intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất các giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng, tăng cường và hoàn thiên chất lương của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .……/…….. …/… HỌC VIỆN HÀ NH CHÍ NH QUỐC GIA TÔN THẤT MINH TRÍ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐăkLăk, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .……/…….. …/… HỌC VIỆN HÀ NH CHÍ NH QUỐC GIA TÔN THẤT MINH TRÍ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH XUÂN ĐăkLăk, năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN ̀ h ho ̣c tâ ̣p và hoành thành luâ ̣n văn, tôi đã nhâ ̣n Trong suố t quá trin đươ ̣c sự hướng dẫn, giúp đỡ tâ ̣n tình của quý thầ y, cô giáo, các đồ ng chí, đồ ng ́ h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c, tôi xin đươ ̣c bày tỏ lời cám ơn nghiê ̣p. Với lòng kin chân thành tới: - Ban Giám đố c, các thầ y, cô giáo của Ho ̣c viê ̣n Hành chính đã tâ ̣n tiǹ h hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suố t thời gian ho ̣c tâ ̣p ta ̣i Ho ̣c viêṇ và hoàn thành luâ ̣n văn tố t nghiêp. ̣ - Lañ h đa ̣o và các đồ ng chí công tác ta ̣i Trung tâm Bồ i dưỡng Chiń h tri,̣ phòng Nô ̣i vu ̣ huyê ̣n Cư M’gar đã ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi tiế p câ ̣n nghiên cứu những tài liêụ cầ n thiế t để phu ̣c vu ̣ trong viê ̣c hoàn thành luâ ̣n văn của mình. - Lañ h đa ̣o và đồ ng nghiêp̣ công tác ta ̣i Công ty QLCT Thủy Lơ ̣i tỉnh Đắ k Lắ k đã ta ̣o điề u kiêṇ về thời gian để bản thân tôi đươ ̣c tham gia khóa ho ̣c và hoàn thành luâ ̣n văn. - Đă ̣c biêṭ cảm ơn TS. Lê Anh Xuân, công tác ta ̣i Ho ̣c viêṇ Hành chính Quố c gia đã nhiêṭ tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luâ ̣n văn này. Tuy nhiên, do năng lực còn ha ̣n chế nên trong quá trình thực hiê ̣n luâ ̣n văn chắ c chắ n không thể tránh khỏi những thiế u sót, tôi rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c những đóng góp của quý thầ y, cô giáo và các ba ̣n. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Tôn Thấ t Minh Trí
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tố i, các số liêụ trong luâ ̣n văn là trung thực, khách quan trên cơ sở điề u tra, khảo sát và nghiên cứu thực tế của bản thân, chưa từng đươ ̣c công bố trong bấ t kỳ công trình nghiên cứu nào. Đắ k Lắ k, ngày 24 tháng 1 năm 2019 Tác giả Tôn Thấ t Minh Trí
  5. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. Cán bô ̣, công chức: CBCC 2. Công nghiê ̣p hóa, hiêṇ đa ̣i hóa: CNH – HĐH 3. Kinh tế , xã hô ̣i: KT – XH 4. Hê ̣ thố ng chin ́ h tri:̣ HTCT 5. Xã hô ̣i chủ nghiã : XHCN 6. Ủy ban nhân dân: UBND 7. Công chức cấ p xã CCCX
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiêụ Tên bảng Trang Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Cư Bảng 2.1 41 M’ Gar giai đoạn 2015 – 2017 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức Bảng 2.2 43 cấp xã huyện Cư M’ Gar giai đoạn 2015 – 2017 Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã Bảng 2.3 44 huyện Cư M’ Gar giai đoạn 2015 – 2017 Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã Bảng 2.4 45 huyện Cư M’ Gar giai đoạn 2015 – 2017 Khảo sát nhu cầu bồ i dưỡng công chức cấp xã của Bảng 2.5 49 huyện Cư M’ Gar Đánh giá về chương trình, nội dung và thời gian Bảng 2.6 52 bồi dưỡng của công chức Đánh giá về chất lượng công việc sau bồi dưỡng Bảng 2.7 55 của công chức Đánh giá mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng Bảng 2.8 55 được bồi dưỡng sau bồi dưỡng của công chức Số lượng công chức được bồi dưỡng về chuyên Bảng 2.9 56 môn, kỹ năng hành chính Nội dung kiến thức và kỹ năng cần được bồi Bảng 3.1 74 dưỡng của công chức cấp xã
  7. MỤC LỤC Trang Trang phu ̣ bià Lời cảm ơn Lời cam đoan Mu ̣c lu ̣c Danh mu ̣c các chữ viế t tắ t Danh mu ̣c các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận văn ...................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 6 5.1. Phương pháp luận .................................... Error! Bookmark not defined. 5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ .. 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức cấp xã .......................... 8 1.1.1. Khái niê ̣m công chức và công chức cấ p xã............................................. 8 1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã ........................................................... 11
  8. 1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã ...................................................... 15 1.2. Bồ i dưỡng công chức cấp xã .................................................................. 19 1.2.1.Khái niệm và đặc điểm bồi dưỡng công chức cấp xã ............................ 19 1.2.2. Chủ thể bồi dưỡng công chức cấp xã.................................................... 21 1.2.3. Yêu cầu của bồi dưỡng công chức cấp xã............................................. 21 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã ...................... 31 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác bồi dưỡng công chức cấp xã và bài học kinh nghiệm ............................................................ 33 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .................................................... 33 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương ........................................................................................... 37 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN CƯ M’GAR .................................................................................... 