intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng môi trường và điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGÔ THỊ THƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ MỎ ĐÁ KHU VỰC TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Ngô Thị Thương
  3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Công đoàn. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến thầy hướng dẫn khoa học GS.TS. Lê Vân Trình đã quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án này. Do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự nhận xét, chỉ bảo và góp ý của các thầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .............................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC ĐÁ HIỆN NAY ............................................................................. 6 1.1. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá trên thế giới....................................................................................................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 6 1.1.2. Công nghệ khai thác đá trên thế giới ...................................................... 14 1.2. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá tại Việt Nam ................................................................................................................... 14 1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 14 1.2.2. Hệ thống chính sách pháp luật ................................................................ 16 1.2.3. Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong khai thác đá tại Việt Nam ........................................................................................................... 21 1.2.4. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá tại tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................................... 25 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 32
  5. Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TRONG KHAI THÁC ĐÁ TẠI MỘT SỐ MỎ ĐÁ KHU VỰC TỈNH THANH HÓA ..... 33 2.1. Công nghệ khai thác đá đang được áp dụng ........................................ 33 2.2. Thực trạng điều kiện làm việc trong khai thác đá. ............................... 36 2.2.1. Khai thác đá............................................................................................. 36 2.2.2. Chế biến đá .............................................................................................. 42 2.3. Vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa .................... 44 2.3.1. Vi khí hậu và bức xạ mặt trời.................................................................. 44 2.3.2. Bụi và hơi khí độc ................................................................................... 45 2.3.3. Tiếng ồn và rung động ............................................................................ 46 2.3.4. Chất thải rắn ............................................................................................ 47 2.4. Đánh giá rủi ro cho 03 cơ sở khai thác và chế biến đá đặc trưng ....... 49 2.4.1. Đối tượng và phương pháp đánh giá ....................................................... 49 2.4.2. Kết quả đánh giá rủi ro ............................................................................ 53 2.4.3. Một số mối nguy chính xuất hiện trong hoạt động khai thác và chế biến đá ....................................................................................................................... 64 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 71 Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG KHAI THÁC ĐÁ TẠI MỘT SỐ MỎ ĐÁ KHU VỰC TỈNH THANH HÓA ....................................................................... 72 3.1. Biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................... 72 3.2. Giải pháp phát triển văn hóa an toàn tại một số mỏ đá khu vực Tỉnh Thanh Hóa ....................................................................................................... 78 3.3. Biện pháp áp dụng mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động hiệu quả..................................................................................................................... 79 3.4. Giải pháp tuyên truyền, huấn luyện ....................................................... 81 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 87
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1. ATLĐ An toàn lao động 2. AT, VSLĐ An toàn, vệ sinh lao động 3. BHLĐ Bảo hộ lao động 4. BNN Bệnh nghề nghiệp 5. BPKS Biện pháp kiểm soát 6. CTR Chất thải rắn 7. ĐKLĐ Điều kiện lao động 8. HTX Hợp tác xã 9. LB Nga Liên Bang Nga 10. MTLĐ Môi trường lao động 11. NLĐ Người lao động 12. PCCC Phòng cháy chữa cháy 13. PCCN Phòng chống cháy nổ 14. PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân 15. QCVN Quy chuẩn Việt Nam 16. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 17. TNLĐ Tai nạn lao động 18. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 19. VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp 20. VLXD Vật liệu xây dựng
