intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt luận văn nghiên cứu về thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Sơn Tây, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HUY CẬN THùC THI PH¸P LUËT VÒ QUY HO¹CH, KÕ HO¹CH Sö DôNG §ÊT QUA THùC TIÔN T¹I THÞ X· S¥N T¢Y THµNH PHè Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HUY CẬN THùC THI PH¸P LUËT VÒ QUY HO¹CH, KÕ HO¹CH Sö DôNG §ÊT QUA THùC TIÔN T¹I THÞ X· S¥N T¢Y THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Huy Cận
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SƢ̉ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SƢ̉ DỤNG ĐẤT.................................................. 7 1.1. Khái niệm, đă ̣c điể m , mục đích, mục tiêu và nguyên tắ c của quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t...................................................... 7 1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ....................................... 7 1.1.2. So sánh giữa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất .............................. 10 1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất ................................ 10 1.1.4. Mục đích, mục tiêu của quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ................ 13 1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ........... 15 1.2. Những vấ n đề chung về pháp luâ ̣t quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch sử dụng đất ............................................................................................. 19 1.2.1. Vai trò của pháp luâ ̣t quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ..................... 19 1.2.2. Sƣ̣ cầ n thiế t quy đinh ̣ pháp luâ ̣t đố i với quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất .............................................................................................. 21 1.2.3. Đặc điểm của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất............ 25 1.2.4. Nô ̣i dung chủ yế u của pháp luâ ̣t về quy hoa,̣chkế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đất .... 25 1.2.5. Thực thi pháp luật và đặc điểm của thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................................ 26 1.3. Sơ lƣợc lịch sử phát triển về quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ở Việt Nam ......................................................................................... 27 1.3.1. Giai đoa ̣n trƣớc năm 1980 .................................................................. 27
  5. 1.3.2. Giai đoa ̣n từ năm 1981 đến trƣớc năm 1986 ...................................... 27 1.3.3. Giai đoa ̣n tƣ̀ năm 1987 đến trƣớc năm 1993 ...................................... 28 1.3.4. Giai đoa ̣n tƣ̀ năm 1993 đến trƣớc năm 2003 ...................................... 29 1.3.5. Giai đoa ̣n tƣ̀ năm 2003 đến trƣớc năm 2013 ...................................... 32 1.3.6. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay ......................................................... 34 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam .............................................................................. 35 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về quy hoạch đô thị ........................... 35 1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore về quy hoạch đô thị ............................. 37 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 39 Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠ, CH́ HOẠCH KÊ SƢ̉ DỤNG ĐẤT QUA THƢ̣C TIỄN TH ỰC THI TẠI THI ̣XÃ SƠN TÂY THÀ NH PHỐ HÀ NỘ I .....................................................................................40 2.1. Quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t theo Luâ ̣t đấ t đai năm 2013 ............................................................. 40 2.1.1. Các nguyên tắc và căn cứ lập quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ....... 40 2.1.2. Các quy định về quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t và kỳ quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t .............................................................. 47 2.1.3. Xây dƣ̣ng quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ...................................... 51 2.1.4. Công bố quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t......................................... 55 2.1.5. Thƣ̣c hiê ̣n và quản lý quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t .................... 57 2.2. Thƣ̣c tiễn thực thi pháp luâ ̣t về quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t trên điạ bàn thi xa ̣ ̃ Sơn Tây thành phố Hà Nô ̣i....................... 61 2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây tác động đến việc thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....... 61 2.2.2. Tình hình th ực thi viê ̣c quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch đấ t ta ̣i thi ̣xã Sơn Tây thành phố Hà Nô ̣i ........................................................................ 65 2.2.3. Nhƣ̃ng tồ n ta ̣i , hạn chế tro ng viê ̣c thƣ̣c thi pháp luâ ̣t về quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t .............................................................. 72
