intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò nhân thân người phạm tội - Dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu và giải quyết có hệ thống lý luận chung về nhân thân người phạm tội, nhân thân người phạm tội với việc xem xét trách nhiệm hình sự, phân tích thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật liên quan đến nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, để từ đó có những kiến nghị làm cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật, góp phần hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò nhân thân người phạm tội - Dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ QUỲNH VAI TRß NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI - DÊU HIÖU QUY §ÞNH TR¸CH NHIÖM H×NH Sù LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ QUỲNH VAI TRß NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI - DÊU HIÖU QUY §ÞNH TR¸CH NHIÖM H×NH Sù Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo qui định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Chu Thị Quỳnh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI ..................................................................................................... 8 1.1. Khái niệm ............................................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm nhân thân con người ........................................................... 8 1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội ................................................. 10 1.2. Trách nhiệm hình sự và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự ...... 16 1.2.1. Trách nhiệm hình sự ........................................................................... 16 1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội đến việc quy định trách nhiệm hình sự ............................................................. 20 1.3. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân ngƣời phạm tội ảnh hƣởng đến việc quy định trách nhiệm hình sự .............................. 25 1.3.1. Đặc điểm và các dấu hiệu nhân thân người phạm tội ........................ 25 1.3.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất sinh học.......... 26 1.3.3. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính chất xã hội ........ 29 1.3.4. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội mang tính pháp lý hình sự ...... 31 Chƣơng 2: NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 35
  5. 2.1. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết định tội ............................................................................................... 35 2.2. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm là tình tiết định khung......................................................................................... 44 2.3. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự......................................................... 46 2.4. Một số đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ....................................................... 54 2.5. Nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình phạt ........... 56 2.6. Nhân thân ngƣời phạm tội với việc qui định án treo: .................. 58 Chƣơng 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG DẤU HIỆU NHÂN THÂN TRONG XỬ LÝ TỘI PHẠM CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG ..........66 3.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu nhân thân trong việc xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ....................................... 66 3.2. Một số giải pháp liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm........ 81 3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân trong xử lý tội phạm ........................................................................... 81 3.2.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong xử lý tội phạm ......................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nhân thân là một trong những đề tài được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như: y học; tâm lý học; sinh học, luật học... Trong lĩnh vực pháp luật việc nghiên cứu nhân thân không chỉ có ý nghĩa trong việc đề ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả mà còn làm căn cứ cho việc qui định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong luật hình sự Việt Nam, nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ của việc quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự (qui định chung về trách nhiệm hình sự, qui định về giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự...). Thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy, việc áp dụng các qui định pháp luật hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội có ý nghĩa xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội có hay không phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm hình sự ở mức độ nào trên cơ sở đó tòa án áp dụng loại, mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đồng thời, dấu hiệu nhân thân người phạm tội còn là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với bản thân người phạm tội và đối với xã hội. Bộ luật hình sự năm 1999, qui định dấu hiệu nhân thân người phạm tội ở những cấp độ khác nhau: có thể là một dấu hiệu trong cấu thành tội phạm; hoặc có thể là dấu hiệu định khung tăng nặng, giảm nhẹ; hay là dấu hiệu xác định mức độ tăng năng nặng giảm nhẹ TNHS của người phạm tội. Những qui định này đã tạo ra cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tiến tố tụng giải quyết vấn đề TNHS đối với người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, nó đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh, xử lý tội phạm những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra những bất 1
