intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị trong việc xây dựng và thực hiện đánh giá cán bộ, công chức; đáp ứng yêu cầu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THÚY PHƯỢNG LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THÚY PHƯỢNG LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hòa HÀ NỘI - NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong Luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Luận văn Trần Thúy Phượng
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân, nhưng tôi không thể hoàn thành nếu không nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hòa đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Xin được cảm ơn các anh chị nhân viên Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, Thư viện Quốc gia đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu và các thông tin hữu ích cho việc thực hiện Luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau Đại học – Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện thủ tục, hồ sơ Luận văn. Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình – những người thân đã luôn bên tôi, động viên, khích lệ và là chỗ dựa vững chắc để tôi cố gắng vươn lên hoàn thành Luận văn. Xin được chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ..................................................................14 7. Kết cấu của Luận văn .....................................................................................................15 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI VÀ LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA THỜI PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM .............................................. 16 1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................16 1.1.1. Khái niệm quan lại ....................................................................................................16 1.1.2. Khái niệm chế độ quan lại .........................................................................................18 1.1.3. Lệ khảo thí, khảo khóa ..............................................................................................19 1.2. Sơ lược về chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa thời phong kiến ở Việt Nam .21 1.2.1. Sơ lược về chế độ quan lại ........................................................................................21 1.2.1.1.Chế độ tuyển chọn quan lại ......................................................................................21 1.2.1.2.Chế độ sử dụng quan lại ...........................................................................................25 1.2.2. Sơ lược về lệ khảo thí, khảo khóa .............................................................................32 1.3. Tính kế thừa có chọn lọc của lịch sử hành chính ......................................................36 1.3.1. Quy luật của tính kế thừa lịch sử...............................................................................36 1.3.2. Học hỏi và kế thừa có chọn lọc chế độ quan lại trong lịch sử ..................................38 1.3.2.1.Sự kế thừa chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Việt Nam ........................38 1.3.2.2.Học hỏi kinh nghiệm chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Trung Quốc ....41 Tiểu kết chương 1:..............................................................................................................48 CHƯƠNG 2: LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG (1460 – 1497)............................................................................................................................ 49 2.1. Bối cảnh lịch sử và sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông .....................................................................................................................................49 2.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lê sơ .......................................................................................49 2.1.2. Sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông ..................52
  6. 2.1.2.1.Xuất phát từ yêu cầu của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông ...............52 2.1.2.2 . Xuất phát từ mục đích cải cách đội ngũ quan lại dưới thời Lê Thánh Tông ..............58 2.2. Nội dung lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ...................................60 2.2.1. Mục đích thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa ................................................................60 2.2.1.1. Làm cơ sở để thực hiện các chế độ sử dụng quan lại..............................................60 2.2.1.2. Nâng cao ý thức đạo đức đội ngũ quan lại triều đình .............................................63 2.2.2. Kỳ hạn thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa ....................................................................64 2.2.3. Tiêu chí thực hiện lệ khảo thí, khỏa khóa ..................................................................66 