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Chính vì các nguyên nhân trên nên Tôi quyết định lựa chọn đề tai: “Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luât Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn thạc sỹ Luật Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt đã được một số công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Có thể tóm lược lịch sử nghiên cứu của vấn đề như sau: - Các công trình nghiên cứu pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt: Một số luận văn thạc sỹ, chuyên ngành bảo vệ môi trường; chính sách về môi trường và quản lý nhà nước về môi trường… đã thực hiện có nội dung về pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt: đã thực hiện có nội dung về quy định của pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt: Luận văn của Trần Thị Thùy Dung về “Thực hiện chính sách thu gom rác 2
  8. thải từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”, Học viện Khoa học xã hội; Luận văn của Nguyễn Anh Dũng (2016) về “Chính sách thu gom chất thải rắn từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”, Học viện Hành chính Quốc gia; Luận văn của Phạm Xuân Vinh (2016) về “Pháp luật về xử lý chất thải sinh hoạttừ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”, Học viện Khoa học xã hội; Luận văn của Lê Trọng Dũng (2017) về “Pháp luật vềbảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, Học viện Khoa học xã hội; Luận văn của Trần Diễm Loan (2017) về “Quản lý nhà nước về thu gom chất thải rắn từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đẵng”, Học viện Hành chính Quốc gia và luận văn của Nguyễn Thị Hồng Thủy (2017) về “Pháp luật về bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”, Học viện Khoa học xã hội. - Các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt:Một số luận văn thạc sỹ lại tập trung vào việc thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt cụ thể như các luận văn chuyên ngành chính sách công, quản lý nhà nước và luật học như luận văn của Lê Thanh Sơn (2016) về “Thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”, Đại học Tài nguyên và Môi trường và luận văn của Đặng Thị Hà (2015) về “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Học viện Khoa học xã hội. Hai luận văn kể trên đã tập trung vào việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt ở các địa phương cụ thể và đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật vềpháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. - Các công trình khác trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt như: + Đề tài khoa học của Trần Thị Thùy Dương (2008)“Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Học viện Hành chính Quốc gia tập trung nghiên cứu tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam dưới góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị. Trong đó có dành nội dung nghiên cứu ở Chương 2 về vấn đề pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, 3
  9. vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt ở Việt Nam giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) "Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển; thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trong đó đã phân tích những hạn chế của chính sách và việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường biển ven bờ. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ ở Quảng Ninh. Luận án đã chỉ ra rằng, một phần của tình trạng ô nhiễm môi trường biển đến từ các việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt không đạt được hiệu quả triệt để. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạttrên các khía cạnh khác nhau, mức độ khác nhau như: Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế học (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Lệ Quyên, Học viện Hành chính Quốc gia; Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học môi trường của Trần Duy Khánh (2012), “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc bộ”, Đại học Khoa học Tự nhiên; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MInh; Bài viết của Nguyễn Hữu Chí “Về việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường” đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX); Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và Huỳnh Thị Minh Hằng, Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: "Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng"; Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga trên Tạp chí Cộng sản (2015): “Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam – Yêu cầu cấp thiết”. 4
  10. Tóm lại, vấn đề pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau và mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu cơ bản đã khái quát được các vấn đề pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, đánh giá được việc thực hiện các quy định pháp luật về vấn đề này ở những nội dụng cụ thể, địa phương cụ thể gắn với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện, pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cũng như chưa có công trình nghiên cứu về pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tại những địa phương có những điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Các vấn đề lý luận về pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạtđã được các công trình nghiên cứu làm rõ sẽ được tác giả tiếp tục kế thừa có chọn lọc trong công trình nghiên cứu của mình. Việc đánh giá pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, cũng như các giải pháp, kiến nghị là cơ sở để tác giả tham khảo, đưa ra các nội dung đánh giá pháp luật và thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Do vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cần có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị thực hiện có hiệu quả pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạttrong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam riêng và cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
  11. Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, học viên xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, xây dựng, tổng hợp những vấn đề lý luận về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, với những nội dung cụ thể như: khái niệm, nội dung, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Thứ hai, hệ thống hoá, đánhgiá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Thứ ba, khảo sát, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, từ đó rút ra được những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế khi thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu này. Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam nói chung và đề xuất những kiến nghị dành riêng cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, luận điểm, các quy định pháp luật và số liệu thực tiễn về hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tạithành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian Luận văn nghiên cứu vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên phạm vi không gian cụ thể như sau: - Nghiên cứu lý luận về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt với phạm vi không gian là khảo cứu các công trình khoa học, các văn bản pháp lý và những tài liệu thứ cấp của các tổ chức, cá nhân trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các tài liệu nước ngoài được dịch và lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam; - Nghiên cứu thực trạng về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt với phạm vi không gian là thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, với 09 phường và 04 xã. 6
  12. - Nghiên cứu giải pháp, kiến nghị về nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt với phạm vi không gian ứng dụng toàn quốc và dành riêng cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. b. Phạm vi thời gian Luận văn nghiên cứu vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trong khoảng phạm vi thời gian 03 năm, gồm: 2017; 2018 và 2019. Đây là 03 năm gần nhất với thời điểm tiến hành nghiên cứu. Đồng thời, trên thực tiễn, đây là giai đoạn vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt có những biểu hiện quá tải, hạn chế cần được nghiên cứu làm rõ để đề xuất các giải pháp cải thiện trong tương lai. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu đề tài của luận văn, học viên lựa chọn phương pháp luận hiện tượng học (Phenomenology). Đây là phương pháp luận chung của đề tài, nhằm luận giải bản chất của vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt từ một hay nhiều hiện tượng cụ thể được bộc lộ trên thực tiễn. Bên cạnh đó, với vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt được nghiên cứu dưới gốc độ chuyên ngành luật kinh tế, học viên còn sử dụng phương pháp luận là những chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; Phương pháp thống kê pháp luật. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phương pháp quan sát khoa học; Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá thực tiễn; Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm; Phương pháp tham dự hội nghị, hội thảo khoa học liên quan đến đề tài Luận văn. Các phương pháp được sử dụng cụ thể ở các chương, mục của luận văn như sau: 7
  13. - Chương 1 với nội dung chính là nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, học viên sử dụng các phương pháp gồm: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Đây là phương pháp chủ yếu để học viên thu thập được các giá trị lý luận khoa học về vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt bằng cách sưu tầm, phân loại và đọc các nghiên cứu đã được tiến hành trước đó về cùng những vấn đề liên quan đến đề tài Luận văn. Kết quả phương pháp này mang lại là những nhận thức lý luận về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, đồng thời cũng xác định được lịch sử nghiên cứu của vấn đề và định ra được “khoảng trống” nghiên cứu cho Luận văn. + Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết và Phương pháp phân loại và thống kê hoá lý thuyết. Dựa trên những kết quả có được từ phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết được sử dụng để thống kế lại những giá trị lý luận đã có được và phân tích chúng dưới góc độ tiếp cận của luận văn. Kết quả của sự kết hợp hai phương pháp này là những nội dung thuộc về lý luận của thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt như: khái niệm, nội dung, vai trò và các yếu tố tác động được phân tích, làm rõ. + Phương pháp thống kế pháp luật. Đây là phương pháp được sử dụng trong tiểu mục tổng quan các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Kết quả thống kế này dùng để đối chiếu trong việc thực hiện pháp luật về vấn đề này trên thực tiễn tại Chương 2. - Chương 2 với nội dung phản ánh và đánh giá thực tiễn thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, học viên sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp quan sát khoa học và Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá thực tiễn. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Phương pháp này được học viên sử dụng để nghiên cứu các báo cáo tổng kết, các tham luận hay các bài viết khoa học về thực trạng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phương pháp này đem đến nguồn số liệu thống kê quan trọng cho phần nghiên cứu thực trạng của đề tài luận văn. + Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng để học viên quan sát thực tiễn thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội 8
  14. An, tỉnh Quảng Nam. Từ đó có những nhận định riêng về tình hình thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bên cạnh những kết quả có được từ thống kế thực tiễn thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. + Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá thực tiễn. Sau khi thu thập được các thông tin và số liệu thực tiễn từ hai phương pháp kể trên, học viên sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá thực tiễn nhằm đối chiếu các số liệu, đánh giá thực tiễn thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, từ đó chỉ ra được các điểm hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. - Chương 3 với nội dung xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, học viên sử dụng hai phương pháp gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm; Phương pháp tham dự hội nghị, hội thảo khoa học liên quan đến đề tài luận văn. + Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm được sử dụng để chọn lọc các kinh nghiệm thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên thế giới, một số địa phương trong nước nhằm làm tiền đề cho xây dựng quan điểm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp tham dự hội nghị, hội thảo khoa học liên quan đến đề tài Luận văn được học viên sử dụng nhằm gia tăng sự trao đổi, tham khảo kinh nghiệm, ý tưởng của các nhà khoa học, nhà thực tiễn về vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tại các cuộc hội nghị, hội thảo về chuyên đề này được tổ chức ở quy mô trong và ngoài nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn hứa hẹn sẽ đem đến những ý nghĩa nhất định cả ở phương diện lý luận và thực tiễn. - Ở phương diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu lý luận về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt ở các vấn đề: khái niệm, nội dung, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng. Đóng góp này ở một mức độ nào đó sẽ làm tài liệu tham khảo và là tiền đề cho các nghiên cứu sau về cùng vấn đề hoặc liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. 9
  15. - Ở phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn ở mức độ nhất định trở thành số liệu tham khảo đáng tin cậy của những nhà thực tiễn nhằm sử dụng vào công tác thống kê, báo cáo nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt định kỳ hay theo chuyên đề. Đồng thời với những giải pháp, kiến nghị được đầu tư xây dựng công phu, gắn liền với thực tiễn khách quan, nếu được các cấp chính quyền quan tâm, chấp nhận sẽ trở thành những giải pháp mang tính tham khảo trong hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố Hội An nói riêng và các địa phương khác trên toàn quốc nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu theo kiểu truyền thống. Ngoài các phần: Phần mở đầu; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 03 chương với tên gọi như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luật Chương 2. Thực trạng pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt vàthựctiễnthựchiệntrên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. 10
  16. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT 1.1. Những vấn đề lý luận về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt 1.1.1. Khái niệm chất thải sinh hoạt: Chất thải theo cách hiểu thông thường được định nghĩa trong Đại từ điển tiếng Việt là: “Rác, các chất, các vật bỏ đi không còn sử dụng được nữa” [33; tr. 249]. Dưới góc độ pháp lý, trong phần giải thích từ ngữ tại Khoản 12, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, chất thải được giải thích là là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.Trên cở sở sự định nghĩa và ghi nhận đó, có thể thấy, chất thải có các bản chất sau: Thứ nhất, chất thải là những thứ không còn hữu dụng. Bản chất chung của chất thải là tính vô hữu dụng với đời sống con người, do đó bị loại thải. Tính vô hữu dụng đó có thể xuất phát từ việc chất thải đã hoàn thành công năng của mình (nước thải công nghiệp; nước thải y tế; rác thải văn phòng…) hoặc chất thải là một phần cấu thành của sản phẩm hữu dụng (rác thải sinh hoạt hữu cơ; khí thải…) hoặc có thể là phế phẩm từ hoạt