intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích là nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình tranh chấp đất đai, phân loại tranh chấp đất đai, nguyên nhân của các tranh chấp đất đai; các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án để tìm ra cơ sở phân định rõ hơn, đúng hơn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án và ủy ban nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. TR-C ĐẠI HỌC Q U Ó C C IA HÀ NỘI KHOA LUẬT -------- y TRẦN HOÀNG CHÂU TR A N H C H Ấ P Đ Ấ T ĐAI VẢ TH AM QUYEN G IẢ I Q U Y Ế T C Ú A T Ò A Á N C h u y ê n n g à n h : L U Ậ T K IN H T E M ã số : 6 . 0 1 . 0 5 L U Ậ• N V Ă N T H Ạ• C s ĩ K H O A H Ọ• C L U Ậ• T N gười h u ó n g d ẫ n : T iến s ĩ P H Ạ M H Ũ ÌJ N G H Ị h o c a u ố c g ia h ã n ộ i 1TPÙMCTAM THƯVIÊJ 10^ Ư / f HÀ NỘI - 2002
  2. M ỤC LỤC MỞ ĐẦư 1 CHƯƠNG 1: TRANH CHAP DAT đ ai ở n ư ớc ta h iệ n nay 6 1.1. K h á i niệm tranh chấp đất đai 6 1.2. T ìn h hình tranh chắp, k hi ếu kiện về đất đai ỏ nước ta hiện nay: C á c d ạ n g tranh chấ p và n g u y ê n n h â n tranh chấp 9 1.2.1. Các d ạ n g tranh chấp đấ t đai p h ổ biến ổ nước ta hiện nay 12 1.2.2.- N g u y ê n n h â n dẫn đ ế n tranh c hấp đất đa i ỏ nước ta 22 1.3. C á c yêu cầu đối với việc giải qu y ết tranh ch ấp đ ất đai và m ộ t số giải ph áp n g ă n ngừa, hạn chế phat sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai 28 1.3.1. C á c y ê u cầu đối với việc giải q uy ết tranh ch ấp đất đai 28 1.3.2. M ộ t số giải pháp n g ă n ngừa, hạn chế p h á t sinh tranh chấp, khiếu kiện về đ ất đai 30 CHƯƠNG 2: THẨM QUYEN g iả i QUYẾ t tranh CHAP đát đai của TÒA ÁN 36 2.1. Kh ái quát các quy định p h á p luật về th ẩ m q u y ề n giải q u y ế t tranh chấp đ ất đai của các cd quan N h à nư ổc trong các giai đ o ạ n lịch sử 36 2.2. T h ẩ m q u y ề n giải quy ết tranh ch ấp đất đai c ủ a T ò a án th eo thủ tục tố t ụn g dân sự 45 2.2.1 T h ẩ m qu y ền giải q u y ế t của T ò a án tro n g trường h ọ p đất có giấy c h u n g n h ậ n qu y ề n sử dụng đ ất củ a cơ qu an N h à nước có t h ẩ m q u y ề n quy định tại kh o ản 3 Điều 38 Luậ t Đ ấ t đai n ăm 1993 46 2.2.2. T h ẩ m qu yền giải quyết c i k T ò a án tro n g trưởng hợp đ ất có một
  3. tro ng cá c giấy tơ' quy định tại kh oản 2 Điều 3 Nghị đ ị n h số 17/ C P ng ày 2 9 / 3 / 1 9 9 9 đà được sửa đổi, b ổ s u n g th e o N g h ị đ ịn h số 7 9 / C P n g à y 1/11/2001 51 2.2.3. T h ẩ m q u y ề n giải q u y ế t của T ò a án t r o n g t r ư ờ n g h ợ p đ ấ t k h ô n g có giấy c h ứ n g n h ậ n q u y ề n sử d ụ n g đất h o ặ c k h ô n g có m ộ t t r o n g các giấy tờ quy địn h tại kh oản 2 Đ iề u 3 N g h ị định số 17 đã đư ợc s ử a đổi, b ổ s u n g theo Nghị đ ịn h số 79 53 2.2.4. T h ẩ m q u y ề n giải q u y ế t c ủ a T òa án cá c cấp 56 2.2.5. T h ẩ m q u y ề n giải q uyết của T òa án th e o lãnh th ổ 56 2.2.6. X á c đ ị n h th ẩm qu y ền giải q u y ế t c ủ a T ò a án th eo thời đ i ể m T h ô n g tư liên tịch s ố 0 1 / T T L T n g à y 3/1 /200 2 c ủ a T ò a án n h â n d â n tối cao, V i ệ n kiểm sát n h â n dân tối cao, T ổ n g cụ c Đ ịa c h ín h có hiệ u lực 57 2.3. T h ẩ m q u y ề n giải q uyết của T ò a án đối với các k hiếu kiện h à n h chính, hành vi h à n h c h ín h trong lĩnh vực q u ản lý đ ấ t đai t h e o tố t ụ n g h à n h c hín h 59 2.3.1. C á c q u y ế t dịnh hàn h chính, hàn h vi h à n h c h ín h tr o n g lĩnh vự c đ ất đai bị k hiế u kiệ n 59 2.3.2. P h â n đ ịn h thẩm q u y ề n giữa các cấp T ò a án 63 2.3.3. P h â n đ ịnh th ẩm q u y ề n giữa T ò a án với cơ q u a n h à n h c hính 64 CHƯƠNG 3 : T H ự C TRẠNG PHÂN ĐỊNH THAM q u y ê n g i ả i q u y ế t TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA TÒA ÁN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN, GIỮA TÒA DÂN S ự VÀ TÒA HÀNH CHÍNH. NHỮNG VƯỚNG MAC VÀ KIEN NGHỊ 68
