intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích chung là Xây dựng căn cứ khoa học về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về ngân sách tại địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐÌNH HOÀNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/………… ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐÌNH HOÀNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRANG THỊ TUYẾT THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu khoa học này là độc lập và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 09 năm 2018 Học viên Nguyễn Đình Hoành
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, và Quý thầy cô giáo ở Học viện Hành chính Quốc gia; Quý thầy cô giáo ở Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung đã tạo điều kiện, giúp đỡ và tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trang Thị Tuyết đã khuyến khích, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẽ, quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Đình Hoành
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các biểu bảng, biểu đồ sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NUỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ............................... 8 1.1. Ngân sách Nhà nước................................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước ............................................................ 8 1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước ........................................................ 8 1.1.3. Chức năng của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường .......... 9 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường [18] ......... 9 1.1.5. Hệ thống ngân sách nhà nước ............................................................. 12 1.1.6. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ................................................ 13 1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ................................................. 16 1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách cấp huyện ............................................. 16 1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện . 16 1.2.3. Nguyên tắc cơ bản và nội dung về quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách cấp huyện ..................................................................................... 17 1.2.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách huyện . 26 1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của một số huyện ................. 34 1.3.1. Kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ......................................................... 34 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 35
  6. 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ..................................................................................................... 37 1.3.4. Bài học kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 38 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .............................................. 42 2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước huyện Lệ Thủy .............................................................................. 42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện ............................................................. 42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện ......................................................... 44 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ... 47 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy ngân sách nhà nước cấp huyện ...... 47 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 47 2.2.3. Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính huyện... 50 2.3. Thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 .................................................................................. 52 2.3.1. Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2015 - 2017 ............................. 52 2.3.2. Công tác lập, quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách ............. 56 2.3.3. Công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước ................................ 63 2.3.4. Công tác quyết toán ngân sách huyện Lệ Thủy ................................... 81 2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước ................................ 83 2.4. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2017 ............................................................................ 84 2.4.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 84 2.4.2. Một số hạn chế ................................................................................... 87
  7. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 91 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 94 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH................. 95 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy đến năm 2022 ........ 95 3.1.1. Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ tổng quát ................................. 95 3.1.2. Định hướng quản lý ngân sách nhà nước huyện Lệ Thủy .................. 96 3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước huyện Lệ Thủy... 96 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 -2025......................................................................................... 100 3.2.1. Giải pháp chung................................................................................ 100 3.2.2. Giải pháp cụ thể................................................................................ 101 3.3. Kiến nghị ............................................................................................. 111 3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ ........................................................ 111 3.3.2. Đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình .... 115 3.3.3. Đối với đảng bộ huyện Lệ Thủy ....................................................... 117 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 120 KẾT LUẬN ............................................................................................... 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa HĐND Hội đông nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2015 . 45 Bảng 2.2: Tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách ..................... 54 Bảng 2.3. Tổng hợp dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015-2017 .................................................................................................... 58 Bảng 2.4: Tổng hợp dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015-2017 .................................................................................................... 61 Bảng 2.5: Tổng hợp quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015-2017............................................................................ 66 Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn thu ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017 ............. 69 Bảng 2.7: Tình hình thực hiện chi ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017 .... 73 Bảng 2.8: Cơ cấu chi ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017 ........................ 77 Bảng 2.9: Cân đối thực hiện thu chi ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017 . 80