2.2.4. Đối tượng thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa ...............................................................68 2.2.5. Trách nhiệm thi hành lệ khảo thí, khảo khóa .............................................................69 2.2.6. Xử lý kết quả sau khảo thí, khảo khóa .......................................................................71 2.2.7. Việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông .......................72 2.3. Đánh giá thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ...................76 Tiểu kết chương 2:..............................................................................................................81 CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................... 83 3.1. Công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay .........................................83 3.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................................................83 3.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức ..................................................................................83 3.1.1.2. Việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ..........................................84 3.1.2. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay ....................88 3.1.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác đánh giá cán bộ, công chức .....................88 3.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đánh giá cán bộ, công chức..................91 3.2. Những giá trị tham khảo từ lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông ....101 3.2.1. Coi trọng việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, coi đó là hoạt động tối cần thiết để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................101 3.2.2. Chú trọng việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo việc đánh giá cán bộ, công chức nghiêm ngặt, chặt chẽ, có hiệu lực hiệu quả ..................102 3.2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức hoạt động độc lập ...............................................................................................................104 3.2.4. Coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá ..105
  7. 3.2.5. Xác định rõ mục tiêu, đối tượng, kỳ hạn và biện pháp thực hiện đánh giá cán bộ, công chức ...........................................................................................................................106 3.2.6. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể; dễ đo lường, kiểm chứng .....108 3.2.7. Xử lý và sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá cán bộ, công chức ..............................110 3.3. Một số kiến nghị cho công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay .....111 3.3.1. Kiến nghị đối với các nghiên cứu tiếp theo .............................................................111 3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền .....................................112 3.3.3. Kiến nghị đối với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .............................114 3.3.4. Kiến nghị đối với cán bộ, công chức .......................................................................115 Tiểu kết chương 3:............................................................................................................117 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 118 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................................ 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 123
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………... 93 Biểu đồ 3.2: Tinh thần và trách nhiệm làm việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………………….. 94 Biểu đồ 3.3: Việc đánh giá đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………………….. 95 Biểu đồ 3.4: Việc tổ chức các kỳ thi sát hạch năng lực chuyên môn dành cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………. 95 Biểu đồ 3.5: Việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…………………. 97 Biểu đồ 3.6: Sự tương đồng giữa việc bố trí công tác và trình độ chuyên môn, năng lực thực tế của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay………………………………. 99 Biểu đồ 3.7: Mục đích việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………………………….. 100 Biểu đồ 3.8: Sự cần thiết phải học hỏi việc đánh giá tinh thần trách nhiệm, sự mẫn cán dưới thời Lê Thánh Tông vào việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay… 109 Biểu đồ 3.9: Sự cần thiết sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức làm cơ sở thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay…… 110
