intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về vấn đề cản trở hoạt động thi hành án, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội cản trở hoạt động thi hành án trong BLHS Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ HỮU THÀNH TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀNH ÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ HỮU THÀNH TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀNH ÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hồ Hữu Thành
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀNH ÁN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................ 8 1.1. Khái niệm tội cản trở viê ̣c thi hành án trong luật hình sự Việt Nam ....... 8 1.2. Sự cầ n thiết và ý nghĩa của việc qui định Tội cản trở viê ̣c thi hành án trong luật hình sự ................................................................................... 13 1.2.1. Sự cầ n thiết của việc qui định Tội cản trở viê ̣c thi hành án trong luật hình sự .............................................................................................................. 13 1.2.2. Ý nghĩa của việc qui định Tội cản trở viê ̣c thi hành án trong luật hình sự .... 17 1.3. Tội cản trở viê ̣c thi hành án trong Luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay .................................................................................................. 19 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀNH ÁN THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ... 27 2.1. Khách thể của tội cản trở việc thi hành án ...................................... 27 2.2. Mặt khách quan của tội cản trở việc thi hành án................................. 29 2.2.1. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội ................................................. 30 2.2.2. Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội .............................................. 32 2.2.3. Các dấu hiệu khác ................................................................................. 33 2.3. Chủ thể của Tội cản trở việc thi hành án ......................................... 34 2.4. Mặt chủ quan của tội phạm ............................................................... 38 2.4.1. Dấu hiệu lỗi ............................................................................................ 39 2.4.2. Dấu hiệu động cơ mục đích ................................................................... 42 2.5. Hình phạt và các biện pháp tư pháp .................................................. 42
  5. 2.5.1. Hình phạt ............................................................................................... 42 2.5.2. Các biện pháp tư pháp .......................................................................... 44 2.6. Phân biệt Tội cản viêc̣ thi hành án với một số tội phạm khác có liên quan ... 49 2.6.1. Phân biệt Tội cản trở việc thi hành án với Tội không chấp hành án .. 49 2.6.2. Phân biệt tội cản trở việc thi hành án với tội không thi hành án ........ 51 2.6.3. Phân biệt tội cản trở việc thi hành án với tội chống người thi hành công vụ ............................................................................................................. 53 CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN XỬ LÝ VÀ GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ XƢ̉ LÝ TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀNH ÁN ...................................................................................................... 55 3.1. Thực trạng xử lý tội cản trở viê ̣c thi hành án ...................................... 55 3.1.1.Tình hình xét xử của tòa án trên địa bàn toàn quốc ............................. 55 3.1.2. Tình hình xét xử đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và Tội cản trở việc thi hành án ................................................................................... 58 3.2. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tội cản trở việc thi hành án ................................................................................. 65 3.2.1. Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tội cản trở viê ̣c thi hành án ............................................................. 65 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tội cản trở việc thi hành án ........................... 70 3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tội cản trở viê ̣c thi hành án ... 74 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO .................................................... 83
  6. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật Hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự CTTP: Cấu thành tội phạm VKS: Viện Kiểm sát CQĐT: Cơ quan điều tra
  7. DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang Từ năm 2011 đến năm 2015, tòa án nhân dân trên địa Bang 3.1 bàn cả nước đã xét xử số lượng vụ án hình sự rất lớn. 55 Cụ thể được biểu hiện bằng bảng số liệu như sau Bảng 3.2 Để rõ hơn, số liệu vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm từ 56 năm 2011 đến 2015 Bảng 3.3. Số liệu vụ án hình sự được xét xử phúc thẩm từ năm 2011 57 đến 2015 Bảng 3.4. Xét xử giám đốc thẩm từ năm 2011 đến năm 2015 58 Các vụ án hình sự xâm phạm hoạt động tư pháp bị khởi Bảng 3.5. 58 tổ, truy tố từ năm 2011-2015 Bảng 3.6. Số liệu các vụ án Tội cản trở việc thi hành án trong đã bị 59 khởi tố, xét xử 05 năm 2011 -2015
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang Biểu đồ 3.1 Số liệu vụ án hình sự được xét xử từ năm 2011 đến 2015 55 Biểu đồ 3.2 Số lượng vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tăng theo từng năm 56 Biểu đồ 3.3 Xét xử án hình sự phúc thẩm từ năm 2011 đến 2015 57 Biểu đồ 3.4 Xét xử án hình sự giám đốc thẩm 58
