intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ chế tài chính bệnh viện có liên quan với việc thực hiện xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính, làm cơ sở để xác định những vấn đề đặt ra và khuyến nghị các giải pháp, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VƢƠNG THU HOÀI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VƢƠNG THU HOÀI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ HÀ HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. N n t n n m 8 Tác giả Vƣơng Thu Hoài
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Đặng Thị Hà trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát trong thời gian làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Ban Giám đốc, đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Học viện Hành chính quốc gia, Khoa quản lý tài chính công, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Tác giả Vƣơng Thu Hoài
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG............................................................. 8 1.1.Khái quát về bệnh viện công lập – đơn vị sự nghiệp có thu .................. 8 . . .Đơn vị sự n ệp v va trò đơn vị sự n ệp .................................. 8 . . . Bện v ện côn lập – c c đơn vị sự n ệp t u c lĩn vực tế .... 16 . .3. Va trò v n ệm vụ của bện v ện côn lập ................................. 17 1.2.Cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập .................... 18 . . .K qu t về cơ c ế t c ín v quản lý t c ín tron bện v ện .....18 . . . Sự cần t ết p ả t n cườn cơ c ế quản lý t c ín tạ c c bện v ện. ................................................................................................................. 20 . .3. T ực ện cơ c ế quản lý t c ín đố vớ c c bện v ện côn lập ...21 . .4. C u trìn quản lý t c ín tron bện v ện. ................................ 27 . .5. N ữn n ân tố t c đ n đến quản lý t c ín bện v ện ............. 30 . .6 C c côn cụ của cơ c ế quản lý t c ín tạ c c bện v ện côn 36 1.3. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại một số bệnh viện công lập trong nước ......................................................................................... 38 .3. . T ực ện cơ c ế quản lý t c ín tạ Bện v ện Bạc Ma ................38 .3. . T ực ện cơ c ế quản lý t c ín tạ Bện v ện Đa k oa Đôn .40
  6. .3.3. B ọc k n n ệm về t ực ện cơ c ế quản lý t c ín c o c c bện v ện côn lập trên địa b n tỉn òa Bìn ........................................................41 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 43 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ............................................................................................................... 45 2.1. Tình hình chung của các bệnh viện công lập trên địa bàn Hòa Bình . 45 . . . C ức n n n ệm vụ của c c Bện v ện côn lập trên địa b n tỉn Hòa Bình .......................................................................................................................45 . . . Cơ cấu tổ c ức của c c Bện v ện côn lập trên địa b n tỉn òa Bình ................................................................................................................. 49 2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .............................................................................. 50 . . . Đặc đ ểm cơ c ế quản lý t c ín ..........................................................50 . . . T ực trạn v ệc k a t c c c n uồn t c ín p ục vụ oạt đ n .....54 . .3. T ực trạn quản lý sử dụn c c n uồn lực t c ín ............................70 . .4. T ực trạn sử dụn c c côn cụ của cơ c ế quản lý t c ín tạ c c Bện v ện côn trên địa b n tỉn òa Bìn ..............................................................82 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ............................................................. 87 .3. . N ữn kết quả đạt được ...........................................................................87 .3. . ạn c ế v n u ên n ân ..........................................................................91 Tiểu kết Chƣơng 2 ....................................................................................... 101 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ....................................................................................... 103 3.1. Định hướng phát triển các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 ....................................................................................... 103
  7. 3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công địa bàn tỉnh Hòa Bình ................................................................................... 105 3. . . o n t ện côn t c quản lý c c n uồn lực t c ín tạ c c bện v ện côn trên đạ b n tỉn Hòa Bình ..............................................................................105 3. . . Xâ dựn c ế đ c p ù ợp vớ đặc t ù của từn bện v ện côn lập tạ tỉn òa Bìn ........................................................................................................107 3. .3. Tổ c ức b m ợp lý v nân cao n n lực đ n ũ c n b v ên c ức trong công t c quản lý t c ín . ..............................................................................108 3. .4 Xâ dựn o n t ện qu c ế k en t ưởn kỉ luật đ n đ n kết quả lao đ n c n ân của đơn vị........................................................................109 3. .5. T n cườn cơ sở vật c ất đưa t ến b t n ọc ứn dụn v o côn t c quản lý t c ín . ........................................................................................................110 3. .6. T n cườn côn t c k ểm tra k ểm so t. ............................................111 3.3. Kiến nghị ........................................................................................... 