  8. cập khi áp dụng dấu hiệu nhân thân đối với người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, thể hiện hiện ở những khía cạnh sau: a. Do nhận thức chưa đúng về nội dung, vị trí pháp lý của các dấu hiệu nhân thân người phạm tội nên đã áp dụng sai theo hai chiều hướng, hoặc làm giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hoặc làm tăng nặng mức độ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cả hai xu hướng này đều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong việc xử lý tội phạm; b. Do những qui định về dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong luật hình sự chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm nên ảnh hưởng đến nguyên tắc công bằng và các nguyên tắc cơ bản khác của luật hình sự, do đó dẫn đến làm sai lệch những định hướng tốt đẹp của chính sách hình sự của nhà nước ta; c. Những qui định về dấu hiệu nhân thân người phạm tội còn bị lạm dụng trong quá trình xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến việc xử lý, áp dụng hình phạt không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu nhân thân người phạm tội là cần thiết không những góp phần làm sáng tỏ lý luận về nhân thân người phạm tội, mà còn góp phần xây dựng chính sách hình sự, hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật hình sự về nhân thân người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, tôi chọn đề tài: Vai trò nhân thân người phạm tội - dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, nghiên cứu nhân thân người phạm tội đã được một số nhà khoa học quan tâm hoặc đã được đề cập đến trong một số sách, báo, tài liệu: GS.TSKH Đào Trí Úc – Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm ở những người chưa thành niên ở Việt Nam, luận án Phó tiến sỹ (Tiến sỹ) M.1981: Tội phạm học Việt Nam (phần 1), Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2000; Luật hình sự Việt Nam, Giáo trình Tội phạm học (chương VI) - Trường Đại học Luật 2
  9. năm 1994, GS.TS Đỗ Ngọc Quang; Giáo trình Tội phạm học (chương V) - Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1995; Tội phạm học; Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự (chương IX) - Viện Nhà nước và pháp luật..., ngoài ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong một số bài viết, chuyên khảo chung về tội phạm học, luật hình sự đăng trong các tạp chí chuyên ngành như: GS.TSKH Lê Cảm, Nhân thân người phạm tội một số vần đề cơ bản; BLHS 1999 với việc qui định đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định tội của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Luật học số 06/2001… Ngoài ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong một số bài viết, chuyên khảo chung về tội phạm học, luật hình sự đăng trong các tạp chí chuyên ngành. Nhìn chung các công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề nhân thân người phạm tội mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn đề xem xét nhân thân người phạm tội (ở các cấp độ khác nhau) trong tội phạm học và trong luật hình sự nói chung hoặc các khía cạnh khác nhau trong một nhóm chủ thể nhất định như người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội là nữ giới… Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề nhân thân người phạm tội vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về "vai trò nhân thân người phạm tội - dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự" và sự thể hiện chúng trong các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, đồng thời đánh giá việc áp dụng vấn đề "nhân thân người phạm tội" trong thực tiễn để đưa ra kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về vấn đề này trong việc xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. 3
  10. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu và giải quyết có hệ thống lý luận chung về nhân thân người phạm tội, nhân thân người phạm tội với việc xem xét trách nhiệm hình sự, phân tích thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật liên quan đến nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, để từ đó có những kiến nghị làm cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật, góp phần hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Nhiệm vụ của luận văn: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung về nhân thân người phạm tội như: nghiên cứu để làm rõ khái niệm nhân thân người phạm tội, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, các vần đề xem xét trách nhiệm hình sự căn cứ vào nhân thân người phạm tội. Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm hình sự. Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu trên đây đưa ra một số giải pháp liên quan đến nhân thân người phạm tội nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong quy định trách nhiệm hình sự (đi từ việc giải quyết về mặt lý luận chung để tập trung trọng tâm vào việc nghiên cứu các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm hình sự), bởi vì nhân thân người phạm tội là một vấn đề lớn, phức tạp và còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhiều khía cạnh của vấn đề còn đang đòi hỏi phải có sự tranh luận và phải có sự đào sâu nghiên cứu một cách toàn diện và triệt để cả trong lý luận và thực tiễn mà trong một luận văn thạc sĩ luật học chưa thể đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn là việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong việc quy định trách nhiệm 4
