intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------------- BÙI VĂN LƯƠNG VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2006
  2. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của thẩm phán trong hoạt 6 động tố tụng hình sự 1.1. Đặc điểm của tố tụng hình sự và các mô hình tố tụng hình sự 6 1.2. Vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự 15 1.3. Những yêu cầu của cải cách tư pháp và vấn đề nâng cao vai trò 24 của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự Chương 2: Vị trí, vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của thẩm phán 28 trong tố tụng hình sự Việt Nam 2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1959 28 2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng 31 hình sự năm 1988 2.3. Vai trò thẩm phán theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 36 2.4. Quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự 43 từ năm 1988 đến nay về vai trò của thẩm phán Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về vai 52 trò của thẩm phán trong TTHS và một số kiến nghị 3.1. Vai trò của thẩm phán trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự 52 3.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán 77 trong tố tụng hình sự 3.3. Một số kiến nghị về mặt tổ chức nhằm nâng cao vai trò của 81 thẩm phán trong tố tụng hình sự Kết luận 85 Danh mục tài liệu tham khảo 87
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trƣơng “cải cách tổ chức, nâng cao chất lƣợng và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tƣ pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra trƣờng hợp oan, sai. Sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của toà án các cấp. Tăng cƣờng đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân cả về số lƣợng và chất lƣợng” [11, tr. 133]. Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Nghị quyết xác định Toà án giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tƣ pháp, hoạt động của Toà án là trọng tâm của hoạt động tƣ pháp. Đây là bƣớc phát triển mới về nhận thức lý luận trong lĩnh vực tƣ pháp nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định nhiệm vụ: “Cải cách tƣ pháp khẩn trƣơng, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm...” [12, tr. 127]. Điều đó càng thể hiện rõ vai trò của Toà án trong cải cách tƣ pháp. Đƣợc thành lập ngay sau khi Nhà nƣớc dân chủ nhân dân ra đời vào năm 1945, Toà án nhân dân trở thành một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản. Tiền thân là Toà án quân sự, đƣợc thiết lập tại một số địa phƣơng bởi Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời, ngành Toà án Việt Nam không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hoạt động của Toà án trong thời kỳ đầu cách mạng đã “kịp thời trừng trị những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật; góp phần giữ vững nền độc lập dân tộc, sức mạnh chiến đấu của quân đội, nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân” [39, tr. 15]. Với cuộc cải cách tƣ pháp lần thứ nhất vào năm
  4. 2 1950 theo Sắc lệnh số 85-SL, mô hình Toà án đã đƣợc xác định, với mục đích là “nhằm bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Toà án, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào việc xét xử đồng thời giám sát hoạt động xét xử của Toà án; tổ chức lại hệ thống Toà án nhân dân gọn nhẹ, thống nhất, có hiệu quả” [39, tr. 11]. Vào tháng 4 năm 1958 Quốc hội quyết định thành lập Toà án nhân dân tối cao, tách Toà án ra khỏi Bộ Tƣ pháp, sau đó ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960. Đây đƣợc xem nhƣ cuộc cải cách tƣ pháp lần thứ hai. Thời kỳ này ngành Toà án đã góp phần cải tạo các quan hệ sản xuất cũ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của Toà án đã mang lại nhiều kinh nghiệm để Nhà nƣớc ta xây dựng các đạo luật trong những năm gần đây. Trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc, Toà án nhân dân đƣợc mở rộng thẩm quyền giải quyết các loại án, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, ổn định môi trƣờng đầu tƣ cho doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Từ năm 2002 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, các Toà án đã tiến hành các phiên toà hình sự theo hƣớng nâng cao vai trò tranh tụng, đảm bảo quyền của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng. Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định rõ những nhiệm vụ cải cách tƣ pháp đến năm 2020, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, chất lƣợng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tƣ pháp; tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngành Toà án Việt Nam đang thực sự đổi mới về tổ chức và hoạt động, tăng cƣờng quản lý và nâng cao năng lực
