intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch đô thị. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. Tạo ra các quy hoạch có chất lượng, giúp quy hoạch đi vào thực tế đời sống, có tính khả thi cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH VĂN HUẤN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH VĂN HUẤN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM KIM GIAO HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Trịnh Văn Huấn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .......................................... 6 1.1. Các định nghĩa khái niệm về quy hoạch đô thị........................................6 1.1.1. Các khái niệm về đô thị, quy hoạch đô thị và định nghĩa về nâng cao chất lượng ............................................................................................ 6 1.1.2. Vai trò của công tác lập quy hoạch đô thị. ..................................... 12 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị ...................................13 1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị .............................................................. 15 1.2.2. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị ........... 16 1.2.3. Triển khai thực hiện quy hoạch đô thị............................................ 23 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch đô thị ..................................... 25 1.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................. 25 1.2.6. Tuyên truyền phổ biến nâng cao trình độ dân chí .......................... 26 1.2.7. Thanh tra kiểm tra .......................................................................... 26 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về quyhoạch đôthị ....................................................................................................................27 1.3.1. Hệ thống pháp lý ............................................................................ 27 1.3.2. Năng lực đội ngũ cán bộ ................................................................ 27 1.3.3. Tổ chức bộ máy .............................................................................. 28 1.3.4. Chất lượng đồ án quy hoạch........................................................... 29 1.3.5. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia công tác quy hoạch đầu tư xây dựng và quản lý đô thị ................................................................... 29 1.3.6. Sự phối kết hợp giữa các cấp, ban, ngành ...................................... 30 1.3.7. Trình độ khoa học công nghệ trong quy hoạch đô thị.................... 31 1.4. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong công tác quy hoạch đô thị ...............................................................................................32 1.4.1. Tính khả thi của đồ án quy hoạch (phù hợp kinh tế xã hội, phong tục tập quán, dễ xây dựng). ...................................................................... 32
  5. 1.4.2. Hiệu quả kinh tế xã hội .................................................................. 33 1.4.3. Giảm thiểu vi phạm xây dựng đô thị .............................................. 33 1.4.4. Tạo ra môi trường sống thuận lợi, lành mạnh cho con người ........ 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀQUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................ 35 2.1.Một vài nét về thành phố Hải Phòng .......................................................35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 35 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................. 37 2.1.3. Hệ thống đô thị thành phố Hải Phòng. ........................................... 40 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị thành phố Hải Phòng. .................................................................................................................42 2.2.1. Thực trạng về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật .... 42 2.2.2. Thực trạng về công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị......................................................................................................... 45 2.2.3. Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch đô thị 53 2.2.4. Thực trạng về công tác đào tạo nguồn nhân lực quy hoạch đô thị 57 2.2.5. Thực trạng về công tác triển khai đồ án quy hoạch đô thị ............ 59 2.2.6. Thực trạng về công tác hợp tác liên vùng hợp tác quốc tế ............ 60 2.2.7. Thực trạng về công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm về quy hoạch ........................................................................................................ 63 2.3. Những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết ................................................66 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................................67 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên thế giới . 67 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động quy hoạch đô thị tại một số địa phương ở Việt Nam .................................................................................. 72 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG........................................................................ 77 3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và đô thị thành phố Hải Phòng77 3.2. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng xây dựng đô thị theo quy hoạch80
