intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ vấn đề thừa kế của một loại tài sản đặc biệt là quyền sử dụng đất. Trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật, vừa phân tích và đánh giá làm sáng tỏ hơn về lý luận, thực tiễn của thừa kế quyền sử dụng đất, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ HUYỀN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ HUYỀN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập HÀ NỘI - 2012 2
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ 5 DỤNG ĐẤT 1.1. Khái niệm về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất 5 1.1.1. Khái niệm thừa kế 5 1.1.2. Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất 8 1.2. Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất 9 1.3. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất (quyền sử dụng đất là 11 di sản thừa kế) 1.3.1. Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 11 1.3.2. Thời hạn sử dụng đất 18 1.4. Tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam quy định về 21 thừa kế quyền sử dụng đất 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1993 21 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 29 1.4.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay 32 Chương 2: THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 33 2.1. Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc 33 2.1.1. Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp 35 2.1.1.1. Người lập di chúc 35 2.1.1.2. Người thừa kế 39 4
  4. 2.1.2. Thừa kế quyền sử dụng đất ở 43 2.2. Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật 45 2.2.1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 46 2.2.2. Diện và hàng thừa kế 48 2.2.3. Về thừa kế thế vị 53 2.3. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng, di tặng 54 2.3.1. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng 54 2.3.2. Di tặng 55 2.4. Trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất 55 2.5. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế 56 2.6. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử 60 dụng đất Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 63 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất 63 3.1.1. Xác định tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có phải là 64 tranh chấp đất đai hay không 3.1.2. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế di sản chung của vợ, chồng 65 khi thời hiệu khởi kiện về thừa kế di sản của người chết trước đã hết 3.1.3. Khi thời hiệu khởi kiện thừa kế đã hết thì có thể lựa chọn áp 67 dụng chia tài sản chung theo Nghị quyết 02, nhưng rất khó đảm bảo điều kiện để được chia tài sản chung 3.1.4. Về di chúc chung của vợ chồng 70 3.1.5. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật nhận thấy có một số 72 trường hợp không nên tính vào thời hiệu khởi kiện 5
  5. 3.1.6. Về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng 74 3.1.7. Quyền sử dụng đất được tặng cho trước khi người để lại di 75 sản chết 3.1.8. Hạn chế phân chia di sản 76 3.1.9. Trường hợp ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận 76 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định 77 pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất 3.2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp, đầy đủ và 77 cụ thể hơn về thừa kế quyền sử dụng đất 3.2.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 81 3.2.3. Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, 81 công chức KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 6
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Sở hữu tài sản là quyền thiêng liêng của mỗi người được pháp luật bảo hộ và thừa kế tài sản chính là phương tiện để duy trì quyền sở hữu đó. Vì vậy, chế định thừa kế là chế định rất quan trọng trong pháp luật của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Thừa kế rất thiết thực với cuộc sống của người dân nên dù không mới nhưng đề tài thừa kế vẫn luôn mang tính phổ biến và sôi động. Đất đai là một loại tư liệu sản xuất quan trọng của quốc gia, do vậy đất đai là một loại tài sản quý giá. Ở nước ta, trải qua nhiều thời kỳ của chế độ dân chủ nhân dân nhưng chính sách về đất đai cũng có sự biển đổi cơ bản trong mỗi thời kỳ tương ứng. Đặc biệt theo quy định của Hiến pháp năm 1980 và năm 1992 đều quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân (Nhà nước), theo đó Luật Đất đai và Luật Dân sự thể chế hóa những quy định đó của Hiến pháp và cho phép người sử dụng đất là cá nhân có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất theo trình tự thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Do sự thay đổi về chính sách đất đai qua mỗi thời kỳ, trên thực tế giải quyết những tranh chấp về đất đai rất phức tạp, hàng năm có hàng chục ngàn vụ tranh chấp đất đai được giải quyết tại Tòa án nhân dân các cấp về chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên không phải bao giờ các tranh chấp cũng được tòa án giải quyết thấu tình đạt lý, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay quyền sử dụng đất được coi là hàng hóa, những tranh chấp về đất đai ngày càng tăng về số lượng, phức tạp về tính chất. Trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều tranh chấp đã xảy ra liên quan đến việc xác định nguồn gốc di sản là quyền sử dụng đất, người thừa kế quyền sử dụng đất… Vì những lý do đó nên việc lựa chọn đề tài "Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam" là thật sự cần thiết, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu vấn đề kể cả về lý luận và thực tiễn. 7
