intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm từ những công trình đã nghiên cứu trước đó, mục đích nghiên cứu chung của luận văn là nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ QUỲNH ANH CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THAM MƢU TỔNG HỢP TẠI VĂN PHÒNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ QUỲNH ANH CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THAM MƢU TỔNG HỢP TẠI VĂN PHÒNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HỒNG THẮM HÀ NỘI – NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Chất lƣợng công tác tham mƣu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Hồng Thắm. Nội dung Luận văn có tham khảo sử dụng các tài liệu của các tác giả khác đều được liệt kê tại phần tài liệu tham khảo. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây. Hà Nội – Năm 2023 TÁC GIẢ Vũ Quỳnh Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học tập và thực hiện Luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giảng dạy và tạo điều kiện của các Thầy giáo, Cô giáo ở Học viện Hành chính Quốc gia, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện, Ban Quản lý đào tạo và các Thầy Cô của Học viện đã quan tâm, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Phạm Thị Hồng Thắm đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Vũ Quỳnh Anh
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích từ ngữ CNTT Công nghệ thông tin CMCN 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư CSDL Cơ sở dữ liệu KH&CN Khoa học và Công nghệ
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu Bảng 2.1. tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công 59 nghệ Bảng 2.2. Số liệu văn bản đến Bộ Khoa học và Công nghệ 68 Mô hình lựa chọn phương án tham mưu đề xuất Bảng 3.1. 109 các giải pháp
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Sơ đồ 2.1. 54 Công nghệ Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Khoa Sơ đồ 2.2. 56 học và Công nghệ
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THAM MƢU TỔNG HỢP TẠI CÁC VĂN PHÒNG THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ ........................................ 16 1.1. Công tác tham mưu tổng hợp tại các Văn phòng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. 16 1.2. Chất lượng công tác và chất lượng công tác công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ ............................................................................ 25 1.3. Xây dựng Chính phủ số và yêu cầu đối với chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng các bộ và cơ quan ngang bộ ........................................................ 34 1.4. Một số bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng cơ quan trung ương ở Việt Nam ........................................................ 43 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 52 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THAM MƢU TỔNG HỢP TẠI VĂN PHÒNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ .................................................................. 53 2.1. Tổng quan về Văn phòng Bộ KH&CN và bộ máy làm công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN ................................................................................ 53 2.2. Các quy định pháp lý về công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số ...................................................... 63 2.3. Thực trạng chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số ............................................................................... 65 2.4. Đánh giá chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN79 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 87
  9. Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THAM MƢU TỔNG HỢP TẠI VĂN PHÒNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ .......................... 88 3.1. Định hướng phát triển công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ............................................................................................................. 88 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số ................................................... 96 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.......................................................................................116 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 119 PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM MƢU TỔNG HỢP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ TẠI VĂN PHÒNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ................................................... 126 PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA .............................................. 132
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài được lựa chọn xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu về thực tế chuyển đổi số của quá trình xây dựng Chính phủ số ở Việt Nam Trong những năm qua, giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Nhưng kể từ khi xuất hiện các công nghệ đột phá, được biết đến với tên gọi chung là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN 4. , các thành tựu khoa học công nghệ thế giới ngày càng phát triển, một loạt các xu hướng, mô hình phát triển mới trên thế giới ra đời như chuyển đổi số, chính phủ số, chính phủ thông minh dựa trên nền tảng các công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo,... dẫn tới, chính phủ các nước không ngừng đổi mới, chính phủ hoạt động thông minh hơn dựa trên các thông tin, dữ liệu để h trợ ra quyết định. Để chủ động tham gia, thích ứng với các xu thế phát triển, ngày 27 9 2 19, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó xác định một trong các nội dung cốt l i về chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm thúc đ y phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đ y chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số.
