intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

43
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 Chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Chương 2 - Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tạ Đồng Nai; Chương 3 - Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRỰC TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRỰC TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8. 38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi. Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực. Nếu có sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, ngày tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Trực 1
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 5 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. .............................................................................. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................... 7 3.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 8 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................... 9 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ............... 10 1.1. Những vấn đề lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản .......... 10 1.1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản......................................................................................................................... 10 1.1.1.1. Khái niệm: ............................................................................................... 10 1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. .... 12 1.1.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội danh khác. ..................................................................................................................... 15 1.1.2.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 174 BLHS). .......................................... 15 1.1.2.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa lừa dối khách hàng. ......................................................................................................... 19 1.1.2.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. ........................................................... 20 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. ........................................................................................................... 25 1.2.1. Khái quát lịch sử quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hàng Bộ luật hình sự năm 2015. ............................................................................................................. 25 1.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 ... 25 1.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). ............................................................................... 27 2
  5. 1.2.2. Những điểm mới của BLHS 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) ...................................................................................................... 28 1.3. Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ............................. 31 1.3.1. Khái quát lý luận về định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản .............................................................................................................................. 31 1.3.1. Khái niệm định tội danh ............................................................................. 31 1.3.2. Ý nghĩa việc định tội danh: ........................................................................ 32 1.3.3. Cơ sở pháp lý để định tội danh .................................................................. 32 1.4. Khái quát lý luận về quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ................................................................................................. 33 1.4.1. Khái niệm quyết định hình phạt ................................................................. 33 1.4.2. Ý nghĩa của việc quyết định hình phạt ....................................................... 35 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM TÀI SẢN TẠI ĐỒNG NAI ............................................... 37 2.1. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Đồng Nai .............................................................................................................. 37 2.1.1. Khái quát tình hình khởi tố điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản........................................................................ 37 2.1.1.2. Thực trạng định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo cấu thành cơ bản . ................................................................................................. 38 2.1.2. Đánh giá tình hình định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. .............................................................................................................................. 41 2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Đồng Nai............................................................................................ 46 2.2.1. Khái quát thực trạng quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.. ............................................................................................... 46 2.2.2. Đánh giá thực trạng quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. ................................................................................................ 58 Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN .................................................................................................. 63 3.1. Yêu cầu.......................................................................................................... 63 3.1.1. Yêu cầu củng cố, tăng cường pháp chế XHCN ......................................... 63 3.1.2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân .............................. 63 3.1.3. Yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm................................................. 64 3.2. Giải pháp ....................................................................................................... 65 3
