intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích cơ sở lý luận về cán bộ UBND cấp xã và năng lực cán bộ UBND cấp xã; đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán ộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện nay; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong thời gian tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ LINH NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA LU N VĂN THẠC S QUẢN L C NG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ LINH NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA C u Quả M s 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG N HOA HỌC PGS.TS. VŨ UY YÊN HÀ NỘI - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là trung thực, rõ ràng và hoàn toàn hợp lệ, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ luận văn nghiên cứu của mình. Tá iả uậ vă Đi T ị Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện Luận văn này. Đặc biệt, Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Duy Yên, người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện Luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên Luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các Thầy/Cô. Xin trân trọng cảmơn! Tá iả uậ vă Đi T ị Li
  5. C C ANH MỤC T VI T T T Stt iệu vi t t t Giải t 1. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. CT Chủ tịch 3. HĐND Hội đồng nhân dân 4. HTNV Hoàn thành nhiệm vụ 5. HTTNV Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6. HTXSNV Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 7. KHTNV Không hoàn thành nhiệm vụ 8. KT-XH inh tế - ã hội 9. LĐ, QL Lãnh đạo, quản lý 10. PCT Phó Chủ tịch 11. QP-AN Quốc phòng - an ninh 12. SL Số lượng 13. UBND Ủy an nh n n 14. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN C C ANH MỤC T VI T T T MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ..................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 12 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LU N VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở VIỆT NAM....................................................................... 14 1.1. Khái quát về cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ........................................... 14 1.1.1. Khái niệm cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ........................................... 14 1.1.2. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ............ 18 1.2. Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã................................................. 21 1.2.1. Các khái niệm ........................................................................................ 21 1.2.2. Tầm quan trọng của năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã............ 26 1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã .......... 28 1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ................... 31 1.3.1. Nhóm tiêu chí về trình độ kiến thức ...................................................... 31 1.3.2. Nhóm tiêu chí về kỹ năng hành chính ................................................... 34 1.3.3. Nhóm tiêu chí về thái độ, phẩm chất..................................................... 35 1.3.4. Nhóm tiêu chí về kết quả hành động ..................................................... 36 1.3.5. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch, phân công, kiểm tra đánh giá ................. 37 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực cán bộ ủy ban nhân dân . 38 1.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 38
  7. 1.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 39 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 44 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA HIỆN NAY ................................................................................................................ 45 2.1. Khái quát điều kiện, đặc điểm, nhân tố tác động ảnh hưởng đến năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ...... 45 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 45 2.1.2. Đặc điểm dân cư - thành phần dân tộc, tôn giáo.................................. 47 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 48 2.1.4. Đặc điểm tổ chức, nhân sự và sự vận hành của bộ máy chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La .................................................... 50 2.1.5. Tác động của điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, điều kiện KT-XH và đặc điểm tổ chức, nhân sự của huyện Vân Hồ đến năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã .............................................................................................. 51 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La............................................................................. 54 2.2.1. Khái quát về cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ............................................................................................... 54 2.2.2. Kết quả nghiên cứu năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ...................................................................... 56 2.3. Đánh giá kết quả thực trạng năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ................................................................ 58 2.3.1. Những ưu điểm, thành quả đạt được .................................................... 58 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 61 2.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 63 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 70 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA HIỆN NAY.................................................................. 71