39 2.1. Điề u kiêṇ tư ̣ nhiên, kinh tế , xã hô ̣i và đô ̣i ngũ công chứuc cấ p xã huyện Cư M’gar ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39 2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ......................................................... 39 2.1.3. Đội ngũ công chức cấp xã huyện Cư M’gar ......................................... 40 2.2. Thực tiễn bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar ............... 46 2.2.1. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar ......... 46 2.2.2. Chủ thể bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar ........................ 47 2.2.3. Các thành tố của bồ i dưỡng công chức cấ p xã..................................... 48 2.2.4. Nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar...................... 51 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân....................................................................... 61 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 63 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 67
  9. CHƯƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN CƯ M’GAR ................................................................ 68 3.1. Mục tiêu và phương hướng bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar .............................................................................................................. 68 3.1.1. Mục tiêu bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar ................... 68 3.1.2. Phương hướng bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar ......... 69 3.2. Giải pháp tăng cường bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar ......................................................................................................................... 70 3.2.1. Nâng cao nhận thức về bồi dưỡng đối với công chức cấp xã ............... 70 3.2.2. Coi trọng xác định nhu cầu bồi dưỡng của công chức cấp xã ............. 72 3.2.3. Chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ............ 73 3.2.4. Xác định đúng nội dung kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng ........................ 74 3.2.5. Lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp ........................ 77 3.2.6. Cơ chế, chính sách và tài chính ............................................................ 78 3.2.7. Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng ......................................................... 78 3.2.8. Xây dựng đội ngũ giảng viên về số lượng và chất lượng...................... 79 3.2.9. Một số kiến nghị .................................................................................... 80 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Trong từng thời kỳ, Đảng ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu phát triển của đất nước ta trong thời kỳ mới đặt ra đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả lĩnh vực, trong đó có yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức. Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính nhà nước cấp cơ sở, nơi trực tiếp tiếp nhận, chấp hành và thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Chính phủ, là nơi chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hằng ngày của nhân dân ở địa phương và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ công chức ở xã, phường, thị trấn, có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện công vụ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, đội ngũ công chức cấp xã đã có những bước phát triển về chất lượng, tuy nhiên, đội ngũ công chức ở cấp cơ sở này vẫn còn bộ lộ những yếu kém, bất cập về năng lực, trình độ trước những yêu cầu về nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì vậy, một số công chức gặp khó khăn, lúng túng, thậm chí còn va vấp và vi phạm trong thực thi công vụ. Bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, một bộ phận công chức cấp xã xuất hiện sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí…gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và hiệu quả trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đồng thời đặt ra đòi hỏi sự đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay. 1
  11. Huyện Cư M’gar là một huyện của tỉnh Đăk Lăk, gồm có 15 xã và 2 thị trấn, dân số toàn huyện trên 165.000 người, bao gồm 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng. Do có rất nhiều đồng bào, dân tộc thiểu số sinh sống nên tồn tại sự hạn chế về trình độ văn hóa, đời sống kinh tế thấp gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương, do đó, Đảng ủy huyện Cư M’gar rất quan tâm tới công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã việc quan trọng nhất là công tác bồi dưỡng vì các lý do sau: - Chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã phụ thuộc vào đội ngũ CBCC, trong đó công chức với vai trò tham mưu, đề xuất phương án giải quyết công việc hàng ngày cho công dân, tổ chức là rất quan trọng. Các quy định về Luật Tổ chức HĐND – UBND về chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã cho thấy chính quyền cấp xã là đầu mối và là nơi giải quyết đầu tiên các thủ tục, khiếu kiện và các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Số lượng cũng như sự đa dạng về công việc đòi hỏi công chức cấp xã phải luôn được nâng cao về mặt trình độ, nhất là chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu công việc. - Xuất phát từ yêu cầu về quản lý xã hội khá phức tạp, đòi hỏi công chức cấp xã phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng hành chính cần thiết để giải quyết tốt công việc, đảm bảo sự thỏa đáng, công bằng cho nhân dân. - Trên thực tế, trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Cư M’gar còn nhiều hạn chế. Còn tồn tại một số công chức cấp xã chưa được đào tạo bài bản, chưa đạt tiêu chuẩn về chức danh theo quy định và chưa đảm bảo về việc bồi dưỡng kỹ năng cần thiết trong chuyên môn, 2