  7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 2.1. Tổng hợp các vị trí làm việc trong dây chuyền sản xuất .................. 49 Bảng 2.2. Các mối nguy có mức rủi ro cao...................................................... 54 Bảng 2.3. Các mối nguy có mức rủi ro trung bình ........................................... 56 Bảng 2.4 . Các mối nguy có mức rủi ro thấp .................................................... 62 Bảng 3.1. Các biện pháp kiểm soát bổ sung nhằm giảm thiểu rủi ro ............... 72 Hình Hình 1.1. Bản đồ hành chỉnh tỉnh Thanh Hóa .................................................. 26 Hình 1.2: Công ty Hải Lộc Thắng khai thác đá tại Núi Vức ............................ 28 Hình 1.3: Công ty Hải Lộc Thắng khai thác đá tại Núi Vức ............................ 29 Hình 1.4: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất vật liệu xây dựng Thành Phát khai thác đá tại Núi Vức.................................................................. 29 Hình 1.5: Công ty Tân Thành 9 khai thác đá không đúng thiết kế mỏ được phê duyệt tại Núi Vức ............................................................................ 30 Hình 1.6: Mỏ đá đã bị ngừng hoạt động nhưng vẫn tiến hành khai thác thuộc bản Tong, xã Trung Tiến, huyện Quan Hóa ................................... 30 Hình 2.1: Mỏ đá của hợp tác xã Nam Thành tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy chưa làm đường lên núi, khai thác vách đứng ....................... 38 Hình 2.2: Mỏ đá của Công ty cổ phàn Xây dựng và Khai thác Trường Sơn đã làm đường lên núi, khai thác vách đứng ......................................... 39
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý an toàn và sức khỏe trong các doanh nghiệp khai thác đá của các tác giả trường Đại học mỏ J. Bennett ...................... 7 Sơ đồ 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 001:2007 ............................................................................. 9 Sơ đồ 1.3: “Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ .................................................................................................... 10 Sơ đồ 1.4 : Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ГОСТ 12.0.230 – 2007 của Cộng đồng các quốc gia độc lập (СНГ) .......................... 11 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên .............. 34 Sơ đồ 2.2. Qui trình công nghệ khai thác đá ..................................................... 37 Sơ đồ 2.3. Nổ vi sai theo hàng ngang ............................................................... 40 Sơ đồ 2.4. Nổ mìn vi sai theo hàng dọc ............................................................ 41 Sơ đồ 2.5. Nổ vi sai qua hàng qua lỗ ................................................................ 41 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến đá có nghiền trung gian .......... 42 Sơ đồ 2.7. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến đá không có nghiền trung gian 43
  9. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, thời đại công nghệ 4.0 và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chiến lược bảo vệ và phát triển con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi và phát triển một cách bền vững thì phải biết cách sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tốt công tác AT, VSLĐ và bảo vệ môi trường. Công tác AT, VSLĐ sẽ tạo ra một điều kiện lao động thuận lợi và tiện nghi để con người phát huy cao độ khả năng sáng tạo, tiềm lực bản thân,… làm cho môi trường lao động an toàn hơn, vệ sinh hơn và sức khỏe người lao động được đảm bảo và cải thiện hơn. Do vậy công tác AT, VSLĐ đã và đang là một trong những chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và nhà nước ta và là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực tế cho thấy, quá trình lao động sản xuất luôn tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây ra TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường. Xét trên góc độ kinh tế, đó là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, song song với việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải luôn coi trọng công tác AT, VSLĐ để có thể kiểm soát được các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN có thể xảy ra trong quá trình lao động sản xuất. Khai thác khoáng sản là một trong những ngành nghề có rất nhiều yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại gây TNLĐ, BNN. Tai nạn lao động trong khai thác mỏ, đặc biệt trong khai thác đá và một số loại khoáng sản khác đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng, do sạt lở tầng khai thác, sạt lở bãi thải, vật rơi đổ sập, ngã cao... (ở mỏ lộ thiên). Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thì sự quan tâm đầu tư tới việc cải thiện điều
