intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng điều kiện làm việc của người lao động tại dự án. Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại dự án. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRẦN ĐÀO LINH TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NHÀ Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP – BỘ CÔNG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ THỊ TUYẾT BÌNH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Tạ Thị Tuyết Bình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả Trần Đào Linh Trang
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Công Đoàn, đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau Đại học và khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS. TS Tạ Thị Tuyết Bình đã luôn tận tình định hướng, hướng dẫn tôi làm luận văn và luôn dộng viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Công ty Cổ phần CDC Hà Nội Ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc điều hành dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. Cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty nói chung, dự án nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục bảng biểu, sơ đồ Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài ....................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ................................................... 3 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ở CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG............................................................................................5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài về điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng .......................................................................................... 7 1.1.1. Tại Mỹ .....................................................................................................10 1.1.2. Tại Ấn Độ ................................................................................................11 1.1.3. Tại Malaysia ............................................................................................11 1.1.4. Tại Hàn Quốc ..........................................................................................12 1.1.5. Tại các nước EU ......................................................................................14 1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam về điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng ........................................................................................ 16 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................19 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP – BỘ CÔNG AN ...................................................................................................20 2.1. Giới thiệu về dự án ................................................................................... 20 2.2. Đặc điểm lao động tại dự án .................................................................... 22
  5. 2.2.1. Lực lượng lao động .................................................................................22 2.2.2. Độ tuổi lao động ......................................................................................22 2.3. Thực trạng điều kiện làm việc tại dự án ................................................ 23 2.3.1. Thời gian làm việc...................................................................................24 2.3.2. Kết quả quan trắc môi trường lao động ..................................................25 2.3.3. Thực trạng tâm sinh lý của người lao động tại dự án .............................27 2.3.4. Thực trạng sức khỏe người lao động ......................................................27 2.3.5. Thực trạng máy thiết bị, vật tư tại dự án .................................................30 2.3.6. Thực trạng cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân .................30 2.3.7. Tình hình tai nạn lao động ......................................................................31 2.4. Đánh giá điều kiện làm việc trong các hoạt động thi công chính ........ 36 2.4.1. Phương pháp nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro .............................36 2.4.2. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công cốt thép .............40 2.4.3. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công coppha ..............42 2.4.4. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công đổ bê tông...............44 2.4.5. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công xây trong và trát mặt ngoài ...........................................................................................................46 2.4.6. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công lắp đặt thiết bị máy ....................................................................................................................47 2.5. Đánh giá ưu điểm và những tồn tại về điều kiện lao động tại dự án ........ 