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, theo đó mỗi giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà có cách thức quản lý khác nhau. Cho đến đầu thế kỷ XX, lịch sử hành chính nước ta đã trải qua 10 cuộc cải cách, đổi mới lớn (theo cuốn Mười cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử Việt Nam của tác giả Văn Tạo). Mỗi cuộc cải cách, đổi mới hướng đến một mục tiêu cụ thể khác nhau, nhưng đều được thực hiện nhằm cải tổ lại cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, giúp việc quản lý đất nước được thực hiện hiệu quả hơn. Nhiều triều đại phong kiến đã nhận thức được vai trò của đội ngũ quan lại đối với sự phát triển hưng thịnh của đất nước, do vậy các cuộc cải cách, đổi mới gắn liền với cách tân chế độ quan lại rất được quan tâm, chú trọng. Triều Lê sơ (1428-1527) là triều đại được đánh giá có nhiều thành tựu trong quá trình cách tân và phát triển đất nước nhất, được coi là đỉnh cao phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Cải cách hành chính được thực hiện toàn diện, mạnh mẽ và thành công nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Trong suốt 38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đã sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc quân sự, đánh dẹp các quốc gia mở rộng bờ cõi, khiến cho nước Nam bấy giờ văn minh hơn và lẫy lừng một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy. Lê Thánh Tông đã tập trung vào việc xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững chãi, xây dựng và ban hành Bộ Luật Hồng Đức – bộ luật đầu tiên của Việt Nam có quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn so với Luật lệ của các nước láng giềng thời bấy giờ, đưa Bộ Luật Hồng Đức trở thành khung pháp lý cho toàn bộ hoạt động của quan lại trong triều cũng như người dân Đại Việt. Bằng việc kết hợp giữa pháp trị và đức trị, Lê Thánh Tông đã gây dựng và phát triển đội ngũ quan lại và trọng dụng nhân tài cống hiến cho đất nước, góp phần tạo ra một trật tự quy củ trong việc quản lý và sử dụng đội ngũ quan lại. Việc đánh giá nhân tài nói chung và kiểm tra, đánh giá đội ngũ quan lại trong triều nói riêng là một trong những hoạt động được vua Lê nhận thấy vô cùng quan trọng và cần kíp để đưa Đại Việt trở nên ngày càng thịnh vượng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách toàn diện, đồng bộ trên các
  10. 2 lĩnh vực, và tập trung nhiều hơn vào cải cách chế độ quan lại, nổi bật lên trong những chính sách được ban hành và áp dụng đó là lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông. Thông qua lệ khảo thí, khảo khóa, Lê Thánh Tông muốn đánh giá chính xác năng lực và phẩm hạnh của đội ngũ quan lại nhằm lựa chọn kẻ sĩ người tài phục vụ cho đất nước; đồng thời cũng để loại bỏ những người đã làm quan mà không cố gắng nỗ lực hết mình vì dân vì nước. Bằng việc thể chế hóa các quy định của triều đình, ban hành Bộ Luật Hồng Đức và các chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, Lê Thánh Tông đã có một cường quốc hưng thịnh được các triều đại sau học tập và noi theo. Đó luôn là cơ sở, là nền tảng, là bài học quý báu để những nhà lãnh đạo hiện nay rút ra bài học trong quá trình xây dựng, cách tân đổi mới đất nước. Khổng Tử - nhà tư tưởng lỗi lạc của Trung Quốc thời xưa cho rằng, biết “ôn cố tri tân” – học hỏi từ lịch sử để mở mang hơn ở hiện tại, thì có thể làm bậc thầy trong thiên hạ. Nhìn lại và đánh giá những thành tựu và hạn chế đã trải qua trong các giai đoạn lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển đất nước nói chung, đội ngũ quan lại nói riêng là một hoạt động có ý nghĩa kế thừa quan trọng khi nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hiện nay, việc đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta được thực hiện đều đặn vào tháng 12 hàng năm, riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện đánh giá công chức vào thời điểm kết thúc năm học (thường vào ngày 01 tháng 7 hàng năm). Việc đánh giá cán bộ, công chức nhằm xếp hạng cán bộ, công chức; từ đó tạo cơ sở để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xây dựng đất nước, Đảng xác định lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ chủ yếu để đánh giá cán bộ. Sau Đại hội XII của Đảng, ngày 04 tháng 8 năm 2017 Bộ Chính trị đã ban hành hai quy định: Quy định số 89-QĐ/TW, “Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, Quy định số 90-QĐ/TW, “Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” nhằm định hướng việc đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng ban
  11. 3 hành hệ thống Nghị định quy định chi tiết hơn về việc đánh giá công chức đang làm việc trong bộ máy nhà nước. Để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra, cần kết hợp giữa tri thức khoa học hành chính hiện đại, học tập kinh nghiệm cải cách hành chính từ lịch sử nước mình và các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện hoàn cảnh tương xứng; với tinh hoa truyền thống trong cải cách hành chính của lịch sử dân tộc, từ đó, xây dựng một nền hành chính vừa hiện đại vừa mang bản sắc riêng. Đánh giá cán bộ, công chức hiện nay ở nước ta đã đạt được những thành tựu khá tốt, song cần nhìn lại những quy chuẩn đã được đặt ra dưới thời Lê Thánh Tông để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đánh giá. Bằng niềm say mê với lịch sử nước nhà, đặc biệt là lịch sử cải cách hành chính, với sự quan