112 3.3. . Đố vớ n nước.....................................................................................112 3.3. . Về p ía n n tế...................................................................................114 Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 115 KẾT LUẬN .................................................................................................. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ KCB Khám chữa bệnh NSNN Ngân sách Nhà nước HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân ĐVSN Đơn vị sự nghiệp BVCL Bệnh viện công lập BHYT Bảo hiểm y tế BVĐK Bệnh viện đa khoa TSCĐ Tài sản cố định XHCN Xã hội chủ nghĩa TTB Trang thiết bị QLNN Quản lý nhà nước
  9. DANH MỤC BẢNG Bản . : Tổn số c c loạ ìn bện v ện t eo p ân cấp quản lý n m 5 46 Bản . : C c bện v ện côn lập tự c ủ t c ín trên địa b n tỉn òa Bìn 52 Bản .3: Cơ cấu t u của c c bện v ện côn trên địa b n tỉn òa Bìn ... 55 Bản .4: C t ết c c k oản NSNN cấp c o c c bện v ện trên địa b n tỉn òa Bìn a đoạn 4 - 2016 ..................................................................... 60 Bản .5: Cơ cấu c c n uồn t u sự n ệp của c c bện v ện tỉn òa Bìn .... 66 Bản .6: Cơ cấu c v tổn c c c bện v ện trên địa b n tỉn òa Bìn 71 Bản .7: N dun v tỷ trọn c c k oản c từ n uồn NSNN ..................... 74 Bản .8: N dun v tỷ trọn c c k oản c v ện p í B YT v t u k c .. 77 Bản .9: Tríc lập quỹ của c c bện v ện côn tỉn òa Bìn .................... 80
  10. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ìn . : Mô ìn trực tu ến của c c bện v ện ện na ............................. 49 B ểu đồ . : K n p í NSNN cấp c o bện v ện trên địa b n tỉn òa Bìn ..... 59 B ểu đồ . : T u sự n ệp của c c bện v ện trên địa b n tỉn òa Bìn ...... 64
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm qua hệ thống Y tế Việt Nam được đánh giá là có những bước phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu đạt được của Y tế là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống y tế. Đổi mới lĩnh vực y tế ở nước ta được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ Khám bệnh, chữa bệnh như các chính sách thu một phần viện phí(Quyết định số 45-HĐBT ngày 24 tháng 4 năm 1989 của hội đồng bộ trưởng, Nghị định số 95-CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí, Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 của Chính phủ sửa đổi điểm 1 Điều 6 của Nghị định 95/CP), pháp lệnh hành nghề dược tư nhân (số 26-L/CTN ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sửa đổi tại pháp lệnh số: 07/2003/PLUBTVQH11 ngày 25 tháng 2 năm 2003), giảm viện viện phí với người có công với nước, người nghèo (1994) chính sách “ xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập và gần đây là nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ,bộ y tế và bộ tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới và hoạt động của các cơ sở y tế nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị. Các chủ trương, chính sách này một mặt đã tạo ra hành lang pháp lý khá rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ đồng thời khuyến khích các đơn vị tăng tính tự chủ, giảm dần sự phụ thuộc vào
  12. 2 NSNN cho các hoạt động cơ sở. Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương mới diễn ra trong các bối cảnh các chính sách thu hồi một phần viện phí...điều này đã làm cho tính tự chủ của cơ sở y tế đã phần nào bị giới hạn. Khác với những năm trước đây khi còn cơ chế bao cấp nhà nước, việc khám chữa bệnh hầu như không mất tiền, mọi khoản phí tổn đều do nhà nước đài thọ. Bước sang thời kỳ đổi mới, cơ chế bao cấp cũ không còn nữa, xã hội có nhiều thành phần kinh tế khác nhau và các loại hình khám chữa bệnh cũng phát triển ngày càng đa dạng. Các nguồn tài chính được khai thác dồi dào hơn chứ không chỉ trông chờ vào nguồn chủ yếu là NSNN. Mặt khác các có sở y tế hiện nay phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao. Điều đó dẫn đến yêu cầu tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính tại đơn vị. Bên cạnh việc quản lý tốt công tác chuyên môn để đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh, quản lý tài chính cũng là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý các cơ sở y tế nói chung. Thực tế trên đòi hỏi ngành y tế nói chung và cụ thể là các cơ sở y tế cần có cơ chế quản lý tài chính phù hợp. Trong bối cảnh đó, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững như vậy trong xu thế hội nhập và cải cách hành chính của Nhà nước và các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong điều kiện NSNN cấp có xu hướng giảm xuống. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài “ Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những thành