  4. 3.1. T h ự c tr ạ n g p h â n định thẩm q u y ề n giải q u y ết tranh chấ p đ ấ t đai giửa T ò a án và ủ y ban nhân dân và m ộ t số giải p h á p h o à n thiện việc p h â n định th ẩ m q u y ề n 68 3.1.1. N h ữ n g sai sót t r o n a việc p h â n định thẩm q u y ề n giải q u y ế t giữa T ò a án và ủ y ban nhân dân 68 3.1.2. N h u n g v ư ớ n g m ắc tro ng việ c p h â n định th ẩ m q u y ề n giải q u y ế t giũa T ò a án và ủ y ban n h â n dân 78 3.1.3. M ộ t số giải p h á p cần áp d ụ n g đ ể tránh sai sót khi xác đ ịn h t h ẩ m qu v ề n c ủ a T ò a án tro ng việc giải q u y ế t các tranh chấ p đất đai 82 3.2. T h ự c tr ạ n g p h â n định t h ẩ m q u y ề n giừa T ò a dân sự và T ò a h à n h ch ính trong v iệ c giải q u y ế t các tra nh ch ấp đất đai và giải ph áp h o à n th iệ n việc phàn định này 85 3.2.1. T h ự c trạ ng p h â n định t h ẩ m q u y ề n giải q u y ết giữa T ò a d â n sự và Tò a h à n h chính 85 3.2.2. N h ữ n g giải pháp n h ằ m p h â n định rò hôn thẩm q u y ề n giữa T ò a dân sự v à T ò a hành chính tro ng việc giải q u y ế t các tranh chấ p đ ấ t đai 90 K Ế T LUẬN 100 DANH M Ụ C TÀI LIỆU TH A M K H Ẳ O 102
  5. Mỏ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐE t à i Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đời sống con người, hoạt động của mọi tổ chức đều gắn liền với đất đai. Trong những năm gần đây, việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho các giao dịch dân sự, kinh tế, trong đó có giao dịch nhà đất ngày càng phát triển. T hêm vào đó đất đai là một tài sản đặc biệt, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, trong khi đó tổng quỹ đất hầu như không thay đổi đã làm cho việc tranh chấp đất đai ngày càng nhiều và phức tạp. Giải quyết tranh chấp đất đai là loại việc phức tạp. Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đất nước bị chia cắt lâu dài; chính sách đất đai ở hai m iền đất nước trước năm 1975 khác nhau. Sau 1975, đất nước thống nhất, tuy nhiên từ đó đến nay chính sách, pháp luật đất đai cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Từ việc Nhà nước ta thừa nhận nhiều hình thức sở hữu về đất đai cho đến việc chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước quản lý. Trong một thời gian tương đôi dài việc quản lý đất đai của chúng ta còn lỏng lẻo dẫn đến đất đai bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích mà không được ngăn chặn. Pháp luật về đất đai còn thiếu sự hỢp lý, chưa đồng bộ và chưa sát thực tiễn. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn chậm ra các văn bản hướng dẫn, sự giải thích luật còn chậm, lúng túng, các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi có ý kiến khác nhau trong nhận thức cũng như áp -1-
  6. dụng pháp luật về đất đai làm cho việc giải quyết tranh chấp đất đai thêm phức tạp và chậm chạp, gặp không ít khó khăn. Trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trước đây cũng như hiện nay việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Tòa án và cơ quan hành chính không ít trường hợp có sự nhận thức khác nhau giữa các cơ quan. Rất nhiều vụ án tranh chấp, Tòa án đã xét xử qua nhiều cấp nhưng lại bị đình chỉ để chuyển qua cho ủ y ban nhân dân giải quyết theo đúng thẩm quyền. Mặt khác, có nhiều vụ kiện tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của ủ y ban nhân dân mà ủ y ban nhân dân không giải quyết lại chuyển sang Tòa án làm việc khiếu kiện kéo dài không dứt điểm, gây bất bình và hiểu lầm trong nhân dân. Trong thực tế đã có sự đùn đẩy trách nhiệm giải quyết giữa ủ y ban nhân dân và Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai khiến cho người dân không biết cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hỢp pháp của mình nữa. M ặt khác, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án, việc xác định Tòa dân sự hay Tòa hành chính giải quyết vẫn còn có sự nhận thức khác nhau. Nhiều vụ án Tòa án giải quyết chưa phân định đúng thẩm quyền của Tòa dân sự hay Tòa hành chính, áp dụng sai thủ tục tô" tụng giải quyết vụ án nên đã bị Tòa án cấp trên hủy án, đình chỉ giải quyết và chuyển sang thủ tục tô" lụng khác. Làm sao để ngăn ngừa, hạn ch ế các tranh chấp, khiếu kiện đất đai cũng như giải quyếl nhanh chóng, đúng pháp luật các tranh chấp là một yêu cầu bức xúc của nhân dân cũng như các cơ quan Nhà nước.