tâm về việc đánh giá cán bộ, công chức của nước ta hiện nay, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lịch sử hành chính là một trong những đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha ta trong quá trình cai trị đất nước. Những bài học này giúp cho việc xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật hiện nay được tốt hơn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ và góc độ khác nhau về những nội dung liên quan đến đề tài Luận văn. Dưới đây, Luận văn xin giới thiệu tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra những nội dung đã được nghiên cứu trong các công trình đó, những nội dung chưa sáng rõ, cụ thể cần tiếp tục đặt ra để nghiên cứu và đúc rút thành bài học kinh nghiệm có thể vận dụng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cán bộ, công chức; góp phần quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu quả hơn ở Việt Nam hiện nay. Một là, nhóm các bộ sử ghi chép lịch sử thời Lê Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí được coi là một bách khoa toàn thư về khoa học xã hội của Việt Nam, đó là một tài liệu quý báu cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội. Lịch triều hiến chương loại chí với 49 quyển chia ra thành 10 bộ môn nghiên cứu khác nhau. Trong tất cả các bộ môn nghiên cứu, Phan Huy Chú tập trung nghiên cứu các sự kiện từ triều Lê trở về trước, thường chú trọng nghiên cứu đặc biệt
  12. 4 về triều Lê, còn triều Nguyễn thì ông không nhắc đến. Bộ sách nghiên cứu tường tận và cụ thể từ tình hình địa lý, lịch sử địa lý; tiểu sử vua chúa, quan lại, nho sĩ, tướng sĩ; đến lịch sử chế độ quan liêu; lễ nghi triều đình; từ chế độ khoa cử đến chế độ thuế khóa, tài chính; từ tình hình pháp luật, tổ chức quân sự đến các chính sách và nghi lễ ngoại giao, lịch sử ngoại giao của triều Lê. Những vấn đề lịch sử liên quan nhà Lê được cuốn sách ghi chép lại một cách khoa học và chính xác, góp phần tái hiện chân thực lịch sử nước ta đương thời. Năm 1977, Viện sử học và Nhà xuất bản văn hóa – thông tin cho ra mắt cuốn Lê triều quan chế do Phạm Văn Liệu dịch và chú giải. Lê triều quan chế viết khá toàn diện và chi tiết về bộ máy nhà nước và chế độ quan lại dưới thời Hồng Đức (1471 – 1497) đời Lê Thánh Tông; ngoài ra sách cũng nêu quan chế của các triều trước, như niên hiệu Kiên Trung (1225-1231) triều Trần Thái Tông, niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) triều Lê Thái Tổ, niên hiệu Thiệu Bình (1434-1440) triều Lê Thái Tông, và cả niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1470) – niên hiệu đất nước trong những năm đầu Lê Thánh Tông trị vì. Cuốn sách được xác định biên soạn sớm nhất vào khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, tập trung nghiên cứu về quan chế ở nước ta thời trung đại và cung cấp nhiều chi tiết mà các cuốn sách khác từng chép về quan chế thời Lê còn chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Năm 1993, NXB Văn hóa Thông tin lần đầu tiên phát hành bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư – bộ biên niên sử ghi chép từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 trước công nguyên đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê và là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn. Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên – một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 trước công nguyên đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn
  13. 5 quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép những nhân vật và sự kiện lịch sử qua các triều đại cô đọng và chi tiết. Bộ sử được Ngô Sĩ Liên – quan dưới thời Lê Thánh Tông biên soạn nên không những ghi chép được những mốc lịch sử quan trọng trong thời Lê mà còn có sự chính xác, khách quan của một vị sử quan trong Sử quán bấy giờ. Cuốn biên niên sử vừa có giá trị cho ngành sử học, vừa có giá trị cho các ngành khoa học xã hội khác nữa. Cho đến nay, khi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, không học giả nào có thể không nhắc đến Đại Việt sử ký toàn thư như một di sản lịch sử vẫn còn nguyên vẹn. Đại Việt thông sử trong Lê Quý Đôn toàn tập là một cuốn sử ghi chép lại lịch sử thời Lê, còn gọi là Lê triều thông sử. Theo GS. Dương Quảng Hàm, Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tuy tác phẩm của ông đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt... Cuốn sử được viết trong giai đoạn Lê Quý Đôn ở nhà dạy học và viết sách, và hoàn thành vào năm 1749 gồm 30 quyển. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chỉ còn truyền lại 3 phần với 15 quyển – tức là chỉ khoảng một nửa. Đại Việt thông sử là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện, chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên, chép từ thời vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng. Với lối viết trải theo các mốc thời gian, Lê Quý Đôn đã điểm lại khái quát những sự kiện lịch sử về chính trị, quân sự, trị quốc,… diễn ra dưới triều Lê, cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử triều Lê cho người đọc.
