intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

50
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn trong hoạt động giám sát (những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân) của HĐND huyện Dầu Tiếng trong những năm qua, các quy định cơ sở pháp lý hiện hành, luận văn đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HOÀNG HƢƠNG GIANG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HOÀNG HƢƠNG GIANG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ĐỨC KHÁNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Đức Kháng. Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn công tác tại địa phương. Những tài liệu, thông tin tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn đúng theo quy cách hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Hƣơng Giang
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn tất một luận văn thạc sĩ yêu cầu sự tập trung, sự cố gắng và độc lập nghiên cứu. Bản thân tôi sau những năm tháng học tập vất vả và nghiên cứu cũng đã cố gắng để hoàn thành được luận văn này. Tôi luôn ghi nhận những sự đóng góp giúp đỡ, sự ủng hộ, sự hỗ trợ nhiệt tình của những người bên cạnh mình, nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới họ. Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi muốn dành tới PGS.TS Bùi Đức Kháng, người đã dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, sự chỉ bảo và định hướng của thầy giúp tôi tự tin nghiên cứu những vấn đề mới và giải quyết luận văn một cách khoa học. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các GS, PGS, TS, các thầy cô giảng viên, các khoa, phòng, ban của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ, công chức, nhân viên của Văn phòng HĐND – UBND huyện, các phòng ban của UBND huyện và UBND các xã của huyện Dầu Tiếng đã cung cấp cho tôi các thông tin và số liệu thực tế để tôi có thể thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo, học viên nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Hƣơng Giang
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Ký hiệu chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1 BMNN Bộ máy nhà nước 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 MTTQVN Mặt trận tổ quốc Việt Nam 4 MTV Một thành viên 5 TAND Tòa án nhân dân 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 UB Ủy ban 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 VKSND Viện kiểm sát nhân dân 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC HÌNH BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ Số thứ tự Chú thích hình Hình 2.1 Bản đồ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
  7. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục hình bản đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ........................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 6 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .............................................. 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ......................... 7 5.1. Phương pháp luận ................................................................................. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................ 8 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn ................................................................. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................................................. 8 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN i
  8. 1.1. Những vấn đề cơ bản về Hội đồng nhân dân ................................................ 9 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 9 1.1.2. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân ................................................... 11 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân ..................................... 13 1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện .............................. 14 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 14 1.2.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện ....... 18 1.2.3. Chủ thể, đối tượng, thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện .................................................................................................................. 19 1.2.4. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện ....... 20 1.3. Tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện ............................................................................................................ 29 1.3.1. Hiệu lực thi hành các kiến nghị của hoạt động giám sát ...................... 30 1.3.2. Mức độ đạt được của kết quả giám sát so với mục đích giám sát đã đề ra ..................................................................................................................... 31 1.3.3. Tác động của hoạt động giám sát đến đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác quản lý nhà nước ở địa phương ................................. 32 1.3.4. Năng lực giám sát của HĐND .............................................................. 33 1.3.5. Kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra ................................................... 34 Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG TỪ NĂM 2016 - 2018 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh tế - xã hội và thực trạng tổ chức bộ máy của Hội đông nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................. 37 2.2. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng từ năm 2016-2018 ................................................................................................... 44 ii
  9. 2.2.1. Hoạt động giám sát tại kỳ họp ............................................................. 44 2.2.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp ........................................................ 60 2.3. Đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng .................................................... 68 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................ 68 2.3.2. Hạn chế, thiếu sót ................................................................................. 70 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng .......................................................... 72 2.3.4. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 74 Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 78 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG THỜI GIAN TỚI 3.1. Những dự báo thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng ................................................................ 79 3.1.1. Thuận lợi .............................................................................................. 79 3.1.2. Khó khăn .............................................................................................. 83 3.2. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới ............................................................ 84 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ cấu tổ chức và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng ................................... 84 3.2.2. Phát huy vai trò và năng lực giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng .......................................................................................... 87 3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức giám sát đảm bảo thực chất, hiệu quả hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Dầu Tiếng ........... 90 3.2.4. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng 101 iii