  10. 2 kiện lao động trong các mỏ khai thác khoáng sản đang dần được nâng cao, tuy nhiên tình hình TNLĐ, BNN vẫn diển ra ngày một gia tăng và rất phức tạp, trong đó có nhiều vụ rất nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội, TNLĐ và TNLĐ chết người trong khai thác khoáng sản trong những năm gần gây luôn chiếm tỷ lệ cao. Số người mắc BNN cũng lên đến co số hàng ngàn người. Tình hình tai nạn lao động diễn biến phức tạp: số vụ tai nạn lao động gia tăng, mức độ nghiêm trọng của tai nạn cũng tăng, nhiều vụ tai nạn gây chết nhiều người. Nguyên nhân của các vụ TNLĐ trong khai thác khoáng sản có nhiều, gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Hoạt động khai thác và chế biến đá làm phát sinh nhiều mối nguy hại đối với an toàn và sức khoẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người lao động. Nhiều mối nguy hại gây mất an toàn lao động như sạt lở đất đá, nổ mìn, đá văng, ngã từ độ cao, điện giật ....là nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động, trong đó, sạt lở đất đá thường dẫn đến các tai nạn lao động chết người nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, môi trường lao động tại các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá thường bị ô nhiễm nặng bởi các yếu tố ô nhiễm (hay còn gọi là các mối nguy hại đối với sức khoẻ) như bụi chứa silic, tiếng ồn lớn, rung động lớn, bức xạ mặt trời cao... Những mối nguy hại này là nguyên nhân gây nên các bệnh nghề nghiệp, trong đó có các bệnh nghề nghiệp tương đối điển hình của ngành như: bệnh bụi phổi silic và bệnh điếc nghề nghiệp. Thực tế hiện nay, trừ các mỏ khai thác than, quặng và một số mỏ khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng được đầu tư quy mô, tổ chức khai thác mỏ tuân thủ đầy đủ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác mỏ từ khâu khai thác, vận chuyển đến chế biến, còn lại phần lớn các mỏ đá hiện nay ở các địa phương, đặc biệt là những mỏ đá được UBND tỉnh cấp phép có quy mô khai thác nhỏ, không quá 100.000 m3/năm với thời gian khai thác không quá 5 năm thì tình trạng phổ biến là không tiến hành thăm dò khoáng sản, không có thiết kế mỏ và nếu có thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định. Biện pháp khai thác chủ yếu tại các mỏ
  11. 3 là cắt tầng, chiều cao tầng khai thác và góc dốc sườn tầng khai thác không đáp ứng các quy định về an toàn trong khai thác. Các mỏ thường không có giám đốc điều hành mỏ đảm bảo đủ điều kiện năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý, điều hành mỏ theo quy định hiện hành. Do vậy, tình hình tai nạn lao động trong khai thác mỏ, nhất là trong khai thác đá và một số loại khoáng sản khác đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng. Số vụ TNLĐ trong khai thác khoáng sản chiếm khoảng 10,81% tổng số vụ TNLĐ và 10,17% tổng số người chết trong cả nước(năm 2019). Hiện nay, Thanh Hóa có gần 200 mỏ đá xây dựng đang được khai thác với nhiều loại hình từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã; công nghệ khai thác từ khai thác bằng máy thiết bị cơ giới hiện đại đến khai thác thủ công; quy mô từ vài chục lao động đến hàng trăm lao động, sản lượng từ vài chục nghìn m3/năm đến hàng triệu m3/năm. Hoạt động khai thác đá xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATLĐ: Đa số người lao động làm việc trên các công trường khai thác đá trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nghèo, hoặc là những lao động thời vụ, lao động nông dân được chủ mỏ khai thác đá xây dựng thuê làm việc theo thời vụ. Do đó, kiến thức về an toàn trong khai thác đá họ không có và cũng không được học, tập huấn, không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi được nhận vào làm việc. Các chủ mỏ thường cũng chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua việc đầu tư nguồn lực cho công tác ATVSLĐ, bỏ qua những nguyên tắc cơ bản trong thi công, kỹ thuật khai thác đá. Điều này dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trong khai thác đá. Công nghệ khai thác, biện pháp kỹ thuật ở các mỏ đá ở Thanh Hóa hiện nay mà các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã đang áp dụng thường không tuân thủ các quy định kỹ thuật, an toàn lao động, còn nhiều công đoạn sử dụng công cụ, dụng cụ rất thô sơ, chủ yếu là thủ công. Đặc biệt, Thanh Hóa là một tỉnh thành đang phát triển nên nguồn lực về kinh tế tài chính đang còn hạn hẹp dẫn đến máy móc thiết bị chưa được đầy đủ, chủ yếu sử dụng máy
  12. 4 móc cũ,…Bên cạnh đó nhận thức của NLĐ đang còn kém dẫn đến việc chấp hành các quy định không được tốt, do đó tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn đang còn diễn ra rất nghiêm trọng. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại của công tác AT, VSLĐ trong khai thác đá ở Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tôi xin chọn đề tài "Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa ". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng môi trường và điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường và điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Một số mỏ đá tại khu vực tỉnh Thanh Hóa 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu số liệu - Phương pháp khảo sát đánh giá. - Phương pháp phân tích tổng hợp 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá hiện nay. - Đánh giá được thực trạng điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khai thác đá tại tỉnh Thanh Hóa.