  6. 2.2.4. Nguyên nhân của nhƣ̃ng tồ n ta ̣i , hạn chế trong việc lập và thực hiê ̣n quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ............................................... 75 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 79 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH SƢ̉ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM QUA THƢ̣C TIỄN THỰC THI TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.... 80 3.1. Yêu cầ u nâng cao chấ t lƣơ ̣ng thƣc̣ thi pháp luâ ̣t về quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t trong giai đoa ̣n hiêṇ nay ................ 80 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thực thi pháp luật quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t trong giai đoa ̣n hiêṇ nay ............................. 84 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ................ 84 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thự c thi pháp luâ ̣t về quy hoa ̣ch , kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội .... 91 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận văn Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố dân cƣ, là bộ phận cấu thành nên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động sống của con ngƣời và động thực vật. Có vai trò to lớn về mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của con ngƣời, nhƣng đất đai ngày càng cạn kiệt, suy thoái.Việc sử dụng đất tại Việt Nam hiện nay chƣa hợp lý, chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của đất đai. Trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, bình ổn quan hệ đất đai là góp phần bình ổn các quan hệ xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất vì thế đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội. Trong đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hoạt động cơ bản trong quá trình quản lý nhà nƣớc về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất đai đƣợc thống nhất, là phƣơng tiện để Nhà nƣớc tiếp tục khẳng định và thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, giúp Nhà nƣớc lựa chọn đƣợc phƣơng án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế-xã hội, môi trƣờng-sinh thái, an ninh - quốc phòng… có ý nghĩa pháp lý và vai trò nhƣ vậy, nhƣng hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay đang còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đến lúc cần đƣợc đổi mới để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luâ ̣t đấ t đai năm 2013 đã có nhƣ̃ng thay đổ i quan tro ̣ng trong đó có quy đinh ̣ về quy hoa ̣ch và kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t . Điề u này nhằ m đảm bảo sƣ̣ bắ t kịp của quy định trong Luật đất đai với các biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội và nhu cầu phá t triể n viê ̣c sƣ̉ du ̣ng đấ t cho các mu ̣c đić h phát triể n kinh tế , 1
  8. phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng . Vấ n đề đấ t đai , thu hồ i đấ t , quy hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất đai đang là vấn đề bức x úc trong dƣ luận , gây ra nhƣ̃ng phản ƣ́ng quyế t liê ̣t tƣ̀ phiá ngƣời dân mấ t đấ t . Chính vì lẽ đó, viê ̣c sƣ̉a đổ i, bổ sung quy đinh ̣ về quy hoa ̣ch kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t có ý nghiã quan tro ̣ng trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay . Tuy nhiên, trên thƣ̣c tế , nhƣ̃ng sƣ̉a đổ i , bổ sung của Luâ ̣t đấ t đa i 2013 mă ̣c dù đã tƣơng đố i toàn diê ̣n nhƣng về mă ̣t nào đó vẫn còn nhiề u ha ̣n chế , tồ n ta ̣i nhấ t đinh ̣ nhƣ quy hoa ̣ch chƣa ổ n đinh ̣ , viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n quy hoa ̣ch còn bất cập , chƣa tuân thủ chă ̣t chẽ nên có thay đổ i liên tu ̣c trong quá trình thƣ̣c hiê ̣n, viê ̣c phân bổ pha ̣m vi các loa ̣i đấ t chƣa thƣ̣c sƣ̣ hơ ̣p lý , vấ n đề bảo vê ̣ đấ t nông nghiê ̣p , thƣ̣c hiê ̣n triê ̣t để viê ̣c chỉ quy hoa ̣ch đấ t không có nhiề u lơ ̣i ić h về sản xuấ t nông nghiê ̣p vào trong phát triể n côn g nghiê ̣p và cơ sở ha ̣ tầ ng còn chƣa thực sự tuân thủ. Thị xã Sơn Tây là một thị xã thuộc Thủ đô Hà Nội, với vi ̣trí quan tro ̣ng về kinh tế , văn hóa , xã hội . Thị xã Sơn T ây có diê ̣n tić h 11.346ha, dân số 181.831 ngƣời, với đơn vi ha ̣ ̀ nh chiń h gồ m 9 phƣờng, 6 xã. Trong thời gian gầ n đây, thị xã Sơn Tây đã có những thay đổi lớn về kinh tế , xã hội, đă ̣c biê ̣t sau giai đoa ̣n sáp nhâ ̣p vào thành phố Hà Nô ̣i . Vấ n đề đấ t đai luôn là vấ n đề nóng ở một đô thị nhƣ Sơn Tây , viê ̣c phát triể n kinh tế trong giai đoa ̣n vƣ̀a qua kéo theo nhu cầ u đấ t phi nông nghiê ̣p cho các dƣ̣ án công nghiê ̣p - dịch vụ, hạ tầng ngày càng nhiều. Quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t của Thi ̣xã Sơn Tây đã đa ̣t hiê ̣u quả tố t, nhằ m đảm bảo nhu cầ u phát triể n kinh tế cũng nhƣ an ninh quố c phòng . Tuy nhiên, qua quá trình thƣ̣c hiê ̣n , vấ n đề quy hoa ̣ch , kế hoạch sử dụng đất của thị xã Sơn Tây vẫn còn những tồn tại , hạn chế nhất đinh ̣ cầ n đƣơ ̣c khắ c phu ̣c. Đứng trƣớc yêu cầu cấp thiết đó, tôi lựa chọn đề tài “Thực thi pháp luâṭ về quy hoac̣ h , kế hoa ̣ch sử dụng đấ t qua thực tiễn taị thi ̣xã Sơn Tây thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ luật học, với mong muốn 2
