intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathun Phoen

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN của huyện Phathun Phoen, hƣớng đến muc tiêu hiệu quả, tiết kiệm, khuyến khích sản xuất kinh doanh và thúc đẩy phát triển KTXH của huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathun Phoen

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUNMARLA KONGKEO QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHATHUMPHONE, TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUNMARLA KONGKEO QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHATHUMPHONE, TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8.34.04.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THÙY NHI HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề tài nghiên cứu một cách độc lập, không có sự sao chép nguyên văn kết quả của những công trình nghiên cứu đã công bố về lĩnh vực này. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày tháng năm 2020 Học viên Lunmarla KongKeo
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận đƣợc sự động viên, hƣớng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các Thầy giáo, Cô giáo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, các Khoa chuyên môn. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan tôi đang công tác, gia đình, bạn bè, tập thể lớp Cao học HC22.B9 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt tôi trân trọng gửi lời biết ơn đến TS. Bùi Thị Thùy Nhi, giáo viên hƣớng dẫn đã dành nhiều thời gian và trí tuệ trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lunmarla Kongkeo
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế xã hội NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách nhà nƣớc NSTW Ngân sách Trung ƣơng NSĐP Ngân sách địa phƣơng ODA Viện trợ phát triển chính thức PPP Hợp tác giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân QLNN Quản lý nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân
  6. MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục bảng Danh mục hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ 9 NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 1.1. Những vấn đề cơ bản về NSNN cấp huyện 9 1.1.1. Khái niệm NSNN cấp huyện 9 1.1.2. Đặc điểm NSNN cấp huyện 13 1.1.3. Vai trò của ngân sách huyện đối với sự phát triển KTXH 14 của địa phƣơng 1.1.4. Hệ thống NSNN ở nƣớc CHDCND Lào 15 1.2. Quản lý NSNN cấp huyện 17 1.2.1. Khái niệm quản lý NSNN cấp huyện 17 1.2.2. Mục tiêu quản lý NSNN huyện 18 1.2.3. Nguyên tắc quản lý NSNN huyện 18 1.2.4. Bộ máy quản lý NSNN huyện 20 1.2.5. Nội dung quản lý NSNN cấp huyện 21 1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN cấp huyện 29 1.3. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại một số địa phƣơng ở 31 Lào và Việt Nam – bài học tham khảo cho huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak, Lào 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện MounLa PaMouk, 31 tỉnh Champasak, Lào 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Pakse, tỉnh 31
  7. Champasak, Lào 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Saysettha, Thủ đô 33 Viêng Chăn, Lào 1.3.4. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở huyện Mƣờng Khƣơng, 34 tỉnh Lào Cai, Việt Nam 1.3.5. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Ninh Giang, tỉnh 36 Hải Dƣơng, Việt Nam 1.3.6. Những bài học kinh nghiệm cho huyện Phathum Phone, 37 tỉnh Champasak, nƣớc CHDCND Lào TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 39 HUYỆN PHATHUM PHONE, TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO 2.1. Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh 39 tế - xã hội, bộ máy quản lý NSNN của huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên 39 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính huyện Phathum Phone 40 2.1.4. Bộ máy quản lý NSNN của huyện Phathum Phone 42 2.2. Thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa bàn 45 huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch 45 NSNN trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán NSNN trên địa 49 bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak
  8. 2.2.3. Thực trạng công tác quyết toán NSNN trên địa bàn 60 huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà 64 nƣớc huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.3. Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại 66 huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 66 2.3.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại 68 2.3.3. Một số nguyên nhân dẫn tới các bất cập trong quản lý 71 ngân sách ở huyện Phathum Phone TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 72 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN 73 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN PHATHUN PHONE, TỈNH CHAMPASAK 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 73 Champasack 3.2. Quan điểm về tăng cƣờng công tác quản lý NSNN cấp 74 huyện tại huyện Phathun Phone, tỉnh Champasak 3.3. Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý 75 NSNN cấp huyện tại huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 3.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân 77 sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 3.4.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý NSNN cấp huyện của 77 huyện Phathum Phone