  10. 3.2.5. Nâng cao trình độ, năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng ..................................................................... 103 Tiểu kết Chƣơng 3 .......................................................................................... 106 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 110 PHỤ LỤC iv
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước của ta là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Từ Hiến pháp năm 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước". Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 1, 2 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: “HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. “Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình”. Do đó, việc cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, tổ chức chính quyền địa phương và 1
  12. đặc biệt là xây dựng HĐND các cấp thực quyền để đảm đương hết vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu khách quan và tất yếu. HĐND huyện có hai chức năng cơ bản là: - HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. - HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương. Trong đó chức năng giám sát được quy định rõ trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp năm 2015 để nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng giám sát là phát huy quyền lực của nhân dân, phát huy dân chủ trong quản lý nhà nước, thể hiện vai trò của người đại biểu dân cử đối với các hoạt động của BMNN. Có thể nói, HĐND thực hiện hiệu quả chức năng giám sát là nền tảng để thực hiện chức năng đưa ra những chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh một cách trọn vẹn nhất. Thực trạng những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện nói chung và huyện Dầu Tiếng nói riêng hiện nay: việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND thiếu sự chủ động; khả năng phát hiện các vụ việc sai phạm trong quá trình giám sát của HĐND cấp huyện còn hạn chế; một số đại biểu HĐND còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ đối với lĩnh vực được giám sát khi tham gia 2
  13. vào thành phần đoàn giám sát nên ít có sự đóng góp, đưa ra những nhận định thiết thực đối với vấn đề đặt ra khi giám sát chuyên đề; kết luận sau giám sát còn mang tính nể nang, thiếu quyết đoán; còn thiếu chế tài để xử lý cũng như theo dõi sau giám sát dẫn đến tình trạng “chữa cháy cho qua”, “dậm chân tại chỗ”; hoạt động của tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện còn yếu vì hoạt động kiêm nhiệm nên chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình còn e ngại và nể nang trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn khác; việc đánh giá chức năng, nhiệm vụ của tổ đại biểu, đại biểu HĐND được lồng ghép vào đánh giá cán bộ, công chức cuối năm tại cơ quan, đơn vị nên còn mang tính hình thức chưa đánh giá hết được việc thực hiện vai trò của người đại biểu dân cử. Vì vậy, từ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện nói chung và huyện Dầu Tiếng nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa phát huy được ý nghĩa, vai trò chức năng giám sát của HĐND trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân góp phần quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển tiềm lực địa phương. Việc nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp huyện và huyện Dầu Tiếng nói riêng là nhu cầu tất yếu. Từ những lý do trên, bản thân tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng” để nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được ban hành và có hiệu lực thi hành, rất nhiều công trình nghiên cứu và các công bố về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp đã được nêu trên các hội nghị tổng kết hoạt động của Quốc hội, trên sách báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học, các công trình nghiên cứu là luận văn cao học... tuy nhiên chủ yếu 3
  14. phản ánh, đánh giá chức năng của Quốc hội còn hiệu quả của việc tổ chức giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay cũng còn hạn chế cụ thể như: - Bộ Nội Vụ (2016), Tài liệu Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - Hà Thị Khiết (2014), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, số (858). - Phạm Hồng Thái (2015), “Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số (tháng 01/2015). - Nguyễn Quốc Tuấn (2002), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số (tháng 6/2002). - Nguyễn Bá Vui “Tăng cường tổ chức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn thạc sĩ Hành chính Công, Học viện hành chính quốc gia Hà nội năm 2011. Luận văn đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc mà cử tri ở địa phương đặt ra. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND vẫn chưa được thường xuyên, hiệu quả giám sát còn hạn chế, một số kiến nghị của HĐND chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc và kịp thời; Hội đồng nhân dân chưa thật sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. - Trần Thị Trà Giang “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh - từ thực tiễn Gia Lai”, luận văn thạc sĩ Hành chính công, Học viện hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2013. Luận văn này đã đề ra các giải pháp không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HĐND để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ 4