  11. hình sự và thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự, những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra một số giải pháp liên quan đến nhân thân người phạm tội có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học. Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; v.v... 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Trong luận văn này, tác giải đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: - Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội như: (1) Một số vấn đề chung về nhân thân người phạm tội bao gồm: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam; (2) Nhân thân người phạm tội với việc qui định trách nhiệm hình sự; một số đặc điểm nhân thân là tình tiết định tội, một số đặc điểm nhân thân là tình tiết định khung; một số đặc điểm nhân thân là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, là căn cứ quyết định hình phạt và là một trong những căn cứ cho việc xem xét áp 5
  12. dụng án treo. Qua thực truy cứu trách nhiệm hình sự, tìm ra những bất cập trong các qui định của pháp luật hiện hành liên quan đến nhân thân người phạm tội, từ đó đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của thực tiễn áp dụng nhằm đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân người phạm tội trong xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu trong các tạp chí khoa học pháp lý, kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học pháp lý trong một số sách chuyên khảo, giáo trình của các trường Đại học luật… 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu thực tiễn xử lý người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam trong lĩnh vực lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn; góp phần cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cùng với một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự có giá trị thực tiễn trong công tác lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung, góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. Trong giới hạn nhất định của luận văn thạc sỹ, có thể khẳng định, đây là nghiên cứu chyên khảo đồng bộ đầu tiên về nhân thân người phạm 6
  13. tội trong luật hình sự. Đồng thời tác giả luận văn còn chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong thực thực tiễn áp dụng chế định này, trên cở đó đưa ra một số kiến giải nhằm hoàn thiện chế định nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội. Chương 2: Nhân thân người phạm tội với việc qui định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu nhân thân trong xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. 7
  14. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm nhân thân con người Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì “con người là sản phẩm tự nhiên và xã hội. Con người được tự nhiên sinh ra cho nên trước tiên mang các đặc tính của sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người” [34, tr.255]. Bất kỳ con người nào, ngay từ khi sinh ra đã mang các đặc tính, nhu cầu sinh học đó là các nhu cầu phục vụ cho việc tồn tại và sinh trưởng của con người. Song con người không là sinh vật thuần tuý, con người không thể tồn tại như một thực thể độc lập, mọi hoạt động của con người đều là những hoạt động có ý thức, có khả năng sáng tạo. Thông qua các hoạt động của mình, con người tác động vào thế giới xung quanh, và tham gia vào các quan hệ xã hội, Điều đó không chỉ giúp cho con người tồn tại mà còn đưa con người trở thành cá nhân trong xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ đa dạng của xã hội. Những mối quan hệ đó không chỉ là các mối quan hệ hiện tại mà đó còn là tổng hoà các mối quan hệ trong quá khứ. Chính các mối quan hệ này đã hình thành nên những đặc điểm tâm lý, đạo đức xã hội. Và con người chính là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Khái niệm “nhân thân” được sử dụng khi người ta muốn nhấn mạnh đến các tính chất xã hội của con người, còn khái niệm “con người” được sử dụng với một nghĩa rộng hơn, bao gồm cả tính chất xã hội và tính chất tự nhiên của con người. Nhân thân cũng như mối quan hệ giữa nó với xã hội và Nhà nước, nói cho cùng là do tính chất của xã hội quyết định. 8
