intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các trung tâm này trên địa bàn thành phố Hà Nội để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trung tâm này trên địa bàn thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH TÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH TÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công. Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ MINH HÀ NỘI, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong nghiên cứu nào khác.
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân thành nhất đến TS Đặng Thị Minh – người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn với đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Tôi xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia nói chung và quý thầy cô Khoa Sau đại học nói riêng đã tận tình trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quan trọng trong quá trình theo học chương trình Thạc sĩ Quản lý công tại Học viện. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân đã cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực để tôi hoàn thành tốt công trình khoa học này. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội NCT Người cao tuổi QLNN Quản lý nhà nước TTCS Trung tâm chăm sóc TTCSNCT Trung tâm chăm sóc người cao tuổi UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số lượng NCT sử dụng dịch vụ qua các năm từ năm 2000 – 2017 tại cơ sở Bách Niên Thiên Đức ....................................................................... 56 Biểu đồ 3.1: Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam 2009-2049 ..................... 88
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI .......................... 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu ............. 11 1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của người cao tuổi ...................... 11 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi .................................................................................................... 18 1.2. Vai trò và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi ............................................................................ 21 1.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi .......................................................................................... 21 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi .......................................................................................... 23 1.3. Nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi ............................................................................................ 25 1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật để quản lý các trung tâm chăm sóc người cao tuổi ......................................................... 25 1.3.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.......................................................................... 26 1.3.3. Đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển các trung tâm chăm sóc người cao tuổi .................................................................. 27 1.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi .......................................................................................... 28 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi ................................................................................... 28 1.4. Yếu tố tác động tới hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi .................................................................... 29
  7. 1.4.1. Quan điểm chính trị....................................................................... 29 1.4.2. Chính sách, pháp luật .................................................................... 30 1.4.3. Nguồn lực tài chính ....................................................................... 31 1.4.4. Năng lực, trình độ của dội ngũ cán bộ công chức ........................ 32 1.4.5. Nhận thức của xã hội..................................................................... 33 1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi ...................................... 34 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................... 34 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................. 39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 42 2.1. Khái quát chung về các đặc điểm kinh tế, văn hóa và dân cƣ của thành phố Hà Nội ...................................................................................... 42 2.1.1. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 42 2.1.2. Đặc điểm văn hoá .......................................................................... 44 2.1.3. Đặc điểm dân cư............................................................................ 45 2.1.4. Tác động của các đặc điểm kinh tế xã hội tới sự phát triển của các trung tâm chăm sóc người cao tuổi ......................................................... 47 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................... 48 2.2.1. Một số mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................... 48 2.2.2. Thực trạng hoạt động của các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Thành Phố Hà Nội............................................................... 54 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................ 57 2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật ........................................................................................................... 57 2.3.2. Hoạt động quản lý, cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.......................................................................... 63 2.3.3. Thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển trung tâm chăm sóc người cao tuổi .......................................................................................... 69
