intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch – Qua thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

88
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch cấp xã trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó nêu những giải pháp chủ yếu, cần thiết, phù hợp nhằm góp phần cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt cải cách thủ tục hành chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch – Qua thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ THƢ THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ Hé TÞCH - QUA THùC TIÔN HUYÖN §¤NG ANH, THµNH PHè Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ THƢ THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ Hé TÞCH - QUA THùC TIÔN HUYÖN §¤NG ANH, THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 8380101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS DƢƠNG ĐỨC CHÍNH HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn “Thực hiện pháp luật về hộ tịch – Qua thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Vì vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn. NGƯỜI CAM ĐOAN Đặng Thị Thƣ
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỘ TỊCH ................................................................................ 6 1.1. Một số khái niệm ................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm hộ tịch ................................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm đăng ký hộ tịch ................................................................... 7 1.2. Vị trí, vai trò của đăng ký, quản lý hộ tịch .................................... 12 1.2.1. Những vấn đề cơ bản thực hiện pháp luật hộ tịch.............................. 12 1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đăng ký hộ tịch chính quyền xã... 25 1.2.3. Nội dung, trình tự, thẩm quyền đăng ký pháp luật hộ tịch xã............ 29 1.3. Đăng ký hộ tịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 40 1.3.1. Pháp luật về đăng ký hộ tịch của một số quốc gia trên thế giới......... 40 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 55 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 57 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH......................................................................... 58 2.1. Thực trạng pháp luật hộ tịch .......................................................... 58 2.1.1. Ưu điểm của pháp luật hộ tịch ........................................................... 58 2.1.2. Những hạn chế của thực hiện pháp luật về hộ tịch ............................ 63 2.2. Thực hiện pháp luật hộ tịch tại Huyện Đông Anh ........................ 70
  5. 2.2.1. Vị trí địa lý của huyện Đông Anh ...................................................... 70 2.2.2. Thực trạng pháp luật hộ tịch tại huyện Đông Anh ............................. 72 2.2.3. Ưu điểm của việc thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ............................................................ 77 2.2.4. Những hạn chế của việc thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.................................................. 81 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 86 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH ....... 87 3.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch trong giai đoạn mới..................................................................................... 87 3.1.1. Về cải cách thủ tục hành chính .......................................................... 87 3.1.2. Về sự đòi hỏi chủ động sáng tạo của cơ quan đăng lý hộ tịch ........... 87 3.1.3. Về tính chính xác, khách quan, kịp thời............................................. 88 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch và nâng cao hiệu quả việc đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh ...... 89 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch................................ 89 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh.......................................................................... 92 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự CHDCND: Cộng hoà dân chủ nhân dân ĐKHT: Đăng ký hộ tịch ĐKKS: Đăng ký khai sinh TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết; việc đăng ký hộ tịch là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính. Đồng thời, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt việc nuôi con nuôi. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó. Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình. Đồng thời, góp phần xây dựng chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng, dân số và kế hoạch hoá gia đình của một quốc gia. Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký kịp thời chính xác, mỗi một sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký ở một nơi theo đúng thẩm quyền quy định. Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới, trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh và xử lý kịp thời. 1