  9. góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nói chung, nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây hiện nay. 2. Tình hình nghiên cƣ́u đề tài Hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam không còn là vấn đề mới khi nó đƣợc ghi nhận là một hoạt động cơ bản của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đã có một số bài viết trên tạp chí, trên báo điện tử về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Song các bài viết này còn mang tính nhỏ, lẻ đề cập những thiếu sót, bất cập, hạn chế của một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể ở một địa phƣơng, một dự án nào đó. Cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống về các quy định của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất: Dự án 3 – Quy hoạch sử dụng đất đai, chƣơng trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về đổi mới hệ thống địa chính, CPLAR. Trƣờng đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2005), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Trƣờng đại học Nông lâm Huế (2005), Tập bài giảng quy hoạch sử dụng đất, Huế. Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế (2006), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hạnh Nguyên “Quản lý và quy hoạch đất đai: Nóng bỏng và bất cập”, ngày28/2/2007, http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2820741289. 3
  10. Kiều Minh, “Làm gì khi quy hoạch sử dụng đất còn nhiều ''khuyết tật”, Vietnamnet số ra ngày 15/5/2006. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây có sách chuyên khảo “Pháp luật về quy hoạch không gian xây dựng đô thi ̣” năm 2012 của PGS.TS. Doãn Hồng Nhung là công trin ̀ h nghiên cƣ́u mang tiń h toàn diê ̣n, đầ y đủ về quy hoa ̣ch đô thị, trong đó có quy hoa ̣ch về sƣ̉ du ̣ng đấ t ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay. Tác giả Tôn Gia Huyên với công trình “Quy hoạch sử dụng đấ t ở Viê ̣t Nam trong thời kỳ công nghiê ̣p hóa và hội nhập” đăng trên ta ̣p chí Khoa ho ̣c, Trƣờng Đa ̣i ho ̣c tài nguyên môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. Tác giả Lê Thị Phúc với Luận văn “Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấ t t ại Việt Nam” bảo vệ năm 2008 tại Khoa Luậ t Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nội; Luận án “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” bảo vệ năm 2014 tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Nhƣ vậy, có thể nói, dƣới góc độ pháp lý chƣa có nhiều công trình nghiên cứu thực chuyên sâu về pháp luật quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đă ̣c biê ̣t nghiên cƣ́u thƣ̣c tra ̣ng áp du ̣ng trên mô ̣t điạ bàn cu ̣ thể nhƣ thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt luận văn nghiên cứu về thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành phố H à Nội. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Sơn Tây , luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây: 4
  11. - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội , tình hình thực hiện pháp luật quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; - Đánh giá, tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung, chế định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thực tiễn. 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u luâ ̣n văn Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu. Phƣơng pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề của tôi là luôn luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Tìm hiểu những quy định của pháp luật trên cơ sở xem xét thực tế áp dụng chúng. Các phƣơng pháp cụ thể mà tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này đó là: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng để phân tích, lý giải, lập luận những vấn đề lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phƣơng pháp phân tích, giải thích pháp luật đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích, giải thích các quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phƣơng pháp so sánh pháp luật dùng để so sánh quy phạm pháp luật về 5
  12. quy hoạch, kế hoạch hiện hành với quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch ở giai đoạn trƣớc đây, so sánh pháp luật về quy hoạch sử dụng đất với các quy định của pháp luật về các loại quy hoạch khác nhƣ quy hoạch xây dựng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng... Phƣơng pháp thống kê cũng đƣợc sử dụng khi xử lý các số liệu từ các báo cáo tình hình sử dụng đất để có cái nhìn khái quát về thực trạng pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Tính mới và những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức liên quan trong việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung, pháp luật quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất nói riêng. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, chuyên ngành quản lý đất đai. Luâ ̣n văn có thể đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng trong viê ̣c nâng cao chấ t lƣơ ̣ng thực thi quy hoa ̣ch và kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t đai của thi xa ̣ ̃ Sơn Tây thành phố Hà Nô ̣i. 6. Kế t cấ u của luâ ̣n văn Ngoài phầ n mở đầ u , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , đề tài đƣơ ̣c kế t cấ u thành 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Nhƣ̃ng vấ n đề lý luâ ̣n chung về quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất và pháp luật về quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất. Chương 2: Thƣ̣c tra ̣ng p háp luật về quy hoạch , kế hoạch sƣ̉ du ̣ng đấ t qua thƣ̣c tiễn thực thi tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t ở Việt Nam qua thực tiễn thi hành tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. 6