  6. 3.2.1. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước .................................. 80 3.2.2. Tính khả thi của đồ án quy hoạch .................................................. 80 3.2.3. Triển khai quy hoạch vào thực tiễn ................................................ 84 3.3. Những giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng ......................................................85 3.3.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các cơ chế chính sách quản lý nhà nước về quy hoạch ........................................................ 85 3.3.2. Nâng cao chất lượng, tổ chức, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch ........................................................................................................ 88 3.3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý ............................................................ 92 3.3.4. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ................................ 94 3.3.5. Tăng cường công tác triển khai đồ án quy hoạch đô thị ............... 95 3.3.6. Đẩy mạnh tổ chức tuyên thuyền thông tin về quy hoạch đô thị .... 97 3.3.7. Nâng cao chất lượng hợp tác liên vùng và quốc tế ........................ 98 3.3.8. Tăng cường thanh tra kiểm tra vi phạm xây dựng đô thị ............... 99 3.3.9. Thực hiện xã hội hóa công tác lập và quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ........................................................................................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................. 104 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 108
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Bảng đồ vị trí thành phố Hải Phòng .................................................. 35 Bảng 2: Bản đồ quy hoạch đô thị Hải Phòng qua các thời kì ......................... 40 Bảng 3: Các bản đồ quy hoạch chính của thành phố Hải Phòng .................... 49 Bảng 4: Thống kê số vụ thanh kiểm tra trong năm 2015, 2016, 2017 ........... 64 Bảng 5: Hệ thống đô thị thành phố Hải Phòng ............................................... 79 Bảng 6: Mối quan hệ góp phần đưa quy hoạch vào cuộc sống ...................... 84
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn - Hải Phòng là đô thị loại một, trung tâm cấp quốc gia của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là trung tâm vùng Duyên hải Bắc bộ, cửa ngõ ra biển của miền Bắc và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Nghị quyết số 32/NQ-TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã xác định Hải Phòng là trung tâm kinh tế, văn hóa, đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm hành chính - chính trị, có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng và an ninh. - Đô thị Hải Phòng hiện đang phát triển với tốc độ nhanh cả về quy mô, kích cỡ và không gian đô thị. Cụ thể, không gian đô thị không ngừng được mở rộng, chỉ trong vòng 13 năm từ 2002 đến nay, diện tích đô thị đã tăng 4,7 lần (từ 7.359ha lên 34.289ha); phát triển thêm 3 quận mới với 21 phường; dân số tăng 1,45 lần (từ 590.200 người lên sấp xỉ 1 triệu người). Bộ mặt đô thị Hải Phòng có bước chuyển biến tích cực theo các tiêu chí đô thị sáng, xanh, sạch đẹp. - Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong xây dựng và phát triển đô thị. Đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị…Đồng thời một trong những giải pháp chủ yếu để quản lý xây dựng đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiệnđại, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội. - Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập: Quy hoạch còn trồng chéo, thời gian lập quy hoạch lâu, chất lượng một số đồ án còn thấp. Dẫn đến sau khi lập quy hoạch không triển khai quản lý và thực hiện theo quy hoạch được. 1
  9. - Với các lý do trên, để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý hoạt động quy hoạch đô thị, cùng với kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian vừa qua và kinh nghiệm thực tiễn công tác tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị thành phố Hải Phòng”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn * Các công trình nghiên cứu được in thành sách. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng đã cho biết những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị và chi tiết về các quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đất và nhà đô thị và quản lý đô thị trên các lĩnh vực khác. Phạm Kim Giao (2006), Giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước ở đô thị, NXB Tư pháp đã góp phần làm rõ những khái niệm cơ bản về đô thị và quản lý nhà nước về đô thị, nêu thực trạng trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về đô thị, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần vào việc thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước đối với các đô thị ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Tố Lăng (2017), Quản lý đô thị ở nước đang phát triển, NXB Xây dựng đã cho biết công tác quản lý đô thị ở các nước đang phát triển. Qua đó làm rõ được vai trò của nhà nước, tư nhân và các tổ chức quốc tế trong quản lý đô thị từ đó rút ra bái học kinh nghiệm về quản lý đô thị tại các lĩnh vực đất đai, quy hoạch kiến trúc, bất động sản..... Nguyễn Thế Bá (2011), Quy hoạch phát triển đô thị (tái bản), NXB Xây dựng đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam. Ông cho rằng, sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị thì tiến hành quy hoạch chung đối với từng đô thị để làm căn cứ cho đầu tư xây dựng. *Các công trình khoa học của học viên và nghiên cứusinh Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đô thị, xây dựng đô thị, quy hoạch và quản lý đô thị nói chung. Tiêu biểunhư: 2