động sống và sản xuất, kinh doanh của con người (chất thải chăn nuôi; chất thải con người…). Vì bản chất chung của chúng là tính vô hữu dụng với đời sống con người nên bị loại bỏ. Thứ hai, chất thải là những thứ nguy hại đến đời sống con người. Ở một góc độ nào đó, toàn bộ chất thải do con người tạo ra đều trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hại cho đời sống con người. Sự nguy hại này có thể đến từ những thành tố sinh học (các chất độc hại), tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người; cũng có thể đến từ đặc tính sinh học (khả năng phân huỷ), tác động tiêu cực đến không gian sống của con người; cũng có thể đến từ đặc tính hình khối của chất thải, tác động tiêu cực đến mỹ quan… Do đó, chất thải sinh hoạt cần phải được xử lý kịp thời và theo một quy trình nhất định để đảm bảo an toàn cho đời sống xã hội. Thứ ba, chất thải được chia thành nhiều loại khác nhau, tuy nhiên có ba cách phân loại chủ yếu gồm: Cách thứ nhất, dựa vào tác động tiêu cực của chất thải đối với môi trường được chia thành Chất thải nguy hại và Chất thải không nguy hại; Cách thứ 11
  17. hai, dựa vào nguồn gốc chất thải có thể chia thành Chất thải sinh hoạt, Chất thải công nghiệp, Chất thải y tế, Chất thải văn phòng; Cách thứ ba dựa vào hình thức của chất thải được chia thành Chất thải rắn, Chất thải lỏng và Chất thải khí. Như vậy, dù ở cách chia nào cũng đều cho thấy rằng bản thân chất thải tồn tại dưới nhiều loại khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người. Từ những phân tích trên có thể khái niệm: Chất thải là những vật chất được con người thải ra từ hoạt động sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác dưới dạng chất thải rắn, chất thải khí và chất thải lỏng. Chất thải sinh hoạt là một loại chất thải. Đặc tính của chất thải sinh hoạt là được sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của con người. Đây cũng là điểm phân biệt chất thải sinh hoạt với các loại chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động khác như chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải văn phòng… Vì chất thải sinh hoạt là một loại chất thải, do đó có bản chất chung của chất thải là tính vô hữu dụng. Nói cách khác, chất thải sinh hoạt cũng mang tính chất là những vật chất bị loại bỏ trời sinh hoạt hằng ngày của người dân. Như vậy, có thể khái niệm: Chất thải sinh hoạt là những phế phẩm vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. 1.1.2. Khái niệm thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt Chất thải sinh hoạt dù ở dạng nào cũng đều có những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người. Do đó, cần thiết phải được xử lý kịp thời và đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho cuộc sống con người. Quy trình này bao gồm các bước: thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Cụ thể các bước này được định nghĩa như sau: - Thu gom chất thải sinh hoạt là quá trình thu nhặt đối với rác sinh hoạt và thu gom đối với nước thải sinh hoạt nhằm đảm bảo làm sạch môi trường và bắt đầu cho quy trình xử lý chất thải sinh hoạt. Việc thu gom chất thải sinh hoạt được thực hiện dưới hai dạng: thu gom sau phân loại và thu gom trước phân loại. Tại Việt Nam chủ yếu là thu gom trước phân loại. - Vận chuyển chất thải sinh hoạt là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải sinh hoạt tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. 12
  18. - Lưu giữ chất thải sinh hoạt là hoạt động tập kết, chứa đựng chất thải sinh hoạt để chờ xử lý. Việc lưu giữ bao gồm hoạt động phân loại và bảo quản chất thải sinh hoạt trong quá trình chờ xử lý. - Xử lý chất thải sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải sinh hoạt và các yếu tố có hại trong chất thải sinh hoạt. Mỗi hoạt động là một mắt xích cấu thành chu trình xử lý chất thải sinh hoạt, bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau và bước sau là sự kế thừa của bước trước. Do đó, mỗi hoạt động đều đóng một vai trò không thể thay thế khác nhau. 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt 1.2.1. Khái niệm pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt Trong xã hội có nhà nước, mọi quan hệ xã hội hay sự vật, hiện tượng có tác động đến đời sống xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của công dân và nhà nước đều được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh và bảo vệ. Ứng với mỗi chế định pháp lý về nội dung, sự vật, hiện được đó được gọi là pháp luật về nội dung, sự vật, hiện tượng đó. Chất thải sinh hoạt là vấn đề xã hội vì tính vô hữu dụng của nó. Nghĩa là người dân trong hoạt động sống của mình tạo ra chất thải sinh hoạt và luôn mong muốn loại bỏ nó khỏi không gian sống của họ, vì chúng vô hữu dụng và tiềm ẩn các ảnh hưởng tiêu cực. Và cũng vì chính bản chất này mà việc xử lý chất thải không được xã hội tự nguyện thực hiện, đó là một hành vi phi lợi nhuận. Những vấn đề xã hội mà tự thân xã hội không thể giải quyết được tất yếu sẽ cần đến sự ghi nhận, điều chỉnh và bảo vệ. Sự ghi nhận đó được thể hiện bằng các quy phạm pháp luật hợp thành chế định về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải. Hay còn gọi là pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Như vậy, Pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácmối quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể thảibỏ chất thải sinh hoạt với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện liên tục, hiệu quả và toàn diện các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu 13