  12. nghiệp vụ. Một số công chức cấp xã cao tuổi, năng lực hạn chế nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi đời và năm công tác để nghỉ chế độ để thay thế bằng cán bộ trẻ. Công tác bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng; do đó, tôi chọn đề tài Bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắ k Lắ k để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận văn Việc nghiên cứu công tác bồi dưỡng CBCC nói chung và công chức cấp xã nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà khoa học. Đã có một số công trình khoa học đóng góp thiết thực về vấn đề này. Có thể kể đến như sau: - Luận án Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội) của TS. Trần Huy Sáng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành; đánh giá thực trạng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế qua thực tiễn các huyện ngoại thành Hà Nội; luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế [24]. - Sách Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm, NXB Chính trị quốc gia, 2003. Các tác giả của công trình này nghiên cứu lịch sử phát triển của các khái niệm về CBCC, viên chức; góp phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung. Bên cạnh đó, các tác giả đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu [29]. 3
  13. - Sách Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân của TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương, NXB Chính trị quốc gia, 2004. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (CBCC), tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của các nước trong khu vực và thế giới. Từ đó xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân [21]. - Đề tài khoa học cấp nhà nước Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN do TS. Thang Văn Phúc làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nói chung và cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước [22]. - Sách Hệ thống chính trị (HTCT) ở nông thôn nước ta hiện nay của GS.TS Hoàng Chí Bảo, 2005, NXB Lý luận chính trị. Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm lý luận và HTCT ở cơ sở, tác giả đã nêu lên thực trạng về tổ chức hoạt động của HTCT ở cơ sở nông thôn nước ta, từ đó, đề ra phương hướng, quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở nông thôn [3]. - Sách Quy định mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn, 2007, NXB Chính trị quốc gia. Tác phẩm đã tổng hợp hệ thống những quy định mới về tổ chức, hoạt động của chính quyền, đội ngũ CBCC và phát huy dân chủ cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn [19]. 4
  14. - Sách Về chế độ công vụ Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Trọng Điền chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2007. Đây là công trình nghiên cứu sâu về công chức, công vụ và các cơ sở khoa học để hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam hiệ nay; phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời kỳ, có tham chiếu các mô hình công vụ của các Nhà nước tiêu biểu ở các nước có thể chế chính trị khác nhau [16]. Các công trình, đề tài nghiên cứu nêu trên đề cập đến những vấn đề lý luận về công chức cấp xã như vị trí, vai trò và đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã, thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ công chức và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng công chức cấp xã đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Do vậy, đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận bổ ích mà chúng tôi kế thừa trong việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đề xuất các giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng, tăng cường và hoàn thiêṇ chấ t lươ ̣ng của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắ k Lắ k đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
  15. Luâ ̣n căn nghiên cứu về hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng của công chức cấ p xã huyê ̣n Cư M’gar. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luâ ̣n văn nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng công chức cấ p xã về nô ̣i dung, phương pháp, quy trình… - Về thời gian: Từ năm 2015 đến hết năm 2018. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Cư M’gar. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp cụ thể được sử dụng để hoàn thiện luận văn bao gồm: - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ các chương để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như các quan niệm, yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng CCCX. - Phương pháp thống kê, khảo sát được sử dụng để đưa ra các số liệu thực tế, cần thiết phản ánh thực trạng bồi dưỡng cho CCCX. - Phương pháp phân tích tài liệu được áp dụng để phân tích các tài liệu sơ cấp (bao gồm các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các công trình khoa học, số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và tài liệu thứ cấp (bao gồm các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác thực hiện…). - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả ở các chương về thực trạng và quan điểm, giải pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Bổ sung thêm các căn cứ lý luận và thực tiễn, góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm lý luận về bồi dưỡng cho CCCX. 6