  7. 2. Tình hình nghiên cứu Thừa kế quyền sử dụng đất xét ở góc độ nói chung tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về thừa kế mà có liên quan ít nhiều đến di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Những công trình tiêu biểu như: Luật thừa kế Việt Nam, TS. Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, 2008; Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, TS. Phạm Văn Tuyết, Nxb Chính trị quốc gia, 2007; Chế định thừa kế theo di chúc, Luận án Tiến sĩ Luật học của Phạm Văn Tuyết, 2005; Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Minh Tuấn, 2007; Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học của Trần Thị Huệ, 2007; Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế, Dương Bạch Long và Nguyễn Xuân Anh, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Nhưng những công trình này chỉ nghiên cứu những quy định chung về thừa kế hoặc cụ thể là thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật hay về di sản thừa kế. Ngoài những công trình trên, còn một số luận văn cao học nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất như các luận văn cao học luật của Lê Khắc Hạnh về thừa kế quyền sử dụng nhà ở và đất ở tại thành phố Hải Phòng, của Phạm Thị Thúy Liễu về thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam... Bên cạnh đó, một số khóa luận của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đó là những đề tài nghiên cứu về quyền sử dụng đất ở các góc độ cụ thể theo di chúc, theo pháp luật hay về thừa kế một loại đất trong một thành phố, một tỉnh. Dưới góc độ pháp luật thường thức cũng có những cuốn sách với nội dung hỏi đáp, tư vấn liên quan đến thừa kế nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng có thể kể đến là "99 tình huống và tư vấn pháp luật về thừa kế nhà và quyền sử dụng đất" của Luật sư, Tiến sĩ Phan Thị Hương Thủy, 8
  8. Nxb Tư pháp, 2005…; "Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án" của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia, 2009; … Bên cạnh đó, còn có những bài nghiên cứu trên các cuốn tạp chí, các báo… nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ của thừa kế hay chỉ với tính chất đưa tin, tìm hiểu phân tích không chuyên sâu. Như vậy, có thể thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện, chuyên sâu về thừa kế quyền sử dụng đất nói chung. Do đó, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài "Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam" để thực hiện luận văn cao học luật của mình nhằm bổ sung thêm vấn đề lý luận và thực tiễn về thừa kế quyền sử dụng đất ở nước ta. 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để thực hiện đề tài: phương pháp biện chứng, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, thống kê... Cùng với việc sử dụng kết hợp các phương pháp này, tác giả cũng sẽ dựa vào đặc điểm truyền thống, tập quán của nước ta để làm rõ nét hơn vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất. Ngoài ra, một số những vấn đề khoa học đã được các tác giả đi trước nghiên cứu, kết luận cũng được tham khảo sử dụng nhằm hoàn thiện đề tài. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ vấn đề thừa kế của một loại tài sản đặc biệt là quyền sử dụng đất. Trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật, vừa phân tích và đánh giá làm sáng tỏ hơn về lý luận, thực tiễn của thừa kế quyền sử dụng đất, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. 9
  9. - Nhiệm vụ: + Xây dựng các khái niệm về thừa kế, thừa kế quyền sử dụng đất; + Tìm hiểu, phân tích về loại di sản đặc biệt là quyền sử dụng đất; + Vận dụng phù hợp những quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai để nghiên cứu về các hình thức thừa kế quyền sử dụng đất; + Từ thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực thừa kế quyền sử dụng đất, tìm ra những điểm còn hạn chế, chưa phù hợp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất. 5. Những đóng góp mới của luận văn Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn đã đạt được những tính mới: - Xây dựng được hệ thống khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất; - Xác định được những hình thức thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc và theo pháp luật; - Xác định được di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và so sánh được di sản thừa kế là quyền sử dụng đất với các loại di sản khác ngoài quyền sử dụng đất; - Chỉ ra được những bất cập của pháp luật quy định về thừa kế quyền sử dụng đất và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất Chương 2: Thừa kế quyền sử dụng đất Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất. 10