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước đã có chính sách, pháp luật về việc bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh các bản án và quyết định của tòa án, tạo hành lang pháp lý để xử lý vi phạm và tội phạm. Hệ thống các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan có trách nhiệm thi hành án nói riêng giữ vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt, là công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, cơ quan có trách nhiệm thi hành án là điều kiện cần thiết để đảm bảo thực thi công lý, bảo đảm hoạt động bình thường của việc thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Trong điều kiện tiến hành cải cách tư pháp toàn diện hướng tới xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại có hiệu quả và hiệu lực cao thì việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành án đối với việc thi hành bản án quyết định của tòa án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh việc có các giải pháp bảo đảm hoạt động thi hành án còn cần phải sử dụng công cụ, chế tài của luật hình sự để trừng trị các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó có hành vi xâm hại đến hoạt động thi hành án. Trên cơ sở này, BLHS năm 1999 đã hình sự hóa các hành vi xâm hại đến hoạt động thi hành án, trong đó có hành vi cản trở việc thi hành án. Điều 306 BLHS năm 1999 qui định Tội cản trở việc thi hành án, là một trong những tội phạm thuộc chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Phần các tội phạm BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Qui định này đã tạo ra cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS đối với người có chức vụ quyền hạn và lạm dụng chức vụ, quyền hạn 1
  10. của mình để thực hiện hành vi cản trở không cho bản án, quyết định pháp luật của tòa án được thực thi trên thực tế. Thông qua việc xử lý hành vi cản trở thi hành án bằng chế tài hình sự đã không những trừng trị được người phạm tội mà còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục phòng ngừa chung góp phần bảo đảm cho hoạt động thi hành án được thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, thực tế đã chỉ ra tình hình tội phạm nói chung và Tội cản trở việc thi hành án nói riêng có diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Tội cản trở việc thi hành án do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nên họ có trình độ, có hiểu biết pháp luật, có quan hệ rộng, có những điều kiện khác để thực hiện tội phạm cũng như để che giấu tội phạm. Đặc điểm này đã dẫn tới việc điều tra, truy tố xét xử gặp nhiều khó khăn đã lý giải cho tỷ lệ xử lý tội phạm này thuộc diện thấp nhất trong thống kê tội phạm. Thực trạng này do tổng hợp các nguyên nhân từ việc qui định cấu thành Tội cản trở việc thi hành án còn khá chung chung, khó áp dụng đến các điều kiện bảo đảm để phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý tội phạm còn nhiều hạn chế, chậm được khắc phục. Ngoài ra cũng còn phải kể đến yếu tố con người, điều kiện tiên quyết cho sự thành công của mọi hoạt động là năng lực, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của cán bộ có trách nhiệm thi hành án, cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước yêu cầu triển khai thực thi Hiến pháp “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”1. Yêu cầu cải cách tư pháp thì bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của cơ quan tài phán khác phải được thi hành nghiêm chỉnh chính là công lý được thực hiện trong đời sống. 1 Điều 106 Hiến pháp năm 2013 2
  11. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng của người có chức vụ, thẩm quyền làm cho việc thi hành án không hiện được hoặc thực hiện không đúng với nội dung quyết định, bản án của Tòa án phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc quy định Tội cản trở việc thi hành án, qua đó quy định khung hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền dựa vào điều luật để xác định tội phạm cản trở thi hành án, trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất cũng như những đặc điểm của tội này để áp dụng Luật hình sự một cách nghiêm minh qua việc xác định đúng tội danh, đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu Tội cản trở việc thi hành án trên cơ sở thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý Tội cản trở việc thi hành án là cần thiết, chính vì vậy mà tác giả lựa chọn đề tài “Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cản trở hoạt động thi hành án. Cũng đã có những công trình liên quan đến đề tài luận văn ở cấp độ rộng hơn. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về đổi mới hoạt động tổ chức thi hành án của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt nam trong giai đoạn mới" mã số đề tài: 2000-58-198 do TS. Nguyễn Đình Lộc làm Chủ nhiệm đề tài. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án” của Cục Quản lý thi hành án dân sự (nay là Tổ ng cu ̣c Thi hành án dân sự) - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện. - Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003 “Đổi mới tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam” của Nguyễn Quang Thái. 3
  12. - Luận văn thạc sỹ Luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Công Long với đề tài “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự”. - Luận văn thạc sỹ, của tác giả Trần Văn Quảng với đề tài “Một số vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam”. - Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Lê Xuân Hồng, với đề tài “Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự” - Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004 của tác giả Lê Anh Tuấn, với đề tài “Đổi mới thủ tục thi hành dân sự Việt Nam”. - Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005 của tác giả Nguyễn Đức Nghĩa, với đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt nam hiện nay”. - Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005 của tác giả Hoàng Thế Anh, với đề tài “Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”. - Luận văn tiến sỹ luật học năm 2008 tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thanh Thủy với đề tài “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”. - Luận văn thạc sỹ luật học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Đình Quyền với đề tài "Năng lực của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự ở Việt Nam”. Ngoài chương cơ sở lý luận của đề tài, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một cách chi tiết, những hành vi cản trở trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định . Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các quy định hiện hành về vấn đề cản trở hoạt động thi hành án, trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành án cũng như những hạn chế làm cho các hành vi cản trở hoạt động này diễn ra ngày càng nhiều và phức 4