  8. 3.1. Quan điểm cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La............................................................................. 71 3.1.1. Sự cần thiết nâng cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã miền núi nói riêng ......... 71 3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã miền núi nói riêng .................................................................................................... 72 3.1.2. Quan điểm của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ về nâng cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã .............................................................................................................. 74 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện nay .............................................................. 75 3.2.1. Tăng cường nhận thức, trách nhiệm của các cấp trong nâng cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Vân Hồ. .................................... 75 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn toàn huyện. ............................................................... 79 3.2.3. Xây dựng và ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn huyện Vân Hồ ........................................................................................................................ .83 3.2.4. Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa công sở trong các ủy ban nhân dân xã trên địa bàn huyện vân Hồ. ........................................... 86 3.2.5. Phát huy tính tích cực, tự giác trong tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ở Vân Hồ hiện nay ................. 91 Tiểu k t ƣơ 3 .......................................................................................... 97 K T LU N .................................................................................................... 98 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO .................................................. 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọ đề tài Trong hệ thống chính quyền ở nước ta hiện nay, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xã) có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Là nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN), tạo điều kiện cho nh n n địa phương y dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đội ngũ cán bộ cấp xã là cầu nối giữa hệ thống chính trị ở cơ sở với nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện và vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [32, tr.309], “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [32, tr.313],… Chính vì vậy, năng lực đội ngũ cán ộ, công chức nói chung; năng lực của cán bộ Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nói riêng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở. Trải qua các thời kỳ lịch sử vẻ vang của cách mạng, đặc biệt là thời kỳ thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), các thế hệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý (LĐ, QL) các cấp có năng lực LĐ, QL cao là nhiệm vụ rất quan trọng là kh u “then chốt của then chốt” trong công tác y ựng Đảng và phát triển đất nước. Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước ngày nay đặt ra những yêu cầu cấp ách đối với công tác cán bộ của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán ộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;” [19, tr.96].
  10. 2 Huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La là huyện mới được thành lập năm 2013, trên cơ sở việc chia tách địa giới hành chính huyện Mộc Ch u, tỉnh Sơn La. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp uỷ và chính quyền các cấp tỉnh Sơn La và huyện Vân Hồ, trong những năm qua, năng lực cán bộ LĐ, QL nói chung, năng lực cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Trình độ kiên thức, chuyên môn được nâng lên rõ rệt, hầu hết cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện đã được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên, có thái độ đúng đắn trong quá trình thực thi công vụ, tích cực, tự giác, thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, ít để xảy ra hiện tượng sách nhiễu, phiền hà trong thực thi công vụ. Đại đa số cán bộ UBND cấp xã có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có ý thức chủ động nghiên cứu, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, qua đó nâng cao hiệu quả công tác. Kết