intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

7
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng điều kiện làm việc, chỉ ra các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra TNLĐ tại công trường xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định; từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu. Xây dựng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ tại công trường xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định và tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRỊNH CÔNG SƠN CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƢỜNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NAM ĐÔ LUẬN VĂN THẠC S QUẢN L AN TOÀN VÀ S C KHO NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ TẤT THẮNG HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Tất Thắng. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn. Tác giả luận văn Trịnh Công Sơn
  3. LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, các thầy cô Trường Đại học Công đoàn, các thầy cô khoa Sau đại học đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập rèn luyện tại trường. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô và toàn thể cán bộ nhân viên Ban chỉ huy công trường xây dựng dự án: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động – nơi tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hà Tất Thắng, người hướng dẫn khoa học của luận văn, người đã định hướng, ủng hộ, đưa ra những nhận xét chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................5 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu ...........................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5 5. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................6 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .......................................................................................7 1.1. Tổng quan về điều kiện lao động ...................................................................7 1.1.1. Điều kiện lao động .........................................................................................7 1.1.2. Các yếu tố của điều kiện lao động .................................................................7 1.1.3. Các yếu tố môi trường lao động .....................................................................8 1.1.4. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động .......................... 11 1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan về an toàn vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng .................................................................................................. 12 1.2.1. Nghiên cứu của nước ngoài......................................................................... 12 1.2.2. Nghiên cứu của Việt Nam ........................................................................... 14 1.2.3. Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động và tai nạn lao động tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 – 2020 ................................... 15 1.2.4 Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động và tai nạn lao động trong ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 – 202016 1.3. Đánh giá rủi ro.............................................................................................. 17 1.3.1. Tổng quan về đánh giá rủi ro ...................................................................... 17
  5. 1.3.2. Nhận diện mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro .................................... 18 1.3.4. Phương pháp đánh giá rủi ro ....................................................................... 19 1.3.5. Các biện pháp kiểm soát rủi ro .................................................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG T C AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NAM ĐÔ VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRỤ SỞ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NAM ĐỊNH ................. 25 2.1. Giới thiệu về nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô 25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................................. 25 2.1.2. Sơ đồ tổ chức Công ty ................................................................................. 26 2.1.3. Tình hình sử dụng lao động ........................................................................ 26 2.1.4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................ 27 2.2. Thực trạng về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô ................................................................. 27 2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý: Quy định tổ chức bộ máy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn..................................................................................................... 27 2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác an toàn vệ sinh lao động .............. 28 2.2.3. Công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động ................. 29 2.2.4. Đánh giá rủi ro trong thi công ..................................................................... 29 2.2.5. Các biện pháp an toàn đối với máy, thiết bị ................................................ 30 2.2.6. Trang bị và sử dụng thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân .......................... 30 2.2.7. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động ................................................ 30 2.3. Giới thiệu về công trình xây dựng: Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định ............................................................................................................. 30 2.4. Các hiện trạng về quản lý tại công trƣờng ................................................ 31 2.4.1. Tình hình an ninh trật tự .............................................................................. 31 2.4.2. Hồ sơ pháp lý .............................................................................................. 32 2.4.3. Cấp phát, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động ....................................... 32