  8. 2.3.4. Huy động các nguồn lực xã hội .................................................... 73 2.3.5. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..................................... 75 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi .................................................................. 77 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................ 79 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 79 2.4.2. Hạn chế.......................................................................................... 80 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 83 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 85 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................... 86 3.1. Quan điểm, định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc đối với bảo vệ, chăm sóc ngƣời cao tuổi và phát triển các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi ....................................................................................................... 86 3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 86 3.1.2. Định hướng ................................................................................... 87 3.2. Định hƣớng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 89 3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội .............. 92 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật .................................. 92 3.3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan .................................................................................. 94 3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội ...... 96 3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ............................. 97 3.3.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ..................................................... 98 3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi .................................................................................................... 99 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ. Từ năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức là, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có từ 2 người trở lên trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi). Với cơ cấu dân số này, là cơ hội “vàng” để nước ta có được lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010 - 2020. Tuy nhiên, sau giai đoạn dân số “vàng” sẽ bước sang giai đoạn dân số “già”. Điều đáng nói là, Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới, sẽ chỉ mất không tới 20 năm, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỉ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21 triệu người cao tuổi, đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số. Đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi. Trước thách thức của già hóa dân số, việc tái phân bổ nguồn lực tài chính giữa các thế hệ, giữa các nhóm dân cư, đảm bảo thu nhập, phúc lợi và ASXH cho dân số già là vấn đề cần được đặt ra và điều này trước hết cần được quy định bằng pháp luật, chính sách. Nhiều vấn đề chưa được chuẩn bị và chưa sẵn sàng cho xu hướng biến đổi dân số này, đặc biệt từ góc độ trợ giúp xã hội. Như nhiều nghiên cứu đã cho thấy, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn các quốc gia khác trong khu vực như Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng cùng với tuổi thị được cải thiện đáng kể khiến cho quá trình già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác. Thách thức già hóa dân số ở 1
  10. Việt Nam, diễn ra ở các lứa tuổi già và đặc biệt tăng tốc kể từ những thập niên của thế kỷ 21. Số NCT tăng nhanh sẽ cần một nhóm người đáng kể hỗ trợ cho NCT đảm bảo sinh hoạt bình thường. Đạo lý “Kính già” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, được coi là một trong những giá trị văn hoá truyển thống và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Song trên thực tế do số lao động kiếm sống đã và đang chiếm phần lớn số thành viên của các gia đình nên việc thực hiện đạo lý ấy đang bị sao nhãng và ít được quan tâm như trước. Chính vì thế, gần đây, ở nước ta cũng có nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc NCT được hình thành và hoạt động; đặc biệt là các mô hình do tư nhân đứng ra thành lập bước đầu đã đạt được những thành công nhất định góp phần thực hiện các chính sách ASXH của nhà nước. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý xã hội,truyền thống văn hóa dân tộc nên vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh vấn đề này. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước, phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố Hà Nội ngày càng nâng cao, điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn nên tuổi thọ ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhà nước ngày càng quan tâm và đã đầu tư xây dựng các mô hình tuy nhiên vẫn không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người cao tuổi. Do đó, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia xây dựng các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn. Đến nay đã xuất hiện một số mô hình TTCSNCT do tư nhân quản lý đã được hình thành tuy nhiên chưa có sự quan tâm và điều tiết của nhà nước và thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng. Vì vậy bên cạnh một số mô hình hoạt động tốt, có hiệu quả thì vẫn tồn tại mô hình hoạt động không ngoài mục đích thu lợi nhuận. 2