quả đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế, ổn định chính trị - xã hội ở địa phương. Mặc ù đã đạt được những kết quả thiết thực, song so với yêu cầu đặt ra, năng lực cán bộ LĐ, QL nói chung, năng lực cán bộ UBND cấp xã nói riêng trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: Năng lực giải quyết các mối quan hệ trong hoạt động ccông vụ còn bị chi phối bởi ảnh hưởng của văn hóa địa phương; mối quan hệ họ mạc, làng xóm, quen biết nên làm cho nội bộ của UBND một số ã trên địa bàn huyện chưa thực sự đoàn kết, làm giảm hiệu quả điều hành và làm mất lòng tin của nhân dân. Khoảng cách độ tuổi giữa các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn chênh lệch do thiết chế về công tác cán bộ từ trước để lại; tỉ lệ anh, em dòng họ trong cùng một cơ quan còn cao; trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn, không được đào tạo cơ ản, chủ yếu đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, năng lực của một số cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình nhiệm vụ; việc tiếp cận công nghệ thông tin, quản lý kinh tế, tài chính còn hạn chế; một số cán bộ còn chậm đổi mới về phong cách làm việc, tinh thần tự học tập bồi
  11. 3 ưỡng,… Hạn chế đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của UBND các xã và kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của toàn huyện. Hiện nay, mặc dù có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển KT-XH, nhưng V n Hồ là một huyện vùng sâu, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, trình độ dân trí còn thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, năng lực, hiệu quả hoạt động của cán bộ UBND cấp xã là nhân tố có tính quyết định trực tiếp đến sự ổn định và phát triển KT-XH của địa phương và của tỉnh Sơn La. Để huyện Vân Hồ phát triển thực sự xứng tầm với vai trò, vị thế là huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La với nhiều tiềm năng về du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế, trong những năm qua, nhất là từ Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ huyện đến nay, Huyện ủy Vân Hồ đã tập trung chỉ đạo và dành nhiều công sức cho nhiệm vụ kiện toàn tổ chức bộ máy, n ng cao năng lực cán bộ LĐ, QL, nhất là cán bộ UBND cấp xã thuộc huyện, đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển KT-XH mà nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Chính vì vậy n ng cao năng lực cán bộ UBND cấp ã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược lâu dài mà các ngành các cấp trên địa bàn cả nước nói chung và ở huyện Vân Hồ nói riêng cần tập trung thực hiện, để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn; đồng thời có những giải pháp khoa học nhằm nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn toàn huyện đáp ứng yêu cầu đặt ra, thúc đẩy sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong thời gian tới trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với lý o đó, tác giả lựa chọn đề tài “Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản lý công, với mong muốn góp một phần công sức để làm phong phú hơn về lý luận năng lực của cán bộ UBND cấp ã, cũng như n ng cao hơn nữa năng lực LĐ, QL, điều hành của cán bộ UBND cấp xã của huyện trong thời gian tới.
  12. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Liên quan đến vấn đề năng lực cán bộ nói chung, năng lực cán bộ UBND cấp ã nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bàn đến ở nhiều góc độ, phạm vi rộng, hẹp khác nhau, trong đó có thể khái quát các nhóm công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài; * Nhóm các công trình về năng lực, phát triển, bồi dưỡng năng lực của cán bộ cơ quan hành chính Nguyễn Đức Quyền (2010), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh lạng Sơn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học Viện Khoa học xã hội Việt Nam [43]. Luận án phân tích thực trạng tư uy lý luận của đội ngũ cán ộ chủ chốt chuyện cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ ản để từng ước n ng cao năng lực của đội ngũ cán ộ cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ, công chức. Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 1/2011 [20]. Tác giả đã tập trung làm rõ lý luận về năng lực, cơ sở hình thành năng lực của cán bộ, công chức và đưa ra một số biện pháp để phát triển năng lực phù hợp với môi trường hành chính nhà nước. Bùi Minh Đức (2013), Năng lực và vấn đề phân loại năng lực trong các nghiên cứu hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 306, kỳ 2-3/2013 [15]. Bài viết đề cập đến khái niệm năng lực (những định nghĩa; các quan điểm nghiên cứu trong và ngoài nước về khái niệm năng lực); phân loại năng lực trong các nghiên cứu hiện nay (năng lực chung, năng lực riêng). Lê Quân (2015), Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc: Nghiên cứu điển hình tỉnh Hà Giang, Tạp chí hoa hoc Đại học QGHN, Số 1/2015) [38]. Tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết và mô hình phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công; làm rõ thực trạng phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu
  13. 5 vực hành chính công tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công của tỉnh Hà Giang và vùng Tây Bắc. Nguyễn Hoàng Sơn (2016), Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cán bộ ở các cơ quan hành chính nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Qu n đội nhân dân, Hà Nội [44]. Tác giả đi s u ph n tích các quan điểm cơ bản về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử, nhấn mạnh đào tạo, bồi ưỡng phẩm chất, năng lực cán bộ ở các cơ quan hành chính ở Việt Nam, coi đó là nhiệm vụ cấp bách. Trịnh Văn hánh (2018), Các mô hình năng lực lãnh đạo và vấn đề chuẩn hóa năng lực lãnh đạo, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số tháng 10/2018 [28]. Tác giả giới thiệu các mô hình năng lực của Robert Katz; mô hình kỹ năng lãnh đạo của Mumford, Zaccaro, Harding, Jacobs và Fleishman; mô hình “5 thực tiễn” của Peter Drucker; mô hình khung năng lực lãnh đạo từ thực tiễn các quốc gia phát triển. Trên cơ sở đó chỉ ra vấn đề chuẩn hóa năng lực công chức quản lý, lãnh đạo ở nước ta hiện nay. Nguyễn Hồng Hoàng (2020), Các yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 10/2020 [23]. Trên cơ sở đồng tình với quan niệm về năng lực thực thi công vụ của tác giả Christian Batal (nhà nghiên cứu người Pháp), tác giả đã đi s u ph n tích các khái niệm về kiến thức, kỹ năng hành chính, về năng lực hành vi trong thực thi công vụ. Phạm Đức Toàn (2021), Quản lý công chức theo năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số tháng 4/2021 [46]. Tác giả đưa ra các quan niệm về năng lực, khung năng lực và vị trí việc làm. Chỉ ra tính tất yếu khách quan của đổi mới công tác quản lý công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và đề xuất một số giải pháp áp dụng cách thức quản lý công chức theo năng lực,…
  14. 6 * Nhóm các công trình nghiên cứu năng lực cán bộ UBND cấp huyện, xã Vũ Thúy Hiền (2016), Xác định năng lực của cán bộ UBND cấp xã trong thực thi công vụ, Tạp chí Tổ chức Nhà nước [22]. Trên cơ sở phân tích năng lực cán bộ UBND cấp xã, tác giả đã đưa ra đặc điểm cán bộ UBND cấp xã và những yêu cầu cần có về năng lực của cán bộ UBND cấp xã, bao gồm năng lực chung và năng lực riêng của cán bộ, nhằm góp phần xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đặng Kim Oanh (2017), Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh [36]. Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cán bộ UBND cấp xã; khảo sát thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, nêu rõ những vấn đề đặt ra; đề xuất một số giải pháp nhằm n ng cao năng lực đội ngũ cán ộ ủy ban nhân dân cấp xã, huyện U Minh Thượng, tỉnh iên Giang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Lê Quang Trường (2017), Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Đắk R'lấp tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội [17]. Tác giả đi s u ph n tích cơ sở lý luận về năng lực cán bộ UBND cấp xã, xây dựng khái niệm và làm rõ những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ UBND cấp ã; đánh giá thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã của huyện Đắk R‟Lấp tỉnh Đắk Nông, trong đó nêu lên những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục cũng như ph n tích các nguyên nh n của hạn chế; đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp n ng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã của huyện Đắk R‟Lấp tỉnh Đắk Nông nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
  15. 7 Nguyễn Thu Hương (2018), Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội [25]. Tác giả hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cán bộ UBND cấp xã: khái niệm, đặc điểm; phân tích vị trí, vai trò của cán bộ UBND cấp ã, ác định các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ UBND cấp xã; chỉ rõ sự cần thiết phải n ng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã; phân tích thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai; trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực của cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát; đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi, nhằm nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Nguyễn Việt Phương (2019), Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Thừa Thiên Huế [37]. Tác giả khái quát một số vấn đề lý luận cơ ản về UBND cấp ã và năng lực cán bộ UBND cấp xã; khảo sát, ph n tích và đánh giá thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm n ng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. Lê Thị Diễm Xuân (2019), Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, TP. Hồ Chí Minh [57]. Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cán bộ UBND cấp xã thông qua việc xây dựng khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực cán bộ UBND cấp ã, qua đó ác định tiêu chí đánh giá năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ UBND cấp xã; khảo sát đánh giá thực trạng năng lực của cán bộ là UBND cấp xã huyện Nhà Bè và các hoạt động tạo nên năng lực đó; chỉ ra ưu khuyết điểm và nguyên nh n; đề xuất mục tiêu phương hướng và giải pháp chủ yếu n ng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Nhà Bè trong thời gian tới,…