  9. 3.4.2. Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán ngân sách 79 huyện Phathum Phone 3.4.3. Nâng cao chất lƣợng công tác chấp hành dự toán huyện 81 Phathum Phone 3.4.4. Chú trọng chất lƣợng công tác quyết toán NSNN 85 3.4.5. Tăng cƣờng công khai ngân sách nhà nƣớc huyện 85 3.4.6. Hoàn thiện hệ thống thu NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc 86 3.4.7. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng và xử lý kịp 88 thời vi phạm trong quản lý NSNN 3.4.8. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò của 91 công tác thu chi ngân sách huyện 3.5. Một số đề xuât, kiến nghị 91 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 93 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1 Dự toán thu ngân sách Huyện Phathum Phone 46 Bảng 2.2 Dự toán chi ngân sách Huyện Phathum Phone 48 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp thực hiện thu NSNN cấp huyện trên 52 địa bàn huyện Phathum Phone Bảng 2.4 Tỷ trọng các khoản thu NSNN cấp huyện thực hiện 54 trên địa bàn huyện Phathum Phone Bảng 2.5 Bảng tổng hợp thực hiện chi NSNN cấp huyện trên 57 địa bàn huyện Phathum Phone Bảng 2.6 Tỷ trọng các khoản chi NSNN cấp huyện thực hiện 60 trên địa bàn huyện Phathum Phone Bảng 2.7 Cân đối ngân sách nhà nƣớc huyện Phathum Phone 64 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1 Hệ thống ngân sách Nhà nƣớc nƣớc CHDCND Lào 1 Hình 1.2 Bộ máy quản lý ngân sách huyện 20 Hình 1.3 Chu trình ngân sách nhà nƣớc huyện 24 Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Champasak, nƣớc CHDCND Lào 39 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Phathum 41 Phone, tỉnh Champasak
  11. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định. NSNN là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nƣớc, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc, đồng thời NSNN là công cụ tài chính để Nhà nƣớc điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Lào là một quốc gia đa sắc tộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phƣơng chƣa đồng đều. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (Đại hội IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1986), đến nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề quản lý NSNN của Lào vẫn chƣa đƣợc chú trọng triển khai. Điều này dẫn tới tình trạng một số địa phƣơng bị bội chi NSNN lớn, phải tìm các biện pháp để bù đắp bội chi và trợ cấp NSNN cho các địa phƣơng gặp khó khăn. Huyện (trong tiếng Lào gọi là muang) là đơn vị hành chính cấp 2 ở địa phƣơng và ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Việc tổ chức, quản lý hiệu quả ngân sách cấp huyện sẽ góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết đƣợc những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn huyện. Huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh, với hơn 65 ngàn ngƣời dân, thu nhập bình quân năm 2019 là 1.335 USD/ngƣời. Kinh tế của huyện chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, chiếm hơn 60% tổng thu nhập của toàn huyện. Những năm gần đây, công tác quản lý NSNN tại huyện Phanthum Phone đƣợc thực hiện theo Luật NSNN của nƣớc CHDCND lào năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2015. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số bất
  12. 2 cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhƣ: Công tác lập dự toán còn yếu kém, còn nhiều lần phải bổ sung, điều chỉnh, gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán đƣợc duyệt; việc chấp hành dự toán còn nhiều tồn tại, quản lý thu NSNN còn nhiều kẽ hở, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là còn nhiều lãng phí thất thoát trong chi tiêu ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức.... Vì vậy, tăng cƣờng công tác quản lý NSNN của huyện là một nhiệm vụ bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiền, tài sản của Nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện và tỉnh Champasack nói chung. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phone, tỉnh Champasack" làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý NSNN là một đề tài phổ biến, thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều chuyên gia, học giả và các nhà nghiên cứu. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý NSNN từ quy mô cấp quốc gia cho đến NSNN cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã... cả ở Việt Nam và Lào. Học viên đã tìm hiểu, tham khảo một số tài liệu có liên quan dƣới đây trong quá trình nghiên cứu luận văn nhƣ: 2.1. Các nghiên cứu về quản lý NSNN tại nước CHDCND Lào Luận án tiến sĩ của Phô Thi San Sa May (2014) với chủ đề “Quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, trong đó tác giả đã tập trung phân tích tình hình thực hiện đầu tƣ phát triển cũng nhƣ thực trạng quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ phát triển ơ tỉnh Sa La Văn; từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc tỉnh Sa La Văn nƣớc CHDCND Lào. Mặc dù, phạm vi nghiên cứu của luận án này là cấp tỉnh và chủ yếu liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ phát triển – một phần trong vốn NSNN, song phƣơng pháp luận