  14. 6 Năm 2011, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Lịch sử Việt Nam – từ nguồn gốc đến năm 1884 do GS. Nguyễn Phan Quang và TS. Võ Xuân Đàn chủ biên. Cuốn sách trình bày cô đọng, súc tích về lịch sử nước nhà từ nền văn hóa sơ khai, trải qua cả nghìn năm dựng nước và giữ nước đến những ngày trước cuộc xâm lược của Thực dân Pháp. Lịch sử nhà Lê được ghi chép lại một cách cẩn thận và cụ thể trong cuốn sách, từ bối cảnh lịch sử, việc phục hồi và phát triển nền kinh tế đến việc xây dựng và thực hiện có quy củ, nền nếp các chế độ đối với đất nước. Với gần 500 trang sách ghi chép lại lịch sử hàng nghìn năm của đất nước, cuốn thông sử đã đưa ra những sự kiện lịch sử quan trọng, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và nắm bắt thông tin. Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu ngày nay về cải cách hành chính và chế độ quan lại, chế độ cán bộ, công chức Trong cuốn Sử học và hiện thực, Tập II: “10 cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử Việt Nam” của GS. Văn Tạo xuất bản năm 2000 có bài: “Cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông - xây dựng một nhà nước phong kiến thịnh trị”. Trong bài viết này tác giả đánh giá cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông là một trong ba cuộc cải cách hành chính nổi bật nhất trong lịch sử hành chính Việt Nam. GS. Văn Tạo phân tích khá sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và một số lĩnh vực mà vị vua anh minh này đã thực hiện trong 38 năm trị vì của mình: phân cấp quản lý đất đai, xây dựng bộ máy hành chính. Song những nội dung cải cách quan chế chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu có tầm cỡ về mặt khoa học phải kể đến là cuốn sách “Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Con người và sự nghiệp” bao gồm 33 báo cáo khoa học, trong đó có nhiều báo cáo liên quan đến việc thực hiện cải cách, đổi mới dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đây là tập hợp các báo cáo khoa học tại cuộc Hội thảo khoa học về con người và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của ông (năm 1997), do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Trường Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Sử học, Viện Triết học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật... tổ chức. Các báo cáo tại Hội thảo đã đưa ra những nhận thức mới, những kiến giải mới về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua anh minh Lê Thánh Tông. Trong đó có các bài viết như: Chức danh xã trưởng dưới thời Lê Thánh Tông của PGS.TS. Nguyễn
  15. 7 Quang Ngọc; Cải cách hệ thống quan lại địa phương dưới triều Lê Thánh Tông của TS. Nguyễn Hoàng Anh; Vài nét về sự thay đổi hành chính và tổ chức chính quyền địa phương dưới triều Lê Thánh Tông của PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ... Các bài viết này đề cập đến một số lĩnh vực mà vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách trong những năm trị vì của ông, nổi bật nhất là cải cách tổ chức bộ máy hành chính. TS. Bùi Huy Khiên với cuốn Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh xuất bản năm 2011. Cuốn sách gồm 3 chương được trình bày rõ ràng và chi tiết. Nội dung của cuốn sách ngoài việc nêu lên tính tất yếu và khách quan của việc phải thực hiện cải cách hành chính đối với mọi nhà nước, mọi thời đại; nhận xét, đánh giá một số cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam để tìm ra những quy luật chung, những thành công cũng như rào cản trong việc thực hiện cải cách; cuốn sách còn khái quát về hoàn cảnh lịch sử trước cải cách, sau đó tập trung chính vào nội dung cải cách bộ máy và cải cách quan chế. Thông qua việc nghiên cứu nội dung chính của 2 cuộc cải cách, cuốn sách đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm mang tính tổng kết nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính hiện tại ở nước ta. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, Khoa Hành chính học – Học viện Hành chính năm 2010 Những bài học quản lý hành chính nhà nước Việt Nam trong lịch sử; Nguyễn Thanh Lương có bài viết “Từ cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông suy nghĩ về cải cách hành chính nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận số 5 - 2008; Nguyễn Hoài Văn với bài “Kinh nghiệm sử dụng người tài, xây dựng đội ngũ quan lại thời Lê Thánh Tông” đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 5 - 2013. Trong những bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến lệ khảo thí, khảo khóa được thực hiện dưới triều Lê Thánh Tông như một quy định bắt buộc nhằm kiểm tra, đánh giá đội ngũ quan lại đang phục vụ công việc triều chính, tạo cơ sở cho việc thăng, giáng và thưởng phạt đối với đội ngũ quan lại.