  5. 3 của đội ngũ thẩm phán để đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Gắn liền với hoạt động của Toà án là Thẩm phán. Chức danh Thẩm phán sớm đƣợc quy định bằng những văn bản có giá trị pháp lý cao, quy định về tiêu chuẩn ngạch Thẩm phán, thẩm quyền các Toà và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án. Đội ngũ Thẩm phán thời kỳ đầu đƣợc bổ nhiệm chủ yếu từ cán bộ công nông, có hạnh kiểm tốt và trung thành với Tổ quốc, sau này đã đƣợc chuẩn hoá với điều kiện là phải có trình độ cử nhân luật, có kinh nghiệm và thời gian nhất định làm việc trong ngành pháp luật. Trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, Thẩm phán các cấp Toà án trong cả nƣớc đã xét xử tốt các vụ án, trừng trị kẻ phạm tội góp phần bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng của ngƣời dân. Hoạt động của Thẩm phán là thực tiễn sinh động làm cơ sở lý luận cho khoa học tố tụng hình sự và việc xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Xác định hoạt động của Toà án là trọng tâm của hoạt động tƣ pháp đòi hỏi phải nâng cao vai trò của thẩm phán, với tƣ cách là ngƣời đại diện Nhà nƣớc thực hiện quyền tài phán. Tuy nhiên, hoạt động của thẩm phán trong tố tụng hình sự còn nhiều điều bất cập. Nguyên tắc độc lập xét xử chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, vẫn còn nhiều vƣớng mắc trong hoạt động tố tụng của thẩm phán khi giải quyết các vụ án hình sự, làm cho hiệu quả xét xử của Toà án chƣa cao. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự” để làm luận văn cao học. Thông qua bản luận văn này, tôi muốn làm rõ thêm vai trò và thực trạng hoạt động của thẩm phán trong tố tụng hình sự, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về Thẩm phán trong tiến trình cải cách tƣ pháp, nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
  6. 4 Vai trò của thẩm phán trong tố tụng nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành, nhƣ Thông tin khoa học xét xử của Toà án nhân dân tối cao, Tạp chí Toà án nhân dân, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đỗ Gia Thƣ về cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ thẩm phán ở Việt Nam hiện nay. Năm 2001 Bộ Tƣ pháp đã nghiệm thu công trình nghiên cứu cấp Bộ với đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng Quy chế thẩm phán”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã nghiên cứu tổng thể luật tố tụng của một số quốc gia có nền tƣ pháp phát triển trên thế giới, trong đó có các quy định về vai trò của thẩm phán. Tuy nhiên, các công trình và bài viết đó mới nhằm đến những khía cạnh nhất định của chế định thẩm phán, chủ yếu dƣới góc độ tổ chức và quản lý, chƣa nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về địa vị pháp lý của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là khi thực hiện Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020, vấn đề này cần đƣợc làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp mà Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN Mục đích: Nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao chất lƣợng xét xử của thẩm phán. Nhiệm vụ: - Phân tích những đặc điểm của tố tụng hình sự, các mô hình tố tụng hình sự, vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự.
  7. 5 - Đánh giá, phân tích thực trạng việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam từ năm 1945 tới nay, hoạt động của thẩm phán trong thực tiễn tƣ pháp hình sự nƣớc nhà. Luận văn có tham khảo kinh nghiệm tố tụng hình sự của một số nƣớc, kinh nghiệm của ông cha thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập. Luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu vai trò của thẩm phán ở giai đoạn xét xử sơ thẩm về hình sự. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… để phân tích về hệ thống quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong tố tụng hình sự. 6. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm có ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự. Chƣơng 2: Vị trí, vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam. Chƣơng 3: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự và một số kiến nghị. Ngoài ra còn phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ CÁC MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ Nghiên cứu đặc điểm của tố tụng hình sự và các mô hình tố tụng hình sự là nhằm làm rõ sự tác động và chi phối của các mô hình này đối với vị trí, vai trò của thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự. Theo từ điển Tiếng Việt, “tố” là nói về những sai phạm, tội lỗi của ngƣời khác một cách công khai trƣớc ngƣời có thẩm quyền hoặc nhiều ngƣời [30, tr. 797]; “tố tụng” là tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự [27, tr. 1008]. Theo giáo trình luật tố tụng hình sự của Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật [14, tr. 13]. Tố tụng hình sự là trình tự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng và mối quan hệ giữa họ trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, từ khi khởi tố vụ án đến khi xét xử và thi hành án đối với ngƣời có hành vi phạm tội. Mục đích của tố tụng hình sự là phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, chính xác mọi tội phạm. Khi xuất hiện một hành vi tội phạm, bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có thể thông tin cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án để làm căn cứ tiến hành điều tra và truy tố trƣớc Toà án. Hàng loạt hành vi đó đƣợc nối tiếp nhau theo một trình tự chặt chẽ do Luật tố tụng hình sự quy định. Hoạt động tố tụng hình sự đƣợc bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đƣợc tin báo về tội phạm, trải qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử và
  9. 7 thi hành án. Ngƣời bị kết án chấp hành xong phần hình sự của bản án thì các hoạt động tố tụng hình sự đối với vụ án cũng chấm dứt. Tố tụng hình sự có những đặc điểm cơ bản, mà những đặc điểm này có ý nghĩa quy định địa vị pháp lý của thẩm phán: Thứ nhất, đó là hoạt động mang tính công quyền. Luật hình sự do Nhà nƣớc ban hành, quy định về tội phạm và hình phạt. Nhƣng trình tự, thủ tục xác định tội phạm và áp dụng hình phạt lại do luật tố tụng hình sự quy định. Tố tụng hình sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích chung toàn xã hội, nó xuất hiện, vận động và chấm dứt không lệ thuộc vào ý chí của bất cứ cá nhân nào. Trong tố tụng hình sự bao giờ cũng có hai chủ thể chính là Nhà nƣớc và cá nhân (ở một số nƣớc có cả pháp nhân). Nhà nƣớc giao cho một số cơ quan và nhân viên của mình thực hiện các hành vi tố tụng. Khi thực hiện các hành vi đó, ngƣời có thẩm quyền nhân danh quyền lực công cộng và hoạt động của họ mang tính cƣỡng chế đối với những ngƣời có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Các vụ án hình sự đều do Cơ quan công tố tiến hành việc truy tố và buộc tội ngƣời có hành vi phạm tội trƣớc Toà án. Một số nƣớc có quy định về quyền tƣ tố, ngƣời bị hại hoặc đại diện của họ trực tiếp buộc tội ngƣời phạm tội trƣớc Toà án, nhƣng trong mọi trƣờng hợp Viện công tố đều giám sát các hoạt động tố tụng để đảm bảo cho việc truy tố, xét xử đúng pháp luật. Thứ hai, đó là hoạt động mang tính giai cấp và tính xã hội cao. Trong xã hội có giai cấp luôn tồn tại tội phạm, đấu tranh phòng và chống tội phạm là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Mọi Nhà nƣớc đều phải xây dựng pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật hình sự vào đời sống xã hội. Các hoạt động này không chỉ nhằm duy trì sự tồn tại của giai cấp thống trị mà còn là đòi hỏi của xã hội đƣơng đại. Trong từng giai đoạn lịch sử có sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau, nhƣng tố tụng hình sự bao giờ cũng phải
  10. 8 bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng ngƣời đang tồn tại trong lòng xã hội thuộc phạm vi tác động của nó. Tố tụng hình sự thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Nhà nƣớc phong kiến vì muốn bảo vệ cơ sở xã hội của mình nên có những quy định nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến, bằng việc cấm ngƣời bị giam tố cáo ngƣời khác, hạn chế việc kiện ông bà, cha mẹ hay anh chị em kiện nhau; lời khai của những ngƣời có địa vị trong xã hội có giá trị chứng cứ cao hơn lời khai của thƣờng dân. Nhà nƣớc tƣ sản vì muốn lật đổ giai cấp phong kiến độc quyền đã đƣa vào tố tụng hình sự những quy định thể hiện tính dân chủ, đó là việc phân tách quyền tƣ pháp ra khỏi quyền lập pháp và hành pháp, quy định rất chặt chẽ trình tự điều tra và xét xử vụ án. Vì đặc biệt coi trọng quyền tƣ hữu nên Nhà nƣớc tƣ sản đề cao quyền tƣ tố, các cá nhân khi bị tội phạm xâm hại đều có thể đứng ra khởi kiện ngƣời phạm tội trƣớc Toà án, đồng thời cho phép “thoả thuận thú tội” giữa các bên. Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa công khai tuyên bố nhiệm vụ của tố tụng hình sự bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, đó là việc góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, giáo dục mọi ngƣời tuân theo ý thức pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 1 Bộ luật TTHS năm 2003 của Việt Nam). Thứ ba, tố tụng hình sự là sự thống nhất và nhất quán giữa các giai đoạn. Hoạt động tố tụng hình sự xuất hiện khi có hành vi có tính chất tội phạm xảy ra trên thực tế, kết thúc khi ngƣời thực hiện hành vi đƣợc kết luận là không phạm tội, hoặc nếu bị kết án thì phải thi hành án xong. Hàng loạt hoạt động của các cơ quan và những ngƣời tiến hành tố tụng nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, đƣợc pháp luật quy định chặt chẽ, giai đoạn trƣớc là tiền đề của giai đoạn sau. Những hành vi có tính chất gần giống nhau đƣợc liên kết lại thành một nhóm gọi là giai đoạn, đƣợc thực hiện bởi những ngƣời hoặc cơ quan khác nhau. Thông thƣờng có các giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án.