  11. 2 Ngày 3 6 2 2 , Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749 QĐ- TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2 25, định hướng đến năm 2 3 , trong đó đã nhấn mạnh Chính phủ số là một trong ba trụ cột quan trọng của Chương trình gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số . Ngày 15 6 2 21, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942 QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2 21-2 25, định hướng đến năm 2 3 . Phát triển Chính phủ số là xu thế chung của các Chính phủ trên toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra, càng thúc đ y các quốc gia chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Quốc gia nào kịp thời nắm bắt, đi nhanh, đi trước sẽ thu được lợi ích lớn hơn. Vì vậy, việc phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ở Việt Nam nói chung và ở các bộ, ngành, địa phương nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, mang lại hiệu ứng lan t a, đ y nhanh tiến trình cải cách, dẫn dắt chuyển đổi số, kiến tạo phát triển, thúc đ y phát triển kinh tế số, xã hội số để xây dựng đất nước phát triển, thịnh vượng. Với việc chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, bên cạnh việc thay đổi tư duy quản lý, thì Chính phủ cũng chuyển đổi cách thức cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Theo đó, phương thức làm việc của cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống hành chính cũng cần thay đổi; nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin CNTT , bổ sung thêm các kỹ năng về phân tích và xử lý dữ liệu và kỹ năng giao tiếp hiệu quả với các bên để thích ứng với sự chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số. Thứ hai, xuất phát từ tầm quan trọng của chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ
  12. 3 Trong cơ quan hành chính nhà nước, bên cạnh chức năng hậu cần, quản trị hành chính, chức năng tham mưu tổng hợp là chức năng, hoạt động cơ bản của Văn phòng. Văn phòng có trách nhiệm thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; tham mưu cho Lãnh đạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc của cơ quan. Công tác tham mưu tổng hợp của đơn vị này khác với các cơ quan, đơn vị khác. Nếu các cơ quan, đơn vị chức năng như Vụ, Cục, Tổng cục có chức năng tham mưu về chuyên môn thì Văn phòng có chức năng tham mưu tổng hợp, tham mưu ở giai đoạn cuối cùng trước khi Lãnh đạo đưa ra quyết định về một vấn đề quản lý nào đó. Có thể nói rằng, chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của văn phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng là yêu cầu cốt l i và thường xuyên trong xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng nói riêng và của bộ, ngành cơ quan trung ương nói chung. Thứ ba, xuất phát từ thực trạng chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Bộ KH&CN còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhất là những hạn chế về các nội dung tham mưu được thực hiện trong môi trường số; hạn chế về quy trình, cách thức tham mưu trên các nền tảng công nghệ số Những năm qua, Bộ KH&CN đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp và đạt được những kết quả quan trọng trong nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ KH&CN. Lãnh đạo Bộ KH&CN luôn quan tâm, đ y mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ KH&CN, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ và hoạt động nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức như: i nâng cấp vận hành Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng đảm bảo kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp chính quyền của
  13. 4 Bộ và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; ii khai thác, sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn,...Theo đó, chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN cũng đã được nâng cao. Trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số hiện nay, đặc biệt khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, công tác tin học hóa, hoạch định chính sách, các cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành và h trợ ra quyết định, xây dựng chính sách của Bộ KH&CN đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong đó có hạn chế về công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ, cụ thể: công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN đôi lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tính kịp thời và chất lượng tổng hợp thông tin chưa cao; vấn đề tổ chức nguồn tin và xử lý thông tin còn mang tính phụ thuộc, chưa ứng dụng hiệu quả CNTT trong công tác tham mưu tổng hợp; cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp chưa có kỹ năng về phân tích và xử lý dữ liệu trên các hệ thống, nền tảng số,...Như vậy, trước yêu cầu đổi mới Chính phủ là xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ; xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh, hiện đại đòi h i phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN nói riêng. Với những lý do trên, Học viên đã lựa chọn đề tài “Chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số” để làm Luận văn tốt nghiệp của mình. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN nói riêng và của văn