  13. 3 và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc vận dụng trong luận án này đã giúp tác giả sử dụng có hiệu quả vào trong nghiên cứu của mình. Tạp chí tài chính của Việt Nam số tháng 11/2018 có đăng bài nghiên cứu: “Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” của tác giả Phokham Sayasone. Bài viết đã hệ thống lại các quy định của Pháp luật nƣớc CHDCND Lào về quản lý và sử dụng NSNN nhƣ: (1) Các quy định về chủ thể quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc; (2) Quy định về phƣơng thức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc; và (3) Những quy định về bảo đảm hiệu quả trong thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc… Tác giả cũng khẳng định rằng, trong hoạt động tổ chức quản lý và sử dụng NSNN ở CHDCND Lào hiện nay, vấn đề bức xúc đặt ra là các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng NSNN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, có lúc có nơi còn biểu hiện hời hợt, nể nang, “dĩ hòa vi quý”, thiếu nghiêm minh… Luận văn thạc sĩ của Khetlivone Touphaythoune (2009) về đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Kaysone Phomvihan tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào” đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Kaysone Phomvihan tỉnh Savannakhet nƣớc CHDCND Lào. Các giải pháp đƣa ra chủ yếu liên quan đến công tác chi NSNN cấp huyện mà chƣa đề cập tới công tác thu NSNN cấp huyện, một trong những nội dung rất quan trọng của quản lý NSNN cấp huyện. 2.2. Các nghiên cứu về quản lý NSNN tại Việt Nam Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về "Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên" (2014), của tác giả Vũ Thành Nam. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện; thông qua nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý NSNN tại thành phố Hƣng Yên và huyện Khoái Châu, tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế cần
  14. 4 khắc phục nhƣ vấn đề mất cân đối trong nội dung thu ngân sách và tình trạng nguồn thu ngân sách phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu không ổn định là tiền sử dụng đất. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2020”, tác giả Tô Thiện Hiền (2012) tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ ra đƣợc bản chất cũng nhƣ ý nghĩa về mặt lý luận của công tác quản lý NSNN cấp tỉnh và phân tích thực trạng quản lý ngân sách tại tỉnh An Giang để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp. Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công: “Quản lý ngân sách nhà nước ở Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa”, tác giả Bùi Thị Minh Thúy (2014), Học viện Hành chính Quôc gia đã đề cập công tác quản lý NSNN ở cấp huyện của tỉnh Thanh hóa qua việc đi sâu phân tích chi tiết từng khoản thu - chi ngân sách tại địa phƣơng để đƣa ra đƣợc những giải pháp phù hợp. Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công: “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương”, Vũ Thị Thuận (2014), Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã đề cập tới công tác quản lý ngân sách ở cấp huyện ở tỉnh Hải Dƣơng thông qua nghiên cứu điển hình huyện Cẩm Giàng. Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động quản lý thu và chi ngân sách của chính quyền cấp huyện theo chu trình ngân sách, đồng thời làm đƣợc vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách. Luận văn thạc sỹ quản lý công: “Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang”, Nguyễn Thị Thùy Nhung (2015) tại Học viện hành chính Quốc gia. Cũng tƣơng tự nhƣ các luận văn khác, tác giả đã đƣa ra đƣợc hệ thống lý luận rõ ràng cũng nhƣ thực trạng công tác quản lý ngân sách ở cấp huyện của tỉnh Hải Dƣơng, phân tích đặc điểm tình hình KTXH của huyện tác động đến hoạt động quản lý, ngoài ra, làm rõ phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp ngân sách tại địa phƣơng và đề cao vai trò của công tác thnah kiểm tra trong quản lý ngân sách.
  15. 5 Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu và bài viết khác về quản lý NSNN ở cấp vĩ mô hoặc trên phạm vi một tỉnh, thành phố, huyện và xã. Các công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý NSNN; khía cạnh về ban hành Luật pháp, chính sách, chế độ về NSNN, về chu trình ngân sách nhà nƣớc, về hoạt động quản lý thu chi, về thanh tra, kiểm tra và kiểm toán việc thực hiện NSNN. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên đều đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN bao gồm quản lý thu, chi ngân sách, phân cấp ngân sách, chu trình NSNN… ở từng địa phƣơng nhất định, trên pham vi cấp tỉnh hay cấp huyện. Mặc dù cùng tuân thủ hệ thống pháp luật về NSNN của Lào hay của Việt Nam, song mỗi địa phƣơng đều có những đặc điểm, đặc thù khác nhau và kết quả của công tác quản lý NSNN phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện KTXH của từng địa phƣơng… Cho đến thời điểm hiện tại, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý NSNN tại huyện Phathun Phoen, qua đó đƣa ra những giải pháp khả thi cho công tác quản lý NSNN tại huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của huyện và phù hợp với cơ chế quản lý chung của nƣớc CHDCND Lào trong trong bối cảnh hiện nay. Điều đó thúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathun Phoen” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN của huyện Phathun Phoen, hƣớng đến muc tiêu hiệu quả, tiết kiệm, khuyến khích sản xuất kinh doanh và thúc đẩy phát triển KTXH của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết đƣợc mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn cần thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính:
  16. 6 - Hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý NSNN cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện Phathun Phoen trong giai đoạn 3 năm 2016-2019, Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý NSNN tại huyện và nhận diện những nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó. - Trên cớ sở những định hƣớng và quan điểm của Nhà nƣớc, của tỉnh, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại Huyện Phathun Phoen trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý NSNN cấp huyện. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý NSNN cấp huyện của các cơ quan chính quyền ở cấp huyện. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý NSNN trên địa bàn huyện Phathun Phoen. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian 2016-2019, tính từ thời điểm Luật NSNN năm 2015 của nƣớc CHDCND Lào bắt đầu có hiệu lực. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhƣ phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và so sánh đối chiếu… - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn nhƣ phƣơng pháp quan sát, tổng hợp rút kinh nghiệm…