  15. Theo khái niệm chung của xã hội học Mác - Lênin về nhân thân con người thì: “nhân thân đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua vị trí của con người trong hệ thống quan hệ xã hội”. Nhân thân con người là một phạm trù mang tính xã hội - lịch sử. Với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa dạng, mỗi cá nhân cụ thể có một nhân thân tương ứng. Khái niệm nhân thân đồng thời cũng bao hàm cả con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một công dân, là đại diện của các giai cấp, các nhóm lợi ích xã hội nhất định…, là người mang trong mình một số đặc điểm điển hình. Nếu khái niệm “con người” như đã phân tích ở trên thì “nhân thân con người” chính là những đặc trưng cụ thể hơn của con người, đó là những đặc điểm, tính chất nhất định của con người được đúc kết khi con người tồn tại trong một môi trường xã hội cụ thể với tư cách là một thành viên của xã hội, có một vị trí nhất định trong xã hội. Những đặc điểm nêu trên không phải có ngay khi con người được sinh ra, nó được hình thành dần dần từ quá trình sống, lao động và quan hệ với mọi người xung quanh. Một trong những yếu tố quan trọng giúp nhìn nhận một cách toàn diện nhân thân con người đó là nhân cách. “Nhân cách” chính là nội dung, trạng thái bên trong của mỗi cá nhân cụ thể được tạo nên bởi sự tiếp thu những giá trị lịch sử, văn hóa “từ đó hình thành nên những quan điểm, cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, các cách ứng xử trong tình huống”. Như vậy, Nhân thân con người là những đặc điểm cụ thể của con người thể hiện bản chất xã hội, thể hiện tính cá biệt và tính không lặp lại của một con người cụ thể. Khác với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các học thuyết trong nhà nước tư sản coi nhân thân là một cá nhân có những đặc điểm và phẩm chất riêng cho phép phân biệt với mọi người khác, có khả năng Điều khiển 9
  16. được chính con người và Điều khiển người khác có nghĩa là bản chất của nhân thân không được gắn liền với tính chất xã hội. Các đặc điểm quan trọng nhất của nhân thân được coi là tài sản, quyền lực, sức mạnh, sự độc lập với những người khác. Mặc dù có nhiều quan điểm về nhân thân có ý nghĩa và giá trị khác nhau, một số thì tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, số khác lại cản trở nó. Tuy nhiên, cái tạo thành giá trị đích thực của nhân thân không phải là nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, của cải…, của con người, mà ở lập trường xã hội và những đóng góp của nó vào sự phát triển chung của xã hội. Tự ý thức xã hội là một trong những thành phần quan trọng nhất tạo nên nhân thân, mà thiếu nó không thể nói tới bản chất xã hội của con người. Tự ý thức xã hội đó là sự nhận thức về mặt xã hội của con người và Điều khiển hành vi do mình gây ra. Ý thức của con người được quyết định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật… Nhân thân được hình thành phát triển từ ảnh hưởng của những mối quan hệ đó. Khi nói đến nhân thân con người là chúng ta muốn nói đến sự tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là, các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội đạo đức, tâm lý. Từ sự phân tích trên, cho phép chúng tôi đưa ra khái niệm nhân thân con người như sau: Nhân thân con người là sự tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội của mỗi con người cụ thể, bao gồm: các đặc điểm, dấu hiệu về xã hội, nhân khẩu học như giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống, hoàn cảnh kinh tế, các đặc điểm, dấu hiệu về tâm lý như quan điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen, lý trí, cảm xúc..., các đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội khác. 1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội Tội phạm từ lâu đã trở thành mối quan ngại chung đối với toàn xã hội, 10
  17. nó xâm hại đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội từ lĩnh vực kinh tế, văn hoá, đạo đức cho đến sự ổn định chính trị của một quốc gia. Toàn thế giới đã và đang phải đối mặt với những loại tội phạm mới liên tục xuất hiện, gây thiệt hại ngày càng lớn với thủ đoạn tinh vi. Nếu coi tội phạm là một hiện tượng tiêu cực của xã hội thì việc đấu tranh phòng, chống tội phạm là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi chế độ xã hội. Và điều tất yếu để kiềm chế, kiểm soát và ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực này là phải tìm hiểu cặn kẽ về nó từ các khía cạnh: nguyên nhân phát sinh, điều kiện và xu hướng phát triển của chúng. Giải quyết vấn đề này, có nhiều ngành khoa học khác nhau đã coi tội phạm là đối tượng nghiên cứu của mình, từ đó đưa ra các kiến giải khác nhau về tội phạm. Việc nghiên cứu tội phạm, cho dù xem xét ở khía cạnh là một hiện tượng xã hội tiêu cực nhằm tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm (tội phạm học) hay xem xét tội phạm là một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi đó (khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự), không thể không tránh khỏi việc đề cập đến việc nghiên cứu về người phạm tội. Dù xem xét tội phạm dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là tội gì, nguy hiểm hay không nguy hiểm cũng đều phải do con người cụ thể thực hiện, và xem xét về người phạm tội không thể xem xét một cách chung chung mà đó là việc nghiên cứu về nhân thân người phạm tội. Mỗi ngành khoa học trong hệ thống tư pháp hình sự khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội đều phục vụ mục đích, nhiệm vụ của ngành khoa học đó; từ đó, mỗi ngành khoa học xem xét nhân thân người phạm tội dưới một khía cạnh và nhấn mạnh vào một số đặc điểm khác nhau. Do đó, trước khi đi vào việc đề cập đến các khái niệm nhân thân người phạm tội trong từng ngành khoa học của tư pháp hình sự (trong luận văn này chúng tôi xem xét nhân thân người phạm tội trên các bình diện khoa học luật hình sự ở mức độ khái quát nhất). 11