  13. 3 tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn tài chính theo xu hướng bền vững cho các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề tài chính y tế. Có thể tóm tắt các vấn đề nổi bật đã được đề cập trong một số nghiên cứu tiêu biểu sau: - Đặng Thị Lệ Xuân (2011) về “ xã hội hóa Y tế tại Việt Nam: Lý luận- Thực tiễn và giải pháp- Luận án tiến sĩ. Tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá các phương thức xã hội hóa Y tế cơ bản hiện nay và đánh giá toàn bộ hệ thống y tế hay các bộ phận cấu thành của nó đặc biệt là tài chính y tế, từ đó chỉ ra được những hạn chế của các phương thức xã hội hóa về Y tế. Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất Bảo hiểm Y tế là giải pháp ưu việt nhất cần tập trung phát triển. Viện phí là phương án cần duy trì trong điều kiện nguồn lực hiện nay cơ bản nhưng từng bước thay thế bằng bảo hiểm y tế toàn dân. - Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2006) “ Các giải pháp tài chính thúc đẩy sự nghiệp phát triển Y tế ở Việt Nam”- Luận án tiến sĩ. Tác giả tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sự nghiệp Y tế ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế và đề ra các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy phát triển Y tế ở Việt Nam. - Nguyễn Trường Giang (2003) về “ Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí, ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”- Luận án tiến sĩ.. đã đi sâu vào nghiên cứu cơ chế quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tác giả luận án đã đánh giá thực trạng quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước tốt hơn.
  14. 4 - Phạm Văn Thạch (2014) về Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu đã khái quát các kiến thức cơ bản về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các cơ sở y tế nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. - Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015) về “ Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai – Luận văn Thạc sỹ. Nghiên cứu đã đánh giá cơ chế quản lý tài chính của ngành y tế nói chung và của Bệnh viện Bạch mai nói chung, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã khái quát và phân tích, đánh giá được các được các điểm chung trong công tác quản lý Bệnh viện từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện từng lĩnh vực trong quản lý tài chính. Các công trình khoa học trên đã đề cập đến vấn đề khác nhau có liên quan cơ chế quản lý tài chính, nhưng cho đến nay chưa có công trình hay đề tài nào nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mà tôi đã lựa chọn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ chế tài chính bệnh viện có liên quan với việc thực hiện xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính, làm cơ sở để xác định những vấn đề đặt ra và khuyến nghị các giải pháp, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:
  15. 5 - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đơn vị sự nghiệp công lập, bệnh viện công và cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công. - Đánh giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành đang áp dụng tại cách bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm chỉ ra những hạn chế, điểm yếu của cơ chế hiện nay. - Đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về lý luận và thực tế về cơ chế quản lý tài chính theo hướng tụ chủ tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình . - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu. - Không gian: việc nghiên cứu đề tài được tiến hành chủ yếu tại 05 bệnh viện tại tỉnh Hòa Bình : Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa TP Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi, Bệnh viện Đa Huyện Lương Sơn, Bệnh viện Đa khoa Huyện Đà Bắc. - Thời gian: đề tài được nghiên cứu các chi tiêu và số liệu kinh tế tập chung trong 2 năm từ 2014-2016. - Nội dung: đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính và các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý
  16. 6 tài chính và cơ chế quản lý tài chính công tại các đơn vị sự nghiệp công lập; những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương pháp so sánh. - P ươn p p t u t ập dữ l ệu: Luận văn thu thập các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tài liệu lý luận khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua các phương tiện viễn thông hiện đại như web, email, điện thoại…, tác giả có thể tiếp cận được những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý tài chính (đặc biệt là quản lý tài chính tại các bệnh viện công); các báo cáo về kết quả, tình hình thực hiện cơ chế tự chủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những năm vừa qua. - P ươn p p t ốn kê tổn ợp v p ân tíc số l ệu: thống kê là một hệ thống các phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán. Dựa trên những số liệu đã được công khai trong các báo cáo của các cơ quan quản lý của địa phương về tình hình thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công, luận văn tổng hợp lại các số liệu và phân tích những số liệu đó nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá cho luận văn. - P ươn p p so s n : sử dụng phương pháp so sánh, luận văn sẽ nghiên cứu được những thay đổi trong công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công trong nhiều năm, từ đó đánh giá được những mặt mạnh và yếu đang còn tồn tại trong công tác quản lý. Ngoài ra luận văn còn sử dụng, kế thừa thành quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo, tài liệu liên quan.