  10. Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985- 2007, Luận án Tiến sĩ, Vũ Thị Chuyên (2007), đã chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng gắn liền với các giai đoạn quy hoạch phát triển chung đối với thành phố này. Khu đô thị mới của thành phố và các đô thị được nâng cấp trên địa bàn đã tạo ra diện mạo mới cho hệ thống đô thị của Hải Phòng. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính, Hoàng Cao Thắng(2002) Quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Võ Duy Đông(2011). Quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Nguyễn Quý Thanh(2011). Qua đó, tác giả có một số nhận xét như sau: Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu về các mặt của quản lý đô thị. Đặc biệt Luận văn Thạc sỹ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội của Hoàng Cao Thắng (2002) có sự nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, nhưng thời gian này hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được hoàn thiện, Luật Quy hoạch đô thị chưa ra đời. Tuy nhiên cũng có nhiều ý tứ, tư tưởng có thể kế thừa cho việc nghiên cứu luận văn của tác giả. Từ khi Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lựcvà sau khi quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt thì chưa có đề tàinghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị tại thành phố Hải Phòng. 3
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: + Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch đô thị. + Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. + Tạo ra các quy hoạch có chất lượng, giúp quy hoạch đi vào thực tế đời sống, có tính khả thi cao. - Nhiệm vụ: + Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Đề ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị thành phố Hải Phòng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: Nội thành thành phố Hải Phòng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: + Phương pháp duy vật biện chứng: Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận nghiên cứu. Theo đó, các sự vật, hiện tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu luôn vận động và chúng được xem xét trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả coi quy hoạch phát triển đô thị là bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; coi quản lý quy hoạch đô thị là bộ phận của quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát triển trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước về quy 4
  12. hoạch đô thị không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả, bền vững mà còn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp luận chung: Phương pháp biện chứng duy vật + Các phương pháp cụ thể khác: Thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp…. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, qua đó góp phần tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được thực hiện đúng theo quy định, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, bền vững. - Ý nghĩa thực tiễn: + Làm rõ nội dung của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và thực trạng của công tác này ở địa phương. + Đề xuất các giải pháp để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. + Làm tài liệu để giúp cơ quan quản lý nhà nước ở Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị tại thành phố Hải Phòng Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc đối với quy hoạch đô thị tại thành phố Hải Phòng 5
  13. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.1. Các định nghĩa khái niệm về quy hoạch đô thị 1.1.1. Các khái niệm về đô thị, quy hoạch đô thị và định nghĩa về nâng cao chất lượng a) Khái niệm về đô thị. Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 - Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. - Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. - Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. - Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. - Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị. - Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. 6
  14. - Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. - Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung. - Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. * Các loại đô thị Theo nghị định số: 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị: - Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp luật. - Dân số đô thị là dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn. - Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ là khi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt 70% yêu cầu của đồ án quy hoạch theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan. - Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng hoàn chỉnh là khi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt yêu cầu của đồ án quy hoạch theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan. 7
  15. - Đô thị có tính chất đặc thù là những đô thị có những giá trị đặc biệt về di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), lịch sử, thiên nhiên và du lịch đã được công nhận cấp quốc gia và quốc tế. - Theo phân loại đô thị được chia làm các loại: Đô thị đặc biệt, đô thị loại I cho đến loại V; Hải phòng hiện có đô thị loại 1 loại IV và loại V - Đô thị loại I + Chức năng đô thị Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. + Quy mô dân số đô thị Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên; Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. + Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên; Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. - Đô thị loại IV + Chức năng đô thị. 8