  13. Chƣơng 1 NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SƢ̉ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SƢ̉ DỤNG ĐẤT 1.1. Khái niệm , đặc điểm , mục đích , mục tiêu và nguy ên tắ c của quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t 1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoac̣ h sử dụng đấ t Khi bàn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà khoa học, do họ nhìn nhận quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở những khía cạnh khác nhau hoặc cách diễn đạt khác nhau. Xét về mặt thuật ngữ, quy hoạch nói chung đƣợc hiểu là “sự bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn” [49, tr.883]. Theo Giáo sƣ Nguyễn Lân, quy hoạch là “sự trù tính một cách cụ thể công việc sẽ tiến hành để đạt kết quả tốt nhất” [21, tr.598]. Còn Đất đai đƣợc hiểu là: Một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đất nhƣ khí hậu, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, địa mạo, nƣớc mặt (hồ, sông, suối, đầm lầy…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, xây dựng hồ chứa nƣớc, hệ thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa…) [54, tr.36]. Để sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cần phải làm quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác 7
  14. định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. Theo Dent (1988, 1993) quy hoạch sử dụng đất nhƣ là phƣơng tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai nhƣ thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chƣơng trình cho sử dụng đất đai [47, tr.133]. Một định nghĩa khác của Fresco và ctv, (1992), “quy hoạch sử dụng đất như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác” [47, tr.134]. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội có tính đặc thù, đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội đƣợc xử lý bằng các biện pháp phân tích, tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tƣơng lai của xã hội một cách tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chỉ đơn thuần là các biện pháp kỹ thuật, cũng không đơn thuần là một quy phạm pháp luật thông thƣờng. Xét một cách toàn diện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội đặc thù thể hiện đồng thời ba tính chất. Một là, tính pháp chế: Quy hoạch, kế hoạch có tính pháp chế bởi nó nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo pháp luật thông qua việc xác nhận mục đích sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất theo quy hoạch. Cùng với pháp luật thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất đai đƣợc thống nhất. 8
  15. Hai là, tính kỹ thuật: Ngoài tính pháp chế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn có tính kỹ thuật bởi đó là việc sử dụng các công tác chuyên môn nhƣ điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... để xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ba là, tính kinh tế: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tính kinh tế thể hiện bằng việc hiệu quả sử dụng đất đai phụ thuộc vào tính khoa học, hợp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả cao tiềm năng đất đai. Nhƣ vậy, Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Từ góc nhìn pháp lý, tập thể tác giả Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đƣa ra định nghĩa về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhƣ sau: + Quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng và trong phạm vi cả nƣớc là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, vị trí, không gian [52, tr.235]. + Kế hoạch đất đai là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch [52, tr.236]. Tóm lại quy hoạch sử dụng đất là ý đồ sử dụng đất của nhà nƣớc đƣợc ghi nhận, thể hiện dƣới hình thức văn bản, còn kế hoạch sử dụng đất là các biện pháp đƣợc xác định theo từng thời gian cụ thể để thực hiện đúng ý đồ sử dụng đất đã đƣợc thể hiện trong quy hoạch. 9
  16. 1.1.2. So sánh giữa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Nhƣ đã phân tích, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất luôn đồng hành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự giống nhau ở chỗ chủ thể lập và chủ thể ra quyết định thi hành. Các cơ quan nhƣ Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh sau khi đã đƣợc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua… Bên cạnh đó, giữa quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất có những sự khác biệt. Do quy hoạch là ý đồ sử dụng đất đai của cơ quan nhà nƣớc đƣợc thể hiện dƣới hình thức bằng văn bản, do đó quy hoạch thƣờng có tính tƣơng đối ổn định, thời gian khoảng mƣời năm, căn cứ để lập quy hoạch đó là chiến lƣợc có tính tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của một quốc gia, của vùng, ngành, lĩnh vực. Trong khi đó, kế hoạch sử dụng đất là các biện pháp cụ thể, nhằm sử dụng đất thực sự có hiệu quả, do vậy thƣờng có thời gian ngắn hơn khoảng một nửa so với thời gian quy hoạch, mặt khác căn cứ để lập ra kế hoạch bắt buộc phải có yếu tố quy hoạch sử dụng đất bên trong. Ngoài ra, việc thay đổi điều chỉnh quy hoạch chỉ diễn ra trong trƣờng hợp có sự thay đổi tƣơng đối lớn, căn bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội mang tính chiến lƣợc…; còn kế hoạch sử dụng đất sẽ phải điều chỉnh khi đã có điều chỉnh quy hoạch hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện trƣớc đó. 1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoac̣ h sử dụng đấ t Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn, là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc thể hiện nhƣ sau: 10