  13. tạp, song song đó luận văn sẽ đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề cản trở thi hành án trong thi hành án tại Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án tại Việt Nam. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, vấn đề cản trở hoạt động thi hành án cần được làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về hoạt động thi hành án tại Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đến năm 2020. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về vấn đề cản trở hoạt động thi hành án, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội cản trở hoạt động thi hành án trong BLHS Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau: - Phân tích cơ sở lý luận về thi hành án, quy định pháp luật về hành vi cản trở hoạt động thi hành án. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề cản trở hoạt động thi hành án và thực tiễn áp dụng các quy định đó trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay. - Đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết các bất cập và hoạt thiện các quy định về vấn đề cản trở thi hành án trong BLHS. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuân khổ luận văn thạc sỹ Luật học, luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thi hành án dân sự, quy định của pháp luật về cản trở thi hành án và thực trạng thực hiện những quy định đó trong hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam từ năm 2004 đến nay; đưa ra những kiến nghị 5
  14. hoàn thiện vấn đề cản trở hoạt động thi hành án. Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung, CTTP của tội cản trở thi hành án, xác định các tiêu chí hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam. 4. Cơ sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp luật học so sánh. 5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về vấn đề cản trở việc thi án tại Việt Nam - Luận văn đã đưa ra được khái niệm về cản trở việc thi hành án; chỉ ra và phân tích các yếu tố quy định và chi phối việc thi hành án; - Luận văn đã phân tích, làm rõ ý nghĩa cũng như sự cần thiết để hoàn thiện quy định pháp luật về tội cản trở việc thi hành án, chỉ ra những điểm tiến bộ so với các quy định trước đây và những điểm còn bất cập. - Luận văn cũng đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực trạng thực hiện các biện pháp xử lí đối với tội cản trở việc thi hành án trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay, chỉ rõ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của chúng. - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra được những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề cản trở việc thi hành án, yêu cầu cải cách tư pháp, bao gồm các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật cũng như về các biện pháp bảo đảm cho các cơ quan có thẩm quyền thực 6
  15. hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án dân sự, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập các môn học thi hành án dân sự, Luật tố tụng dân sự ..v.v… tại các cơ sở đào tạo Luật. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tội cản trở viê ̣c thi hành án trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Đặc điểm pháp lý của tội cản trở viê ̣c thi hành án theo q uy định của BLHS năm 1999 Chương 3. Thực tiễn xử lý và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả xử lý tội cản trở việc thi hành án. 7
  16. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀ NH ÁN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tội cản trở viêc̣ thi hành án trong luật hình sự Việt Nam Tội phạm là chế định quan trọng, có tính chất nền tảng của luật hình sự là cơ sở cho việc xác định các vấn đề có liên quan. Thông thường Luật hình sự các nước đưa ra định nghĩa về tội phạm, trong các BLHS của Việt Nam (BLHS năm 1985, BLHS năm 1999) đều có định nghĩa tội phạm, BLHS năm 1999 đưa ra định nghĩa “Tội phạm” như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.2 Định nghĩa này đã chỉ ra khá đầy đủ các dấu hiệu khách quan và chủ quan của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi; tính có lỗi; tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt, đồng thời nó cũng là cơ sở để nhà làm luật xây dựng các chương tội phạm ở Phần các tội phạm của BLHS. Trên cơ sở khái niệm tội phạm, BLHS năm 1999 qui định các nhóm tội phạm ở phần “Các tội phạm” trong đó có các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. BLHS năm 1999 quy định: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các CQĐT, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích 2 Khoản 1, Điều 8 BLHS 1999 8
  17. hợp pháp của tổ chức, công dân”3. Theo qui định này, thì các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trước hết là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có sự đúng đắn trong việc thực hiện bản án và quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật. Bản án và quyết định xét xử của Tòa án không những nhân danh Nhà nước mà còn thể hiện quyền lực tối cao của pháp quyền có hiệu lực thi hành, chính vì vậy, Điều 106 của Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: "Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành"4. Tuy nhiên, các bản án và quyết định của Tòa án muốn trở thành hiện thực trong cuộc sống thì phải thông qua hoạt động thi hành án. Là tội phạm được qui định trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do chủ thể là người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan tư pháp thực hiện, Tội cản trở thi hành án có những đặc điểm sau: Thứ nhất, cản trở việc thi hành án được hiểu là tội phạm liên quan đến hoạt động tư pháp, vì các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động tố tụng và thi hành án 5. Vậy những hành vi nào xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng là các hành vi xâm phạm đến hoạt động tư pháp. Thi hành án là một giai đoạn của hoạt động tố tụng nên xâm phạm đến hoạt động thi hành án cũng là xâm phạm đến hoạt động tư pháp, hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, thi hành án đã được tách ra khỏi tố tụng và quy định trong Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự nên có thể coi là một hoạt động tư pháp riêng biệt mặc dù trong Luật tố tụng vẫn còn những quy định liên quan đến thi hành án, nhưng đó chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc. 3 Điều 292 BLHS năm 1999 4 Điều 106, Hiến pháp năm 2013 5 Điều 379 BLHS năm 1999 9