  18. Trên cơ sở quan điểm lý luận chung về con người và nhân thân con người như đã phân tích ở trên, việc nghiên cứu làm rõ các khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội là rất cần thiết. Để phân tích làm rõ các khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng, cần phải nghiên cứu toàn diện về con người với tư cách là một thành viên của xã hội và con người chỉ trở thành người phạm tội do quá trình phát triển đạo đức bất lợi đối với họ. Khi nghiên cứu cần phải làm rõ cái vốn có của nhân thân người phạm tội không phải là các đặc điểm phạm tội bẩm sinh, mà là các đặc điểm về mặt xã hội, được thể hiện trong xử sự chống lại xã hội. Cho nên việc đồng nhất các khái niệm người phạm tội và nhân thân người phạm tội là sai lầm cũng như việc đồng nhất các khái niệm con người và nhân thân con người. Người phạm tội, cho dù đã thực hiện bất kỳ một tội phạm nào thì cũng là một con người. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người có khả năng trở thành người phạm tội nếu trong quá trình trưởng thành của con người đó gặp phải những điều kiện không thuận lợi khi hình thành nhân cách và người đó rơi vào hoàn cảnh, tình huống nhất định. Vì vậy, hành vi phạm tội của con người không phải là hành vi tất yếu phải xảy ra với con người đó. Quan điểm, tính cách, sở thích, thói quen,... và những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra mà là sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên ngoài. Nhân thân người phạm tội đó là nhân thân người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và trừng trị [42, tr.155]. Như vậy, chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới cho phép phân biệt nhân thân người phạm tội với nhân thân của con người nói chung. Ngoài ra, dù con người có chứa đựng các đặc điểm tiêu cực 12
  19. giống với các đặc điểm đặc trưng cho người phạm tội đến đâu đi chăng nữa thì cũng không được phép coi con người đó là người phạm tội nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội. Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng đến đâu, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung chỉ có được trên cơ sở xem xét mọi đặc tính xã hội quan trọng và biểu hiện của nhân thân; nội dung và mối quan hệ giữa chúng. Chính do tổng thể các đặc tính và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội về nguyên nhân và động cơ phạm tội, từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sở cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho chính sách hình sự và cho việc lựa chọn các biện pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáo dục, cải tạo đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Tóm lại, khi xem xét tội phạm như là kết quả tác động qua lại phức tạp giữa nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân thân với nội dung cụ thể và các đặc điểm, dấu hiệu, các mối quan hệ đặc trưng cho nó - học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “không có đặc điểm của nhân thân quy định từ trước buộc con người phải thực hiện tội phạm”. Những đặc điểm, dấu hiệu, đặc trưng quy định xử sự mang tính chống lại xã hội, đó là kết quả của những điều kiện sinh hoạt, ảnh hưởng, quan hệ và chúng dẫn tới việc thực hiện hành vi phạm tội không phải một cách tự nguyện mà là bắt buộc, mà do ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài, của hoàn cảnh cụ thể, cùng sự tham gia của ý thức và lý trí của con người khi con người đó có khả năng lựa chọn các cách cư xử khác nhau. Nhân thân người phạm tội là một phạm trù xã hội phức tạp được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: tội phạm học, khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự… 13
  20. a. Nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học Tội phạm học là khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình hình tội phạm; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế đẩy lùi tội phạm trong cuốc sống. Nói cách khác, tội phạm học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm có nhiệm vụ phát hiện quy luật của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh, sinh tồn và vận động của tội phạm, do vậy nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong tội phạm học cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tội phạm học ở nước ta, lấy nền tảng là tội phạm học xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu tội phạm trên cơ sở xuất phát từ quan điểm người phạm tội (dù phạm một tội nguy hiểm đến đâu đi chăng nữa) nói cho cùng vẫn là một con người; con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người hoàn toàn có thể trở thành người phạm tội khi có những điều kiện nhất định tác động lên họ. Trong suốt quá trình hình thành nhân cách của con người, con người luôn phải đứng trước hai khả năng: khả năng phát triển nhân cách theo hướng tích cực và khả năng phát triển nhân cách theo hướng tiêu cực. Nếu con người phát triển nhân cách theo hướng tích cực sẽ giúp cho xã hội có một thành viên tích cực, một người có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Nếu con người phát triển nhân cách theo hướng ngược lại thì sẽ đẩy con người đến việc thực hiện các hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật và nếu trong trường hợp vi phạm luật hình sự người đó sẽ trở thành người phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tế, một con người không bao giờ chỉ tồn tại và phát triển theo chỉ một hướng, luôn luôn tồn tại trong cùng một con người cả những đặc tính tốt lẫn những đặc tính xấu trong nhân cách. Chúng kiềm chế, tác động lẫn nhau, chi phối hành vi của con người, điều đó giải thích tại sao trong cùng một điều 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2