48 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................51 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP – BỘ CÔNG AN ...................................................................................................52 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn lao động .............. 52 3.2. Nâng cao vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ........................... 52 3.3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ................................................. 53 3.4. Cải thiện tình hình tổ chức lao động tại dự án ...................................... 54
  6. 3.5. Đề xuất quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại dự án ........ 54 3.6. Giải pháp về y tế, sức khỏe ...................................................................... 74 3.7. Cải thiện công tác cấp phát của phương tiện bảo vệ cá nhân.............. 74 KẾT LUẬN........................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................78 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AT An toàn ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATVSV An toàn vệ sinh viên BNN Bệnh nghề nghiệp CBAT Cán bộ an toàn CN Công nhân ĐKLĐ Điều kiện lao động ĐKLV Điều kiện làm việc DM Danh mục NLĐ Người lao động PCCC Phòng cháy chữa cháy PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân TNLĐ Tai nạn lao động
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Độ tuổi người lao động làm việc tại dự án .......................................23 Bảng 2.2. Thống kê giờ làm việc trong ngày của người lao động ....................25 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2020 ...........25 Bảng 2.4. Khảo sát về tình trạng cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân ...........31 Bảng 2.5: Thống kê sự cố tai nạn lao động tại dự án........................................32 Bảng 2.6. Nguyên nhân khiến điều kiện làm việc mất an toàn tại tự án ..........35 Bảng 2.7. Khả năng xảy ra rủi ro ......................................................................38 Bảng 2.8. Thang điểm đánh giá hậu quả ...........................................................38 Bảng 2.9: Bảng đánh giá mức độ rủi ro ............................................................39 Bảng 2.10: Thang điểm khả năng nhận biết mối nguy hại ...............................39 Bảng 2.11: Quy định mức độ rủi ro ..................................................................40 Bảng 2.12: Nhận diện mối nguy và ánh giá mức độ rủi ro của công tác thi công cốt thép .....................................................................................41 Bảng 2.13: Nhận diện mối nguy và đánh giá mức độ rủi ro của công tác thi công coppha .......................................................................................43 Bảng 2.14: Nhận diện mối nguy và đánh giá mức độ rủi ro của công tác thi công đổ bê tông .................................................................................45 Bảng 2.15: Nhận diện mối nguy và đánh giá mức độ rủi ro của công tác thi công xây trong và trát mặt ngoài .......................................................46 Bảng 3.1: Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro .........................................58
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về độ tuổi người lao động tại dự án ...............................23 Biểu đồ 2.2: % người lao động báo cáo phơi nhiễm với yếu tố có hại .............29 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ về tình hình sức khỏe của người lao động tại dự án .......29 Hình 2.1: Vị trí dự án .......................................................................................20 Hình 2.2: Tổng quan dự án ...............................................................................21 Sơ đồ 2.1. Phương pháp nhận diện mối nguy ...................................................37 Sơ đồ 3.1: Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro............................55
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều kiện lao động (ĐKLĐ) nắm giữ một vai trò quan trọng, có tác động không nhỏ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường cũng như sự phát triển bền vững của một quốc gia. ĐKLĐ bất lợi là nguyên nhân gây tổn thương, suy giảm khả năng làm việc của rất nhiều người lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tái sản xuất sức lao động của con người, cũng là một trong những nguyên nhân làm rất nhiều người phải nghỉ hưu trước tuổi do thương tật, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Theo ước tính chung của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ĐKLĐ không an toàn, kém vệ sinh làm cho 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, 270 triệu vụ tai nạn lao động trong đó có khoảng gần 310.000 người chết do những tổn thương liên quan đến lao động và 146.000 người chết vì bệnh ung thư liên quan đến lao động mỗi năm, làm thiệt hại khoảng 4% GDP của toàn thế giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng xã hội. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tốc độ phát triển nhanh và vững chắc, đồng thời cũng làm tăng tính linh hoạt, đa dạng của nền sản xuất hàng hóa. Điều này góp phần ảnh hưởng đến việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Xây dựng dân dụng- một ngành kỹ thuật lâu đời của ngành xây dựng, bao gồm xây dựng nhà ở (nhà chung cư, nhà riêng lẻ) và các công trình công cộng (công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế...) đã có những thành tựu rất quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị của đất nước. Lĩnh vực xây dựng hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân. Việc xây dựng các nhà máy, các doanh nghiệp cũng như các công trình tổ hợp, các công trình dân dụng có xu hướng gia tăng, đa dạng về số lượng và chủng loại đã ảnh hưởng thu hút hàng trăm ngàn người lao động trong nước và quốc tế. Lực lượng lao động trong lĩnh vực này
  11. 2 có trình độ rất khác nhau, công nhân chủ yếu có trình độ thấp, làm việc với các thiết bị thủ công, điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại gây bất lợi cho người lao động. Cũng giống như hầu hết các dự án xây dựng khác ở Việt Nam, mặc dù điều kiện lao động tại dự án xây dựng Khu nhà ở cho cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an đã được quan tâm đầu tư xong vẫn tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến môi trường lao động, điều kiện tâm sinh lý, điều kiện đời sống, sinh hoạt của người lao động… Với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu các rủi ro cho người lao động trong quá trình làm việc tại chính đơn vị đang công tác, tôi xin thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc của người lao động tại dự án. - Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại dự án. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài. Sử dụng số liệu thống kê điều tra về an toàn vệ sinh lao động của công ty nhằm xem xét các yếu tố của điều kiện lao động ảnh hưởng đến người lao động. Điều tra, khảo sát: Lập 01 bảng khảo sát và điều tra các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. Số phiếu khảo sát: 100 phiếu
  12. 3 - Phỏng vấn: Phỏng vấn người sử dụng lao động và người lao động về điều kiện lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. - Phân tích, đánh giá: Thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động của người lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện lao động và người lao động tại dự án. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đề cập đến nội dung điều kiện lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng tại dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. Địa chỉ: Lô N02, ô đất D12 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vong, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng của Việt Nam và trên thế giới. - Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc tại dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. - Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại dự án. 5. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng điều kiện làm việc tại dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an nhằm góp phần làm rõ nét thêm bức tranh về điều kiện lao động tại các công trình xây dựng nhà ở cao tầng của Việt Nam. - Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống TNLĐ, BNN và đảm bảo an toàn cho người lao động; Là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
  13. 4 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương chính: Chương 1: Tổng quan về điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng. Chương 2: Thực trạng điều kiện làm việc tại dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an. Chương 3: Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại dự án.
  14. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ở CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Điều kiện làm việc là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện làm việc thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Các yếu tố của điều kiện làm việc rất đa dạng, phong phú, có thể kể đến: - Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động. - Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc... - Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động... - Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động... - Yếu tố tâm - sinh lý lao động: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan... - Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động…