  6. 2.4.4. Tuyên truyền, đào tạo về nghiệp vụ, kiểm tra định kỳ đối với an toàn lao động ....................................................................................................................... 32 2.5. Nhận diện các nguy cơ, đánh giá rủi ro với các giai đoạn thi công chính của công trình xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định....................................................................................................................... 33 2.6. Đánh giá rủi ro các mối nguy hiểm của một số giai đoạn thi công .......... 43 2.7. Các yếu tố có hại trong quá trình thi công công trình Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định .................................................................................... 49 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 55 Chƣơng 3. C C GIẢI PH P CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRỤ SỞ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NAM ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN L AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NAM ĐÔ ............................ 56 3.1. Giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại công trình xây dựng: Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định .................................................................. 56 3.1.1. Đề xuất giải pháp khắc phục các mối nguy hiểm của một số giai đoạn thi công ....................................................................................................................... 56 3.1.2. Đề xuất khắc phục các yếu tố có hại của một số giai đoạn thi công ............... 72 3.1.3. Hoàn thiện hệ thống nội quy, quy định, quy trình làm việc, biện pháp an toàn ........................................................................................................................ 74 3.1.4. Xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại công trường ......................... 74 3.1.5. Tuyên truyền, đào tạo về nghiệp vụ an toàn lao động phù hợp với một số giai đoạn thi công .................................................................................................. 75 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô ........................................................ 76 3.2.1. Các giải pháp hành chính ............................................................................ 76 3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo hướng tinh gọn, rõ quyền và trách nhiệm ............................... 78 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.. 79
  7. 3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và sản xuất ...................................................................... 80 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn ngừa vi phạm . 81 3.2.6. Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh nhằm động viên, phát triển phong trào an toàn vệ sinh lao động trong công ty ............................... 82 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 85 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 88
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động ATLĐ : An toàn lao động BLĐ : Ban lãnh đạo BCH : Ban chỉ huy CBCVN : Cán bộ công nhân viên CBVN : Cán bộ nhân viên Công ty : Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô ILO : Tổ chức lao động quốc tế KSKT : Kiểm soát kỹ thuật KSHC : Kiểm soát hành chính ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động OHSAS : Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp OSHA : Cơ quan Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Lao Động PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân PCCC : Phòng cháy chữa cháy TNLĐ : Tai nạn lao động VSMT : Vệ sinh môi trường
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Tình hình tai nạn lao động các năm từ 2016-2020 ............................... 15 Bảng 1.2. Phân tích tỷ lệ tai nạn lao động trong các nhóm ngành giai đoạn 2016-2020 – Khu vực có quan hệ lao động ......................................... 16 Bảng 1.3. Định mức tần suất (T) của mối nguy .................................................... 19 Bảng 1.4. Mức độ nghiêm trọng (M) của mối nguy ............................................. 20 Bảng 1.5. Mức độ rủi ro (R) .................................................................................. 20 Bảng 1.6. Hướng dẫn xác định mức độ rủi ro ....................................................... 21 Bảng 1.7. Mẫu bảng đánh giá rủi ro ...................................................................... 21 Bảng 2.1. Đánh giá rủi ro của một số giai đoạn thi công ...................................... 43 Bảng 3.1. Đề xuất giải pháp khắc phục các mối nguy hiểm trong thi công ......... 56 Biểu đồ Biểu đồ 1.1. Phân tích tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2016-2020 ................. 2 Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ tai nạn lao động trong các ngành giai đoạn 2016-2020 .......... 17 Biểu đồ 1.3. Mô hình tháp kiểm soát rủi ro .......................................................... 22 Biểu đồ 2.1. So sánh giữa tổng số người lao động và người lao động làm công tác an toàn vệ sinh lao động qua các năm từ 2017-2021 ..................... 29