  16. 8 Trần Thị Mai (2020), Tiêu chí đánh giá năng lực công chức xã, phường, thị trấn ở Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 8 năm 2020 [29]. Bài viết tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực của công chức xã, phường, thị trấn trên cơ sở khái quát hóa các tiêu chí thuộc về nhóm kiến thức, kỹ năng và thái độ của công chức. Các tiêu chí được xác định thông qua việc phân tích, tổng hợp các yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trên đ y là những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan trực tiếp, gián tiến đến đề tài nghiên cứu của tác giải, qua nghiên tác giả nhận thấy: Nhóm các công trình trên đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở, lý luận, về năng lực, phát triển, n ng cao năng lực cán bộ cơ quan hành chính nhà nước nói chung; năng lực n ng cao năng lực HĐND cấp huyện, ã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước. Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Các công trình trên đã nghiên cứu khảo sát, đánh giá giá thực trạng năng lực, phát triển, n ng cao năng lực cán bộ cơ quan hành chính nhà nước nói chung; năng lực n ng cao năng lực UBND cấp huyện, ã, phường, thị trấn. Những đánh giá khảo sát của các công trình trên góp phần cung cấp nguồn số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả. Nhóm các công trình trên đã ác định, mục tiêu, phương hướng bồi ưỡng, phát triển, n ng cao năng lực cho đội ngũ cán ộ nói chung và cán bộ HĐND, UBND cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nhóm công trình cho thấy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực UBND cấp xã thuộc địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Vì vậy, “Năng lực của cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La” mà tác giả lựa chọn nghiên cứu có tính cấp thiết và không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố.
  17. 9 3. Mụ đ v iệm vụ nghiên cứu của luậ vă 3.1. Mục đích: Ph n tích cơ sở lý luận về cán bộ UBND cấp ã và năng lực cán bộ UBND cấp ã; đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán ộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện nay; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong thời gian tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ: - Làm rõ hơn cơ sở lý luận về cán bộ ủy UBND cấp ã và năng lực cán bộ UBND cấp xã; xây dựng các khái niệm, chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực cán bộ UBND cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ UBND cấp xã và xây dựng các tiêu chí cơ ản đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã. - hái quát các điều kiện ảnh hưởng đến năng lực cán bộ UBND cấp xã, Phân tích thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, chỉ rõ ưu, khuyết điểm và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp cơ ản n ng cao năng lực cho cán bộ UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện nay. 4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về năng lực cán bộ UBND cấp xã, tập trung chủ yếu vào đối tượng là CT, PCT UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 4.2. Phạm vi nghiên cứu : - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Có nhiều cách tiếp cận về năng lực, năng lực LĐ, QL; Lu n văn nghiên cứu về năng lực của cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La với những yếu tố cấu thành năng lực của họ theo nội ung chương 1.
  18. 10 Theo Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương 2019 cùng với Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì cán bộ UBND cấp xã gồm chủ tịch và các phó chủ tịch UBND cấp xã. Hai chức anh này là LĐ, QL UBND cấp xã; do vậy, đề tài nghiên cứu về năng lực cán bộ UBND cấp xã sẽ có nhiều nội ung tương đồng với năng lực LĐ, QL của CT và PCT UBND cấp xã. - Giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu là UBND cấp ã trên địa bàn huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La (gồm 14 xã của huyện). Các số liệu điều tra, khảo sát thực trạng giới hạn từ 2017 đến 2022. 5. P ƣơ pháp luận và p ƣơ pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ; các văn bản của Tỉnh ủy tỉnh Sơn La, của huyện ủy huyện Vân Hồ về công tác cán bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản Được sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các tác phẩm, bài báo khoa học, luận văn, luận án có liên quan đến nội dung nghiên cứu; ngoài ra, còn hệ thống văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh Sơn La và huyện Vân Hồ có liên quan đến năng lực cán bộ UBND cấp xã, làm căn cứ cơ sở lý luận chung về nội dung của luận văn. - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những số liệu định lượng và định tính thu được (năng lực cán bộ UBND hiện tại/hiện có), tác giả đối chiếu, so sánh với những quy định pháp lý về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của cán bộ UBND cấp xã (năng lực cần có) để tìm ra những “hẫng hụt” năng lực cán bộ UBND cấp xã cần bổ sung cho số cán bộ này.