  11. 9 Giai đoạn xét xử là quan trọng nhất của tố tụng hình sự. Toàn bộ vụ án đƣợc giải quyết một cách chính thức tại phiên toà sơ thẩm do Thẩm phán và Hội thẩm thực hiện. Ở giai đoạn này, bị cáo, đại diện của bên buộc tội và bên gỡ tội cùng những ngƣời khác công khai trình bày ý kiến của mình. Khác với giai đoạn điều tra, xét xử bao giờ cũng đƣợc tiến hành công khai (trừ một số trƣờng hợp đặc biệt), với sự có mặt của những ngƣời liên quan đến vụ án. Xét xử công khai là đòi hỏi của một nền tƣ pháp dân chủ bắt buộc phải ghi nhận trong luật, mục đích là để cho công chúng theo dõi, giám sát hoạt động xét xử của Toà án, tránh tình trạng lạm quyền của những ngƣời nhân danh quyền lực nhà nƣớc làm thiệt hại đến ngƣời dân. Chỉ có Toà án và bằng bản án mới có thể kết tội một ngƣời. Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam quy định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toà án". Trong lịch sử tƣ pháp hình sự đã tồn tại nhiều cách thức khác nhau khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, đó là mô hình tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn. Ngoài ra còn có mô hình tố tụng pha trộn giữa hai loại trên. Tuỳ thuộc vào mỗi mô hình mà pháp luật quy định về vai trò của thẩm phán khác nhau. Tố tụng tranh tụng xuất hiện từ thời cổ đại, đƣợc áp dụng tại Nhà nƣớc Hy Lạp cổ đại, sau đƣợc đƣa vào Nhà nƣớc La Mã với tên gọi là thủ tục "hỏi đáp liên tục". Theo mô hình này thì vụ án hình sự đƣợc điều tra công khai tại phiên toà, những tài liệu điều tra trƣớc đó hầu nhƣ không có ý nghĩa về mặt chứng cứ, các bên buộc tội và bị buộc tội có vị trí ngang nhau trong việc đƣa ra chứng cứ, công tố viên có mặt tại Toà để trình bày những thiệt hại do tội phạm gây ra đối với xã hội và chứng minh trách nhiệm hình sự của bị can. Thẩm phán chỉ đóng vai trò của ngƣời trọng tài, không có trách nhiệm tìm ra sự thật. Để đƣa ra phán quyết, Thẩm phán chỉ dựa trên những chứng cứ đƣợc
  12. 10 các bên đƣa ra tại phiên toà và không có quyền biết đến các chứng cứ đó trƣớc khi phiên toà diễn ra [39, tr. 3]. Mô hình tố tụng thẩm vấn (hay còn gọi là tố tụng thẩm cứu) đƣợc áp dụng phổ biến tại các quốc gia theo truyền thống luật châu Âu lục địa từ cuối thế kỷ thứ XV. Nét đặc trƣng nhất của tố tụng xét hỏi là đề cao vai trò của Thẩm phán. Thẩm phán là ngƣời đƣa ra quyết định điều tra, có trách nhiệm tìm ra sự thật trên cơ sở các sự việc, chứng cứ ; là ngƣời chỉ đạo toàn bộ quá trình tố tụng, kể cả giai đoạn điều tra [39, tr. 4]. Trong tố tụng thẩm vấn thì cuộc điều tra về căn bản đã đƣợc hoàn tất trƣớc khi Toà án xét xử vụ án, những chứng cứ viết có ý nghĩa quan trọng. Tại phiên toà Viện công tố có quyền hạn rất lớn, thẩm phán có vai trò chủ động trong việc tiến hành phiên toà và cùng với công tố viên có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án, các bên tham gia không có nghĩa vụ chứng minh. Giữa hai mô hình trên có những điểm tương đồng: Thứ nhất, về mục đích, cả hai loại hình tố tụng đều nhằm tìm ra sự thật của vụ án, đó là hành vi của con ngƣời đã đƣợc thực hiện, đƣợc những ngƣời và cơ quan có thẩm quyền nhận diện rồi mang đối chiếu với pháp luật hình sự, từ đó có căn cứ khẳng định ngƣời thực hiện hành vi có tội hay không có tội. Thứ hai, về phƣơng pháp tiến hành, cả hai loại hình đều có những bƣớc (giai đoạn) tiến hành theo một trình tự nhất định. Khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì những ngƣời có thẩm quyền theo luật định phải xác minh làm rõ sự thật, nếu có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành điều tra xác định tội phạm và ngƣời phạm tội. Khi cuộc điều tra hoàn thành thì vụ án đƣợc chuyển cho Viện công tố xem xét truy tố can phạm trƣớc Toà án. Khẳng định một ngƣời có tội hay không bao giờ cũng do Toà án với một thẩm phán hay một Hội đồng xét xử thực hiện.