  15. 6 Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động. - Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại… Các yếu tố vi khí hậu: bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị.... Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh... Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi. Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. Tiếng ồn, rung động: Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động. Nguồn bức
  16. 7 xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong. Chiếu sáng: Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá) [15]. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài về điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng Các nghiên cứu về điều kiện lao động trên các công trường xây dựng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận điều kiện làm việc đặc thù, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, người lao động phải làm việc ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, địa bàn lao động luôn thay đổi có nhiều yếu tố rủi ro gây chấn thương và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Người lao động làm việc trên công trường xây dựng thường phải đối mặt với điều kiện làm việc khắc nghiệt như làm việc trên cao, trong các hố sâu, không gian kín dẫn đến các nguy cơ rủi ro về ngã cao, vật rơi, đổ, sập, thiếu khí hoặc làm việc ngoài trời với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng
  17. 8 hoặc lạnh buốt; làm việc với các máy thiết bị lớn có nguy cơ bị cán, kẹp cuốn, va chạm. Đồng thời, người lao động còn phải thường xuyên tiếp xúc với điện gây rủi ro điện giật, điện phóng; các yếu tố tiếng ồn lớn, hàm lượng bụi, hơi khí độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, ánh sáng không đảm bảo là những yếu tố của điều kiện làm việc gây ra các rủi ro đối với người lao động trên công trường xây dựng. Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động Mỹ (USDL), người lao động trong ngành xây dựng thường xuyên phải làm việc ở điều kiện trên cao, trong nhiều năm (từ 1995- 2015), ngã cao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong ngành xây dựng. Trung bình có 362 vụ ngã chết người xảy ra mỗi năm, với xu hướng gia tăng. Những nguy cơ gây ra nhiều chấn thương liên quan đến ngã cao nhất có thể kể đến: các mặt không được bảo vệ, khe hở trên tường và lỗ trên sàn, xây dựng giàn che không đúng cách, các thanh thép nhô ra không được bảo vệ, sử dụng sai thang di động [16]. Báo cáo của Khoa Môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, đại học Washington (Mỹ) cho thấy, người lao động làm việc trên các công trình xây dựng thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ trung bình là 115dB, trong khi đó, giới hạn cường độ tiếng ồn cho làm việc 8 tiếng là 85dB. Nghiên cứu của Joseph A.Lamonica và cộng sự cũng cho kết quả tương tự về cường độ tiếng ồn tại vị trí máy khoan bằng khí nén trong hầm: 112 – 121 dBA; Xe vận chuyển chạy dầu Diesel: 88 – 100 dBA; Gầu xúc chạy dầu Diesel 91 – 107 dBA; Xe tải (trọng tải 15 tấn) 89 – 101 dBA. Phơi nhiễm tiếng ồn đủ lớn và đủ lâu có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở tai trong, gây ra vĩnh viễn và không thể phục hồi mất thính lực. Thiệt hại này có thể do tiếp xúc nhiều lần với các mức trên 85 dBA (chẳng hạn như nhiều năm làm việc xung quanh tiếng ồn xây dựng không có thiết bị bảo vệ thính giác), hoặc chỉ từ một lần tiếp xúc ở trên 140 dBA. Người lao động bị khiếm thính thường trở nên xã hội bị cô lập vì họ không thể giao tiếp dễ dàng với người khác. Họ cũng có thể không nghe thấy tín hiệu cảnh báo, có thể dẫn
  18. 9 đến tai nạn và chấn thương. Các kết quả đo cho thấy rằng hầu hết các nhiệm vụ xây dựng và các công cụ tạo ra mức độ tiếng ồn yêu cầu sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống người lao động hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác [17]. Tam et al. (2004), Haslam và cộng sự. (2005), Aksorn và Hadikusumo (2008), Cheng và cộng sự. (2010), Ismail và cộng sự. (2012), và Leung et al. (2012) đã phân nhóm và phân loại nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tai nạn trong lĩnh vực xây dựng bao gồm: - Hành vi không an toàn của người lao động - Điều kiện làm việc không an toàn - Người lao động tiếp xúc với các nguồn thương tích nguy hiểm. Theo Heinrich, tai nạn dẫn đến thương tích trên công trường xây dựng khi người lao động thực hiện các hành vi không an toàn hoặc có các nguy cơ trực tiếp về cơ học hoặc vật lý liên quan đến công việc. Ông cho rằng các hành vi và điều kiện không an toàn có thể được quản lý bởi các hỗ trợ của tổ chức và xã hội như đào tạo về an toàn, và số vụ tai nạn có thể được giảm thiểu bằng cách nhận thức và loại bỏ các hành vi không an toàn (ví dụ các yếu tố liên quan đến con người) và các điều kiện không an toàn (ví dụ: môi trường - các yếu tố liên quan). Dựa trên sự công nhận này, đã có nhiều nghiên cứu đáng kể khám phá các yếu tố con người, môi trường và cơ học góp phần gây ra tai nạn xây dựng. Hinze và cộng sự. (1998) nhấn mạnh rằng bước đầu tiên để phòng ngừa tai nạn là sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra tai nạn, phân tích sự phân bố của các trường hợp tử vong chính bao gồm ngã, va chạm, điện giật và cán, kẹp, cuốn, đổ sập công trình, vùi lấp. Choudhry và Fang (2008) điều tra lý do tại sao công nhân xây dựng tham gia vào hành vi không an toàn trong ngành xây dựng và xác định các lý do khác nhau dẫn đến hành vi không an toàn của người lao động thông qua một loạt các cuộc phỏng vấn. Các yếu tố được xác định bao gồm sự thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức về an toàn, không tuân thủ các quy trình an toàn và thái