  10. DANH MỤC HÌNH , CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình ............................................. 42 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống NSNN Việt Nam ................................................. 12 Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính huyện..... 52 Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các ngành huyện Lệ Thủy năm 2015.......................... 45 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017 .................... 70 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017 .................... 78
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, là một khâu trọng yếu trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô nền kinh tế. Hoạt động của NSNN được thể hiện qua việc huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, thực hiện công bằng xã hội, từ đó thúc đẩy nhanh việc phát triển kinh tế. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong đó ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành nên ngân sách Nhà nước, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống ngân sách Nhà nước. Ngân sách huyện là cấp ngân sách trung gian giữa cấp ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn. Vai trò của ngân sách huyện là quản lý và phân phối lại nguồn tài chính của địa phương nhận lại từ ngân sách cấp trên hoặc từ nguồn thu được điều tiết theo quy định phát sinh trên địa bàn, để chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội, An ninh quốc phòng. Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước, đổi mới công tác quản lý thu- chi ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả hơn, nhằm đạt được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Huyện Lệ Thủy là huyện thuần nông của tỉnh Quảng Bình, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế, công tác quản lý ngân sách của huyện đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công 1
  12. tác quản lý ngân sách nhà nước huyện vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như việc lập dự toán ngân sách nhà nước vẫn chưa sát với thực tế; trong quá trình thực hiện quản lý thu, chi NSNN vẫn còn thất thoát do chưa bao quát hết các nguồn thu và khoản chi, chưa có quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai quy định của Nhà nước hoặc chưa tập trung đúng mức về quản lý chi NSNN; công tác thanh tra, kiểm tra còn mang nặng tính hình thức. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra trong công tác quản lý ngân sách huyện càng trở nên cấp bách, do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: "Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài tốt nghiệp luận văn Quản lý công . 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Việc nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như: - “Hoàn thiện phân cấp quản lý thu chi ngân sách Nhà nước đối với chính quyền địa phương qua thực tiễn khảo sát tại tỉnh Quảng Trị” (2007), luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh đã trình bày việc thực hiện phân cấp thu chi NSNN đối với chính quyền địa phương, khảo sát và đánh giá thực tiển công tác này tại tỉnh Quảng Trị, từ đó đã đề ra các nhóm giải pháp hoàn thiện. - “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội)” (2009), Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nguyễn Thị Lệ Thúy. “Giải pháp tăng cường nguồn thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2010) đã đề cập đến thực trạng về thu NSNN tại thành phố Bắc Ninh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách trên địa bàn thành phố. - Tài liệu “Quản lý chi tiêu công”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2
  13. Sự thật, Hà Nội năm 2011 của PGS.TS. Lê Chi Mai đã góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu trong lĩnh vực chi tiêu công với những nội dung cơ bản phục vụ cho công tác quản lý. - Luận án tiến sĩ “nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012. Luận văn đã làm sáng tỏ các lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, cùng với đó là chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, trong việc thực hiện quy trình ngân sách nhà nước, trong thanh tra, kiểm tra. Đồng thời chỉ rõ nguyên nhân để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế đó. - Luận văn thạc sỹ “Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Lê Ngọc Tiền, Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, năm 2012. Luận văn đã nêu lên những bất cập trong khâu lập và phân bổ dự toán; tình trạng thu, chi vẫn còn thất thoát; công tác quyết toán chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế về chuyên môn nên dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình quản lý ngân sách. - Vũ Văn Cương, PGD trung tâm tư vấn PL-HLU (2012), “Đánh giá thực trạng lập, chấp hành, quyết toán NSNN và phương hướng hoàn thiện”. Bài viết đã nêu lên được những ưu điểm, nhược điểm pháp luật về việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật lập, chấp hành và quyết toán NSNN. - “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014). Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 3
  14. - “Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định” luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Hành chính Quốc gia của Lê Kiều Anh (2015). Tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh tại huyện Vụ Bản. - “Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Hành chính Quốc gia của Nguyễn Đức Anh (2015). Luận văn đã khái quát lại những lý luận cơ bản về NSNN, quản lý thu, chi ngân sách đồng thời khảo sát phân tích thực trạng quản lý thu NSNN tại quận Đống Đa từ năm 2012 đến 2014. Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN của quận Đống Đa. - “Quản lý thu ngân sách nhà nước tài thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” (2017), luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Hành chính Quốc gia của tác giả Nguyễn Hồng Đức. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về NSNN, thu NSNN và quản lý thu NSNN. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại thành phố Nha Trang từ năm 2014 đến năm 2016 và chỉ ra những vấn đề bất cập cần xử lý. Cuối cùng tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thành phố Nha Trang, tỉnh KhánhHòa. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, chỉ có báo cáo của huyện về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra, vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của huyện để công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện được tốt hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích: Luận văn có mục đích chung là Xây dựng căn cứ khoa học về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để từ đó đề 4