  10. Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1.1. Khái niệm thừa kế Tài sản chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển sự sống của mỗi con người, tài sản cần có chủ của nó và sở hữu tài sản ra đời. Khi con người chết đi, tài sản cần được dịch chuyển sang cho người còn sống để nó tiếp tục duy trì, phát huy giá trị. Việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho người còn sống chính là thừa kế và từ đây thừa kế đã manh nha xuất hiện. Sự hình thành, tồn tại của sở hữu và thừa kế là khách quan, thuộc phạm trù kinh tế. Thời kỳ đầu công xã nguyên thủy, chế độ quần hôn tạo ra hệ quả là con cái sinh ra chỉ xác định được mẹ mà không xác định được cha, nên trải qua nhiều thế hệ những người có chung huyết tộc họ mẹ sống chung với nhau hình thành nên tổ chức là thị tộc. Trong các thị tộc, của cải do con người làm ra thuộc của chung thị tộc. Người phụ nữ là người có quyền, là lao động chính tạo ra của cải vật chất. Do đó, thừa kế được thực hiện theo họ mẹ, theo huyết thống của người mẹ, tài sản được để lại thừa kế cho con và những người có huyết thống gần với người mẹ. Đây được gọi là chế độ mẫu hệ và thời kỳ này tài sản chỉ được thừa kế trong nội bộ thị tộc theo phong tục tập quán do từng thị tộc đặt ra. Lực lượng lao động ngày càng được cải tiến, loại công việc xuất hiện phong phú hơn, phân công lao động hợp lý hơn, người đàn ông phát huy được sức mạnh của mình làm được nhiều việc, tạo ra nhiều của cải hơn người phụ nữ. Nam giới dần chiếm thế, chuyển thành người có quyền. Cùng với đó, chế độ hôn nhân cặp đôi hình thành nên người cha của đứa trẻ sinh ra đã được xác định. Chế độ mẫu hệ được thay thế bằng chế độ phụ hệ. Thừa kế cũng vì thế 11
  11. mà thay đổi, từ việc được thừa hưởng theo họ mẹ, theo huyết thống người mẹ chuyển thành thừa kế theo họ cha và theo huyết thống của người cha. Kinh tế phát triển mạnh lên, của cải làm ra không những đủ dùng mà còn có dư thừa. Chính điều này đã tạo ra một bộ phận những người có quyền trong thị tộc tìm cách chiếm giữ tài sản dư thừa và xã hội xuất hiện người giàu người nghèo. Do sự phân hóa giàu nghèo cùng việc tư hữu tài sản hình thành nên những giai cấp đối kháng. Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp, nhường chỗ cho tổ chức lớn hơn đủ sức mạnh điều hòa mâu thuẫn giai cấp, đó chính là Nhà nước. Khi có Nhà nước, thừa kế không còn được thực hiện theo phong tục tập quán của thị tộc, bộ lạc như trước mà tuân theo các quy định của pháp luật, theo sự điều chỉnh bằng ý chí của Nhà nước. Vì có pháp luật điều chỉnh, nên khi pháp luật thay đổi, thừa kế cũng từ đó thay đổi theo. Thừa kế tài sản đã không đơn thuần thuộc phạm trù kinh tế mang tính khách quan mà đã thuộc phạm trù pháp lý mang tính chủ quan, bị chi phối, ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển của kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ. Trong những Nhà nước mà cơ sở kinh tế dựa trên tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp thống trị đã sử dụng pháp luật để duy trì, củng cố chế độ tư hữu tài sản và quyền thống trị của giai cấp mình, trong đó có công cụ là pháp luật về thừa kế. Ở Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nô lệ đã trở thành công cụ, là hàng hóa được trao đi đổi lại, là tài sản có giá trị đặc trưng cho thời kỳ này. Vì thế, giai cấp chủ nô bằng pháp luật về thừa kế đã thực hiện việc chuyển dịch nô lệ từ chủ này sang chủ khác trong cùng giai cấp để duy trì quyền sở hữu, sự bóc lột đối với nô lệ. Đến Nhà nước phong kiến, tài sản có giá trị nhất và tạo ra được nhiều của cải nhất chính là đất đai. Đất đai hầu hết đều thuộc sở hữu của địa chủ, người nông dân chỉ được thuê và nộp địa tô. Khi địa chủ ông cha chết, đất đai được thừa kế cho địa chủ con cháu tiếp tục duy trì sở hữu và bóc lột sức lao động của nông dân. Nhà nước tư sản, giai cấp tư sản cũng củng cố 12