  14. 5 phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ nói chung là công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác của Học viên sau này. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để Văn phòng Bộ KH&CN nói riêng và Văn phòng các cơ quan bộ, ngành, địa phương xác định và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng đáp ứng yêu cầu Chính phủ số. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua, với sự phát triển như vũ bão của KH&CN và yêu cầu hội nhập quốc tế, việc đổi mới, chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lý nhà nước đã được nhiều tác giả đề cập đến, đặc biệt là việc nghiên cứu, đổi mới công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng các bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Theo đó, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác tham mưu tổng hợp tại các cơ quan quản lý nhà nước được công bố. Trên cơ sở những tài liệu được thu thập, một số các đề tài, luận án, luận văn, sách báo, bài viết đã được tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển trong luận văn, cụ thể như sau: - Bài viết: “Vị trí, vai trò, yêu cầu, nguyên tắc của công tác tham mưu trong văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” của TS. Văn Tất Thu, tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1 2 1 . Tác giả đã chỉ r được vị trí, vai trò của công tác tham mưu tổng hợp là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nói riêng và cơ quan hành chính nhà nước nói chung[43]. - Bài viết: “Một số vấn đề về năng lực đội ngũ tham mưu trong tổ chức hành chính nhà nước” của Ths. Lê Ngọc Hồng, Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước, ngày 05/7/2016. Tác giả nhận định rằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu hành chính nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
  15. 6 Bởi vì, có nâng cao trình độ quản lý hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng các quyết định hành chính thì Việt Nam mới xây dựng được chiến lược dài hạn để tăng chỉ số cạnh tranh, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức để hòa nhập vào sân chơi quốc tế. Bài viết đã đưa ra được một số vấn đề bất cập trong tổ chức đội ngũ tham mưu; từ đó đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng, năng lực cho đội ngũ này trong thời gian tới[33]. - Bài viết “Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Lãnh đạo, quản lý cấp phòng” của TS. Phạm Thị Hồng thắm, Tạp chí điện tử Quản lý nhà nước ngày 13 8 2 2 . Tham mưu là nhiệm vụ thường trực của cá nhân, một đơn vị, một cơ quan, tổ chức đối với cấp trên và cấp có th m quyền. Công tác tham mưu luôn được coi là mảng hoạt động quan trọng của người lãnh đạo, quản lý cấp phòng. Một đơn vị, tổ chức hoạt động thông suốt, hiệu quả một phần nhờ vào công tác tham mưu của người lãnh đạo cấp phòng. Bài viết chỉ ra một số khó khăn, thách thức và có những đề xuất đối với công tác tham mưu của lãnh đạo cấp phòng trong bối cảnh hiện nay[41]. - Bài viết “Xây dựng khung năng lực số của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ số” của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân, Tạp chí Quản lý nhà nước số 312 1 2 22 . Bài viết đã đề cập đến sự cần thiết phát triển năng lực số của đội ngũ cán bộ, công chức trong thời đại hiện nay để có thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Theo đó, tác giả đã đề xuất xây dựng khung năng lực số của cán bộ, công chức cho từng loại đối tượng phù hợp như cán bộ là lãnh đạo quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn[53] - Giáo trình “Quản trị Văn phòng” của PGS.TS. Văn Tất Thu (Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội 2 21 . Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng của Văn phòng, cuốn sách cung cấp cho sinh viên, học viên cao học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản trị văn phòng. Theo
  16. 7 đó, Văn phòng là một tổ chức cấu thành cơ quan, đơn vị, tổ chức; là một tổ chức không thể thiếu được của bất kỳ cơ quan nào, thiếu nó cơ quan khó có thể hoạt động và tổ chức điều hành công việc một cách bình thường. Vị trí đặc biệt của văn phòng trong cơ cấu tổ chức của cơ quan thể hiện ở ch nó có chức năng tham mưu, tổng hợp và hậu cần phục vụ sự lãnh đạo, quản trị, điều hành của Thủ trưởng cơ quan và hoạt động chung của cơ quan[30]. - Sách “Tổ chức và hoạt đông của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” của TS. Văn Tất Thu Nhà xuất bản Chính trị 2 11 . Nội dung sách đi sâu phân tích cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phân tích cơ sở khoa học tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của những cơ quan này, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực, cơ chế tổ chức điều hành các hoạt động văn phòng bộ....Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc chính phủ có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy của bộ, có chức năng tham mưu tổng hợp thông tin và quản trị hành chính nhằm quản lý điều hành công việc trong cơ quan thông suốt có chức năng và hiệu quả[44]. Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu trong nước bàn trực tiếp đến vấn đề này như: - Đề án nghiên cứu KH&CN cấp Bộ của Bộ KH&CN: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu tổng hợp tại Bộ KH&CN”, Chủ nhiệm Đề án Ths. Nguyễn Thị Ngọc Diệp 2 14 . Thông qua nghiên cứu các quy định, thực tiễn công tác tham mưu tổng hợp tại các bộ, ngành và trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác tham mưu của Bộ KH&CN, tác giả đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chức năng tham mưu tổng hợp của Bộ KH&CN[29].