  6. 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật .................................................................................. 65 3.2.2. Kịp thời hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ........................................................... 66 3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự giải quyết các vụ án hình sự. . 67 3.2.4. Chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. ..................................................................................... 70 3.2.5. Đáp ứng kịp thời kinh phí, phương tiện công tác phục vụ cho việc giải quyết vụ án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản v.v... .................................... 71 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn đất nước ta đổi mới mạnh mẽ, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thì mặt trái của nền kinh thị trường mang lại, đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Đặc biệt là nhóm tội xâm phạm sở hữu tài sản có những phương thức mới, phức tạp, trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra phổ biến trong sản xuất kinh doanh cũng như trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại nhiều địa phương trong cả nước trong đó có tỉnh Đồng Nai, tình trạng tín dụng đen, cho vay vốn với lãi suất cao do người dân tự huy động, không có sự đảm bảo của pháp luật vẫn diễn ra phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ, mất khả năn thanh toán và các dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (LDTNCĐTS). Xuất hiện nhiều hình thức tiêu cực phức tạp, các vấn đề liên quan đến xâm phạm sở hữu đã kéo theo những hệ luỵ cho sự ổn định phát triển kinh tế và tài sản hợp pháp của công dân, tổ chức sở hữu. Bên cạnh đó, về quản lý nhà nước còn chưa có những quy định đây đủ, thiếu sót trong quản lý về hụi, họ, phường, dịch vụ cầm đồ, dịch vụ cho thuê ôtô, xe máy, vay, mượn, cho thuê tài sản đã làm cho tội phạm LDTNCĐTS ngày tăng. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, còn gây tranh luận trong việc định tội và quyết định hình phạt dẫn đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm chưa cao. Qua thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, loại tội phạm xâm phạm sở hữu đang diễn biến phức tạp, qua nghiên cứu các bản án từ thực tiễn của Toà án hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) cho thấy còn một số tồn tại bất cập trong quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự. Trong đó vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt là hai nội dung chính, 5
  8. có ý nghĩa quan trọng trong việc xét xử đối với loại tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn. Nhằm góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm kinh tế nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng trong tình hình mới và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật… Do đó, tác giả chọn đề tài “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý cho việc công tác điều tra, truy tố, xét xử tội LDTNCĐTS được áp dụng trong thực tiễn cho thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Hiện nay có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài của tác giả đã được đề cập và công bố như: Võ Khánh Vinh (2003), “Giáo trình lý luận chung về định tội danh”, Lê Văn Đệ (2004), “Định tội danh và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam”, … Ngoài ra, còn có các Luận án Tiến sĩ Dương Thị Hải Yến (2018) “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của nhiều tác giả liên quan đến vấn đề tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn của nhiều tỉnh, thành phố của cả nước như Vũ Thị Oanh Kiều (2017) “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thành phố Hà Nội” Cao Thị Thới (2019) Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long, ... những công trình nghiên cứu, các bài viết, đề tài khoa học nêu trên đều có giá trị về mặt lý luận khoa học và thực tiễn nhưng một số nội dung các đề tài chỉ hướng đến việc phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong mối quan hệ tách biệt hoàn toàn với những kiến thức lý luận về định tội danh.[46] Tuy nhiên, tác giả cho rằng một số công trình chưa đánh giá rõ mức độ phạm tội và việc áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành với thực tiễn áp dụng luật chưa cập nhật diễn biến tội phạm trong tình hình hiện nay về mặt giá trị 6
  9. lý luận và thực tiễn. Thực tế hiện nay, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó phần quy định chung cũng như phần các tội phạm có những sửa đổi, bổ sung so với quy định trong BLHS năm 1999. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua nghiên cứu các bản án đã được định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và quyết định hình phạt của Toà án nhân tỉnh Đồng Nai, với tội phạm này từ đó đưa ra những kiến nghị, nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt sản. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Làm rõ những vấn đề lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam như khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, phân biệt các tội phạm về xâm phạm sở hữu. - Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt về tội LDTNCĐTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng 5 năm (2015 - 2019). - Luận văn đưa ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập, qua đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 7
  10. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của luận án là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn xét xử tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Cụ thể: - Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng kết thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này từ xem xét 2 cấp của Toà án là cấp sơ thẩm và phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó rút ra nhũng hạn chế, vướng mắc để đưa ra các giải pháp thiết thực, khả thi cho việc hoàn thiện pháp luật cũng như những thực tiễn áp dụng pháp luật. Việc áp dụng pháp luật không chỉ có định tội danh và quyết định hình phạt, nhưng tác giả chỉ xem xét định tội danh và quyết định hình phạt trong xét xử tội LDTNCĐTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể cho việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội LDTNCĐTS. - Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự, việc áp dụng tội LDTNCĐTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 2015 - 2019. Cụ thê từ khi Luật Hình sự (BLHS) 1999, sửa đổi 2009 có hiệu lực đến khi Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, các quan điểm đường lối của Đảng nhất là về cải các tư pháp, các chính sách pháp luật của Nhà nước về tội phạm, về hình phạt. Luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp cụ thể như: các phương pháp đặc thù, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích quy nạp, diẽn dịch phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu điển hình và một số phương pháp khác 8