  7. Đê’ góp phần vào việc nghiên cứu đề xuất một sô" giải pháp nhằm p hân định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa á n ” làm luận văn tốt nghiệp Cao học Luật. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u Luận văn có mục đích là nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình tranh chấp đất đai, phân loại tranh chấp đất đai, nguyên nhân của các tranh chấp đất đai; các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaĩ của Tòa án để tìm ra cơ sở phân định rõ hơn, đúng hơn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án và ủ y ban nhân dân. Đ ể đạt được mục đích trên, người viết luận văn đặt ra nhiệm vụ: - L àm sáng tỏ khái niệm tranh chấp đất đai. - Phân tích thực trạng tranh chấp đất đai và thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta. - Phân tích, đánh giá thực trạng của quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, nhất là các quy định về phân định thẩm quyền giữa Tòa án và ủ y ban nhân dân, giữa Tòa dân sự và Tòa hành chính. - Đề xuất một sô" kiến nghị nhằm ngăn ngừa, hạn c h ế các tranh chấp đâ”t đai và hoàn thiện cơ c h ế phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨƯ Cờ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chù nghĩa duy vật lịch sử, tư iưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm , đường lôi của Đảng về chính sách, pháp luật đất đai nói chung o-
  8. và về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo một số sách báo, tạp chí của một số tác giả, nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân lối cao, nghiên cứu một sô" bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, đồng thời tham khảo ý kiến của những người làm công tác thực tiễn về đất đai, những người chuyên sâu giải quyết tranh chấp đất đai. 4. NHỮNíG đ iể m Mớ i và ý n g h ĩa c ủ a lu ậ n v ăn Có thể nói luận văn này nghiên cứu thẩm quyền giải quyết ưanh chấp đất đai của Tòa án một cách có hệ thống, toàn diện mang tính lý luận và thực tiễn. Trong luận văn này tác giả đi sâu phân tích thẩm quyền giải q u y ết tranh chấp đất đai của Tòa án, từ đó có cơ sở đ ể phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Tòa án và ủ y ban nhân dân một cách có hệ thông mang tính thực tiễn cao. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định tại Điều ] 1 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung ngày 25/ 12/ 1998) để có cơ sở xác định Ihủ tục tố tụng hành chính hay dân sự được áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai tại Tòa án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả phân tích ra những thiếu sót, bất cập, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về lĩnh vực này. -4-
  9. Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy tại các trường đại học luật. 5. KẾT CẨU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, K ết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tranh chấp đất đai ở nước ta hiện nay Chương 2: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án Chương 3: Thực trạng phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Tòa án và ủ y ban nhân dân, giữa Tòa dân sự và Tòa hành chính. Những vướng mắc và kiến nghị