  13. 11 Thứ ba, ngƣời tiến hành tố tụng là những nhân viên nhà nƣớc đƣợc pháp luật giao nhiệm vụ giải quyết vụ án. Thông thƣờng việc điều tra các tình tiết của vụ án đƣợc giao cho cảnh sát thực hiện dƣới sự giám sát của công tố viên. Khi cuộc điều tra hoàn tất thì hồ sơ đƣợc chuyển cho thẩm phán để xét xử. Điều tra viên, công tố viên và thẩm phán là ba nhân vật trung tâm của tố tụng hình sự, trong đó thẩm phán có vai trò quan trọng đƣa ra kết luận cuối cùng cho vụ án. Thứ tư, cả hai loại hình đều đòi hỏi về một thủ tục tố tụng dân chủ, công khai, công bằng. Đó là việc tuân thủ các nguyên tắc hiến định, nhƣ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tôn trọng quyền tự do dân chủ của con ngƣời, nguyên tắc công bằng và bình đẳng trƣớc pháp luật. Một ngƣời chỉ bị bắt và giam giữ theo một trình tự tố tụng nghiêm ngặt. Kể từ khi bị bắt họ có quyền biết lý do và thông báo việc bị bắt cho ngƣời thân, đƣợc thực hiện quyền bào chữa, đòi hỏi xét xử công khai với một hội đồng xét xử công bằng, đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ những ngƣời khác. Thứ năm, việc xét xử thƣờng đƣợc tiến hành theo hai cấp với các hội đồng xét xử vô tƣ, khách quan. Quy định này nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, hạn chế những sai lầm có thể xảy ra trong khi giải quyết vụ án. Ngoài hai cấp xét xử, các mô hình tố tụng đều quy định có cấp giám đốc thẩm để giải quyết khiếu nại, đây là trình tự kiểm tra của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dƣới, phát hiện sai lầm của bản án đã có hiệu lực pháp luật để khôi phục quyền lợi chính đáng cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, giữa hai mô hình tố tụng cũng có những điểm khác biệt, và đó chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của thẩm phán khi giải quyết các vụ án hình sự. Tố tụng thẩm vấn nhấn mạnh vào giai đoạn điều tra, việc điều tra cẩn thận sẽ đảm bảo xác định chính xác tội phạm, trong khi đó tố tụng tranh tụng lại chú trọng vào giai đoạn xét xử với các quy tắc nghiêm ngặt về chứng cứ.
  14. 12 Phiên toà trong tố tụng thẩm vấn là sự tiếp tục điều tra, các bên có nghĩa vụ cung cấp tất cả các chứng cứ thích hợp cho Toà án, công tố viên đại diện cho Nhà nƣớc chứng minh tội trạng của bị cáo. Phiên toà trong tố tụng tranh tụng là sự cạnh tranh giữa hai bên đối lập nhau, các bên đƣa ra chứng cứ và tìm mọi cách bảo vệ chứng cứ đó. Trong tố tụng tranh tụng, thẩm phán đóng vai trò của ngƣời trọng tài, trung lập, chủ yếu là điều hành hoạt động của phiên toà, công tố viên và luật sƣ cùng bị cáo trình bầy các tình tiết buộc tội và gỡ tội để sau đó Toà quyết định về vụ án. Thẩm phán trong tố tụng thẩm vấn đóng vai trò một thẩm tra viên đồng thời có quyền quyết định vụ án. Thẩm phán hỏi phần lớn các câu hỏi để làm rõ sự thật, sau đó đại diện của bên buộc tội và bên gỡ tội tranh luận để bổ sung cho sự thật. Tố tụng tranh tụng tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án bằng việc tranh luận tự do giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, các bên có quyền đƣa ra những chứng cứ để bác bỏ ý kiến của nhau, có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia cũng nhƣ cho nhân chứng và giám định viên. Đó là một quá trình cọ xát giữa những ý kiến mâu thuẫn nhau. Vì sự phức tạp của quy trình tố tụng, các bên thƣờng phải dựa vào luật sƣ để bảo vệ quyền lợi của mình trƣớc Toà. Trong tố tụng tranh tụng, quy trình tố tụng chỉ chính thức bắt đầu từ khi mở phiên toà xét xử, còn các hoạt động điều tra trƣớc đó đƣợc coi là bí mật. Tại phiên toà các bên có thể cung cấp chứng cứ, tài liệu, nếu chứng minh đƣợc tính hợp lý sẽ đƣợc Toà chấp nhận làm chứng cứ của vụ án. Trong tố tụng thẩm vấn quy trình tố tụng bắt đầu từ khi khởi tố vụ án, các hoạt động điều tra hợp lệ đều mang lại những giá trị chứng minh, phiên toà chủ yếu là kiểm tra lại các chứng cứ đã đƣợc thu thập ở giai đoạn trƣớc. Nếu xuất hiện chứng cứ mới quan trọng thì hồ sơ phải chuyển lại cho Viện công tố để điều tra lại chứ không thể quyết định ngay tại phiên toà.