  11. nghiên cứu điển hình về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ nhũng vấn đề lý luận và pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, luận văn đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nhằm nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật. - Kết quả nghiên cứu của luận văn thống nhất về nhận thức các quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản góp phần khắc phục những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích pháp của con người, của công dân góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tai Đồng Nai. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 Chương, cụ thể : Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tạ Đồng Nai . Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 9
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.1. Những vấn đề lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.1.1.1. Khái niệm: - Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn (2002) thì Lạm dụng là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định”. [57; tr 52] - Tín nhiệm là “tin tưởng mà giao phó , trông cậy vào nhiệm vụ, sự việc cụ thể nào đó ”. [57; tr 1646] Theo quan điểm của GS. TS Võ Khánh Vinh thì, “chiếm đoạt tài sản (Xã hội chủ nghĩa hoặc của công dân) và biến thành tài sản của mình hoặc chuyển cho người khác, được thực hiện bằng những hình thức quy định trong luật với mục đích vụ lợi” [58; tr 69]. Khái niệm tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác, tài sản bao gồm: vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế theo mẫu đã được thỏa thuận giữa các bên, tiền và giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản . Đối với vật là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là vật có thực, đang tồn tại, có giá trị và nằm trong sự chiếm hữu của con người, những vật mà Nhà nước cấm các đối tượng được mua bán trao đổi như thuốc phiện, ngoại tệ, rừng cây, hầm mỏ, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ … sẽ không phải là tài sản của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, những vật là tài sản không còn giá trị kinh tế như thuốc đã tiêu hủy, hàng hóa không còn giá trị sử dụng cũng không phải là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các loại tiền, kim loại quý và các loại giấy tờ có giá cũng các loại tài sản thuộc đối tượng chiếm đoạt của tội phạm này. [35] Theo quy định BLDS 2005 Điều 181 “Quyền tài sản là quyền giá trị được 10
  13. bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” [1], quyền tài sản là loại tài sản gắn với chủ sở hữu, khi chủ tài sản bằng giao dịch dân sự chuyển giao quyền tài sản, sau đó người phạm tội lợi dụng dùng thủ đoạn gian dối thực hiện ành vi phạm tội, quyền tài sản cũng là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định lần đầu tiên tại Điều 140 Bộ luật Hinh sự năm 1999, đây là tội được nhập từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 158, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng chỉ đến khi Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành thì Tội này mới được quy định khá chặt chẽ và cụ thể. Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “1.Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ bốn triệu đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”. [46] Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam là một trong những tội phạm xâm phạm sở hữu. Theo quy định ở Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội phạm này người phạm tội không dùng bất cứ thủ đoạn nào để lấy tài sản từ trong tay của chủ sở hữu. Chỉ sau 11
  14. khi nhận được tài sản một cách ngay thẳng từ chủ sở hữu thông qua các giao kết hợp pháp, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt. Bằng các biểu hiện khác nhau, họ thể hiện sự chiếm đoạt của mình có thể là bỏ trốn, đến hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng, điều kiện mà cố tình không trả, dùng thủ đoạn gian dối hoặc sử dụng tài sản vào mục đích hợp pháp dẫn đến không có khả năng để trả lại tài sản. Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định chi tiết các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm này một các cụ thể, đầy đủ, chính xác hơn. Dưới góc độ khoa học luật hình sự thì lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thế có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên thông qua hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn hoặc đến thời hạn trả lại tài sản dù có khả năng, điều kiện trả lại tài sản mà cố tình không trả hoặc dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 1.1.1.2.1 Các dấu hiệu định tội - Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hai loại tội phạm này. Do đó chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đây là một trong các điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999, bộ luật mới đã có sự tách bạch rõ ràng hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. - Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài 12
  15. sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Những hành vi tác động đến đến các vật không còn giá trị kinh tế như: thuốc đã bị tiêu hủy, hàng hóa không còn giá trị sử dụng thì không phải là đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, những tài sản mà Nhà Nước cấm tư nhân mua bán, trao đổi như hàng quốc cấm như thuốc phiện, vũ khí, không phải là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. [33] - Về mặt chủ quan của tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mặt chủ quan của tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội; lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào; cũng như đối với các tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý, mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên; (ii) Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội 13
  16. công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (iii) Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ. Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý sau: (i) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; (ii) Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 1.1.1.2.2. Các dấu hiệu định khung - Các dấu hiệu định khung tăng nặng thứ nhất Trong Điều 140 Bộ luật Hình sự, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, ngoài khung cơ bản ở Khoản 1, các dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định ở các Khoản 2, 3, 4. Theo quy định tại (khoản 1 Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, ngoài khung hình phạt cơ bản là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm thì các dấu hiệu định khung tăng nặng còn được quy định tại các khoản của Điều 175, cụ thể như sau: Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội khi thuộc một trong các tình tiết sau: Có tổ chức; Có tính chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm - Khung tăng nặng hình phạt thứ hai lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng 14