  10. CHƯƠNG 7; TRA N H C H Ấ P Đ Ấ T ĐAI ỏ N ư ớ c TA HIỆN NAY 1.1 KHẢI NIỆM TRANH CHAP đ Ất đ a i Tranh chấp đất đai là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sông xã hội ở mọi thời kỳ. Trong lịch sử xã hội loài người, khi đất đai còn là tư liệu sản xuất quan trọng nhất thì tranh chấp đất đai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh giành đất, giành nguồn nước v.v... của các Nhà nước chủ nô, phong kiến cũng như Nhà nước tư bản thời kỳ đầu, giữa các bộ tộc, bộ lạc, giữa các nhóm người, cá nhân. Trong các xã hội tồn tại sự đốì kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn là đôi tượng tranh chấp giữa chúa đất và nông nô, giữa địa chủ và nông dân, giữa đông đảo quần chúng nhân dân lao động không có ruộng đất và bọn chủ đất lớn. Đó là tranh chấp giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức, giữa những kẻ nắm toàn bộ đất đai và những người vô sản. Những tranh chấp này thể hiện mâu thuẫn giữa các giai cấp mà thực chất là xung đột giữa các giai cấp đốì kháng. Những xung đột này là không thể điều hòa được và cuối cùng kết thúc bằng các cuộc cách mạng xã hội đ ể thay th ế c h ế độ sở hữu đất đai này bằng c h ế độ sở hữu đất đai khác tiến bộ hơn. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, là người đại diện cho nhân dân lao động đứng ra thực hiện quyền sở hữu toàn dân đốì vđi đất đai, vì vậy tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có -6-
  11. giai cấp đôi kháng. Khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về đất đai thì các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Các chủ thể đó không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật đó, vì th ế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn những bất đồng nhất định về quyền và nghĩa vụ và được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người ta gọi hiện tướng đó là sự tranh chấp. P o đó, có th ể định nghĩa tranh chấp đất đai là ừanh chấp phát sinh giữa cắc chủ ũ iể tham gia quan hệ pháp luật đâ't đai v ề quyền và nghĩa vụ ữong quá ừình quản lý và sử dụng đất đai. Với nguyên tắc đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thông nhất quản lý, Nhà nưđc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo khuôn khổ của pháp luật, cho nên tranh chấp đất đai có những đặc điểm sau: - Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền quản lý và sử dụng đất đai, không thể có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. Trước năm 1980, khi Hiến pháp 1980 chưa ra đời, Nhà nước còn duy trì 3 hình thức sở hữu chủ yếu đôi với đất đai: sở hữu Nhà nưóc, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Do đó có thể có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai hoặc về quyền quản lý và sử dụng đốì với đất đai. Sau khi Hiến pháp 1980 ra đời, Nhà nước ừở thành chủ sở hữu đại diện đối với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, vì th ế không thể có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. Ở những nước thừa nhận ch ế độ tư hữu về đất đai thì tranh chấp đất -7-
  12. đai được xem là tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. ở nước ta quyền sử dụng đất được xem như là một quyền về tài sản : “Q uyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình cũng là tài sản chung của h ộ ” ( đoạn 2, Điều 118 Bộ luật Dân sự ); Quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân là tài sản của cá nhân, quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức là tài sản của tổ chức ... Tuy nhiên, tính chất tài sản của quyền sử dụng đất có đặc điểm riêng khác với các loại tài sản khác. Do đó có thể nói tranh chấp q uyền sử dụng đất không thuần khiết là một tranh chấp dân sự. « Chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất mà họ chỉ được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất hoặc thừa nhận để sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định. - Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu loàn dân. Tranh chấp đất đai có tác động tiêu cực đến Nhà nước và xã hội: Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Khi xảy ra tranh châp, trước hết một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nhân dân, làm cho những quy định của Luật Đ ất đai cũng như những đường lốì chính sách của Đảng và Nhà nưđc không được thực hiện một cách triệt để. -8-