  15. 13 Trong tố tụng thẩm vấn tất cả mọi ngƣời tham gia vào vụ án đều cố gắng tìm ra sự thật nên bị cáo có nghĩa vụ khai báo và cung cấp thông tin cho điều tra viên, trả lời các câu hỏi tại phiên toà. Tố tụng tranh tụng lại không mong đợi sự hợp tác của bị cáo cho việc điều tra, họ có quyền giữ im lặng trong khi trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về công tố viên. Một đặc điểm nổi bật của tố tụng tranh tụng là yếu tố thú tội và mặc cả thú tội. Vì tính chất phức tạp của việc tranh tụng mà cơ quan cảnh sát hoặc công tố nhiều khi không thể tìm ra đủ chứng cứ để buộc tội một bị cáo trƣớc Toà. Do đó, các nhà lập pháp đã đặt ra nhiều quy định để khuyến khích bị can, bị cáo nhận tội, cung cấp thông tin về bị cáo khác, đổi lại họ có thể đƣợc miễn truy tố về tội đã phạm hay đƣợc giảm hình phạt sau này. Việc mặc cả thú tội đƣợc diễn ra giữa cơ quan cảnh sát, viện công tố và bị can, bị cáo cùng luật sƣ của họ. Ƣu điểm đặc biệt của việc dàn xếp tội danh và hình phạt là giảm bớt gánh nặng ở các Toà án, làm giảm tải cho Toà án và các nhà tù [23, tr. 123]. Ngƣợc lại, tố tụng thẩm vấn không chấp nhận sự mặc cả thú tội, vì Nhà nƣớc có nhiệm vụ kết tội đúng với những gì mà bị cáo gây ra chứ không phải kết tội theo ý muốn của bị cáo. Yếu tố thú tội (tự thú) chỉ đƣợc đánh giá nhƣ một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. Tuy nhiên, mỗi mô hình tố tụng đều có nhƣợc điểm riêng. Theo bà Elisabeth Pelsez, Thẩm phán Toà phúc thẩm Rouen (Hoa Kỳ): Nhƣợc điểm của tố tụng tranh tụng là làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các bên trong vụ án hình sự, vì bên nào có nhiều tiền thuê luật sƣ thì sẽ có nhiều khả năng giành thắng lợi hơn; trong khi đó thủ tục xét hỏi khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này vì công tác điều tra do thẩm phán độc lập và khách quan đảm nhiệm. Nhƣợc điểm thứ hai của tố tụng tranh tụng là nó rất phức tạp vì khi phiên toà diễn ra chƣa có gì khẳng định là chắc chắn cả nên đôi khi dẫn đến hệ quả nguy hiểm. Còn tố tụng xét hỏi bị chỉ trích là không tôn trọng đầy đủ quyền của các bên đƣơng sự, vì chứng cứ do thẩm phán điều tra nên tố tụng xét hỏi
  16. 14 bị coi là đi ngƣợc lại nguyên tắc vô tƣ, khách quan, đôi khi thẩm phán có sẵn trong đầu quyết định xét xử trƣớc khi diễn ra giai đoạn xét xử, dƣới góc độ đó việc tranh luận trở nên vô nghĩa [39, tr. 4]. Đối với Việt Nam, trong lịch sử tƣ pháp việc xét xử các vụ án hình sự đƣợc tiến hành theo thủ tục thẩm vấn nhiều hơn. Dƣới thời phong kiến xây dựng quốc gia độc lập, theo Bộ Lê triều hình luật, khi điều tra vụ án quan xét án tra hỏi tù thì trƣớc theo sự việc mà suy xét kỹ lời lẽ của họ khai, xét nhiều lần còn chƣa quyết định sự việc thì cần phải hỏi thêm, lập hội đồng quan án rồi mới khảo hỏi; khảo tù không đƣợc quá ba lần. Nếu tang chứng đã phơi bày, tình lý không còn nghi ngờ gì nữa, dù kẻ phạm cố chối cũng căn cứ sự việc mà quyết định bản án [4, tr. 343]. Thời nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1858 theo Bộ luật Gia Long đƣợc ban hành năm 1815, thủ tục tố tụng hình sự về cơ bản mô phỏng Bộ luật của nhà Thanh và có tham khảo Lê triều hình luật. Từ năm 1858 bắt đầu chịu ảnh hƣởng luật châu Âu lục địa thông qua sự đô hộ của thực dân Pháp. Thời kỳ này nƣớc ta bị chia cắt thành ba kỳ: Nam kỳ là thuộc địa, Trung kỳ và Bắc kỳ là xứ bảo hộ của Pháp. Nam kỳ áp dụng Bộ hình luật Pháp và do Toà án Pháp xét xử , Bắc kỳ thực hiện hai hệ thống Toà án: Toà án Tây xử ngƣời Âu, Toà án Nam xử ngƣời bản xứ, Trung kỳ áp dụng Bộ luật Gia Long nhƣng phải thay đổi một số quy định có lợi cho thực dân Pháp [13, tr. 110]. Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, trong khi chƣa ban hành đƣợc pháp luật mới Nhà nƣớc ta tạm thời sử dụng các luật lệ cũ không gây phƣơng hại cho nền độc lập và không trái với chính thể dân chủ cộng hoà. Hệ thống toà án thực dân phong kiến bị xoá bỏ, Toà án nhân dân đƣợc thiết lập và hoạt động theo những thủ tục dân chủ, hoạt động tố tụng hình sự theo mô hình tố tụng xét hỏi. Từ năm 1950 bắt đầu công cuộc cải cách tƣ pháp, nhƣng tố tụng hình sự vẫn mang đậm sắc thái loại hình tố tụng thẩm vấn. Năm 1974 Toà án nhân dân tối cao ban hành Bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm
  17. 15 về hình sự (kèm theo Thông tƣ số 16-TATC ngày 27/9/1974). Theo Bản hƣớng dẫn này thì Toà án nhân dân phải họp trù bị với Viện kiểm sát khi hồ sơ thiếu những chứng cứ chủ yếu, nếu không khắc phục đƣợc tại phiên toà thì phải hoàn hồ sơ để Viện kiểm sát nhân dân điều tra bổ sung [18, tr. 127]. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam phân định trình tự tố tụng thành các giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án. Toà án khi xét xử căn cứ vào hồ sơ điều tra ở giai đoạn trƣớc để phán quyết đối với vụ án. Từ năm 2002, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới đã hƣớng nền tố tụng đến mô hình thẩm vấn kết hợp với tranh tụng: “Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” [9, tr. 3]. Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đƣa ra nhiệm vụ cải cách tƣ pháp là “đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng theo hƣớng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tƣ pháp” [10, tr. 5]. Do vậy mà tố tụng hình sự của Việt Nam từ trƣớc đến nay và giai đoạn tới đây vẫn thuộc loại hình tố tụng thẩm vấn. 1.2. VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Theo nghĩa Hán-Việt, “thẩm” là xử, “phán” là xét định. Thẩm phán (judge) là ngƣời của Toà án có nhiệm vụ điều tra, hoà giải, truy tố hay xét xử các vụ án [30, tr. 727]. Thẩm phán là ngƣời chuyên làm công tác xét xử các
  18. 16 vụ án [27, tr. 922]. Thẩm phán là một nhân viên công quyền đƣợc bổ nhiệm để nghe và phân xử tại toà án; Thẩm phán là ngƣời đƣợc bổ nhiệm để phân xử các tranh chấp [26, tr. 824]. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 quy định: “Thẩm phán là ngƣời đƣợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án”. Trong tố tụng hình sự có ba chức danh tƣ pháp chủ yếu, đó là điều tra viên, công tố viên và thẩm phán. Những ngƣời này quyết định toàn bộ quy trình tố tụng của một vụ án hình sự, pháp luật của các quốc gia đều giao cho họ những quyền độc lập khi giải quyết vụ án. Trong số này thì thẩm phán có vai trò quan trọng, vì duy nhất thẩm phán mới có quyền tuyên bố một ngƣời là đã phạm tội và ấn định hình phạt cũng nhƣ các nghĩa vụ khác cho ngƣời đó. Khi nói xét xử sơ thẩm là trung tâm của tố tụng hình sự thì thẩm phán chính là trung tâm của giai đoạn xét xử. Về thực chất, Toà án là cơ quan thực thi quyền lực tƣ pháp, là nơi thể hiện sản phẩm cuối cùng của toàn bộ quá trình điều tra và xét xử. Thông qua hoạt động của Toà án - quyền lực tƣ pháp mà pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội. Đây không phải là phƣơng tiện duy nhất nhƣng lại là chủ yếu nhất trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp trong xã hội nhằm đƣa xã hội vào trạng thái ổn định để phát triển [40, tr. 15]. Thẩm phán ngoài việc mang quyền lực nhà nƣớc, khi tiến hành xét xử còn thể hiện ở mức độ nhất định là ngƣời trọng tài đứng giữa bên buộc tội là công tố viên, ngƣời bị hại và bên gỡ tội là bị cáo và ngƣời bào chữa của bị cáo. Với vị trí nhƣ vậy nên đòi hỏi thẩm phán phải là những ngƣời hiểu biết, trung thực, công bằng, khách quan và phải thực sự vì công lý. Đối với một vụ án hình sự, cho dù là tội phạm nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, muốn kết tội bị can, bị cáo thì phải thông qua hoạt động xét xử do thẩm phán thực hiện. Khi công tố viên đƣa một ngƣời ra Toà án và yêu cầu