  17. Thứ nhất, đặc điểm lịch sử - xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phƣơng thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt là lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa ngƣời với đất đai và quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phƣơng thức sản xuất của xã hội. Ở nƣớc ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Nó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trƣờng, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trƣờng - sinh thái nảy sinh trong quá trình sử dụng đất. Thứ hai, đặc điểm tổng hợp. Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở chỗ, đối tƣợng của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đai cũng đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trƣờng sinh thái... Với đặc điểm này, quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực. Quy hoạch sử dụng đất còn xác định và điều phối phƣơng hƣớng, phƣơng thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định. 11
  18. Thứ ba, đặc điểm dài hạn. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng nhƣ sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp..., từ đó xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các phƣơng hƣớng, chính sách và biện pháp có tính chiến lƣợc, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn. Quy hoạch sử dụng đất dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phƣơng thức sử dụng đất đƣợc điều chỉnh từng bƣớc trong thời gian dài cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội cho đến khi đạt đƣợc mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thƣờng từ trên 10 năm (theo Điề u 37 Luâ ̣t đấ t đai năm 2013 của Viê ̣t Nam) đến 20 năm hoặc lâu hơn, có những quốc gia thời hạn quy hoạch còn lên đến 60, 70 năm. Thứ tư, đặc điểm về chiến lược và chỉ đạo vĩ mô. Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trƣớc đƣợc các xu thế thay đổi phƣơng hƣớng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất mang tính tổng thể, không dự kiến đƣợc các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lƣợc, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phƣơng hƣớng và khái lƣợc về sử dụng đất của các ngành nhƣ: Phƣơng hƣớng, mục tiêu và trọng điểm chiến lƣợc của việc sử dụng đất trong vùng; Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành; Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng; Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt đƣợc mục tiêu của phƣơng hƣớng sử dụng đất. Do khoảng thời gian dự báo tƣơng đối dài, chịu ảnh hƣởng của nhiều 12
  19. nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lƣợc hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định. Thứ năm, đặc điểm về chính trị. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính trị. Khi xây dựng phƣơng án phải quán triệt các chính sách, quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội. Quy hoạch tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trƣờng sinh thái… Thứ sáu, đặc điểm khả biến. Dƣới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trƣớc, theo nhiều phƣơng diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lƣợng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 1.1.4. Mục đích, mục tiêu của quy hoạch, kế hoac̣ h sử dụng đấ t Mục đích của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa to lớn về mọi mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cùng với pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu để nhà nƣớc quản lý đất đai đƣợc thống nhất, biểu hiện cụ thể nhƣ sau: 13
  20. Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất đai đƣợc thống nhất. Trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai không thể tách rời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nƣớc nói chung của các địa phƣơng nói riêng sau khi đƣợc quyết định, xét duyệt nó mang tính pháp lý. Mọi hoạt động giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngƣời sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất và thực hiện các quyền của mình cũng phải tuân thủ, không đƣợc trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thứ hai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Ý đồ sử dụng đất của Nhà nƣớc đƣợc ghi nhận và thực hiện thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nƣớc tính toán đến các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển của đất nƣớc, tính toán đến quỹ đất của cả nƣớc và từng địa phƣơng để tìm ra phƣơng án sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm. Thứ ba, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nƣớc sử dụng quyền định đoạt với đất đai. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, Nhà nƣớc có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhƣng đất đai là loại tài sản đặc biệt nên nhà nƣớc không thể định đoạt đất đai nhƣ tài sản thông thƣờng là bán, tặng, cho... mà định đoạt thông qua hoạt động quy hoạch sử dụng đất và một số hoạt động khác. Mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bất cứ một hoạt động nào của con ngƣời cũng hƣớng đến những mục tiêu nhất định. Mục tiêu của việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2