  17. - Khung tăng nặng thứ ba có mức hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 1.1.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội danh khác. 1.1.2.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 174 BLHS). - Cơ sở lý luận của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, là việc người phạm tội đã dùng những thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói hoặc hành động làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ, quản lý tài sản tin, tưởng giả là thật, mà “tự nguyện” giao tài sản cho người phạm tội. Điều 174 BLHS năm 2015 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”. Do đó, ta có thể đưa ra khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp thành bởi hai yếu tố. Đó là đưa ra những thông tin gian dối và chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm lẫn, tin tưởng vào những thông tin không đúng sự thật ấy mà trao tài sản cho người phạm tội. Khi giao tài sản chủ tài sản không biết mình bị lừa dối. Họ có thể phát hiện ra ngay sau khi trao tài sản nhưng bản chất của hành vi chiếm đoạt là dựa trên thủ đoạn lừa dối thì vẫn bị xử lý về tội này. Nếu tài sản chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức 15
  18. thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Khi nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội đã làm chủ được tài sản đó trên thực tế và cũng là lúc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành. Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản đó và cũng là thời điểm hoàn thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Về hành vi khách quan: (1) Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối; (2) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Hiện nay, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm rất tinh vi, tội phạm thường thực hiện hành vi lừa đảo trên các trang mạng xã hội hoặc các trang web, sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, tội phạm sẽ cắt đứt mọi liên hệ với người bị hại và thường người bị hại không biết hoặc biết những thông tin không chính xác về tội phạm. Ví dụ: A nói dối với B là cho A mượn xe máy đi thăm bố ở bệnh viện cấp cứu; B tin và đưa xe máy cho A để A thăm mẹ. A đem xe máy của B ra tiệm cầm đồ cầm cố lấy 15.000.000 đồng, sử dụng vào mục đích cá độ bóng đá và đã thua hết. Nhưng trong một hoàn cảnh khác, A không nói dối với B là thăm bố của mình bị bệnh mà lại nói dối với B là mượn xe chở bạn gái về rồi đem cầm cố lấy tiền đánh bạc. Như vậy việc người phạm tội có hành vi sao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội, người phạm tội có kế hoặch dùng mọi biện pháp khác nhau tạo niềm tin như: thuyết phục bằng lời nói dối, các nhân chứng giả, giả mạo giấy tờ, giả danh các cơ quan, tổ chức của nhà nước và xã hội để thực hiện hành vi gian dối, ví dụ: Trong các vụ án lừa đảo tín dụng của Ngân hàng, đối tượng phạm tội thường sư dụng làm giả hồ sơ tài sản 16
  19. thế chấp, …để được vay vốn sau đó chiếm đoạt. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước, chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc giao nhận tài sản là ngay thẳng thông qua các giao dịch dân sự hợp pháp như hợp đồng vay mượn, cho thuê, nhờ giữ hộ… do đó sau khi có được tài sản thông qua các hợp đồng, giao kết thì hành vi lừa dối mới xảy ra nhằm giữ lại tài sản đáng lẽ phải trả cho chủ tài sản. Sau khi hết thời hạn vay mượn, cho thuê … nhưng người phạm tội cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản vào mục đích khác dẫn đến mất khả năng chi trả hoặc bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm phải chi trả tài sản, do đó hành vi lừa dối trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện nhằm che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản và được thực hiện sau khi có sự giao nhận tài sản giữa chủ tài sản và người phạm tội, sự gian dối chiếm đoạt tài sản sảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín của chủ tài sản. Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu hành vi gian dối bị phát hiện trước khi người bị lừa dối giao tài sản hoặc người bị lừa dối không phát hiện ra hành vi gian dối nhưng không thực hiện việc giao tài sản thì không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về mối quan hệ nhân quả, cũng như những tội có cấu thành vật chất khác, hậu quả và hành vi khách quan của tội phạm có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả thiệt hại về tài sản phải được xuất phát từ hành vi lừa dối, nếu việc thiệt hại về tài sản từ nguyên nhân khác thì sẽ dựa vào những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội phạm không và được pháp luật điều chỉnh như thế nào. 17
  20. Tuy nhiên, ở đây cũng nên lưu ý là cần phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với những tội phạm có dùng thủ đoạn gian dối khác “tự nguyện” giao tài sản cho mình, còn đối với những thủ đoạn gian dối nhưng không phải do người bị hại tự động giao tài sản của mình thì phải căn cứ vào dấu hiệu khách quan để xác định tội phạm tương ứng, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo, đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hành hoặc để bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính thì sẽ cấu thành tội lừa dối khách hành hoặc tội buôn bán hàng giả. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thực tế việc chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội thường căn cứ vào tài sản thực có, tình trạng tài chính, nhu cầu tài sản của người phạm tội kết hợp với lời khai nhận của người phạm tội như thế nào. Thông thường trước khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị rơi vào hoàn cảnh nợ nần do thua cờ, bạc, lô đề, kinh doanh…, không có khả năng trả nợ cho chủ nợ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, như đã trình bày, người phạm tội có được tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp và bản thân họ, tại thời điểm giao kết hợp đồng hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, ý thức chiếm đoạt chưa xuất hiện. Nhưng, sau khi nhận được tài sản, trong quá trình thực hiện hợp đồng, người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt. Việc họ thực hiện hành vi chiếm đoạt là rất thuận lợi khi đã có được tài sản, họ có thể không trả lại tài sản như đã cam kết trong hợp đồng khi đến thời điểm phải trả tài sản, cũng có thể bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Vì thế, thời điểm hoàn thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được xác định kể từ thời điểm ngời phạm tội cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho người có tài sản theo hợp đồng mà chiếm đoạt luôn tài sản đó. Về việc giao nhận tài sản giữa người có tài sản với người phạm tội, đối với 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2