  17. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn - Phân tích, làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; - Phân tích quan điểm và đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện công trên địa bàn tình Hòa Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
  18. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG 1.1.Khái quát về bệnh viện công lập – đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1.Đơn vị sự nghiệp và vai trò đơn vị sự nghiệp . . . .K n ệm đơn vị sự n ệp Để phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia từ cấp trung ương đến địa phương đều thành lập các đơn vị sự nghiệp. Có nhiều quan điểm về đơn vị sự nghiệp: Theo Giáo trình Kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì đơn vị sự nghiệp là: Đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó. Đặc trưng cơ bản của các đơn vị sự nghiệp là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp [47, tr12]. Theo Giáo trình Kế toán tài chính Nhà nước của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà nội (nay là Học viện Tài chính) năm 1997 thì: Đơn vị sự nghiệp là một loại hình đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập, giao thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó. Nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp do NSNN cấp và được bổ sung từ các nguồn khác [59, tr419]. Theo Giáo trình Quản trị tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp thì đơn vị sự nghiệp là “đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội… Các đơn vị này được Nhà nước cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp” [68, tr29].
  19. 9 Theo chế độ kế toán Việt Nam thì đơn vị sự nghiệp là: Đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn [8, tr11]. Như vậy việc gọi tắt như trên xuất phát từ bản chất hoạt động các đơn vị HCSN nói chung là hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp. Các đơn vị HCSN nhất thiết phải do Nhà nước ra quyết định thành lập, nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này có giá trị tinh thần vô hạn, chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội do đó chi phí chi ra không được trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế nào đó mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi đảm bảo có lãi. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên theo luận văn này, các quan điểm trên đây đã đồng nhất các cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Về bản chất, cần hiểu đơn vị hành chính sự nghiệp là một từ ghép để phản ánh hai loại tổ chức khác biệt nhau: cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, hành chính là “hoạt động quản lý chuyên nghiệp của Nhà nước đối với xã hội. Hoạt động này được thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp”. Do đó cơ quan hành chính là các tổ chức cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công cho người dân khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thuộc các cấp
  20. 10 chính quyền, các ngành, các lĩnh vực (gồm các cơ quan quyền lực Nhà nước như Quốc hội, HĐND các cấp, Các cấp chính quyền như Chính phủ, UBND các cấp, Các cơ quan quản lý Nhà nước như các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, các Sở, ban, ngành ở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các phòng ban ở cấp huyện và các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp). Cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn khác theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp không phải là cơ quan quản lý Nhà nước mà là các tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp. Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội. Hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó tác động trực tiếp tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất lao động xã hội. Những hoạt động sự nghiệp mang tính chất phục vụ là chủ yếu và không nhằm mục tiêu lợi nhuận đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xuất phát từ sự khác biệt đó, theo luận văn này việc phân định rõ cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, đặc biệt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân các tổ chức và đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là phải đổi mới nhằm tiết kiệm chi hành chính, tinh giản bộ máy biên chế để nâng cao chất lượng công vụ, đơn giản hóa thủ tục, giảm cơ chế “xin-cho” và nâng cao chất lượng, trình độ công tác chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước. Đối với các đơn vị sự nghiệp, bằng việc tạo quyền chủ động,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2