  11. Việc tiếp nhận NCT vào sống trong TTCSNCT tư nhân hiện nay quá thông thoáng, nhiều khi chỉ cần có sự thỏa thuận giữa gia đình và trung tâm, bỏ qua cả sự đồng ý của chính bản thân NCT. Điều này vô hình chung đã làm sai với luật NCT và có thể là điều kiện cho những người con hư dễ dàng chối bỏ bố mẹ, không làm tròn trách nhiệm và bổn phận làm con của mình. Chất lượng dịch vụ của các trung tâm hiện nay đa phần chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các cụ về mô hình dưỡng lão lý tưởng. Do không được nhà nước quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện ưu tiên bất cứ điều gì cho nên các trung tâm hiện nay hoạt động còn rất khó khăn. Nguồn kinh phí chủ yếu có được là do đóng góp của các gia đình, hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi nên họ không đầu tư vốn và mặt bằng. Vì vậy, trung tâm thường hẹp, ít có chỗ vui chơi ngoài trời cho các cụ và cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều. Từ lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội” để triển khai luận văn thạc sĩ quản lý công để có thể đề xuất những biện pháp hữu hiệu về quản lý nhà nước (QLNN), thúc đẩy sự phát triển đối với các loại hình dịch vụ này, tăng cường chất lượng dịch vụ, xã hội hóa và huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng, xã hội đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT. 2. Tình hình nghiên cứu * Các nước trên thế giới: Ở châu Âu, những nghiên cứu về NCT được tiến hành từ những năm 1800 với những đề tài như: “Quà tặng các cụ già, bàn về biện pháp để kéo dài cuộc sống”, M.J.Tenon, 1815; Bàn về tuổi thọ loài người và về lượng sống trên thế giới”, P.Fluorons, 1860; “Tuổi già xanh tươi”, Alexanho, 1919. Những nghiên cứu này cũng tiến hành điều tra về thực trạng cuộc sống của NCT và tình trạng sức khỏe của họ, từ đó đưa ra những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho NCT để kéo dài tuổi thọ cũng như giúp NCT có được cuộc sống thoải mái hơn. 3
  12. Để hỗ trợ cho gia đình chăm sóc NCT, Chính phủ nhiều nước đã có chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc NCT ngoài gia đình. Ở Trung Quốc, nhà nước có nhiều loại hình chăm sóc NCT ngoài gia đình với các hình thức đầu tư khác nhau: Loại hình viện dưỡng lão 100% vốn nhà nước đầu tư được dành riêng cho cán bộ về hưu. Loại hình viện dưỡng lão liên kết giữa nhà nước và nhân dân tham gia: lấy thu bù chi, phần còn thiếu nhà nước bù, dành cho các đối tượng tuổi từ 50 trở lên. Loại hình 100% vốn tư nhân thì kết hợp như một khu phố giành cho NCT, có bán hoặc cho thuê phòng ở, có bệnh viện, nhà hàng, chỗ chơi và chỗ học. Những người sức khoẻ yếu có thể thuê hộ lý riêng giúp việc trong phòng. Ở Singapore, theo The Straits Times, từ những năm 1980, Chính phủ Singapore đã quan tâm đến vấn đề già hoá dân số với những chính sách mở rộng chương trình giáo dục cộng đồng về NCT, giao đất cho các tổ chức phi chính phủ để xây dựng nhà ở cho NCT, nghiên cứu tính khả thi của việc cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ tại gia đình cho NCT ốm yếu, giảm thuế thu nhập cho nhân viên chăm sóc NCT. Chính phủ cho rằng hình thành các TTCS theo ngày là giải pháp tốt hơn cho sự bảo đảm ASXH cho NCT. Ở Malaisia, để đối phó với tình trạng suy giảm gia đình mở rộng, nhà nước thực hiện giải pháp chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng để có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc của một số lượng lớn NCT không có khả năng sử dụng dịch vụ có trả tiền để thuê chăm sóc hoặc không có điều kiện được chăm sóc ở các nhà dưỡng lão của nhà nước. Ở Hàn Quốc, mặc dù nhà nước có chủ trương xây nhà dưỡng lão cho NCT từ năm 1981. Tuy nhiên, cho đến năm 1985, Hàn Quốc vẫn chưa có nhà dưỡng lão chính thức nào. Năm 1989 và năm 1993, Luật phúc lợi của NCT 4
  13. được sửa đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NCT vốn ngày càng trở nên đa dạng. Theo đó, các dịch vụ như dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà và tại cộng đồng bắt đầu thu hút được sự quan tâm của xã hội. Các dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng bao gồm: chăm sóc tại nhà theo ngày, trợ giúp các công việc tại nhà, chăm sóc tại nhà trong một thời gian ngắn theo yêu cầu. Nhật Bản là quốc gia có hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng rất phát triển, bao gồm dịch vụ tại cơ sở và dịch vụ tại nhà. Trong dịch vụ tại cơ sở có “ nhà dưỡng lão đặc biệt” sử dụng cho NCT có mức độ lão hoá cao, bị khuyết tật, sa sút về trí tuệ. Dịch vụ tại nhà được nhà nước đặc biệt quan tâm vì nó đáp ứng nhu cầu được sống tại nhà của NCT và không tốn chi phí để thiết lập cơ sở vận hành. Dịch vụ tại nhà bao gồm các hình thức: hỗ trợ tư vấn và dịch vụ chăm sóc trực tiếp. Trong dịch vụ chăm sóc trực tiếp có hai loại: dịch vụ đi đến cơ sở để được chăm sóc và dịch vụ chăm sóc tại nhà. * Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam : Ở Việt Nam, những nghiên cứu xã hội học về NCT mới chỉ được bắt đầu vào những năm 1990 khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường và khi tỷ lệ NCT trong dân số có xu hướng tăng nhanh. Các cuộc điều tra nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những nội dung như: quy mô dân số NCT; cơ cấu dân số NCT; về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, mức sống của NCT; chăm sóc sức khoẻ NCT; phát huy vai trò của NCT. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách xã hội đối với NCT. Đáng chú ý là các công trình sau đây: Nghiên cứu điều tra thực trạng thu nhập và mức sống NCT Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra thực trạng thu nhập và mức sống của NCT cả nước. Nghiên cứu này cho thấy mức sống và thu nhập của NCT còn thấp, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao mức sống cho NCT 5
  14. Nghiên cứu “Thực trạng đời sống của NCT từ 80 trở lên” của tác giả Nguyễn Thế Huệ. Nghiên cứu là kết quả dự án nghiên cứu viện nghiên cứu NCT Việt Nam phối hợp với hội NCT Việt Nam tiến hành . Nội dung chính đề cập đến thực trạng dời sống NCT từ 80 trở lên như mức thu nhập, mức độ tham gia bảo hiểm, chế độ của NCT, trợ giúp khi ốm đau [21]. Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng. Cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu NCT do Tiến sĩ Nguyễn Thế Hệ chủ biên. Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát đời sống NCT tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 NCT, các thông tin thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò NCT tại địa phương. Trong cuốn "NCT và các mô hình chăm sóc NCT ở Việt Nam" một công trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 – 2009. Đây là tập hợp nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT, người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT, cán bộ địa phương và cộng đồng. Bên cạnh đó Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển còn tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu hơn thông qua quá trình khảo sát các mô hình chăm sóc NCT tại Huế và Hà Nội, trong đó đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi và tọa đàm với đại diện các nhóm xã hội khác nhau, nhằm hoàn thành tốt nhất cho cuộc nghiên cứu. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, NCT không còn là một vấn đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu văn hóa thì quan tâm và nghiên cứu NCT là một 6
  15. nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều loại hình Dịch vụ chăm sóc NCT được hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mô hình tư nhân, liên kết...đang phát triển khá mạnh tuy nhiên còn chưa có đầu tư hoặc chưa có sự quan tâm của các cấp. Nghiên cứu “Gia đình với NCT” do nhóm tác giả thuộc vụ gia đình - Bộ văn hóa, thể thao và du lịch xây dựng tài liệu giáo dục đời sống gia đình phần 5 (NXB văn hóa thông tin, 2010). Trong nghiên cứu có phần nhắn mạnh đến vai trò của NCT trong gia đình, trách nhiệm của NCT đối với con cháu. “ NCT có những ưu, nhược điểm mà người trẻ không thể có đó là kinh nghiệm, trách nhiệm, tình thương vô bờ, luôn dành cho con cháu phần tốt nhất, vì với họ con hay thì được nhờ con. Con dở thì đành phải chịu. Mặc dù, tuổi cao sức yếu nhưng nhiều cụ vẫn tham công tiếc việc, muốn đỡ đần con cháu những việc thường ngày. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn phải nhờ vào sức lực, thậm chí kinh tế của cha mẹ trong gia đình. Thêm vào đó NCT có vai trò quan trọng trong điều hòa cuộc sống [37]. Các cuộc điều tra, nghiên cứu nói trên tập trung chủ yếu vào những nội dung như: quy mô dân số cao tuổi; cơ cấu dân số cao tuổi; về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, mức sống của NCT; chăm sóc sức khoẻ NCT; phát huy vai trò của NCT ; các mô hình chăm sóc NCT. Các công trình nghiên cứu, điều tra đã góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách xã hội đối với NCT.Tuy nhiên cái mới mà đề tài hướng đến là trách nhiệm QLNN đối với hoạt chăm sóc và nuôi dưỡng NCT. Nhằm đưa ra các giải pháp hướng tới hoàn QLNN đối với các trung tâm này. Nhìn chung, ở nước ta hiện nay, đã xuất hiện một số loại mô hình chăm sóc NCT, đó là: Mô hình chăm sóc NCT tại gia đình, tại cộng đồng; Mô hình chăm sóc NCT của tư nhân; Mô hình chăm sóc NCT của các tổ chức tôn giáo và Trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước, trong đó, Trung tâm bảo trợ xã hội 7
  16. của Nhà nước có ở 61/63 tỉnh, thành phố; Có tỉnh có đến 3 hoặc 4 Trung tâm, được Nhà nước cấp kinh phí. Hai loại mô hình còn lại hiện chưa nhận được sự quan tâm của Nhà nước. Việc nghiên cứu các loại mô hình này đến nay còn quá ít dẫn đến ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với các TTCSNCT cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng chưa thực sự hiệu quả. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QLNN đối với các TTCSNCT từ đó đánh giá thực trạng QLNN đối với các trung tâm này trên địa bàn thành phố Hà Nội để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với các trung tâm này trên địa bàn thành phố. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên đây, đề tài có nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của QLNN đối với các TTCSNCT. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội 8