  19. giữ và xử lý chất thải sinh hoạt nhằm bảo vệ, cảithiện môi trường, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo đảm phát triển kinh tế bền vững. 1.2.2.Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt 1.2.2.1. Các quy định chủ thể trách nhiệm thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt Chủ thể thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt được hiểu là các bên có liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Theo đó, chủ thể này được chia thành ba nhóm gồm: chủ thể xả thải; chủ thể thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt và chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Các nhóm chủ thể này sẽ được quy định trong văn bản pháp lý với những yêu cầu về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ khác nhau. - Nhóm chủ thể xả thải. Chủ thể xả thải sinh hoạt được xác định trong văn bản pháp lý nhằm xác lập một trong những cơ sở phân biệt giữa chất thải sinh hoạt và các loại chất thải khác. Theo đó nhóm này gồm các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ nhằm duy trì sự tồn tại của xã hội. Nhóm này được quy định các quyền và nghĩa vụ như: quyền được xả thải theo quy định; quyền được sử dụng các dịch vụ về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt do nhà nước và xã hội cung ứng; quyền được trình sáng kiến cải thiện hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt và giám sát hoạt động này… Các nghĩa vụ như: tuân thủ nguyên tắc phân loại chất thải; tuân thủ quy trình xả thải; lắp đặt và sử dụng các thiết bị lưu giữ tạm thời hoặc trực tiếp xử lý tại nhà theo quy định và đóng các khoản phí xử lý chất thải sinh hoạt… - Nhóm chủ thể thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Đây là nhóm trực tiếp thực hiện quy trình xử lý chất thải sinh hoạt. Chủ thể của quy trình này có thể được chia thành nhiều chủ thể tương ứng với các khâu của quy trình. Ví dụ chủ thể thu gom, chủ thể vận chuyển, chủ thể lưu giữ và chủ thể xử lý. Ở cách phổ biến nhất, hoạt động thu gom và vận chuyển được thực hiện bởi một chủ thể và khâu lưu giữ và xử lý được đảm bảo một chủ thể khác. Hoặc các chủ thể được chia theo nhóm chất thải. Ví dụ chủ thể xử lý chất thải rắn tái chế; chủ thể xử lý chất thải rắn nguy hại; chủ thể xử lý nước thải sinh hoạt… Mỗi nhóm chất thải này có thể chỉ 14
  20. được đảm nhiệm bởi một chủ thể và chủ thể này thực hiện từ đầu đến cuối của quy trình xử lý với hoạt động bắt đầu là thu gom và kết thúc là xử lý ra thành phẩm. Dù được tổ chức theo cách nào thì các chủ thể đều phải được tuyển chọn dựa trên các tiêu chí khác nhau. Các tiêu chỉ này chủ yếu được xây dựng để khảo sát: cơ sở pháp lý hình thành và hoạt động của chủ thể; nhân lực; cơ sở vật chất; công nghệ kỹ thuật áp dụng… Các tiêu chuẩn này nhằm giúp nhà nước lựa chọn được các chủ thể tham gia quy trình xử lý chất thải sinh hoạt hợp pháp, có đủ năng lực giải quyết công việc. Việc lựa chọn sẽ khác nhau dựa vào thể chế pháp lý quốc gia, song có thể thông qua ba hình thức chủ yếu sau: nhà nước chỉ định (thường áp dụng với các nội dung xử lý không mang lại lợi nhuận, mọi nguồn vốn do nhà nước tài trợ); đấu thầu (thường được áp dụng với các nội dung xử lý mang lại lợi nhuận, có tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên); đề nghị đầu tư (thường được áp dụng với các nội dung xử lý mang lại lợi nhuận nhưng không có sự cạnh tranh, hoặc không mang lại lợi nhuận nhưng đây là hoạt động mang tính phúc lợi của chủ đầu tư). Các chủ thể này được thực hiện các quyền như một doanh nghiệp do bản chất vận hành dưới dạng doanh nghiệp và ngoài các nghĩa vụ của một doanh nghiệp, các chủ thể này còn phải tuân thủ các cam kết đặc biệt đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt và tuân thủ quy trình kiểm tra và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước xuyên suốt quá trình hoạt động của mình. - Nhóm chủ thể quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt là các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền quản lý thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Chủ thể này sẽ trực tiếp quản lý hành vi xả thải của chủ thể xả thải và quy trình xử lý chất thải của chủ thể thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Căn cứ hoạt động của nhóm chủ thể này là các ghi nhận pháp lý, quyền lực hoạt động của nhóm chủ thể này là quyền lực công cộng – quyền lực nhà nước. Nhóm này có thể gồm cơ quan quản lý cấp trung ương được tản quyền tại các địa phương hoặc cơ quan chuyên trách được chính quyền địa phương thành lập. Trường hợp thứ hai là phổ biến hơn cả. Các cơ quan này sẽ giám sát hoạt động của hai chủ thể và có thẩm quyền xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật của cả hai chủ thể trên. Bên cạnh đó, đối với từng chủ thể cơ quan này cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Ví dụ, với các chủ thể xả thải, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1