  17. 8 - Đề án nghiên cứu KH&CN cấp Bộ của Bộ KH&CN: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ KH&CN, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số”, Chủ nhiệm Đề án Ths. Lê Thị Loan (2022). Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước giai đoạn 2 21-2 26 và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phân tích các kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó, nghiên cứu, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Bộ KH&CN đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ KH&CN, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số[31]. - Luận văn Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia “Hoàn thiện công tác tham mưu của cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương”, tác giả Lê Ngọc Hồng 2 19 . Nội dung luận văn tập trung phân tích những tồn tại hạn chế của công tác tham mưu ở các cơ quan trung ương hiện nay, từ đó, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác này phục vụ lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước. Trong đó, tập trung vào: Cơ chế lãnh đạo, nhận thức của Lãnh đạo với vai trò tham mưu và đổi mới cơ chế hoạt động tham mưu; xây dựng: i công cụ đánh giá, lượng hóa tối đa tiêu chu n đánh giá hoạt động tham mưu; ii cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho hoạt động tham mưu; iii quy trình tổ chức tham mưu; iv hệ thống trung tâm h trợ thông tin tham mưu liên ngành; (v) kỹ thuật, tiêu chu n và quy trình hóa một số hoạt động tham mưu[34]. - Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp của
  18. 9 văn phòng Bộ Nội vụ”, tác giả Nguyễn Thị Hằng (2019). Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá về tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Bộ Nội vụ, tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Bộ Nội vụ hiện nay[32]. - Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia “Công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”, tác giả Nguyễn Thị Kim Anh (2020). Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá về công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tham mưu tổng hợp của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay[1]. - Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia “Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương”, tác giả Vũ Thị Kim Thơm (2018). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác tham mưu của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, tác giả đã đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh[50]. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều giải pháp về vấn đề liên quan đến việc nâng cao chức năng tham mưu tổng hợp của Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, đây vẫn là nội dung còn cần phải tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang trên con đường xây dựng phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ; xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh, hiện đại. Việc nâng
  19. 10 cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng là hết sức cần thiết. Do đó, mục tiêu mà luận văn hướng tới là trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN và những yêu cầu xây dựng Chính phủ số đặt ra, tác giả sẽ đưa ra những phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm từ những công trình đã nghiên cứu trước đó, mục đích nghiên cứu chung của luận văn là nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung các nhiệm vụ chính sau: Nhiệm vụ số 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng công tác tham mưu tổng hợp của văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số. Nhiệm vụ số 2: Nghiên cứu Chính phủ số và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tham mưu tổng hợp khi xây dựng chính phủ số. Nhiệm vụ số 3: Nghiên cứu thực trạng chất lượng tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số; phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chức năng, tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN. Qua đó, chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn
  20. 11 chế và nguyên nhân trong việc tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN. Nhiệm vụ số 4: Đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ KH&CN. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Phạm vi nội dung Đề tài “Chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số” là một đề tài có nội dung khá phong phú với phạm vi rộng. Do đó, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ với một thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả tập trung nghiên cứu chất lượng về một số nội dung tham mưu tổng hợp của Văn phòng Bộ KH&CN, bao gồm: chất lượng tham mưu tổng hợp xử lý giải quyết các công việc của Bộ, hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc chất lượng tham mưu tổng hợp xử lý văn bản đến Bộ; chất lượng tham mưu tổng hợp xử lý hồ sơ, phiếu trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc ; chất lượng xây dựng Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác của Bộ và Lãnh đạo Bộ; chất lượng tham mưu tổng hợp xây dựng, trình cấp có th m quyền ban hành các cơ chế chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Chính phủ và chất lượng xây dựng các báo cáo công tác của Bộ và Lãnh đạo Bộ. 4.2.2. Phạm vi về không gian:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2