  12. sự thống trị của mình bằng việc dịch chuyển sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu cho cho thế hệ sau thông qua các quy định về thừa kế. Sự khác biệt được thể hiện trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa khi nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, những tư liệu sản xuất chủ yếu (như đất đai, tài nguyên, vùng biển, vùng trời…) thuộc sở hữu toàn dân, không thuộc sở hữu tư nhân nên không được để lại thừa kế. Tuy nhiên, mọi người đều được khai thác, sử dụng hợp lý và được bảo vệ thành quả lao động của mình. Pháp luật và các chính sách của Nhà nước được đặt ra dựa trên quyền lợi chính đáng của mọi cá nhân, của người lao động. Do đó thừa kế của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng được xây dựng và thực hiện trên cơ sở đó. Trong mỗi chế độ xã hội, thừa kế cũng không là bất biến, nó sẽ thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ. Ngay trong cùng chế độ phong kiến, chế độ tư bản hay chế độ xã hội chủ nghĩa, ở mỗi triều đại, mỗi mốc thời điểm chính sách nền kinh tế thay đổi thì để phù hợp với nó, pháp luật về thừa kế cũng phải biến đổi theo. Tóm lại, xét một cách tổng quát thì thừa kế là sự phản ánh chế độ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ, nó vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan với nội dung là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo những quy định do con người đặt ra. Khi xã hội có nhà nước, thừa kế là một phạm trù pháp luật, phản ánh nền kinh tế chính trị xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ phát triển, thể hiện việc dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu từ người chết cho người còn sống theo trình tự, thủ tục của pháp luật. Nếu như thừa kế xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu thì khái niệm quyền thừa kế chỉ được ra đời khi xã hội có Nhà nước. Bằng quyền lực của mình Nhà nước áp đặt ý chí lên các chủ thể để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ về thừa kế. Theo đó, mỗi chủ thể sẽ có những quyền và nghĩa vụ mang tính nhà nước, có quyền để lại và quyền hưởng tài sản thừa kế. 13
  13. Dó đó quyền thừa kế cũng bị ảnh hưởng, chi phối bởi sự phát triển kinh tế xã hội qua từng thời kỳ do chế độ sở hữu quyết định. Dù quyền thừa kế thể hiện ý chí nhà nước, nhưng pháp luật của nhà nước cũng phải phù hợp với điều kiện phát triển khách quan của kinh tế - xã hội của từng nhà nước, do đó dưới góc độ pháp lý quyền thừa kế cũng mang tính khách quan. Vì vậy, có thể hiểu trên phương diện khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về chuyển dịch tài sản từ người chết sang người còn sống theo thủ tục, trình tự luật định. Còn trên phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự của công dân được để lại thừa kế cho người còn sống và quyền nhận di sản từ người chết. 1.1.2. Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất Căn cứ vào những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, căn cứ vào những chính sách quản lý đất đai của nước ta hiện nay thì quyền sử dụng đất là một loại tài sản được để lại thừa kế tương tự như các loại tài sản khác. Tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản", và quyền sử dụng đất chính là một loại quyền tài sản, được chuyển dịch theo thừa kế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 nhưng luật dân sự cho phép cá nhân sử dụng đất được quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất kể từ khi Bộ luật Dân sự thứ nhất năm 1995 được ban hành và Bộ luật Dân sự đang có hiệu lực thi hành năm 2005 đều có những quy định về điều kiện, trình tự thừa kế quyền sử dụng đất. Do quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt, loại tài sản mà không những liên quan đến những quy định của Bộ luật Dân sự mà còn liên quan đến những chính sách đất đai của Nhà nước nên thừa kế quyền sử dụng đất có những nét riêng biệt đặc thù khác thừa kế các loại tài sản khác ngoài đất đai. Điều 733 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" [25]. 14
  14. Như vậy có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất là một quyền dân sự của người sử dụng đất, phản ánh các chính sách đất đai của Nhà nước và thể hiện sự phát triển của pháp luật về thừa kế, với nội dung là dịch chuyển quyền sử dụng đất từ người chết sang người còn sống theo quy định của pháp luật. 1.2. ĐẶC ĐIỂM THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Thừa kế là một quyền dân sự, nhưng quyền sử dụng đất lại là một tài sản đặc biệt (do tính chất đặc biệt của đất đai), do đó thừa kế quyền sử dụng đất chịu sự điều chỉnh của cả luật dân sự và luật đất đai. Điều đó tạo nên điểm đặc thù của thừa kế quyền sử dụng đất. Thứ nhất, thừa kế quyền sử dụng đất vừa tuân theo quy định của pháp luật dân sự vừa tuân theo luật đất đai. Pháp luật dân sự không điều chỉnh hết các nội dung quyền thừa kế của người sử dụng đất, nên nếu chỉ căn cứ vào pháp luật dân sự thì không đầy đủ, dễ dẫn đến sai lệch. Do đó, thừa kế quyền sử dụng đất khác với thừa kế những tài sản khác là phải phụ thuộc vào các chính sách đất đai của Nhà nước. Thứ hai, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thường có giá trị lớn và rất khó trong việc xác định nguồn gốc. Đất đai là tài nguyên nên con người không thể tạo ra và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của bất kỳ ai, do đó quyền sử dụng đất thường có giá trị lớn không dễ để bỏ qua quyền dành được tài sản này. Trải qua từng thời kỳ, chính sách của Nhà nước về đất đai lại có những thay đổi nhất định, cùng với đó là hàng loạt những văn bản luật được ban hành gây khó khăn trong việc theo dõi, áp dụng. Việc xác định nguồn gốc đất đai cũng trở nên khó khăn do quản lý chưa thực sự phù hợp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết về thừa kế quyền sử dụng đất. Thứ ba, đất đai được phân thành loại được sử dụng ổn định, lâu dài và loại sử dụng có thời hạn. 15