  19. 17 buộc tội họ thì thẩm phán phải mở phiên toà để xét xử, với kết cục là đƣa ra bản án kết tội hay tuyên bố vô tội. Xét xử là hoạt động mang tính nghề nghiệp của thẩm phán. Thẩm phán khi xét xử vụ án phải xem xét một cách khách quan trên cơ sở tranh luận công khai và bình đẳng trƣớc phiên toà để tìm ra sự thật. Kết quả xét xử của thẩm phán là ra bản án, quyết định nhân danh Nhà nƣớc. Hoạt động của thẩm phán ngoài mục đích bảo vệ pháp luật còn phải bảo vệ công lý, lẽ phải trên cơ sở khôi phục tình trạng vi phạm pháp luật bằng chế tài nghiêm khắc. Do vậy mà Thẩm phán đƣợc đảm bảo tính độc lập cao trong hoạt động nghề nghiệp. Mục đích của độc lập là nhằm đến sự công bằng, vô tƣ, khách quan. Nhƣng yêu cầu của độc lập là phải tuân theo pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Lao động của thẩm phán là lao động trí não, mang tính sáng tạo cao, chịu sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội và công dân. Các bản án, quyết định của thẩm phán khi có hiệu lực thi hành thì mọi cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ tôn trọng và tuyệt đối tuân thủ, nó chỉ bị xem xét lại theo một trình tự tố tụng đặc biệt bằng bản án khác cũng nhân danh Nhà nƣớc. Luật tố tụng của một số nƣớc có quy định về thẩm phán điều tra và thẩm phán xét xử, các thẩm phán làm Chánh án, Phó Chánh án đảm nhiệm thêm công việc quản lý mang tính chất hành chính, nhƣng chức năng chủ yếu của thẩm phán vẫn là xét xử. Cả bộ máy Toà án cho dù đồ sộ đến mấy cũng nhằm đến phục vụ cho hoạt động xét xử của thẩm phán. Trong Toà án có nhiều chức danh với những quyền hạn và trách nhiệm khác nhau, bao gồm thẩm phán, thƣ ký toà án, thẩm tra viên, cán bộ văn phòng, nhân viên phục vụ… Nhƣng chỉ có thẩm phán mới có thẩm quyền phán quyết đối với vụ án. Thẩm phán là ngƣời quyết định sự tồn tại của Toà án, không có thẩm phán thì không có Toà án. Khi giải quyết một vụ án thì bao giờ thẩm phán cũng là ngƣời quyết định cuối cùng. Trong một Hội đồng xét xử, mặc dù thẩm
  20. 18 phán là thiểu số nhƣng lại giữ quyền điều hành phiên toà và thƣờng có ý kiến mang tính quyết định đến đƣờng lối xét xử của vụ án. Tuỳ theo từng loại hình tố tụng và pháp luật mỗi quốc gia mà thẩm phán tham gia xét xử các vụ án hình sự sớm hay muộn. Có thể phân chia thành hai giai đoạn chính là tiền xét xử và xét xử. Tiền xét xử là giai đoạn trƣớc khi hồ sơ đƣợc chuyển đến Toà án với bản cáo trạng của Viện công tố. Theo hệ thống luật châu Âu lục địa, trong giai đoạn tiền xét xử, thẩm phán phải tham gia vào những hoạt động nhằm bảo vệ quyền tự do nhân thân của bị can khi cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhƣ khám xét chỗ ở, tạm giam, bắt giữ (cảnh sát phải xin lệnh của Toà án). Sau khi bắt, ngƣời bị tạm giữ đƣợc chuyển cho thẩm phán để tiến hành điều tra sơ bộ, thẩm phán sẽ đƣa ra quyết định là cho áp dụng hay bãi bỏ biện pháp ngăn chặn [41, tr. 44]. Cộng hoà Pháp quy định Dự thẩm (cũng là một thẩm phán) tiến hành điều tra trƣớc khi xét xử là bắt buộc đối với trọng tội. Liên bang Nga quy định ở giai đoạn trƣớc khi xét xử chỉ có Toà án mới có thẩm quyền ra các quyết định áp dụng biện pháp tạm giam và hạn chế các quyền tự do khác của công dân. Luật pháp của một số nƣớc khác cũng quy định thẩm phán có quyền hạn đối với một số hoạt động điều tra. Luật tố tụng của Cộng hoà liên bang Đức quy định: “Đối với mỗi một quyền hạn chế tự do, nhƣng không dựa trên lệnh của thẩm phán thì phải xin quyết định của thẩm phán ngay lập tức [28, tr. 3]. Theo hệ thống thông luật (tố tụng tranh tụng), trong giai đoạn tiền xét xử thẩm phán có vai trò khá lớn. Thẩm phán là ngƣời nhận tin báo tội phạm và xử lý tin báo, bằng cách thẩm vấn trực tiếp ngƣời báo tin để xác định sự thật. Thẩm phán không đƣợc từ chối ra lệnh bắt hoặc viết giấy triệu tập bị can, phải tiến hành điều tra sơ bộ đối với vụ án. Thẩm phán có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở hoặc địa điểm để phát hiện và thu thập chứng cứ, ra lệnh bắt và trả tự do cho bị can. Bộ luật Tố tụng hình sự Canada quy định thẩm phán là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2