  17. - Về phạm vi thời gian:Thời gian nghiên cứu trong đề tài được xác định từ năm 2009 đến nay. Đề tài chọn từ năm 2009 làm mốc nghiên cứu vì gắn với sự ra đời của Luật NCT năm 2009. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận - Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phân tích lý thuyết về các yếu tố liên quan đến hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập. Từ đó, làm nền tảng cho việc phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả, hiệu lực của hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập. - Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phương pháp này nhằm phân tích được hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập vào các hoàn cảnh, thời điểm cụ thể để nghiên cứu một cách khách quan, chính xác. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tác giả thực hiện luận văn dựa trên các nghiên cứu đi trước có liên quan tới đề tài, tìm kiếm nguồn tài liệu từ Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội, Viện nghiên cứu gia đình và giới để nghiên cứu về hoạt động QLNN . - Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi, tham vấn các lãnh đạo các TTCSNCT ngoài công lập và các chuyên gia xã hội học về các vấn đề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp nhằm thu thập thêm những thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này dựa trên sự quan sát tình hình thực tế tại một số TTCSNCT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp thống kê và thống kê phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu cụ thể thông qua các số liệu cụ thể từ Cục thống kê Hà Nội và Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội. 9
  18. - Phương pháp xử lý số liệu: Các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo… để tiến hành xử lý, đánh giá các dữ liệu, các thông tin thu thập được. Qua đó đưa ra các nhận định, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về thực tiễn: Luận văn phân tích làm rõ thực trạng hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các trung tâm này. Các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu, cho các cơ quan QLNN, cho các tổ chức và cá nhân 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội. 10
  19. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của người cao tuổi 1.1.1.1. Khái niệm người cao tuổi Việc xác định thế nào là “NCT” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định họ có phải là chủ thể được hưởng các quyền của NCT hay không cũng như xác định thời điểm một người được hưởng các chế độ, chính sách của quốc gia đó dành cho NCT. Trong Bình luận chung số 6 (Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) do Ủy ban kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc đưa ra tại phiên họp thứ 13 (1995) đã ghi nhận rằng: Thuật ngữ dùng để mô tả người cao tuổi khá đa dạng, kể cả trong các tài liệu quốc tế, chúng bao gồm: “người cao tuổi”,“người già”, “người già cả”, “thế hệ thứ ba”; “người có tuổi”, và để biểu thị những người từ 80 tuổi trở lên, thuật ngữ được dùng là “thế hê thứ tư”. Ủy ban đã chọn thuật ngữ “người cao tuổi” (older person, trong tiếng Pháp là: personnes agee, tiếng Tây Ban Nha là: personas mayores), từ này được sử dụng trong các Nghị quyết 47/5 và 48/98 của Đại hội đồng. Theo kinh nghiệm của cơ quan thống kê Liên hợp quốc, những thuật ngữ này bao hàm cả những người từ 60 tuổi trở lên. (Eurostat - Cơ quan thống kê của liên minh Châu Âu coi “người cao tuổi” là những người từ 65 tuổi trở lên, vì tuổi về hưu thông thường nhất là 65 tuổi và xu hướng nghỉ hưu ngày càng muộn hơn) [34]. Khi nghiên cứu “mốc” tuổi, phần lớn các nước Châu Á cũng như ở Châu Âu, mốc 60 tuổi là tuổi mà con người có nhiều biến đổi “về chất” làm bước ngoặt của người tuổi trung niên thành NCT. Đối với người phương 11
  20. Đông, 60 tuổi bằng 5 giáp là một mốc trọng đại. Hiện nay, do tuổi thọ tăng nhanh, điều kiện kinh tế phát triển, mức sống cao nên người ở độ tuổi này vẫn còn sức khoẻ tốt, hơn thế nữa do thiếu hụt lực lượng lao động nên một số nước phát triển nâng tuổi già lên tuổi 65. Ở nước ta, thời kỳ phong kiến, sau đến thời kỳ Pháp thuộc, người dân sống trong đói khổ, bệnh tật, điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, tuổi thọ thấp (45 - 50 tuổi), NCT có số tuổi là 50 - 60 là rất hiếm. Từ 40 - 50 tuổi đã là “lão” và được tổ chức mừng thọ ở tuổi 40, “tứ tuần đại khánh”. Tuổi già của đàn ông, đàn bà cũng khác nhau: “Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già” là câu nói cửa miệng của mọi người. Xác định mốc tuổi, ranh giới của NCT có thể thấy rõ ý nghĩa trong đó và phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của lịch sử, điều kiện của từng nước. Cụ thể như: - Năm 1242, Vua Trần Thái Tông trong khi tiến hành cải cách cấp hành chính địa phương cho làm hộ khẩu, đã ra quyết định kê khai “lão” là người 60 tuổi và “long lão” là người trên 60 tuổi. - Luật Bảo vệ quyền lợi NCT của Cộng hoà nhân dân Trung hoa (1996) quy định người NCT là công dân từ 60 tuổi trở lên. - Singapore, NCT được coi là người từ trên 60 tuổi. - Tổ chức Y tế thế giới lấy mốc 65 tuổi là tuổi NCT - NCT được coi là người từ trên 65. - Theo Liên Hợp Quốc thì NCT được coi là người từ trên 60 tuổi. Ở nước ta, một số văn bản pháp quy lấy mốc NCT như sau: - Pháp lệnh NCT quy định NCT là người trên 60 tuổi. - Điều 123 Bộ Luật lao động quy định: “Người lao động cao tuổi là lao động nam trên 60, nữ trên 55”. - Điều 2 Luật NCT năm 2009 quy định NCT là người “từ đủ 60 tuổi trở lên” [27]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2