  15. Người thừa kế quyền sử dụng đất không phải lúc nào cũng được sử dụng ổn định lâu dài mà trong trường hợp đất sử dụng có thời hạn thì người thừa kế có thể chỉ được sử dụng trong thời hạn còn lại. Thứ tư, có sự hạn chế nhất định đối với trường hợp người thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạn chế này cũng là một chính sách đất đai của Nhà nước do đất đai cần được sử dụng hợp lý, phát huy được tối đa giá trị của nó mà bản thân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài lại bị hạn chế về điều kiện sử dụng đất so với người Việt Nam ở trong nước. Tuy nhiên, hạn chế cũng có lúc thay đổi, do quan điểm của Nhà nước thay đổi, nhưng nhìn chung thì đối với các đối tượng này ít nhiều cũng có những khác biệt nhất định trong việc áp dụng quy định về thừa kế quyền sử dụng đất. Thứ năm, đăng ký thừa kế là thủ tục bắt buộc. Thủ tục đăng ký thừa kế được quy định tại Luật Đất đai. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì cần đăng ký thừa kế để thực hiện việc quản lý đất đai của Nhà nước. Thứ sáu, về thủ tục giải quyết tranh chấp: Trong giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là bắt buộc. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp đất đai, mà tranh chấp đất đai phải thông qua hòa giải ở cơ sở trước khi nộp đơn xin giải quyết ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khác với thừa kế tài sản khác, khi có tranh chấp, các chủ thể có thể hòa giải trước, cũng có thể nộp đơn khởi kiện ngay. Ngoài ra, tranh chấp này có khi được giải quyết bằng con đường hành chính qua Ủy ban nhân dân thay vì bằng thủ tục tòa án. Do quy định của pháp luật đất đai, trong một số trường hợp nhất định (thường là do giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất đai chưa rõ), tranh chấp phải được giải quyết tại Ủy ban nhân dân. 16
  16. Tóm lại, đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất là do điểm đặc thù của di sản là quyền sử dụng đất chi phối. 1.3. DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ DI SẢN THỪA KẾ) 1.3.1. Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất Trải qua các thời kỳ khác nhau thì quan niệm về di sản thừa kế cũng có những thay đổi. Theo Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950 thì di sản thừa kế bao gồm tài sản và quyền tài sản. Đến Thông tư 594-NCPL năm 1968 và Thông tư 81 năm 1981 thì di sản thừa kế bao gồm toàn bộ tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ về tài sản. Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 quy định di sản thừa kế bao gồm tài sản, quyền tài sản mà không gồm nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" và "Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế". Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định di sản tương tự như quy định tại Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng bỏ quy định về quyền sử dụng đất bởi vì tài sản đã bao gồm quyền tài sản (quyền sử dụng đất) nên không cần quy định thêm. Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại chỉ là trách nhiệm cần phải thực hiện trong phạm vi di sản mà không được coi là di sản thừa kế. Do đó, di sản thừa kế chính là toàn bộ tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán nghĩa vụ về tài sản và các chi phí khác. Tài sản bao gồm "vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản", nên quyền sử dụng đất chính là một loại tài sản (quyền tài sản) cũng thuộc di sản thừa kế. Trước đây theo quy định của Hiến pháp năm 1980, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không là đối tượng của thừa kế. Từ khi có Hiến pháp năm 1992, dù đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu toàn dân song người sử dụng đất vẫn được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, 17