  10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 2.1. Dự án Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định ............................... 31 Hình 2.2. Thi công ép cọc bằng robot 150T ......................................................... 34 Hình 2.3. Giai đoạn thi công phần móng .............................................................. 38 Hình 2.4. Công nhân đầm bê tông tường tầng hầm .............................................. 39 Hình 2.5. Công nhân gia công hệ đà giáo, ván khuôn .......................................... 40 Hình 2.6. Quá trình hoàn thiện .............................................................................. 42 Hình 3.1. Kết quả đo nồng độ bụi trong 01 ca làm việc tại công trường .............. 50 Hình 3.2. Đo tiếng ồn tại 2 ca làm việc sáng và chiều tại công trường ................ 52 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô .......... 26 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô............................................................. 28 Sơ đồ 2.3. Các giai đoạn thi công chính của công trình ....................................... 33 Sơ đồ 2.4. Quá trình thi công ép cọc ..................................................................... 33 Sơ đồ 2.5. Quá trình thi công ép cừ larsen ............................................................ 35 Sơ đồ 2.6. Quá trình thi công đào đất, vận chuyển đổ thải ................................... 36 Sơ đồ 2.7. Quá trình thi công móng ...................................................................... 37 Sơ đồ 2.8. Quá trình thi công phần thân ............................................................... 38 Sơ đồ 2.9. Quá trình hoàn thiện ............................................................................ 41 Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng biện pháp an toàn................................................. 77
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đã thông qua chính sách Đổi Mới. Đây là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện ở nước ta, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường xã hội, áp dụng chính sách cải cách toàn diện nhiều lĩnh vực trong đó có ngành Xây dựng. Áp dụng những chính sách mới, hoàn thiện hệ thống pháp lý, phát triển khối doanh nghiệp tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài v.v… đã khiến bộ mặt ngành Xây dựng có những thay đổi đáng kể. Sau hơn 30 năm kể từ Đổi Mới, ngành Xây dựng luôn nằm trong top các ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 5~7% vào GDP hàng năm của cả nước. Tăng trưởng trung bình trong hơn 30 năm qua đạt 8,8%/năm. Có thể thấy trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, ngành Xây dựng đứng trước rất nhiều những cơ hội nhưng cùng với nó cũng có rất nhiều thách thức, trong đó mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nổi lên như một vấn đề lớn. Những năm gần đây, công tác ATVSLĐ đã được Chính phủ chú trọng bằng việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Khối doanh nghiệp – lực lượng trực tiếp sản xuất cũng đã thể hiện sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ bằng cách: Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm; bố trí đội ngũ làm công tác ATVSLĐ; đầu tư công nghệ, máy, thiết bị tiên tiến cho sản xuất; tổ chức đào tạo, tập huấn về ATVSLĐ cho người quản lí, người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp, cải thiện điều kiện lao động v.v… Những chính sách, biện pháp trên sau khi đi vào hoạt động đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) những năm qua vẫn có những diễn biến phức tạp. Qua tổng hợp, phân tích tình hình TNLĐ giai đoạn 2016-2020 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và không
  12. 2 có quan hệ lao động (dựa theo số liệu thông báo về tình hình TNLĐ các năm từ 2016 đến 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tính trung bình cả giai đoạn: - Số vụ TNLĐ: 8.293 vụ/năm; - Số người bị TNLĐ: 8.518 người/năm; - Số vụ TNLĐ chết người: 903 vụ/năm; - Số người chết: 955 người/năm; - Số người bị thương nặng: 1.919 người/năm. Cũng theo những thông báo về tình hình TNLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2016-2020, tại khu vực có quan hệ lao động ngành Xây dựng luôn có tỷ lệ số vụ TNLĐ và tỷ lệ người chết do TNLĐ cao nhất trong các nhóm ngành, tính trung bình cả giai đoạn: Biểu đồ 1.1. Phân tích tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2016-2020 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) - Số vụ TNLĐ của ngành Xây dựng/ tổng số vụ: 18,62%; - Số người chết vì TNLĐ của ngành Xây dựng/ tổng số người chết: 18,82%.