  17. 7 Bên cạnh đó luận văn đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố, cùng các số liệu do các cơ quan hữu quan công bố. Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Lào liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách. Số liệu sử dụng đƣợc thu thập từ các số liệu thống kê, báo cáo tài chính, các biểu mẫu báo cáo theo các năm của phòng Tài chính huyện; các Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện; các quyết định của UBND tỉnh, huyện và các số liệu khác… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài luận văn Dựa trên nghiên cứu lý thuyết chung về NSNN, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý NSNN cấp huyện, sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện, qua đó tổng hợp hệ thống các quy định cụ thể của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng về công tác quản lý NSNN. ngân sách huyện Phathum Phone giai đoạn 2016 – 2019 . 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận văn Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Phathum Phone trong giai đoạn 2016-2019, so sánh với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành và thực tiễn phát triển KTXH của huyện Phathum Phone, luận văn đã xây dựng một hệ thống giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác này trên địa bàn huyện Phathum Phone. Ngoài ra, thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý ngân sách cấp huyện trong quá trình nghiên cứu hoặc thực thi nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thu chi ngân sách. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
  18. 8 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện. Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại Huyện Phathum Phone, huyện Champasak, nƣớc CHDCND Lào Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại Huyện Phathum Phone, huyện Champasak, nƣớc CHDCND Lào
  19. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1 . Những vấn đề cơ bản ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước cấp huyện Trong lịch sử, thuật ngữ NSNN xuất hiện khi nhà nƣớc đã phát triển đến một giai đoạn nhất định mà ở đó sự phân biệt giữa tài chính công và tài chính tƣ, trong đó tài chính công đã trở nên cần thiết nhƣ một nhu cầu thiết yếu. NSNN là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ và đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ thực hiện các chức năng của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, NSNN – với ý nghĩa là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nƣớc, ra đời từ rất sớm gắn liền với sự hình thành của nhà nƣớc. Thuật ngữ NSNN đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia. Trên thực tế, nhiều định nghĩa về NSNN đã đƣợc đƣa ra tùy thuộc vào các góc độ xem xét khác nhau: * Định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế - Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì NSNN là một văn kiện tài chính trong đó mô tả các khoản thu, chi của chính phủ đƣợc thiết lập hàng năm. - Từ điển bách khoa toàn thƣ về kinh tế của Pháp định nghĩa: “NSNN là văn kiện đƣợc Nghị viện hoặc hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các nghiệp vụ tài chính của khu vực công đƣợc dự kiến và cho phép”. - Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện nghiên cứu Tài chính cho rằng: “Ngân sách đƣợc hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (thu tiền vào) và chỉ tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định
  20. 10 (thƣờng là một năm)”. - Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ (Đại học Kinh tế quốc dân – 2016): “NSNN là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử. NSNN đƣợc đặc trƣng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”. - Giáo trình Quản lý tài chính công (Học viện Tài chính – 2009): “NSNN là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính đƣợc huy động cho Nhà nƣớc và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc do Hiến pháp quy định”. Từ những định nghĩa trên có thể thấy NSNN, trƣớc hết là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học. Xét từ góc độ này, NSNN đƣợc hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, đƣợc cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thƣờng là một năm. Từ những định nghĩa này cho thấy NSNN chứa đựng hai yếu tố: Một là, NSNN là bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia. Do đó phải đƣợc quốc hội, với tƣ cách là ngƣời đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trƣớc khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế. Hơn thế nữa, quốc hội còn là ngƣời giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyết toán ngân sách hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách đã kết thúc. Hai là, NSNN chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn một năm 12 tháng. Khoảng thời gian này đƣợc pháp luật quy định nhằm giới hạn rõ thời gian thực hiện bản dự toán NSNN và đƣợc gọi là “năm ngân sách” hay “tài khóa”, thực chất là niên độ ngân sách. Ở nƣớc CHDCND Lào, việc soạn thảo dự toán NSNN hàng năm đƣợc chủ trì bởi Bộ tài chính cùng sự phối hợp, hỗ trợ của một số cơ quan nhà nƣớc khác có liên quan nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng nhà nƣớc Lào, Ủy ban Kế hoạch, Tài chính và Kiểm toán của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2