  19. 11 - Phương pháp điều tra khảo sát Để hiểu về thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Vân Hồ, tác giả sử dụng 04 mẫu phiếu điều tra xã hội học đối với các nhóm điều tra, tổng cộng có 150 phiếu, cụ thể: * Mẫu phiếu số 1- Dành cho Cán bộ, công chức cấp xã, có 78 phiếu: Đối tượng khảo sát là 78 cán bộ, công chức gồm: CT, các PCT UBND, Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội ở các xã trên địa bàn huyện Vân Hồ, nhằm xác định trình độ, kỹ năng, thái độ, phẩm chất, kết quả hoạt động của các đối tượng này để hiểu thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã hiện nay. * Mẫu phiếu số 2 - Dành cho Công chức các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Vân Hồ, có 21 phiếu. Đối tượng khảo sát là 21 đồng chí cán bộ, công chức các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Vân Hồ, gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Nội vụ; Phòng Lao động - Thương inh và Xã hội; Thanh tra huyện; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Tư pháp; Phòng Giáo ục và Đào tạo; Phòng Dân tộc nhằm để hiểu thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ hiện nay. * Mẫu phiếu số 3- Dành cho Trưởng, Phó trưởng Tiểu khu; Trưởng, Phó trưởng bản, có 24 phiếu. Đối tượng khảo sát là 24 đồng chí Trưởng, Phó trưởng Tiểu khu; Trưởng, Phó trưởng bản, gồm: Tiểu khu Sao Đỏ I, Tiểu khu Sao Đỏ II, Bản Bó Nhàng, Bản Chiềng Đi I, Bản Hua Tạt thuộc xã Vân Hồ; Bản Co Chàm, Bản Lóng Luông, bản Pa Kha thuộc xã Lóng Luông; Tiểu khu Trung Tâm, Bản Dạo thuộc xã Tô Múa; Bản Đoàn ết, Bản Chiềng Khoa thuộc xã Chiềng Khoa nhằm xác định trình độ, thái độ, phẩm chất kết quả hoạt động của các cán bộ UBND xã mình cư trú để hiểu thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ hiện nay.
  20. 12 * Mẫu phiếu số 4- Dành cho nh n n trên địa bàn huyện Vân Hồ, có 27 phiếu. Đối tượng khảo sát là nhân dân cư trú tại địa bàn các xã Vân Hồ, Lóng Luông, Tô Múa, Chiềng Khoa nhằm khảo sát sự hài lòng của một bộ phận người dân đối với cán bộ UBND xã mình cư trú để góp phần đánh giá thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Vân Hồ hiện nay. - Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn sâu là một số chức danh lãnh đạo, quản lý của huyện và một số LĐ, QL cấp phòng và tương đương của huyện nhằm đánh giá thực trạng năng lực LĐ, QL của cán bộ UBND cấp xã, xác định nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã huyện Vân Hồ. Tác giả tiến hành kết hợp cả 3 phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu cấu trúc (theo mẫu bảng hỏi đã có); Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc (xây dựng các câu hỏi trong bảng hỏi linh hoạt nhằm đạt mục đích nghiên cứu, không quá cứng nhắc vào bảng hỏi) và Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc là phương pháp rất tự do trong khi hỏi và trả lời, tác giả căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu để tìm thêm thông tin cần thiết từ người được hỏi nhằm làm rõ thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Vân Hồ cùng với những nhận xét, đánh giá về năng lực này của khách thể nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu sơ cấp thu thập được từ kết quả điều tra, khảo sát. 6. Ý ĩa lý luận và thực tiễn của luận vă 6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ, làm phong phú thêm những vấn đề cơ ản về lý luận liên quan đến năng lực cán bộ UBND cấp xã (những khái niệm, các yếu tố cấu thành, những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cán bộ UBND cấp xã).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2