  13. 3 Những con số thống kê về tình hình tai nạn lao động nêu trên thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều do tình trạng báo cáo TNLĐ của các doanh nghiệp về các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương còn rất thấp và đặc biệt do vẫn còn tình trạng thương lượng, giải quyết ngầm giữa người sử dụng lao động và gia đình người bị tai nạn để tránh các phiền phức về pháp lý nên những số liệu trên chưa phản ánh đúng thực tế về tình hình tai nạn lao động hằng năm. Theo số liệu điều tra từ các bệnh viện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số vụ TNLĐ chết người gần gấp 3 lần số báo cáo tổng hợp; theo thống kê từ sổ khai tử tại tất cả các xã trong cả nước số người chết vì TNLĐ cũng luôn cao hơn 2000 người/năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến cuối năm 2019 có khoảng 74.000 doanh nghiệp Xây dựng hoạt động trên cả nước. Trong đó đa phần là doanh nghiệp nhỏ với lực lượng lao động phổ thông, trình độ chuyên môn hạn chế, thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh lao động; sử dụng các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu không được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ; không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân, điều kiện lao động khắc nghiệt v.v… là những nguyên nhân chính dẫn đến mất an toàn vệ sinh lao động. Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng thuộc ngành Xây dựng xảy ra trong giai đoạn 2016-2020: - Vụ TNLĐ sập giàn giáo xảy ra vào 18g30 ngày 09/01/2016 làm 04 người chết tại công trường thi công Suối Quanh, bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Vụ TNLĐ rơi thang máy vào khoảng 12h00 ngày 22/8/2017 tại Chung cư Newlife Tower đang thi công xây dựng tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Hà Nội làm chủ đầu tư, làm 03 người chết. - Vụ TNLĐ sập giàn giáo công trình xây dựng khi đang thi công đổ mái tầng 1 (Công trình xây dựng Khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ dành cho ô tô) trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, xảy ra vào
  14. 4 khoảng 2 giờ 30 phút ngày 17/01/2018, hậu quả làm 03 người chết và 03 người bị thương. - Vụ TNLĐ sập tường đang thi công xảy ra ngày 14/5/2020, tại dự án Xây dựng nhà máy Công ty Cổ phần AV Healthcare địa chỉ: KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh ĐồngNai, hậu quả làm 10 người chết, 14 người bị thương. Theo kết luận của cơ quan điều tra nguyên nhân dẫn đến TNLĐ là do Công ty TNHH Hà Hải Nga (nhà thầu xây dựng) đã vi phạm hàng loạt các quy định về kỹ thuật ATLĐ trong thi công. Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp là ngành kỹ thuật lâu đời, nó tồn tại song song cùng phát triển hạ tầng ở khắp các nền kinh tế. Có thể thấy phần lớn các vụ TNLĐ trong ngành Xây dựng đều liên quan đến lĩnh vực xây dựng Dân dụng và Công nghiệp với các nguyên nhân chủ yếu như: ngã cao, vật rơi, đổ sập, văng bắn, giật điện, tai nạn khi làm việc với máy, thiết bị v.v… Bên cạnh đó các dự án xây dựng dân dụng ở các đô thị hiện nay thường thi công tại khu vực dân cư đông, sát các tuyến đường với mật độ tham gia giao thông lớn là những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý ATVSLĐ của các dự án loại này. Công trình xây dựng: Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định là dự án dân dụng nhóm B, cấp II do nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô thi công. Mặc dù đã được chủ đầu tư và nhà thầu đặc biệt chú trọng đến công tác an toàn lao động nhưng vẫn còn tồn tại những yếu tố rủi ro, nguy hiểm trên công trường như: ngã cao, sập giàn giáo; sự cố thiết bị máy đối với vận thăng, đổ cần cẩu, điện giật, vật rơi từ trên cao v.v... Với mục tiêu nhận diện, đánh giá các nguy cơ, rủi ro và qua đó đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động, tôi chọn thực hiện luận văn “Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô”.
  15. 5 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc, chỉ ra các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra TNLĐ tại công trường xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định; từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu. - Xây dựng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ tại công trường xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định và tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô. 3. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung nghiên cứu Đối tượng: Công tác an toàn vệ sinh lao động tại công trường xây dựng. Phạm vi: - Nghiên cứu về điều kiện làm việc của NLĐ qua việc đánh giá các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra TNLĐ trên 1 công trường điển hình. - Nghiên cứu về công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô. Nội dung: - Tổng quan về điều kiện lao động, đánh giá nguy cơ, rủi ro chung trên công trường xây dựng trong và ngoài nước. - Đánh giá thực trạng ATVSLĐ và đề xuất các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tại công trình xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ cho Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô. Địa điểm: - Công trường xây dựng: Trụ sở làm việc Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định. - Địa chỉ: Số 01, đường Hà Huy Tập, phường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 đến năm 2021. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