  19. 10 độ đối với an toàn bao gồm không trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), điều kiện làm việc không an toàn, thiếu kỹ năng hoặc đào tạo an toàn và người lao động không nhận biết được tình trạng mất an toàn trong quá trình làm việc. Garrett và Teizer (2009) đã nghiên cứu tương tự về các yếu tố tổ chức và giám sát của con người cũng như tình trạng tinh thần và thể chất của người lao động mà cuối cùng dẫn đến lỗi của con người trên công trường, đề xuất một khuôn khổ đào tạo nhận thức lỗi của con người và thảo luận về tiềm năng kiểm soát an toàn tại công trường. Suraji và cộng sự (2001) nhấn mạnh sự tương tác phức tạp của các yếu tố trong nguyên nhân tai nạn và đề xuất một mô hình nhân quả tai nạn thực nghiệm. Họ đã xác định các nhóm yếu tố lân cận khác nhau và đặc điểm sự kiện trong nguyên nhân tai nạn, bao gồm quy hoạch xây dựng không phù hợp, vận hành hoặc kiểm soát xây dựng không phù hợp, điều kiện địa điểm không phù hợp, điều kiện mặt bằng không phù hợp, môi trường ồn ào hoặc đông đúc không thể chấp nhận được và hành động vận hành không phù hợp. Tầm quan trọng của PPE và các thiết bị an toàn, kiểm tra địa điểm thích hợp, môi trường làm việc an toàn, văn hóa an toàn, đào tạo an toàn và giám sát cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Điều kiện làm việc của người lao động trên các công trình xây dựng ở mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về quy định pháp luật, quản lý và sự tuân thủ. 1.1.1. Tại Mỹ Mỹ thành lập Cục quản lý sức khỏe và an toàn lao động (OHSA) để quản lý về An toàn vè sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. OSHA liên bang có 10 văn phòng khu vực và 85 văn phòng khu vực địa phương. Về quản lý an toàn trên các công trình xây dựng, họ có khoảng 2.100 thanh tra viên chịu trách nhiệm về sức khỏe và an toàn của 130 triệu công nhân, làm việc tại hơn 8 triệu công trường trên toàn quốc - tức là cứ 59.000 công nhân thì có khoảng một thanh tra viên. Điều kiện lao động khắc nghiệt trên các công trình
  20. 11 xây dựng là yếu tố cơ bản đưa lĩnh vực này là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ tai nạn lao động cao chiếm 21,1% tổng số vụ tai nạn lao động năm 2018. Các yếu tố gây chấn thương cao nhất có thể kể đến là ngã cao (33,5%), điện giật (8,5%), va đập (11,1%) và cuốn, cán hoặc thiết bị, vật liệu đổ sập (5,5%) [19]. 1.1.2. Tại Ấn Độ Nhiều lĩnh vực công nghiệp xây dựng ở Ấn Độ đang gặp phải các vấn đề kinh niên như quản lý lực lượng lao động kém, điều kiện lao động, công cụ và phương pháp làm việc không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định những vấn đề này là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xây dựng và hiệu suất làm việc tổng thể của công nhân. Một nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của 30 yếu tố đến hiệu suất công việc xây dựng ở Ấn Độ đã được triển khai thực hiên và được phân loại theo ba cách phân loại chính sau: (a) các yếu tố liên quan đến con người / lao động; (b) các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ; và (c) các yếu tố liên quan đến thiết bị / dụng cụ dựa trên các nhóm tuổi và nghề nghiệp khác nhau của công nhân xây dựng từ đó phát triển các hệ thống nhằm nâng cao và cải thiện sức khỏe, an toàn cho công nhân xây dựng nhằm quản lý hiệu quả lực lượng lao động xây dựng và đạt được mức chất lượng cạnh tranh và một dự án hiệu quả về chi phí [18]. 1.1.3. Tại Malaysia A Ayob và các công sự trong một nghiên cứu về Chấn thương nghề nghiệp gây tử vong trong ngành xây dựng đã nhận định lĩnh vực xây dựng có nhiều tai nạn và thương tích chết người. Những vụ tai nạn lao động này do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như thiếu sự giám sát; thiếu tuân thủ kỹ thuật làm việc an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; và không tuân thủ việc sử dụng an toàn các công cụ, phương tiện và máy móc. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp 2013–2016 từ Cục An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp và Tổ chức An sinh Xã hội, nghiên cứu này đã thực hiện một cuộc khảo sát thăm dò mô tả để xác định các thương tích nghề nghiệp gây tử vong phổ biến liên quan đến lĩnh vực xây dựng Malaysia, cũng như các nguyên nhân và tác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2