  13. 5 6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Luận văn đã nhận diện được các mối nguy trong khai thác đá, đề xuất các biện pháp cải thiện giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo đảm môi trường, điều kiện lao động và sức khoẻ người lao động. Trên cở sở này, các mỏ đá thuộc các khu vực khác nhau có thể áp dụng. 7. Kết cấu của luận văn - Chương 1: Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá hiện nay. - Chương 2: Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc trong khai thác đá tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa. - Chương 3: Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khai thác đá tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa.
  14. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC ĐÁ HIỆN NAY 1.1. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá trên thế giới 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, đá đã và đang được khai thác, sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Người Ai Cập cổ đại dùng đá Granite để tác tượng và xây dựng lăng mộ,... Người Hy Lạp, dùng đá Limeston để xây dựng kỳ quan Kim tự tháp vĩ đại Cheop và tượng Pharaoh. Đá Marble được đế chế Hy Lạp sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình. Đá cẩm thạch cũng lần đầu tiên được sử dụng khi xây dựng Đền Artemis, một trong những kỳ quan cổ đại của thế giới với 127 cột đá cẩm thạch, mỗi cột cao năm tầng. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ đá trên thị trường thế giới là rất lớn. Các nước có truyền thống và nhu cầu sử dụng số lượng đá lớn như là: Italia, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Sản lượng khai thác đá của các quốc gia này chiếm khoảng 2/3 sản lượng của toàn thế giới. Do nhu cầu sử dụng đá ngày càng cao nên yêu cầu về khai thác đá ngày càng lớn về sản lượng cũng như đa dạng về chủng loại đá. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ khai thác đá hầu hết còn mang tính thủ công, sử dụng công cụ lao động nặng nề, cồng kềnh và môi trường khai thác khắc nhiệt. Chính những đặc điểm này luôn chứa đựng các rủi ro để dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong các mỏ khai thác. Do vậy, vấn đề AT,VSLĐ trong khai thác đá luôn được thế giới quan tâm rất nhiều. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các học giả nước ngoài đã và đang quan tâm, nghiên cứu về AT, VSLĐ, họ xây dựng các mô hình quản lý AT,VSLĐ, các cách thức tổ chức quản lý đối với sản xuất – kinh doanh xây dựng, khai thác mỏ gắn với đảm bảo AT, VSLĐ. Nổi bật có các mô hình quản lý AT,VSLĐ đã và đang được áp dụng như sau:
  15. 7 - J. Bennett (2007), Quarry health and safety management system, Trường đại học mỏ J.Bennett Camborne [15]. Các tác giả của trường Đại học mỏ J. Bennett Camborne đã nghiên cứu và đề xuất một mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các doanh nghiệp khai thác đá. Mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có nhiều điểm tương đương với tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001 và với mục đích là để áp dụng cho tất cả các hoạt động trong quá trình khai thác đá nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro. Có thể thấy rõ Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe trong khai thác đá qua sơ đồ 1.1. XEM XÉT HỆ THỐNG LẬP KẾ HOẠCH Đảm bảo tính hiêu quả kinh tế - xã Lập kế hoạch an toàn và sức khỏe hội-môi trường gắn với an toàn và trong sản xuất - kinh doanh cụ thể sức khỏe trong khai thác đá CHIẾN LƯỢC & CHÍNH SÁCH Hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển ngành khai thác đá gắn với quản lý an toàn và sức khỏe KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ CẢI TIẾN VẬN HÀNH HỆ THỐNG Thực hiện kiểm tra, giám sát và Vận hành hoạt động sản xuất – kinh cải tiến hoạt động đảm bảo an doanh đảm bảo an toàn và sức khỏe toàn và sức khỏe trong sản xuất – kinh doanh khai thác đá Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý an toàn và sức khỏe trong các doanh nghiệp khai thác đá của các tác giả trường Đại học mỏ J. Bennett (Nguồn: [12]) Từ sơ đồ 1.1 ta thấy được rằng: Để quản lý hiệu quả vấn đề về an toàn, sức khỏe của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh khai thác đá thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện và duy trì hệ thống quản lý mang tính thống nhất cao, đảm bảo đầy đủ 05 nội dung chính như sau: Chiến lược và chính sách (Cấp quản lý cần hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển ngành khai thác đá gắn với quản lý an toàn và sức khỏe cho người lao động); Lập kế hoạch (tiến hành lập kế hoạch an
  16. 8 toàn và sức khỏe trong sản xuất - kinh doanh rõ ràng và cụ thể); Vận hành hệ thống quản lý đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động; Kiểm tra, giám sát và cải tiến (tiến hành kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát và cải tiến hoạt động sản suất, kinh doanh, khai thác đảm bảo an toàn và sức khỏe trong sản xuất – kinh doanh khai thác đá). Bên cạnh đó, các nội dung trong hệ thống quản lý sản xuất – kinh doanh khai thác đá nói trên phải hướng trọng tâm vào việc thực hiện chiến lược sản xuất – kinh doanh dựa trên nền tảng của chính sách đã hoạch định nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. - “OHSAS Project Group (2008), Occupational Health and Safety Management Systems – Guidelines for the Implementation of OHSAS 18001:2007 (Hệ thống quản lý AT, VSLĐ OHSAS – Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007)" [16], Viện Tiêu chuẩn Anh. “Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trong AT, VSLĐ ở nước Anh và nhiều quốc gia trên thế giới. Về thực chất, OHSAS 18001:2007 là một tiêu chuẩn mang tính hệ thống về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đa đưa ra cho các doanh nghiệp một khuôn khổ nhất định để xác định nội dung, quy trình, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cũng đã giúp cho các chủ thể kinh tế, tổ chức, cá nhân kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Nhờ đó, giúp cho các tổ chức giảm thiểu được tối đa các rủi ro liên quan đến pháp lý, nảy sinh khiếu kiện không đáng có do người lao động không thực hiện đúng quy trình, trách nhiệm về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của bản thân người lao động”. Hệ thống quản lý AT, VSLĐ theo OHSAS 18001:2007 được thể hiện ở sơ đồ 1.2.
  17. 9 Sơ đồ 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 (Nguồn [12]) Theo sơ đồ 1.2, chúng ta có thể nhận thấy rõ hệ thống quản lý AT, VSLĐ của một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hay tổ chức xã hội gồm có 06 giai đoạn: Đưa ra các chính sách về AT, VSLĐ; Hoạch định mục tiêu, kế hoạc; Thực hiện và điều hành theo hoạch định đề ra; Kiểm tra kết quả đạt được và tiến hành các hành động nhằm khắc phục; Xem xét các ý kiến của lãnh đạo và tiến hanh thực hiện cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý AT, VSLĐ thường xuyên và liên tục. Các công việc trên đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ theo một chu trình khép kín theo đúng trình tự và xem xét định kỳ trong suốt quá trình áp dụng. - “Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý AT, VSLĐ ANSI Z10[17]: Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute). Tiêu chuẩn này được ban hành năm 2005”.