  15. xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về ngân sách tại địa bàn huyện, tù đó luận văn có các mục đích vụ thể sau đây: - Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về Ngân sách và QLNN về ngân sách. - Xác định căn cứ thực tiễn về Ngân sách và QLNN về Ngân sách tại địa bàn huyện Lệ Thủy và tham khảo các cho các huyện khác. - Nghiên cứu phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 3.2 Nhiệm vụ: - Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý NSNN như: khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, phân cấp quản lý của NSNN. - Hệ thống hóa để tiếp tục hoàn thiện những vấn đề lý luận về quản lý NSNN cấp huyện như: khái niệm, nguyên tắc, nội dung của quản lý NSNN cấp huyện và các nhân tố ảnh hưởng. - Phân tích đánh giá về thực trạng quản lý NSNN huyện Lệ Thủy. Từ đó rút ra những hạn chế và phân tích những hạn chế trong quản lý NSNN huyện Lệ Thủy. - Dự báo những định hướng và đề xuất một số giải pháp về quản lý NSNN huyện Lệ Thủy trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung toàn diện của Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Trong đó Chủ thể Quản lý là chính quyền cấp huyện (Cụ thể là chính quyền huyện Lệ Thủy); Với các nội dung quản lý ngân sách chủ yếu đó là: Lập dự toán ngân sách huyện, chấp hành dự toán 5
  16. ngân sách huyện, quyết toán ngân sách huyện, kiểm tra thanh tra ngân sách huyện. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017 - Phạm vi về không gian: Tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng các nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu, bám sát các đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…để tổng hợp đánh giá một cách toàn diện nhất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn trình bày hệ thống hóa và làm rỏ một số vấn đề cơ bản cơ bản về công tác quản lý NSNN cấp huyện, sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác thu – chi, quyết toán, thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện đó là: Làm rỏ nội dung toàn diện quản lý NSNN cấp huyện, xây dựng các nguyên tắc cơ bản và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NSNN cấp huyện. 6.1. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn hoàn thiện có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý nhà nước ở cấp huyện. Đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. 6
  17. Luận văn hoàn thiện có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên và sinh viên trong các trường đại học thuộc khối kinh tế và chuyên ngành liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu, chữ viết tắt; danh mục các bảng; danh mục các hình vẽ, đồ thị; mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo; phụ lục; nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương đó là: Chương 1: Cơ sở khoa học về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 7
  18. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NUỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1. Ngân sách Nhà nước 1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước Theo Luật NSNN 83/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015, cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước". [1] 1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nên có những đặc điểm chính sau: - Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. - Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. - Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. - Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. 8
  19. 1.1.3. Chức năng của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường Một là, chức năng huy động nguồn lực tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của nhà nước. Đây là chức năng đầu tiên quan trọng nhất của NSNN. Nhà nước ra đời để thực hiện chức năng của mình do vậy phải huy động các nguồn lực tài chính, hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Nhà nước dùng nguồn lực huy động được để chi cho các hoạt động của bộ máy quản lý và đầu tư cho các ngành kinh tế nhằm nuôi dưỡng, củng cố và phát triển nguồn thu. Hai là, chức năng thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước. Việc huy động, phân phối vốn được huy động thực hiện thông qua cân đối các khoản thu – chi của ngân sách, do vậy đảm bảo chức năng cân đối tài chính quốc gia và tài chính của các khu vực. Ba là, chức năng giám đốc: hoạt động của ngân sách Nhà nước rất đa dạng và phong phú, thông qua nó, Nhà nước kiểm soát được mọi hoạt động kinh tế xã hội. Tất cả mọi doanh nghiệp và dân cư đều có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước trong quá trình huy động và phân phối vốn. Để huy động và phân phối vốn, Nhà nước phải đưa vào pháp luật tiêu chuẩn, định mức và dự toán. Đồng thời trong quá trình đó Nhà nước cũng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của mình. 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường [18] * NSNN điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển Ngân sách là nguồn lực tài chính để Nhà nước sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng cung ứng; trong khi đây lại là những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu cần thiết của xã hội. Thông qua NSNN, Nhà nước định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước cả về cơ cấu ngành. * NSNN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Nền kinh tế thị trường có những ưu điểm nhất định, nhưng nó cũng luôn 9
  20. chứa đựng khuyết tật mà không thể tự sửa chữa; đặc biệt là về mặt xã hội như: bất bình đẳng về thu nhập, sự chênh lệch về mức sống, tai tệ nạn xã hội, Do đó, Nhà nước phải khắc phục các khuyết tật này của thị trường, đảm bảo phát triển bền vững. Một mâu thuẫn gay gắt đang nảy sinh trong thời đại hiện nay là mâu thuẫn giữa tính nhân đạo xã hội mà mỗi Nhà nước, mỗi cá nhân cần vươn tới và quy luật khắt khe của nền kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách phân phối hợp lý thu nhập của toàn xã hội, chính sách đó vừa phải khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảo tính công bằng xã hội một cách hợp lý. Bằng việc sử dụng công cụ NSNN, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi tiêu ngân sách, Chính phủ đã giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước, cụ thể: Thông qua thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước thực hiện điều tiết một phần thu nhập của những người giàu, để đảm bảo mức tiêu dùng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập. Với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh thuế giá trị gia tăng với thuế suất cao đối với các mặt hàng xa xỉ, các loại dịch vụ cao cấp, Nhà nước có thể điều tiết một phần thu nhập của những người giàu có (đối tượng sử dụng các loại hàng hoá cao cấp này). Thông qua các khoản chi an sinh xã hội, tài trợ cho các chương trình (chương trình giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội,), chi trợ cấp trợ giá các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước), đảm bảo cung ứng các dịch vụ, hàng hoá công cộng (giáo dục, y tế, văn hoá,), NSNN như một trung tâm phân phối lại thu nhập, nhằm chuyển bớt một phần thu nhập từ các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những người nghèo. * NSNN góp phần ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2