  16. 8 Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê sơ Có nhiều bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu về việc thực hiện cải cách hành chính mà trọng tâm là việc thực hiện cải cách chế độ kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại dưới triều Lê Thánh Tông, như bài Phép khảo khóa của nhà nước phong kiến Đại Việt của tác giả Bùi Quý Lộ in trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12 - 1995. Bài viết giới thiệu khái lược về lệ khảo khóa của các triều đại tiêu biểu như Lê sơ, nhà Nguyễn và ý nghĩa của phép khảo khóa trong việc xây dựng đội ngũ quan lại. Bài Khảo thí, khảo khóa thời Lê và việc thực hiện đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay của ThS Nguyễn Thị Thu Hòa in trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 236 - 2015. Bài viết tập trung cung cấp một số thông tin về nội dung chế độ khảo khóa, khảo thí và đưa ra một số kinh nghiệm tham khảo cho việc thực hiện đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay. Bài Từ lệ khảo khóa quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông suy nghĩ về công tác đánh giá cán bộ công chức của TS. Bùi Huy Khiên trong Tạp chí Tổ chức nhà nước số 5 - 2015 và bài Chế độ khảo khóa quan chức của nhà nước phong kiến Hậu Lê của ThS. Vũ Thị Yến in trong tạp chí Tổ chức nhà nước số 9 - 2017 đều đề cập đến những nội dung của chế độ khảo khóa và rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đánh giá cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Những bài đăng trên đã nghiên cứu khá cụ thể về bối cảnh thực hiện phép khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông nói riêng và nhà nước phong kiến nói chung. Qua việc đi sâu nghiên cứu, các tác giả đã liên hệ đến việc đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ, công chức ngày nay nhằm tìm ra phương thức đánh giá cán bộ, công chức phù hợp nhất. Như vậy, các cuốn sách, nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về từng khía cạnh, từng giai đoạn cụ thể trong lịch sử và đã được công bố, có những đóng góp lớn về học thuật, là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu khác, những người quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn những tài liệu trên chỉ tập trung nghiên cứu về cải cách tổ chức bộ máy hành chính và chế độ quan lại nói chung, chỉ đề cập đến một phần nhỏ của lệ khảo thí, khảo khóa chứ chưa đi sâu nghiên cứu về chế độ này. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông – một đề tài với hướng tiếp cận mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố.
  17. 9 Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu đã được đề cập tại các công trình nghiên cứu nói trên về cải cách bộ máy hành chính và chế độ quan lại thời Lê sơ, đề tài: ““Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” sẽ nghiên cứu một số điểm mới chưa được đề cập và đi sâu nghiên cứu, như: nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về quan lại và chế độ quan lại thời phong kiến; tái hiện lại một cách có hệ thống, khách quan và chân thực về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông; nghiên cứu để nhìn nhận, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông trong mối liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá cán bộ, công chức ngày nay, gợi mở những giá trị tham khảo và gắn những giá trị tham khảo đó với hoạt động quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị trong việc xây dựng và thực hiện đánh giá cán bộ, công chức; đáp ứng yêu cầu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.  Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu về lệ khảo thí, khảo khóa, việc đánh giá và sử dụng quan lại (thăng – giáng, phân công, bố trí công việc) quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông; - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa trong mối liên hệ chặt chẽ với công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay; đúc rút bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện thể chế đánh giá cán bộ, công chức; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ quan lại từ trung ương đến địa phương dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497) trong sự tham chiếu với những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.