  18. 10 Sơ đồ 1.3: “Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ (Nguồn [17]) “Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10, cũng giống như các mô hình quản lý đã xem xét ở trên đều sử dụng chu trình quản lý Deming (Plan – Do – Check – Act) , bao gồm 5 thành phần chính:  Sự quản lý của lãnh đạo và sự tham gia của người lao động (Management Leadership and Employee Participation) ;  Hoạch định (Planning);  Thực hiện và vận hành Implementation and Operation);  Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action) ;  Xem xét của lãnh đạo (Management Review)”. - Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý bảo hộ lao động ГОСТ 12.0.230-2007. Uỷ ban liên nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của Cộng đồng các quốc gia độc lập (СНГ) gồm 12 nước thuộc Liên xô cũ, đã thông qua tiêu
  19. 11 chuẩn ГОСТ 12.0.230-2007 về hệ thống quản lý bảo hộ lao động vào ngày 27/3/2007. Chính sách Tổ chức Hoạch định Hành động và thực hiện nhằm hoàn thiện Đánh giá Sơ đồ 1.4 : Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ГОСТ 12.0.230 – 2007 của Cộng đồng các quốc gia độc lập (СНГ) Hệ thống quản lý bảo hộ lao động (để thuận tiện, từ đây sử dụng thuật ngữ chung là hệ thống quản lý ATVSLĐ) của Cộng đồng các quốc gia độc lập có cấu trúc giống như cấu trúc của mô hình quản lý ATVSLĐ ILO-OSH 2001, bao gồm 5 thành phần chính sau đây :  Chính sách ;  Tổ chức;  Hoạch định và thực hiện ;  Đánh giá ;  Hành động nhằm hoàn thiện .
  20. 12 Bên cạnh đó, một số nước phát triển đã ban hành các Luật và văn bản dưới Luật về AT, VSLĐ. Tiêu biểu như là: - Quốc hội Hàn Quốc (2006), Industrial Safety and health Act - Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp [18]. Mục đích: Duy trì và thúc đẩy công tác an toàn lao động và đảm bảo sức khoẻ của người lao động thông qua việc phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ lao động và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tạo ra môi trường làm việc thoải mái. - Quốc hội Singapore (2006), The Workplace safety and health Act - Luật An toàn và sức khỏe nơi làm việc [19]. Luật này áp dụng cho: (1) Nơi làm việc bất kỳ do Chính phủ sở hữu hoặc quản lý toàn bộ hay một phần; (2) Công trường bất kỳ mà ở đó hoạt động xây dựng hoặc công việc xây dựng cơ khí bất kỳ được tiến hành bởi hoặc thay mặt Chính phủ. - Quốc hội Malaysia (2001), Occupational Safety and Health Act - Luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp [20] Mục tiêu của Luật: (1) Bảo đảm an toàn, sức khoẻ và phúc lợi của mọi người lao đông ở nơi làm việc trước những rủi ro về an toàn và sức khoẻ xảy ra trong các hoạt động của họ ở nơi làm việc; (2) Bảo vệ người lao động tránh khỏi những rủi ro gây mất an toàn và sức khoẻ cho họ trong các hoạt động ở nơi làm việc; (3) Làm cho môi trường lao động phù hợp với tâm sinh lí người lao động ở nơi làm việc; (4) Cung cấp cơ sở pháp lý về AT, VSLĐ được thay thế dần bằng một hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kết hợp với các điều khoản của Đạo luật này nhằm duy trì hoặc cải thiện điều kiện an toàn và sức khoẻ. - Quốc hội Trung Quốc (2002), Law of the People's Republic of China on Work Safety - Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa [21].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2