  13. 1.2 TÌNH HÌNH TRANH CHAP, KHIÊU KIỆN VÊ DAT đ a i ở n ư ớ c t a HIỆN NAY: CÁC DẠNG TRANH CHAP v à n g u y ê n n h â n t r a n h c h ấ p Trong những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai trong nhân dân cũng như khiếu kiện về đất đai được gởi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền rất lớn. Tính chất, mức độ các tranh chấp, khiếu kiện xảy ra ngày càng phức tạp và gay gắt. Báo cáo của Tổng cục Địa chính về công tác thanh tra địa chính năm 1999 về giải quyết quyết tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về đất đai cho biết chỉ theo báo cáo của 44 tỉnh, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã nhận 8.786 đơn của 7.504 vụ việc, trong đó 7.358 vụ khiếu nại, 146 vụ tô" cáo. Sau khi phân loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ủ y ban nhân d ân tĩnh mà Thanh tra Sở Địa chính đã được giao nhiệm vụ xác minh, thẩm tra và tham mưu cho ủ y ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải quyết. Trong năm 1999 Thanh tra Địa chính đã tham mưu cho ủ y ban nhân dân 3.649 vụ, Irong đó có 1.215 vụ đã có quyết định giải quyết của ủ y ban nhân dân tỉnh, đang giải quyết 2.712 vụ, sô" đơn chuyển sang năm 2000 là 1.143 vụ (1). Tinh hình Iranh chấp đất đai xảy ra ở tất cả các tỉnh trên nưđc ta. Tuy nhiên, mức độ và tính chất tranh chấp khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của địa phương và nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc quản lý đất đai cũng như giải quyết tranh chấp. Có thể nêu tình hình tranh Theo : Bảo cảo kết quả thanh tra dịa chính năm 1999, phương hướng, nhiệm VỊ/ năm 2000, Tổng cục Dịa chính, Hà Nội, 2000.
  14. chấp đất đai ở một số địa phương như sau: - ở tỉnh N am Định từ đầu năm 1997 đến h ế t năm 1999 số đơn thư phát sinh la" 831 đơn so với 501 đơn của 4 năm trước (1993-1996), nếu tính bình quân cho mổi năm tăng 2,2 lần (1). - ở tỉnh Ninh Bình, trong năm 1999 ngành Địa chính đã tiếp nhận 213 đơn thư có liên quan đến đất đai. Trong đó các huyện, thị xã tiếp nhận 158 đơn. Qua xem xét ngành đã phân cấp hoặc chuyển giải quyết 88 đơn, trực tiếp giải qu yết 123 đơn(2). - ở tỉnh Đ ăklăk, từ năm 1990-1997 tổng sô" vụ tranh chấp là 1.193 vụ, tập trung ở các vùng như Lăk (510vụ), Krông Buk (179 vụ), Cư Mga (100 vụ), Krông Pack (07 vụ) ... Chỉ tính riêng năm 1997 tranh chấp đất đai người Ê Đô với các dân di CƯ tự do ở buôn Trum là 28 vụ, ở buôn Ea Mdróh là 26 vụ (3). Bên cạnh một sô" lượng lđn các vụ kiện về đất đai được gởi đến các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết, ngành Tòa án còn thụ lý một sô" lượng lớn các vụ kiện dân sự có liên quan đến đất đai. Theo các báo cáo tổng k ết ngành Tòa án thì hàng năm ngành Tòa án thụ lý một số lượng rất lổn các tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình (1) Theo: Lê Quang Chức, Những bước tiên ừong quản lý đất đai ở Nam Định, m.■ Tạp chí địa chính, số' 3/2000, trang 29. (2) Theo: Lã Phú Tắc, Ngành địa chính Ninh Bình phất huy ứìầnh tích năm 1999, phân đâu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2000, Tạp chí địa chính, sô" 4 / 2000. (3) Theo: Nguyễn Thị Bích Hà, Di dân với vân đề sử dụng đâ't đai ở ĐăkLăk, Tạp chí địa chính, sô' 8/ 2000. -10-
  15. trong đó các loại tranh chấp nhà đất chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và phức tạp. Báo cáo tổng k ết của Tòa án nhân dân tôi cao năm 2001 nhận định: “Trong năm 2001, các vụ án tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có chiều hướng tăng so với năm 2000 và vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các loại vụ án mà các Tòa án các cấp phải giải quyết. Do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó có mặt trái của kinh tế thị trường nên các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp. Trong số đó, các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng tài sản, tranh chấp thừa k ế nhà đất, tranh châp hỢp đồng mua bán nhà đất, tranh chấp về vay nỢ, chia tài sản là nhà đất trong các vụ án ly hôn... vẫn luôn là các loại việc thường xảy ra tranh chấp gay gắt, kéo d à i” (1). Ngoài một số lđn các tranh chấp đất đai được đưa đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì trong nội bộ nhân dân thường xuyên xảy ra các tranh chấp đất đai không được đưa đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết mà họ tự hòa giải hoặc giải quyết bằng vũ lực hay chưa đưa đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sô" lượng loại tranh chấp đất đai này rất lớn, nhiều khi có nguy cơ dẫn đến bùng phát. Một đặc thù trong tranh chấp, khiếu kiện đất đai của Nhà nước ta trong thời gian gần đây là khiếu kiện đông người và vượt cấp. Theo Báo cáo công tác dân nguyện 9 tháng đầu năm 2000 của ủ y ban Thường vụ Quốc hội thì tình trạng khiếu kiện đông người đã xảy ra trên diện rộng, không chỉ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ mà cả ở các tĩnh Nam Trung bộ và (1) Trích: Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2001 và phương hưởng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2002, Tòa án nhân dân tốì cao, Hà Nội, 2002. -11-
  16. Nam Bộ. Công dân tập hợp lại thành hàng trăm người kéo đến trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước (số 1 Mai Xuân Thưởng-Hà Nội) hoặc đ ến trụ sở cơ quan Nhà nước căng lều, bạt ở lại để khiếu kiện. Nội dung khiếu kiện chủ yếu là đòi đất, đòi đền bù giải tỏa. Đặc biệt tại sô" 7 Lê Duẩn, thành phô" Hồ Chí Minh (văn phòng II của Văn phòng Chính phủ) trong các tháng 8, tháng 9 đã có nhiều đoàn đông người ở thành phô" Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Sóc Trăng ... khiếu k iện dài ngày, ngày cao điểm có tới 3 đoàn gần 460 người mang 130 biểu ngữ đ ò i đất, đ ò i nhà, đưa ra c á c yêu cầu đòi Chính phủ g iả i q u y ế t (1). Qua các số liệu vụ việc tranh chấp đất đai nói trên có thể cùng một vụ việc nhưng đơn thư khiếu nại, tô" cáo được gởi đến nhiều nơi cơ quan Nhà nước khác nhau. Tuy nhiên các sô" liệu nói trên cũng cho thấy tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra phổ biến khắp nơi, có nơi gay gắt, phức tạp, có nơi diễn ra âm ỉ dễ năy sinh bùng phát gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, gây tốn k é m cho Nhà nước cũng như cho những người tham gia khiếu kiện và nhiều tác hại khác. 1 .2 .1 . C á c d ạ n g t r a n h c h ấ p đ ấ t đ a i p h ố b i ế n ở nước ta h iện n ay Với c h ế độ sở hữu toàn dân về đất đai thì tranh chấp đất đai ở nước ta là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về q u yền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất. ((1) Theo: Báo cấo công tắc dân nguyện chín tháng đầu năm 2000 và m ột sô'kiên nghị írong lỉiờigian tới, ủ y ban Thường vụ Quôc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -12-
  17. Có thể nói rằng các dạng tranh chấp hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Theo chúng tôi có thể căn cứ tiêu chí: Có hay không việc cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp, chúng tôi chia tranh chấp đất đai làm 2 loại lớn, đó là: Các tranh chấp đất đai mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hỢp pháp đất đang tranh chấp và các tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hỢp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. I. Các dạng tranh chấp đất đai mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hớp pháp đ ất đang tranh chấp : Trong các dạng tranh chấp này luôn có sự tranh chấp giữa các b ên về quyền quản lý, quvền sử dụng một diện tích đất nào đó hoặc một phần trong diện tích đất đó. Việc xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể có dạng như sau: 1) Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa g iớ i hành chính : Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau, tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có môc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đốì nhiều. 2) Tranh chẫ'p đòi lạ i đất, đòi lạ i tài sản gắn liền với quyền sử dụng đ ẫ't: Trong dạng tranh chấp này là tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền -13-