  18. Thứ hai, hành vi cản trở việc thi hành án được hiểu là các hoạt động làm cho bản án, quyết định của Tòa án không được thực thi trên thực tế, bằng mọi hình thức, thủ đoạn. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hình sự hiện hành, Tội cản trở việc thi hành án được quy định như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” 6. Theo đó, cản trở việc thi hành án là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho việc thi hành án không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với quyết định, bản án của Tòa án. Như vậy, hành vi cản trở việc thi hành án phải có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong các cơ quan tư pháp mới thuộc nội hàm của tội cản trở việc thi hành án, còn hành vi đó nhưng do người không có chức vụ quyền hạn hoặc sẽ không CTTP hoặc sẽ CTTP khác. Thứ ba, Tội cản trở việc thi hành án có chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tư pháp hoặc các cơ quan tổ chức khác mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Nếu không phải là người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi cản trở việc thi hành án thì tuỳ trường hợp mà người có hành vi cản trở bị truy cứu TNHS về tội không chấp hành án hoặc tội chống người thi hành công vụ. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Trong đó gồm: - Người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án như Chánh án Toà án hoặc phó chánh án được Chánh án uỷ quyền đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm hình sự; Chánh án Toà án được uỷ thác thi hành bản án, quyết định hình sự; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; những người khác theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. 6 Xem: Điều 306 Bộ luật Hình sự năm 1999 10
  19. - Người có thẩm quyền có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án bao gồm: Cán bộ, chiễn sĩ Công an có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án đối với các bản án, quyết định hình sự đối với hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình. Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân trong các đơn vị có nhiệm vụ thi hành án, đối với các bản án, quyết định hình sự đối với hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình. Cán bộ chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ. Cán bộ trong các cơ sở chuyên khoa y tế có nhiệm vụ thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh. Thủ trưởng, phó thủ trưởng, Chấp hành viên trong các cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự, vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Ngoài những người có thẩm quyền nêu trên, bên cạnh đó người có chức vụ, quyền hạn có thể là những người không liên quan gì đến việc thi hành án, nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc thi hành án. Cản trở việc thi hành án là không muốn bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành, hành vi này xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người được thi hành án. Hành vi này tác động trực tiếp đến những người có trách nhiệm thi hành án như: người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án và người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc người phải thi hành án nhằm làm cho việc thi hành án không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bản án hoặc quyết định của Toà án. Thông qua những người này mà người phạm tội cản trở 11
  20. việc thi hành án. Tóm lại, Cản trở việc thi hành án là cản trở việc ra quyết định thi hành án hoặc cản trở việc thi hành quyết định thi hành án, hoặc cản trở việc chấp hành án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội không trực tiếp cản trở người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án, mà bằng những thủ đoạn khác tác động đến những người này như: đe doạ, dụ dỗ những người thân của người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án, để những người này tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án tạm dừng hoặc huỷ bỏ việc thi hành án. Để CTTP này, người phạm tội phải có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà họ có để tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc tác động đến người phải chấp hành án để việc thi hành án không được thực hiện. Bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, người phạm tội có thể dùng những thủ đoạn khác nhau để tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc tác động đến người phải chấp hành án làm cho việc thi hành án không được thực hiện. Hành vi cản trở việc thi hành án thường gắn liền với hành vi không thi hành án hoặc hành vi không chấp hành án. Thứ tư, Tội cản trở việc thi hành án được thực hiện do cố ý, tức là biết rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật nhằm cản trở việc thi hành án, mong muốn cho hậu quả hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Nếu người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn ngăn cản việc thi hành án nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là hành vi trái pháp luật mà họ ngộ nhận hành vi đó là hành vi thuộc nhiệm vụ vủa mình thì không phải là 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2