  8. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng các sự kiện hộ tịch của người dân và đồng thời đề xuất một số biện pháp, phương hướng nhằm đổi mới, nâng cao công tác đăng ký hộ tịch cấp cơ sở, tác giả xin chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về hộ tịch – Qua thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội’’‎để ‎ làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện pháp luật hộ tịch, đăng ký hộ tịch ở Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả được công bố như: - Bộ tư pháp (2007), “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch”, NXB Tư pháp Hà Nội; - Bộ tư pháp (2013), “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác hộ tịch và chứng thực cho cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã”, NXB Hà Nội; - Phạm Trọng Cường (2004), Về quản lý hộ tịch, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - Luật gia Thy Anh, “Hướng dẫn công dân thực hiện các thủ tục về hộ tịch”, NXB Lao động, năm 2008; - Nguyễn Thị Nga, “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” (Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công), Học viện hành chính quốc gia, năm 2014; - Bài “Thực trạng đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch và yêu cầu chuẩn hoá” của tác giả Trần Thị Lệ Hoa, Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyền đề pháp luật hộ tịch năm 2013. - Chuyên đề “Quản lý hành chính-Tư pháp” trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hành chính. - Giáo trình “Quản lý hành chính-Tư pháp” của Học viện hành chính, nhà xuất bản Khoa học năm 2008 (dành cho đào tạo trung cấp hành chính) 2
  9. - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), “Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch”; - Viện nghiên cứu khoa học và pháp lý- Bộ Tư pháp (2000), “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam”, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội; Các công trình khoa học trên đã đề cập từng khía cạnh quản lý hộ tịch, và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau ở những phương diện và cấp độ khác nhau về pháp luật hộ tịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện pháp luật hộ tịch qua thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây cũng là lý do tiếp theo để tác giả lựa chọn nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch cấp xã trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó nêu những giải pháp chủ yếu, cần thiết, phù hợp nhằm góp phần cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt cải cách thủ tục hành chính. Cải cách TTHC giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó tạo niêm tin của người dân và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh của đất nước, lòng tin của người dân đối với bộ máy Nhà nước “Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [18, Điều 2]. Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện pháp luật hộ tịch tại cấp cơ sở tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do đó để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Làm rõ vấn đề lí luận pháp luật hộ tịch ở Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hộ tịch và thực hiện pháp luật hộ tịch tại Huyện Đông Anh - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch và nâng cao hiệu quả công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh 3
  10. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Hoạt động thực hiện pháp luật hộ tịch tại Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ đó giúp cho việc thực hiện đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch của cá nhân được đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác. b. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ khi Luật hộ tịch có hiệu lực (năm 2014) đến nay. - Về không gian: thực hiện pháp luật hộ tịch ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch cấp xã. Đánh giá thực trạng khó khăn, vướng mắc trong quá trình đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Đưa ra những vấn đề cần làm sáng tỏ trong hoạt động đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch cấp xã đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trong việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch cấp cơ sở. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tuân thủ các nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc xem xét khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. 4
  11. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Với tính chất là một công trình nghiên cứu khoa học có sự liên kết giữa phân tích, đánh giá lí luận với sự tổng hợp kết quả thực tiễn tại địa phương, luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc đưa ra các kiến nghị và giải pháp để thực hiện các chủ trương, chính sách về việc thực hiện pháp luật hộ tịch cũng như việc đăng ký hộ tịch cấp cơ sở. Với nội dung chuyên sâu và mang tính thực tiễn cao, luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hộ tịch cũng nhưng các vấn đề pháp lý khác như hôn nhân gia đình, quyền khai sinh cho trẻ, quyền được đảm bảo trong thực hiện pháp luật về giám hộ.... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lí luận về thực hiện pháp luật hộ tịch ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 5
  12. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỘ TỊCH 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm hộ tịch Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch có lịch sử từ lâu đời (thời nhà Trần). Trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản lý con người (“đinh”), bên cạnh vấn đề quản lý đất đai (“điền”), là hai vấn đề đã từng được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được Nhà nước ta tiếp tục duy trì và phát triển. Theo tinh thần Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng ở Nam kỳ, Hoàng Việt hộ luật được áp dụng ở Trung kỳ và Dân luật Bắc kỳ, tiếp tục được áp dụng ở Việt Nam. Điều đó cho thấy công tác hộ tịch đóng vai trò hết sức quan trọng, luôn được duy trì trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo từ điển tiếng Việt, “hộ tịch” là từ loại danh từ, có nghĩa là sổ ghi bộ dân số. “Hộ tịch” là một trong những khái niệm đặc biệt của hệ thống khái niệm pháp lý tiếng Việt. Bản thân từ “hộ tịch” là từ ghép gốc Hán và hoàn toàn không dễ Việt hóa. Tuy nhiên, do khái niệm này được sử dụng từ lâu, mang tính lịch sử và trở thành ngôn ngữ phổ thông, quen thuộc với nhận thức của người dân, nên khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này đã áp dụng giải pháp mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép. Tức là, sử dụng khái niệm “hộ tịch” như một thuật ngữ chuyên môn đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật ở các thời kỳ trước đây. Tại Điều 1 Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 764/TTG ngày 08/5/1956 của Thủ tướng Chính phủ quy định “bản điều lệ này 6