  17. thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là quyền phái sinh từ quyền sở hữu đất, trở thành tài sản của cá nhân và được để lại thừa kế. Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" [25]. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người chết Tài sản riêng là tài sản không bị ràng buộc với các chủ thể khác, thuộc sở hữu tư nhân gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Tài sản của cá nhân và di sản thừa kế đã được mở rộng hơn từ khi có chủ trương đổi mới nền kinh tế của Nhà nước ta, công nhận nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, phát triển bình đẳng. Thông thường để xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mỗi người thì căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu giấy chứng nhận chỉ ghi người đó có quyền sử dụng đất, thì nó thuộc riêng người ghi trong giấy chứng nhận. Nếu giấy chứng nhận dù ghi tên một người nhưng lại là người được ủy quyền hay đại diện thì quyền sử dụng đất không là tài sản riêng của họ. Trong quá trình giải quyết những vụ việc liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất, vấn đề xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng là một trong những việc khó khăn, dễ gây nhầm lẫn. Theo Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản riêng này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Tài sản riêng không đương 18
  18. nhiên được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng mà phải có sự thỏa thuận của hai bên. Do đó, để xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng về nguyên tắc cần xác định nguồn tạo lập quyền sử dụng đất phải thuộc Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình. Tức quyền sử dụng đất là tài sản riêng bao gồm: quyền sử dụng đất có trước khi kết hôn; quyền sử dụng đất được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; quyền sử dụng đất được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể căn cứ vào nó để xác định tài sản riêng. Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 5 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình (Nghị định 70) thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng phải ghi tên cả vợ và chồng. Nên nếu giấy chứng nhận chỉ ghi tên vợ hoặc chồng sau ngày 18/10/2001 (ngày Nghị định 70 có hiệu lực pháp luật) và có nguồn tạo lập từ Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình thì suy ra quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác cũng thuộc di sản thừa kế. Đây là phần tài sản thuộc hình thức sở hữu chung, gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất do được thừa kế chung, tặng cho chung hay cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh... Giống với việc xác định là tài sản riêng của mỗi người, khi xác định phần tài sản quyền sử dụng đất của người chết trong tài sản chung với người khác có thể căn cứ vào giấy chứng nhận để xác định hình thức là sở hữu chung hay riêng, diện tích đất, thời hạn sử dụng đất... Đối với tài sản chung của vợ chồng thì Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: 19
  19. 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung [21]. Như vậy, có thể xác định tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình thành từ ít nhất một trong các nguồn: 1- Tài sản do vợ, chồng tạo ra: Dùng tiền lương, tiền thưởng... trong thời kỳ hôn nhân để mua; 2- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh: tích lũy lao động hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân; 3- Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu (theo thời hiệu...)… trong thời kỳ hôn nhân; 4- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung; 20
  20. 5- Những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung: Phải có sự xác định của công chứng; 6- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng: được Nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn dù chỉ ghi tên một người nhưng vẫn là tài sản chung… Cần lưu ý là "quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn" không có nghĩa là bất cứ quyền sử dụng đất nào được xác lập cho vợ, chồng sau khi kết hôn cũng là tài sản chung. Ví dụ, vợ hoặc chồng sử dụng tiền do được tặng cho riêng "mua đất" trong thời kỳ hôn nhân thì "đất" đó vẫn là tài sản riêng. Quyền sử dụng đất chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, về nguyên tắc khi một bên chết trước tài sản này được chia đôi, mỗi người một nửa. Khi căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đối với giấy chứng nhận ghi tên của cả hai vợ chồng, có nguồn tạo lập từ ít nhất một trong sáu nguồn trên thì đó là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên nếu giấy chứng nhận vẫn ghi tên cả vợ và chồng nhưng nguồn tạo lập lại không thuộc một trong sáu nguồn trên thì đó có thể là tài sản chung theo phần của vợ chồng, thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Ví dụ, vợ có 30 triệu đồng (tiền có được trước khi kết hôn), chồng có 50 triệu đồng (được thừa kế riêng), hai người cùng góp tiền "mua đất" giá 80 triệu đồng, khi đó quyền sử dụng đất này là tài sản chung theo phần của vợ chồng (trừ khi hai bên cùng thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung, thì nó lại thuộc tài sản chung hợp nhất). Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì vẫn có thể là tài sản chung của vợ chồng như: đất được Nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn; đất có chứng cứ chứng minh nguồn thuộc một trong sáu nguồn nêu trên; đất được đăng ký trước ngày 18/10/2001 (ngày 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2