intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018. Từ đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý đất đai với đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Tôi xin chân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ cơ quan Thanh tra huyện Phú Bình, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong cơ quan đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii PHỤ LỤC .................................................................................................................... v DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 1.1. Các khái niệm cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp .................................... 4 1.2. Cơ sở pháp lý về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ..................................... 5 1.2.1. Các văn bản pháp luật của Trung Ương về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai .......................................................................................................... 5 1.2.2. Văn bản pháp quy của tỉnh Thái nguyên ........................................................... 6 1.2.3. Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai......................................................................................... 6 1.2.4. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ...................... 12 1.3. Tổng quan về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................ 21 1.3.1. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên phạm vi cả nước ....................................................................................................... 21 1.3.2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 22 1.4. Đánh giá chung .................................................................................................. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 25 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 25 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 25 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 28 3.1. Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................... 28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 28 3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai .................................................................. 31 3.2. Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018 ...................................... 35 3.2.1. Đánh giá công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư trên địa bàn huyện Phú Bình ............ 35 3.2.2. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ............ 37 3.2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trong giai đoạn 2015 – 2018 .................................................................................................... 45 3.3. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của huyện Phú Bình qua ý kiến người dân ........................................................... 46 3.3.1. Đánh giá nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai .. 46 3.3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện ....................... 50 3.4. Kết quả giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo và chấp về đất đai điển hình trên địa bàn huyện Phú Bình .................................................................. 51 3.4.1. Vụ việc khiếu nại về đất đai ............................................................................ 51 3.4.2. Vụ việc tố cáo về đất đai ................................................................................. 53 3.4.3. Vụ việc về tranh chấp đất đai .......................................................................... 55 3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.5.1. Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................... 56 3.5.2. Nguyên nhân ................................................................................................... 58 3.5.3. Một số bài học kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở huyện Phú Bình .......................................................................... 59 3.5.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................... 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 64 1. Kết luận ................................................................................................................. 64 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất CP Chính phủ CT Chỉ thị GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân NĐ Nghị định QH Quốc hội TT Thông tư TTCP Thanh tra Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình ..................................... 31 Bảng 3.2. Kết quả tiếp nhận, xử lý đơn thư của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2018........................................... 36 Bảng 3.3. Tổng hợp các nội dung khiếu nại về đất đai của huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018 ........................................................ 38 Bảng 3.4. Tổng hợp các vụ khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 – 2018 ........................................................ 39 Bảng 3.5. Tổng hợp các vụ việc tố cáo về đất đai của huyện Phú Bình giai đoạn 2015 – 2018 ................................................................. 40 Bảng 3.6. Tổng hợp các vụ tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 – 2018 ....................................................... 41 Bảng 3.7. Tổng hợp các vụ việc tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2018 ..................................................... 42 Bảng 3.8. Tổng hợp các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai giai đoạn 2015 – 2018 ........................................................... 44 Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai ..................................................................... 47 Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân phát sinh tố cáo về đất đai .............................................................................. 48 Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân phát sinh tranh chấp về đất đai .................................................................. 49 Bảng 3.12. Kết quả phỏng vấn người dân về mức độ hài lòng đối với việc giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện .............. 50 Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn người dân về mức độ hài long đối với việc giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện ................... 51 Bảng 3.14. Kết quả phỏng vấn người dân về mức độ hài lòng đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ................ 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2018 ........................................ 33 Hình 3.2. Biểu đồ về tình hình khiếu nại thể hiện qua các nội dung khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018 ................................................................................ 40 Hình 3.3. Biểu đồ về tình hình tố cáo thể hiện qua các nội dung tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018 .... 41 Hình 3.4. Biểu đồ tình hình tranh chấp thể hiện qua các nội dung tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018......... 43 Hình 3.5. Biểu đồ tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện phú Bình giai đoạn 2015 - 2018 ............. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Ở nước ta hiện nay, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, do sức ép của sự ra tăng dân số và nhu cầu khai thác đứng trước nguy cơ suy giảm về chất lượng. Chính vì vậy, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp. Phú Bình là huyện trung du nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp thành phố Thái nguyên và huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp thị xã Phổ yên và thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Yên Thế, phía nam giáp huyện Tân Yên, Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang). Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính gồm 18 xã, 01 thị trấn, trong đó có 7 xã được Nhà nước xếp vào diện xã miền núi. Diện tích tự nhiên của huyện là 243,36 km2, đất canh tác chiếm 55,33% diện tích; có 05 dân tộc anh em cùng chung sống là người Kinh, Tày, Nùng, Hoa và Sán Dìu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 Trong những năm gần đây, bộ mặt kinh tế-xã hội của huyện Phú Bình đã có nhiều thay đổi, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chỗ cơ bản là thuần nông nay dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển khá. Hiện nay trên địa bàn huyện đang thực hiện nhiều dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy. Bên cạnh đó trong nhiều năm qua việc quản lý đất đai còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ. Khi thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở còn xảy ra tình trạng thiếu minh bạch, công khai, để thất thoát dễ tạo nghi ngờ trong nhân dân. Đây là các nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai đã được các cấp chính quyền từ cấp xã đến cấp huyện chú trọng, song vẫn còn nhiều bất cập. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn chưa cao dẫn đến phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị, trật tự xã hội. Xuất phát từ nhu cẩu thực tế đó tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018. - Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của huyện Phú Bình qua ý kiến của người dân. - Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài - Áp dụng kiến thức đã nghiên cứu vào thực tiễn tại địa phương, nâng cao kiến thức cho bản thân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 + Đánh giá được thực trạng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015 - 2018. + Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp Theo kết quả thống kê kết quả diện tích đất đai năm 2016 tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123.078 ha. Trong đó diện tích nhóm đất Nông nghiệp là 27.284.906 ha, chiếm 82,37% tổng diện tích tự nhiên; diện tích nhóm Phi nông nghiệp là 3.725.374, chiếm 11,24% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.112.798 ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,37% tổng diện tích tự nhiên. Dân số Việt Nam là 93,4 triệu người, bình quân đất tự nhiên trên đầu người là 3.545,5 m2 bằng 1/7 mức bình quân thế giới. So sánh với 10 nước khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích của Việt Nam xếp thứ 2, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người Việt Nam đứng thứ 9 trong khu vực. Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Cùng với quá trình phát triển không ngừng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và có hạn; là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, không giống như các tư liệu sản xuất, tài sản thông thường khác nên giá trị sử dụng của đất đai ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về đất ở và đất canh tác đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đây là các nguyên nhân dẫn đến phát sinh các vụ việc khiếu nại, tố cáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 và tranh chấp về đất đai. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay. Việc giá trị sử dụng của đất đai ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng đất của nhân dân ngày càng nhiều là nguyên nhân phát sinh các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trong nhân dân. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.( Luật Khiếu nại năm 2011) Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.(Luật Tố cáo năm 2011) Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.(Luật Đất đai năm 2013) 1.2. Cơ sở pháp lý về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 1.2.1. Các văn bản pháp luật của Trung Ương về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai - Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29/211/2013 năm 2013; - Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; - Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011; - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 - Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại. - Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo; - Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo; - Thông tư số 02/TT/TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. - Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. 1.2.2. Văn bản pháp quy của tỉnh Thái nguyên Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 11/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1.2.3. Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai 1.2.3.1. Các khái niệm * Khái niệm khiếu nại đất đai: Khoản 2 Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 có quy định rõ: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.” Như vậy, khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang khi thấy quyết định hành chính hay hành vi hành chính của họ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, khiếu nại là phương tiện mà nhờ đó cơ quan nhà nước hay tổ chức, những người có chức vụ kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính do mình ban hành hay thực hiện. Về mặt pháp luật, quyền khiếu nại của công dân luôn được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước ta. Khiếu nại có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản (đơn khiếu nại) hoặc trình bày trực tiếp. * Khái niệm Tố cáo về đất đai: Khoản 2 Điều 205 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.” Mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích của người tố cáo mà cao hơn thế là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vững vàng về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để “chí công, vô tư” trong khi thi hành các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước phân công. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 1.2.3.2. Phân biệt khiếu nại và tố cáo. Khiếu nại và tố cáo đều là các quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, Luật. Khiếu nại và tố cáo là một trong những phương thức thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc trong nhân dân. Đây cũng là một trong những phương thức để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình đồng thời thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Mục đích của khiếu nại, tố cáo đều hướng tới việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền. Theo quy định của pháp luật, khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại thường được nhắc đến cùng nhau. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp công dân không phân biệt được một cách rõ ràng đâu là nội dung khiếu nại, đâu là nội dung tố cáo, vì vậy hầu hết các đơn thư gửi tới các cơ quan, đơn vị, các bộ phận tiếp nhận đơn thư đều bao gồm cả nội dung việc khiếu nại và tố cáo. Do đó, đã gây ra không ít khó khăn cho cán bộ làm công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư và quá trình giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng trình tự, thủ tục và gửi đơn thư đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời theo quy định của pháp luật và tránh được các nhầm lẫn, sai sót trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Khiếu nại và tố cáo khác nhau ở một số điểm cơ bản như sau: - Một là, về chủ thể thực hiện khiếu nại, tố cáo: Chủ thể thực hiện khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật đối với họ. Vậy, chủ thể thực hiện khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật . Còn chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân, một người cụ thể. Cá nhân có quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết được, hành vi vi phạm đó có thể tác động trực tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo. - Hai là, về đối tượng của khiếu nại, tố cáo: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức của mình và của người khác. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo có thể tác động trực tiếp hoặc không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tố cáo, nhưng người tố cáo vẫn có quyền tố cáo. Có thể thấy những quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biểu hiện trái pháp luật và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một hoặc một số người nhưng không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của người biết về quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì cũng không trở thành đối tượng của khiếu nại mà trong trường hợp này người phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật thì có quyền tố cáo. - Ba là, về mục đích của khiếu nại, tố cáo: Mục đích của khiếu nại là bảo vệ, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 Mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm ngăn chặn kịp thời, áp dụng các biện pháp để loại trừ cáchành vi trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân. - Bốn là, về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo: Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người tố cáo phải tự mình (không được uỷ quyền cho người khác) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước . Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại (mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng quy định của pháp luật). Còn người tố cáo chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án. Người khiếu nại được quyền rút khiếu nại. Người tố cáo không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại. - Năm là, về thẩm quyền giải quyết: Cơ quan hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi hành chính hoặc đã ra quyết định hành chính . Sau khi nội dung khiếu nại đã được xem xét, giải quyết và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (lần đầu) người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại (lần đầu) hoặc đã quá thời hạn quy định mà nội dung khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2