  16. Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. + Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên. + Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động. - Đô thị loại V + Chức năng đô thị Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã. + Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên. + Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động. b) Khái niệm về quy hoạch đô thị * Khái niệm chung về công tác quy hoạch đô thị - Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, phần lớn là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách lối sống thành thị, lối sống công nghiệp. Theo khái niệm đô thị phát triển bền vững và sinh thái đô thị thì một thực thể đô thị được tạo ra bởi nhiều thành phần, chức năng khác nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất, đan xen rất mật thiết hữu cơ với nhau. Hơn thế nữa, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ đó thì không đưa lại hiệu quả hoạt động của mỗi một chức năng mà còn phá vỡ tổng thể các thành phần chức năng khác của đô thị. Đô thị là kết quả 9
  17. (thành quả) chung của toàn dân, của xã hội mà chúng ta cần phải kế thừa, bảo vệ và phát triển. Muốn đô thị phát triển hợp lý và bền vững cần phải có quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt, hiệu quả. Quy hoạch là công cụ chủ yếu để quản lý xây dựng đô thị. Bởi vậy theo luật quy hoạch đô thị “Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị”. Quy hoạch đô thị là công tác liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, các chuyên gia quy hoạch hoạch định ra tương lai phát triển của toàn đô thị, muốn vậy cần trả lời các câu hỏi như: - Chúng ta cố gắng để đặt được những gì trong quá trình tạo đựng và phát triển đô thị trong tương lai. - Chúng ta muốn đô thị phát triển như thế nào trong 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. - Cuộc sống trong tương lai tại đô thị sẽ như thế nào. Một đồ án quy hoạch đô thị bao gồm phần tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan (quy hoạch sử dụng đất và không gian kiến trúc) và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ( Giao thông; cấp điện; cấp nước; thoát nước; chất thải rắn; nghĩa trang...) Theo luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 chia ra các loại quy hoạch như sau: - Quy hoạch vùng 10
  18. - Quy hoạch đô thị - Quy hoạch khu chức năng đặc thù - Quy hoạch nông thôn. * Quy hoạch đô thị. Theo luật quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 gồm các loại quy hoạch sau - Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã , thị trấn và đô thị mới; - Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới; - Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng. - Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. c) Quản lý nhà nước - Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây: +Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. + Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. 11
  19. + Quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao… - Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước. d) Khái niệm về nâng cao chất lượng - Nâng cao chất lượng là những hoạt động được tiến hành nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa hiệu quả hiệu suất của các hoạt động trong quá trình đó. Như vậy nâng cao chất lượng quản lượng quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị là làm gia tăng hiệu quả về các mặt (đồ án chất lượng hơn, bộ máy quản lý tinh gọn nhưng hiệu quả hơn, nhân lực hoạt động hiệu quả hơn, văn bản chính sách pháp luật chất lượng hơn...). 1.1.2. Vai trò của công tác lập quy hoạch đô thị. Công tác lập quy hoạch đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là một công cụ chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về xây dựng ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công tác lập quy hoạch đô thị có nhiệm vụ xác lập hệ thống không gian chức năng đô thị không chỉ ở hình thức bố cục không gian kiến trúc chức năng mà còn phải đáp ứng xu thế đổi mới liên tục đổi mới và phát triển hài hòa vấn đề tổ chức đời sống đô thị. 12
  20. Đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản, lập kế hoạch cải tạo xây dựng đô thị hàng năm, ngắn hạn và dài hạn thuộc các ngành và địa phương. Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, các cơ quan chuyên môn tiến hành các bước đầu tư xây dựng như: Giới thiệu địa điểm, thỏa thuận kiến trúc quy hoạch, lập phê duyệt dự án, cấp phép xây dựng, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị Theo tác giả, quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là việc cơ quan quản lý nhà nước sử dụng bộ máy, công cụ pháp lý thực hiện chứcnăng quản lý đối với quy hoạch đô thị. Quản lý quy hoạch đô thị được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đó là đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng và các cá nhân trước mắt và lâu dài. Quá trình hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là một quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, một quá trình huy độngnhân tài và vật lực của đô thị, tận dụng các thời cơ, chế ngự các nguy cơ để phục vụ cho việc cải tạo và phát triển đô thị, không ngừng nâng cao đời sống của ngườidân. Quản lý quy hoạch và xây dựng phát triển đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động xây dựng phát triển đô thị. Những đồ án quy hoạch, dự án, thiết kế xây dựng... dù có chất lượng cao nhưng nếu không được quản lý một cách hiệu quả sẽ không thể phát huy được tác dụng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xãhội. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2