  16. - Làm căn cứ khoa học cho việc đổi mới hoạt động bồi dưỡng cho CCCX ở huyện Cư M’ga nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về bồi dưỡng công chức cấp xã Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar Chương 3: Tăng cường bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar trong giai đoạn hiện nay 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm công chức và công chức cấp xã 1.1.1.1. Công chức Công chức là khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước, do ngân sách Nhà nước trả lương, tuy nhiên, do đặc thù của từng quốc gia mà quan niệm công chức ở các nước không hoàn toàn thống nhất. Ở Pháp, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch làm việc ở các cơ quan hành chính, cơ quan dịch vụ công như trường học, bệnh viện; ở Mỹ, công chức là người làm việc trong bộ máy của Chính phủ Trung ương, các ngành Tư pháp, Quốc hội, quân đội, trường công, bệnh viện Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước được lĩnh ngân sách Nhà nước, ở địa phương còn có hệ thống công chức riêng. Ở Việt Nam mỗi thời kỳ khác nhau, khái niệm công chức cũng khác nhau. Theo Điều 1, Quy chế công chức ban hành bởi Sắc lệnh 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đã quy định “Công chức là những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”. Theo quy định này thì phạm vi công chức rất hẹp. Ngày 30 tháng 6 năm 1960, tại Nghị định số 26/CP, phân loại tổ chức, phân loại chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Theo Nghị định này tất cả những người được tuyển dụng vào biên chế để làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, 8
  18. các công ty, nhà máy, xí nghiệp, công – nông – thương đều được gọi chung là cán bộ công nhân viên. Năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 169/1991/HĐBT ngày 25 tháng 5 năm 1991 về công chức Nhà nước và đưa ra định nghĩa về công chức Nhà nước như sau: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay ở địa phương, ở trong nước hay ở nước ngoài, đều được xếp vào một ngạch và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Để đáp ứng yêu cầu kiện toàn và chuẩn hóa đội ngũ CBCC gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước, ngày 26 tháng 02 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh CBCC. Từ đó, trong tài liệu một số thuật ngữ Hành chính, đã đưa ra khái niệm: “Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên làm việc liên tục trong cơ quan Nhà nước (hoặc cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân), được phân loại theo trình độ, ngành chuyên môn được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh này thì vẫn chưa có sự phân biệt giữa cán bộ và công chức và các đối tượng đang thực thi công vụ ở một cấp hành chính (xã, phường, thị trấn) vẫn nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh. Để khắc phục những hạn chế nói trên, ngày 29 tháng 4 năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh CBCC. Theo Pháp lệnh CBCC sửa đổi, bổ sung này thì đã có sự phân biệt giữa công chức hành chính và viên chức sự nghiệp, đồng thời, bổ sung theo 3 nhóm đối tượng, trong đó, có 2 nhóm đối tượng cấp hành chính cơ sở. Đến ngày 13 tháng 11 năm 2008, để hoàn thiện hơn, Quốc hội đã ban 9
  19. hành Luật CBCC và tại Khoản 2, Điều 4 của Luật CBCC đã quy định: Công chức được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [23]. Từ quy định trên, có thể hiểu: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã Theo Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC hiện hành quy định: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước” [23]. Theo Khoản 3 Điều 61 Luật CBCC hiện hành quy định: Công chức cấp xã gồm 7 chức danh, đó là Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. 10
  20. Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định chức trách của CCCX là “Làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao” [31, Điều 1]. Như vậy, có thể hiểu: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng về chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với các điều kiện thực tế của cấp xã theo quy định của pháp luật về CCCX được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, vì tính chất đặc thù của hai chức danh Trưởng Công an và Chỉ huy trường Quân sự nên luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu 05 chức danh còn lại của công chức cấp xã. 1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã Công chức cấp xã là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công chức nhà nước, hoạt động của công chức cấp xã so với công chức cấp trên cũng đều hướng theo mục tiêu, nhiệm vụ chung, cụ thể là họ đều thực thi công vụ; có những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, trình độ nhất định; có trách nhiệm trước dân, trước Đảng, Nhà nước; có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định. Chính vì vậy, công chức cấp xã ngoài những đặc điểm tương đồng với công chức nhà nước nói chung: Công chức là những người cung ứng dịch vụ công: - Dịch vụ công là tất cả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, ... cho đến các hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Có hai loại dịch vụ công: Dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công: + Dịch vụ công cộng là các hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2