  15. của mình theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong đó, hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, mang lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như cách thức tổ chức giám sát chưa khoa học, năng lực giám sát vẫn chưa thực sự hiệu quả, phương thức và nội dung giám sát chưa được đổi mới toàn diện, khả năng phát hiện các vấn đề trong quá trình giám sát của đại biểu HĐND tỉnh còn yếu, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh còn thiếu tính quyết liệt, chưa có chế tài cho hoạt động giám sát dẫn đến làm giảm hiệu quả giám sát. - Tô Thanh Tùng, “Giám sát của Hội đồng nhân dân xã đối với chính quyền cấp xã” (Qua nghiên cứu thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh), luận văn thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. - Nguyễn Xuân Kiệm “Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Luận văn đã đánh giá sâu sắc những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót trong hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá: các nội dung giám sát tại kỳ họp được thực hiện đầy đủ; công tác giám sát ngoài kỳ họp được thực hiện đúng kế hoạch và chương trình giám sát. Tuy vậy, để đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay thì những ưu điểm trên còn khá khiêm tốn, vì vậy tác giả đã đưa ra được bảy giải pháp để khắc phục một cách toàn diện những hạn chế, thiếu sót hiện tại trong hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá. 5
  16. - Nguyễn Thị Bích Phượng “Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Luận văn đã đánh giá được những kết quả đạt được trong hoạt động giám sát của HĐND huyện Kiên Lương trong những năm qua cụ thể: có nhiều bước tiến rõ nét về nội dung, phương thức giám sát, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu, kiến nghị của cử tri, nhân dân và đại biểu HĐND quan tâm xã hội bức xúc. Do đó, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát được nâng lên. Hoạt động giám sát của HĐND huyện đã từng bước mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch, bước đầu đã chú ý tới các cơ quan, tổ chức chính trị- xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tham gia, phối hợp giám sát, đã cụ thể hóa một số công việc cụ thể về sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND huyện. Song cũng còn có vấn đề hạn chế về nhận thức, về tổ chức thực hiện, về cụ thể hóa quy định của pháp luật, về điều kiện đảm bảo, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện, cần phải có giải pháp tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Nhìn chung, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND các cấp. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu nội dung, lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau nên có thể chỉ áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương đó và chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn trong hoạt động giám sát (những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân) của HĐND huyện Dầu Tiếng trong những năm qua, các quy định cơ sở pháp 6
  17. lý hiện hành, luận văn đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến những phạm trù nghiên cứu như: các khái niệm HĐND và giám sát của HĐND, phân tích đặc điểm nội dung, vai trò, đối tượng và các hình thức giám sát của HĐND huyện. + Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng. + Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: HĐND huyện Dầu Tiếng. + Về thời gian: Từ năm 2016 - 2018. + Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê- Nin, tư tưởng Hồ chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước ta về vai trò, vị trí, chức năng giám sát của HĐND. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn này đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, tư vấn đối tượng giám sát để làm sáng tỏ những nội dung cần 7
  18. nghiên cứu. Song song đó, luận văn còn sử dụng và kế thừa những thành quả của một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết, bài báo tạp chí và các chỉ tiêu có liên quan khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn + Góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học về giám sát HĐND. + Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng từ năm 2016-2018. + Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Dầu Tiếng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo của HĐND các huyện ở tỉnh Bình Dương, làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học về chương trình giám sát của HĐND huyện trong việc hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện đến năm 2026. 7. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: gồm 3 chương + Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện + Chương II: Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng từ năm 2016- 2018. + Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng thời gian tới. Kết luận 8
  19. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Những vấn đề cơ bản về Hội đồng nhân dân 1.1.1. Khái niệm HĐND được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 về tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính ở xã, huyện, tỉnh, kỳ và Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 về tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính huyện, khu phố. Theo hai sắc lệnh này, chính quyền địa phương có bốn cấp: cấp kỳ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trong đó cấp tỉnh và cấp xã là hai cấp chính quyền hoàn chỉnh có HĐND và Ủy ban hành chính, còn cấp kỳ và cấp huyện chỉ có Ủy ban hành chính. Như vậy, thời điểm này HĐND được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân, nhiệm kỳ của HĐND chỉ 2 năm. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung từ Hiếp pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 2013 về quy định lại các đơn vị hành chính ở nước ta; kèm theo đó ban hành Luật tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính năm 1962: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương (vừa thay mặt cho nhân dân địa phương, vừa thay mặt cho nhà nước ở địa phương). Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: HĐND được bầu từ 15-45 đại biểu (tùy theo dân số, vùng, miền), nhiệm kỳ là 2 năm, thực hiện các chủ trương, chính sách và công tác của Nhà nước ở địa phương; quyết định các biện pháp giúp đỡ và giám sát các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể khác về các mặt xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phân phối, chấp hành các chế độ, thể lệ tài chính, giá cả và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng, bảo dưỡng và quản lý đường giao thông, các cơ sở văn 9
  20. hoá, thông tin, giáo dục, y tế, xã hội, phân phối, lưu thông, dịch vụ ở địa phương; bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương; vận động và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể; xây dựng nếp sống mới, xoá bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín, dị đoan. Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Như vậy, từ những quan điểm của Nhà nước ta qua các giai đoạn lịch sử đều cho thấy một điểm chung về khái niệm của HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, giúp phát huy dân chủ, do Nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân về hoạt động của mình. Theo đó Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2