  13. quy định những nguyên tắc và thủ tục đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửa chữa các điều đã đăng ký; ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận các việc ấy”. Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1961 của Hội đồng Chính phủ năm 1961 cũng quy định “đăng ký hộ tịch là ghi vào sổ của Ủy ban hành chính cơ sở những việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh...”. Tiếp đó, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng quy định hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết; đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha mẹ con, thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc; ghi vào sổ hộ tịch các việc xác định cha mẹ con, thay đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi. Vậy khái niệm hộ tịch: Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật hộ tịch năm 2014 quy định Hộ tịch là những sự kiện như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha mẹ con, thay đổi cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử, thay đổi quốc tịch, xác định lại giới tính, nuôi con nuôi, chấm dứt nuôi con nuôi, ghi vào sổ việc thay đổi các sự kiện hộ tịch của các nhân, xác định và ghi vào sổ các sự kiện khác theo quy định của pháp luật [19]. 1.1.2. Khái niệm đăng ký hộ tịch a. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Đăng ký hộ tịch hay nói gọn là hộ tịch là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý 7
  14. hành chính nhà nước) ghi và lưu lại các sự kiện hộ tịch quan trọng của công dân. Hộ tịch được hiểu là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Sự kiện quan trọng thường được ghi nhận bao gồm việc khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, ly thân tư pháp, nhận nuôi con nuôi, hợp pháp hoá lãnh sự... Ngoài ra, ở một số nước, việc nhập cư, di dân, và bất kỳ thay đổi nơi cư trú, chỗ ở có thể bị yêu cầu phải thông báo đến cơ quan nhà nước. Việc đăng ký hô tịch tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời quản lý hộ tịch còn góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước. Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch có vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; khai tử; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch. Theo đó cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc, đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó như Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn,.. Hành vi xác nhận của cơ quan hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân. Thứ hai, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: + Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. 8
  15. + Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha,mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài. Khác với hành vi xác nhận, đối với các việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào các quyết định (bằng văn bản) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch. Hành vi này không làm phát sinh hiệu lực pháp lý mà chỉ là thủ tục hành chính để xác nhận phạm vi hiệu lực pháp lý của các sự kiện hộ tịch bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã đem lại hiệu lực pháp lý của việc đó. Ngoài ra còn xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể thấy đăng ký hộ tịch là việc người có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện hộ tịch phát sinh trên thực tế theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc có liên quan đến hộ tịch nhằm đảm bảo các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân có liên quan. Mục đích chính của đăng ký hộ tịch là để tạo ra hệ thống pháp luật (văn bản pháp luật thậm chí là văn bản quy phạm pháp luật) được sử dụng để thiết lập và bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân. Mục đích thứ hai là tạo ra một nguồn dữ liệu cho việc biên soạn các số liệu thống kê quan trọng, phục vụ cho hoạt động thống kê dân cư của nhà nước. Mục đích quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, để từ đó góp phần tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.... 9
  16. b. Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà việc Đăng ký hộ tịch có khác biệt theo đặc thù của từng nước, tuy nhiên một số hoạt động chung có thể kể đến bao gồm: Hoạt động xác nhận các sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, nuôi con nuôi, giám hộ… Hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về: ly hôn, thay đổi quốc tịch, xác định cha mẹ con… Cấp giấy tờ hộ tịch. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo thủ tục, trình tự được quy định tại pháp luật mỗi nước và là bằng chứng, chứng cứ công nhận các sự kiện về hộ tịch, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Đăng ký hộ tịch tại Việt Nam là việc công dân, người nước ngoài làm các thủ tục về đăng ký hộ tịch tại các cơ quan nhà nước ở Việt Nam. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ xác nhận các sự kiện: sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc. Các cơ quan này cũng sẽ ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi…. Việc đăng ký và quản lý hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm không chỉ theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, dân số, kế hoạch hóa gia đình (các mảng lĩnh vực về dân sự) mà thậm chí còn phục vụ cho mục đích về an ninh quốc phòng). Chính vì vậy, quy định bắt buộc những người buộc thực hiện đăng ký hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định. 10