  18. với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người quản lý, sử dụng hiện nay dẫn đ ến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các dạng sau: a- Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh, thực hiện các chính sách về nhà, đất của Nhà nước đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958 phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác. Đ ến khi thực hiện Nghị quyết TW 10/ TW năm 1988, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân đ ể sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý, một sô" cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có đ ất để canh tác. M ột số hộ thực hiện chính sách “nhường cơm sẻ á o ” của Nhà nước trong những năm 1981-1986 đã nhường đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại đất ...ở một số giai đoạn lịch sử, Nhà nưđc thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai c h ế độ cú hoặc thực hiện việc quản lý nhà vắng chủ và giao nhà cửa, đất đai cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu lầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý sử dụng. -14-
  19. Việc đòi lại đất, tài sản có thể đúng hoặc sai tùy theo từng trường hợp cụ thể. b- Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp : Những người làm nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng đất để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi ở các nới khác, thành thị để làm nghề. Đ ến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở. c- Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền,“ miếu mạo, nhà thờ họ: ở dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau: Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một sô" cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học... Đ ến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại hoặc không thể trả lại được dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó. Ngoài ra, một sô" người được các nhà thờ, dòng tuv chùa chiền, nhà thờ họ cho đất hoặc nhà để ở, họ đã xây dựng nhà kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở trên dẫn đến việc các cơ sở trên đòi lại đất, nhà. d- Tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: ở dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mƯỢn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mƯỢn thuê gần đây, có vụ cho mƯỢn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở m iền Nam). Trong nhiều trường hợp không làm hợp đồng chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn, thuê, cho ở nhờ đòi lại hoặc là hết hạn hợp đồng; bên mƯỢn, thuê, ở nhờ không trả lại, dẫn đến tranh chấp. Trong một sô" trường hợp người mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một sô" có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp giấy -15-
  20. chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc tranh chấp này càng phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3) Tranh chấp quyền sử dụng đ â \ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất k h i vỢ chồng ly hôn : Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vỢ chồng ly hôn. Đ ất tranh chấp đó có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn vđi hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy rạ khi bô" mẹ cho con đất đ ến khi ly hôn thì cha mẹ đòi lại... 4) Tranh chấp v ề quyền ửiừa k ê'q u yền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đ ấ t : Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và các người được hưởng thừa k ế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. 5) Tranh châ'p giữa những người sử dụng đ ôi với nhau về ranh g iớ i giữa các vùng đất được p h ép sử dụng và quản lý : Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bôn tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giđi đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. Ngoài ra việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan Nhà nước. Đó là do khi cấp đất cơ quan cấp đất có ghi diện tích, -16-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2