  18. 10  Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi tài liệu nghiên cứu: Đề tài Luận văn nghiên cứu về lịch sử hành chính có sử dụng hệ thống các nguồn tài liệu như sau: - Các bộ biên niên sử ghi chép lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ theo sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, chính sách nhà nước: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử,… - Văn bản pháp luật, quy định, quy chế dưới triều Lê như: Lê Triều hình luật; Lê triều quan chế;… - Văn bản pháp luật hiện hành quy định về Cán bộ, Công chức: Luật Cán bộ, Công chức 2008, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hàng ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;… - Luận văn cũng sử dụng các tài liệu thứ cấp – hệ thống tài liệu đã được nghiên cứu của các tác giả về triều Lê sơ nói chung, Lê Thánh Tông nói riêng, như: Lịch Triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp (Nguyễn Quang Ngọc); Sử học và hiện thực (Văn Tạo), Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới triều Vua Lê Thánh Tông và Vua Minh Mệnh (Bùi Huy Khiên)… cùng với những Luận văn, luận án, đề tài khoa học, bài báo, bài đăng tạp chí và các cuốn sách khác.  Phạm vi nội dung nghiên cứu: - Khảo thí là khoa thi không theo chính kỳ, không định học vị nhằm tuyển chọn nhân tài ra làm quan hoặc phân định trình độ của quan lại nói chung. Khảo khóa là kỳ thi được tổ chức định kì 3 năm, 6 năm, 9 năm dành cho tất cả quan văn, quan võ trong triều nhằm kiểm tra xem xét đạo đức, tư cách, trình độ, năng lực của đội ngũ quan lại trong triều; trên cơ sở đó thực hiện việc bố trí, sắp xếp quan lại phù hợp. Luận văn tập trung nghiên cứu lệ khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông.
  19. 11  Phạm vi thời gian nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu tập trung từ năm 1460 – 1497 là 38 năm trị vì Đại Việt của Lê Thánh Tông với Niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469) và niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) - Đồng thời, đề tài nghiên cứu về công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay ở Việt Nam nhằm liên hệ, so sánh, đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm.  Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lệ khảo thí, khảo khóa từ cấp chính quyền trung ương đến địa phương trên địa bàn lãnh thổ quốc gia Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận: - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu, phản ánh sự kiện lịch sử một cách khách quan, trung thực; xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong sự vận động và phát triển liên tục của lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử chịu sự ảnh hưởng khác nhau từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nên quá trình nghiên cứu về lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông Luận văn đặt chúng trong bối cảnh lịch sử để xem xét, phân tích. Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng phương pháp logic để luận giải quan hệ biện chứng giữa những quy định chặt chẽ của pháp luật với việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa và hiệu quả của việc áp dụng thông lệ trong quá trình sử dụng, quản lý đội ngũ quan lại triều Lê Thánh Tông.  Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là một đề tài về lịch sử hành chính nên việc nghiên cứu các tài liệu lịch sử là vô cùng quan trọng. Song Luận văn không dừng lại ở việc sử dụng phương pháp mô tả lịch sử mà kết hợp cùng với phương pháp sử liệu học, thu phập tài liệu nhằm tái tạo lịch sử một cách chân thực nhất. - Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp logic: Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê các số liệu về chế độ sử dụng quan lại, các số liệu tổng hợp trên tài liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm đánh giá vấn đề nghiên cứu trong tổng quan lịch sử và theo quy luật phát triển khách quan.
  20. 12 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra lý luận về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài và ý nghĩa sâu sắc của việc nghiên cứu những tài liệu về lệ khảo thí, khảo khóa đối với giai đoạn hiện nay. Đồng thời, Luận văn cũng phân tích những nội dung liên quan chế độ quan lại nói chung được áp dụng dưới thời vua Lê Thánh Tông, từ đó làm rõ những thành công và tồn tại hạn chế của việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa đương thời nhằm so sánh, tham chiếu lịch sử và sử dụng tối đa phương pháp này trong việc đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc đánh giá cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tóm lược nội dung, đánh giá tổng quan nội dung của từng phần, từng chương và kết luận cho toàn Luận văn. - Phương pháp khảo sát thực tế và xử lý số liệu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, học viên đã tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước, nhằm tìm hiểu về thực trạng công tác đánh giá cán bô, công chức hiện nay. Về địa bàn khảo sát: Dựa trên địa bàn và tính dễ tiếp cận các đối tượng để lựa chọn mẫu phiếu, tiến hành thăm dò ý kiến của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch,… Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh gồm có: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên, Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình. Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện gồm có: Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, Phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, Phòng Văn hóa – Thể thao và du lịch Thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài Chính – Kế hoạch Thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2