  17. c. Thực hiện pháp luật hộ tịch Các văn bản pháp luật được ban hành cần được thực hiện trong cuộc sống, mục đích của việc ban hành văn pháp luật chỉ có thể đạt được khi các quy định pháp luật được xã hội thực hiện một cách chính xác và đầy đủ. Do vậy vấn đề ở đây không chỉ ban hành nhiều văn bản pháp luật mà điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật nghĩa là làm cho những văn bản pháp luật đó trở thành hiện thực trong cuộc sống của xã hội. Việc thực hiện đầy đủ chính xác hay không thì đó không chỉ là mối quan tâm tâm từ phía Nhà nước mà từ cả phía người dân trong xã hội. Thực hiện pháp luật là hành vi (có thể là hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với các quy định của pháp luật, do đó chúng ta hiểu rằng dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp Thực hiện pháp luật là hành vi của mỗi cá nhân hoặc của cơ quan tổ chức, tổ chức kinh tế ….. Theo giáo trình của trường Đại học quốc gia Hà Nội thì thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể. Căn cứ vào tích chất hoạt động của thực hiện pháp luật thì thực hiện có các hình thức sau: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng p pháp luật Vậy từ đó ta có thể hiểu là thực hiện pháp luật hộ tịch là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật hộ tịch đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật. * Áp dụng pháp luật hộ tịch là một quá trình phức tạp, để áp dụng pháp luật hộ tịch chính xác và đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Phân tích đáng giá chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của các sự việc hộ tịch xảy ra. Xem xét đánh giá các tình tiết thực 11
  18. tế của vụ việc, đánh giá tầm quan trọng của các sự kiện pháp lý của các sự kiện hộ tịch - Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với các sự kiện hộ tịch đó, phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa các quy phạm pháp luật để áp dụng đúng các sự kiện hộ tịch xảy ra. Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật, xác định quy phạm pháp luật còn hiệu lực. Ở giai đoạn này sự thuận lợi cho cơ quan áp dụng đó là có rất nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh song khó khăn đó là cơ quan áp dụng pháp luật phải lựa chọn và vận dụng đúng quy phạm pháp luật đó. Nếu nhận thức đúng đắn được các quy phạm pháp luật, thì áp dụng đúng đảm bảo khách quan cho các sự kiện hộ tịch diễn ra, còn ngược lại áp dụng sai thì sự kiện hộ tịch sẽ bị giải quyết sai và gây hậu quả nghiêm trọng - Giai đoạn 3: Ra văn bản áp dụng pháp luật cho các sự kiện đó, đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật về hộ tịch. Lúc này quan hệ pháp lý, trách nhiệm pháp lý được xác lập. Các giấy tờ hộ tịch phải được ban hành đúng về trình tự thủ tục, hình thức nội dung…. Áp dụng pháp luật hộ tịch là quá trình phức tạp, chỉ có ở cơ quan Nhà nước, tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, có tính sáng tạo, điều chỉnh quan hệ xã hội đặc biệt. 1.2. Vị trí, vai trò của đăng ký, quản lý hộ tịch 1.2.1. Những vấn đề cơ bản thực hiện pháp luật hộ tịch Việc đăng ký hộ tịch được thực hiện theo quy định mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp cho cá nhân là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó, trong đó Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Ngoài ra, các giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp cũng có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước. 12
  19. Đối với những Giấy tờ hộ tịch do nước ngoài cấp, khi sử dụng tại Việt Nam thì bắt buộc phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác riêng đối với Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi, có lại. Đối với những loại giấy tờ hộ tịch bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng. Việc đăng ký hộ tịch tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời quản lý hộ tịch còn góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Chính vì vậy việc tìm hiểu về vấn đề đăng ký hộ tịch là vấn đề vô cùng quan trọng. Việc đăng ký hộ tịch đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn… đã được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự). Thông qua việc đăng ký khai sinh đã bảo đảm quyền được khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố tại Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: "Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc" [23]; Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải là quyền riêng có của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân. Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thi hành đã có nhiều điểm mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói 13
  20. riêng và quản lý dân cư nói chung. Luật quy định việc cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân và kết nối, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư... Qua 03 (ba) năm triển khai cho thấy, Luật hộ tịch năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý để người dân được công nhận các quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân và để Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Khái quát về các quyền nhân thân của cá nhân trong các văn bản pháp luật có liên quan đến hộ tịch: Hiến pháp 2013 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Bộ luật dân sự Việc đăng ký hộ tịch đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn… đã được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự). Thông qua việc đăng ký khai sinh đã bảo đảm quyền được khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố tại Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: "Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2