  16. 6 * Phương pháp hồi cứu: Hồi cứu số liệu, tài liệu có liên quan đến ATVSLĐ tại công trình xây dựng * Phương pháp thống kê, phân tích: Phân tích các số liệu thu thập được từ đó đánh giá tình hình tại cơ sở nghiên cứu * Phương pháp đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro trong quá trình thi công, đề xuất các biện pháp hạn chế, triệt tiêu các rủi ro, mối nguy hiểm. 5. Đóng góp mới của luận văn Đưa ra một số giải pháp kiểm soát rủi ro, giảm TNLĐ nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATLĐ cho người lao động tại công trình xây dựng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô và công trình xây dựng Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định Chương 3. Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại công trình xây dựng Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định và nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô
  17. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về điều kiện lao động 1.1.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều. 1.1.2. Các yếu tố của điều kiện lao động 1.1.2.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động. Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc v.v… Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động v.v…
  18. 8 Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động v.v… 1.1.2.2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan v.v… Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động v.v…Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ v.v…hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động. 1.1.3. Các yếu tố môi trường lao động Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố sinh học có hại v.v… 1.1.3.1. Vi khí hậu Vi khí hậu (nhiệt ẩm) bao gồm các thông số của môi trường không khí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và bức xạ nhiệt. Các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể và ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa sinh hóa trong cơ thể người. 1.1.3.2. Tiếng ồn Tiếng ồn là tập hợp tất cả các âm thanh gây khó chịu, quấy rối điều kiện làm việc, học tập, nghỉ ngơi v.v…Làm ảnh hưởng sức khỏe: tổn thương thính
  19. 9 giác, gây điếc nghề nghiệp, gây mệt mỏi, suy nhược thần kinh, làm gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, khả năng tập trung bị chi phối, dễ phát sinh bệnh tâm thần. 1.1.3.3. Rung động Rung động là những dao động cơ học sinh ra trong quá trình vận hành của thiết bị máy, thiết bị trong sản xuất công nghiệp, xây dựng hay trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông. Trong ngành Xây dựng, rung động thường phát sinh trong quá trình vận hành các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ, động cơ điện tạo ra. 1.1.3.4. Bức xạ Bức xạ nhiệt: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bức xạ điện từ (bức xạ không ion hóa): Có 2 loại bức xạ điện từ gồmBức xạ điện từ tần số radio và siêu cao tần (từ 3 kHz – 300 GHz) và Bức xạ điện từ tần số công nghiệp (từ 0 – 300 Hz, nhưng chủ yếu là từ 50 – 60 Hz). Bức xạ điện từ có thể gây các triệu chứng: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, nhức đầu, dễ cáu giận, ngủ kém, suy nhược, giảm tình dục, đau ngực, cảm giác suy yếu không xác định rõ. Tiếp xúc quá mức bị tổn thương não, viễm não, suy nhược thần kinh, đục nhân mắt, biến đổi chức năng hệ thống tim mạch, ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây biến đổi nội tiết v.v… 1.1.3.5. Phóng xạ Phóng xạ (bức xạ ion hóa): Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. Tác hại của bức xạ đối với con người có các triệu chứng sau: gây rối loạn hệ thần kinh TW, đặc biệt vỏ não, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,... tổn thương cơ quan tạo máu, gây hiệu ứng ở bào thai (sẩy thai, gây quái thai), ung thư (da,
  20. 10 xương, máu), chết người v.v…Ảnh hưởng của bức xạ lên con người tuỳ theo liều chiếu và thời gian tác động có thể có những hiệu ứng ngay lập tức hoặc sau một thời gian dài. Người bị chiếu xạ quá liều để lại di chứng cho đời sau. 1.1.3.6. Bụi Bụi là những phần tử vật chất có kích thước rất nhỏ bé phân tán trong môi trường khí. Trong MTLĐ, bụi có thể phát sinh từ các công đoạn sản xuất như xay, nghiền, sàng, sấy, nung, làm sạch bề mặt, v.v…, trong các nhà máy cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng, thực phẩm, v.v…Bụi có rất nhiều tác hại, đặc biệt có tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người, đặc biệt bụi hô hấp có khả năng thâm nhập vào sâu trong đường hô hấp, là loại bụi nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ. 1.1.3.7. Hóa chất có hại Là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp.Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp có thể tồn tại ở các dạng như: Bụi, hơi, khí, chất lỏng, kim loại. Các hóa chất trong môi trường lao động có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá và da. Hóa chất có thể gây các tác động đến cơ thể như: Kích thích gây khó chịu, dị ứng, gây ngạt, gây mê và gây tê, tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng, gây ung thư, hư bào thai, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien), các bệnh bụi phổi v.v… 1.1.3.8. Các yếu tố sinh học có hại Trong môi trường lao động có rất nhiều các yếu tố sinh học có hại như: Vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm v.v...); ký sinh trùng (ký sinh trùng sốt rét, amip và trùng mũi khoan, trứng, ấu trùng truyền nhiễm của giun sán v.v…); môi trường tế bào (ví dụ như các tế bào của con người hoặc động vật); các axit nucleic (ví dụ như các gen đột biến gây ung thư hoặc các dòng vô tính nhiễm virus). Những triệu chứng bệnh tật liên quan tới các yếu tố ô nhiễm sinh học gồm: ho, tức ngực, sốt, cảm lạnh, đau cơ, các biểu hiện dị ứng như kích thích tuyến nhầy, nghẽn đường hô hấp trên. Bệnh nghề nghiệp: bệnh sốt do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0